Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

10/06/20224:49 SA(Xem: 3331)
Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

CON TRÂU – GÓC NHÌN PHẬT GIÁO
 Tâm Anh

 

chan trauTrong đời sống tâm linh của người Việt, chùa là những địa danh linh thiêngtôn kính, và việc đi chùa đã trở thành một việc làm không thể thiếu của nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt vào những ngày lễ trọng đại. Mỗi biểu tượng chưng bày ở chùa, ngoài ý nghĩa văn hóa còn có giá trị giáo dụcchuyển hóa đời sống tâm linh của con người. Đây là lý do người viết có bài Con trâu – góc nhìn Phật giáo.

 Mỗi biểu tượng ở chùa khơi dậy cho chúng ta mỗi bài học Mỗi bức ảnh ta lưu lại điều mang một kỷ niệm và đôi khi qua bức ảnh đó giúp ta ngộ ra nhiều điều. Với tôi cũng vậy, do một nhân duyên tôi được một người bạn chưa một lần quen biết, tình cờ gặp nhau lúc viếng chùa Quan Âmtrung tâm thành phố Đà Lạt, đã giúp tôi chụp hai bức ảnh phía trong, góc bên trái trước cổng chùa với chú trâu. Tôi cứ thắc mắc vì sao ở đây không chưng bày những con vật khác như voi, sư tử...mà lại là hình ảnh con trâu. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu biểu tượng này.

Nói đến con trâu, ngoại trừ những em bé sinh ra và lớn lên ở thành thị nhưng chưa một lần được theo ba mẹ về quê, còn lại hình ảnh con trâu quá quen thuộc, gần gũi và hữu ích như một phần quan trọng trong sinh hoạt thường ngày của người nông dân như: 
Con trâu đi trước, cái cày theo sau
Hoặc  kèm theo những bài đồng dao như:
“Ai bảo chăn trâu là khổ
Chăn trâu sướng lắm chứ ư,”
Từ hình ảnh quen thuộc đối với con người đến tính biểu tượng của sự thuần hóa, chăn trâu thật sự là thí dụ điển hình để đưa vào phương thức giáo hóa của Đạo Phật. Khi còn tại thế, trong những thời pháp của Ngài, việc chăn trâu đã được đề cập đến nhiều lần. Sau này, các Tổ sư cũng thường áp dụng phương pháp dạy đạo qua việc chăn trâu.

Trâu được ví như vọng tâm điên đảo. Trâu là một con vật bản chất rất hung hăng, tàn bạo và dã man như những loài thú hoang. Qua quá trình thuần hóa, nó trở nên hiền hòa, siêng năng, nhẫn nại....và chịu khuất phục theo con người, là một quá trình không chỉ mang tính đặc trưng về mặt giáo dục trong thế giới thực dụng của thế gian mà còn mang tính biểu tượng về mặt giáo hóachuyển hóa tâm linh trong thế giới nhà Phật.

 Tâm vô minh của con người và sự vô minh của trâu là giống nhau, đều không giác ngộ được tâm vô thức của mình, đếu sống theo vọng tưởng điên đảo, đều bị dẫn dắt bởi vô minh. Tuy nhiên, theo Đức Phật dạy, do cả người và trâu đều có phật tánh nên cả hai đều có thể thành tựu quả vị giải thoát.

Hoăc Bồ Tát Mã Minh đã dạy rõ, tất cả chúng sinh đều có tâm chân như bất sinh bất diệt (chân tâm) và tâm sinh diệt điên đảo (vọng tâm). Người tu hành giống như kẻ mục đồng chăn trâu, cố gắng thuần phục nó. Quá trình tu chứng là quá trình chuyển hóa từ vọng sang chân, từ mê sang ngộ, từ chúng sinh thành chánh quả.

Mỗi chúng sinh có mỗi căn cơ khác nhau, vì thế chúng ta thường nghe câu: “tám vạn bốn ngàn pháp môn tu.” Do vậy, để đáp ứng với căn duyên tiêng của từng chúng sinh, Đức Phật dạy có 11 cách chăn trâu đến 11 cách tiến tu đạo nghiệp.

Trong Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Thí Dụ thứ 3 đã nêu rõ, Đức Phật đã kể câu chuyện về người cha tìm cách cứu các đứa con mê chơi trong nhà lửa (Tam giới: gồm dục giới, sắc giớivô sắc giới) bằng cách đưa ra ba cỗ xe đẹp, lộng lẫy (xe dê, xe hươu và xe trâu) để kích thích lòng ham thích của những đứa con. Mỗi xe tượng trưng cho mỗi thừa khác nhau, tuần tựThanh văn, Duyên giácĐại thừa.

Trong phẩm Phương tiện (phẩm thứ 2) của kinh Pháp Hoa nói rõ, Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên lớn là muốn chúng sanh được khai mở trí tuệthâm nhập tri kiến Phật. Nghĩa là tất cả chúng sanh đều được giác ngộgiải thoát mọi phiền não nếu họ tinh tấn tu hành, tiến tu đạo nghiệp. Đó chính là mục tiêu tối thượngduy nhất của Ngài. Với đại nguyện độ hết thảy chúng sanh, vì thế Đức Phật cần đến cỗ xe lớn hơn (cỗ xe trâu) để có thể chở nhiều người đến bến bờ giải thoát.

Xe trâu là biểu thượng của cỗ xe Đại Thừa mang nhiều ý nghĩa thâm diệu. Qua tìm hiểu chúng ta biết nhiều điều như sau: Thứ nhất, trâu là con vật quen thuộc; Thứ hai, trâu là con vật biểu trưng cho sức mạnh, chở bao nhiêu cũng không mêt mỏi.; Thứ ba, trâu tượng trưng cho tâm vô minh của chúng sanh. Cỗ xe chở chúng sanh đi từ bờ vô minh, phiền não sang bờ giác ngộ, giải thoát.
Đức Phật trong đêm nhập Niết bàn tại rừng cây Sala ở thành Câu Thi Na, đã có bài dạy cuối cùng cho chúng đệ tử, theo Kinh Di giáo do Hòa Thượng Trí Quang dịch:

“Các thầy tỳ kheo đã ở trong tịnh giới thì phải chế ngự năm giác quan, không cho phóng túng vào năm thứ dục lạc. Như kẻ chăn trâu, cầm gậy mà coi giữ, không cho phóng túng, phạm vào lúa mạ của người.”

Đức Phật dùng hình ảnh quá quen thuộc để dạy cho các đệ tử của Ngài. Cũng như hình ảnh con trâu xuất hiện trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, chương 41 do Hòa Thượng Viên Giác dịch:

 “Người hành đạo giống như con trâu chở nặng đi trong bùn sâu, mệt lắm mà không dám nhìn hai bên,....”

Trong tâm mỗi người đều có vóc dáng con trâu. Biết cách điều phục thì con trâu đó sẽ chuyển hóa từ hung hăng sang thuần thục. Khi đã thuần thục, tức đã chuyển mê thành ngộ, từ vọng tưởng điên đảo sang cứu cánh, giác ngộ.

Khi mê ngộ đã tan theo tiếng sáo của người chăn trâu thì tất cả các pháp đều vô sở đắc.

Tóm lại, qua biểu tượng con trâu, một trong những biểu tượng Phật giáo, chúng ta có thêm thiện duyên học được giáo pháp của Phật, nhằm mở mang trí tuệ, tăng trưởng thiện tâm, thăng hoa đời sống tinh thân. Thân chúc Chi Trần, một người bạn mới quen dịp đi chùa QA và những ai có duyên đọc được bài viết này luôn an lạc, thành công.
 

 

 

 

 

  

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2014(Xem: 24353)
30/05/2014(Xem: 22148)
02/12/2018(Xem: 14782)
26/08/2016(Xem: 12187)
26/08/2013(Xem: 41867)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.