Thư Viện Hoa Sen

Tột cùng nỗi đau

06/10/20223:54 SA(Xem: 6000)
Tột cùng nỗi đau

TỘT CÙNG NỖI ĐAU
Trích từ bài kệ (113) trong kinh Pháp Cú
Tâm Anh trích dẫn và chuyển ngữ

 

duc phat thuyet phap"Ai sống một trăm năm
Không thấy pháp sanh diệt
Tốt hơn sống một ngày
Thấy được pháp sinh diệt
(Trích lời dịch của Cố HT Thích Minh Châu)

 

Câu chuyện kể về Trưởng lão ni Patacara

Khi cư trú tại Kỳ Đà Tinh Xá (Jetavana), đức Phật đã thốt ra bài kệ (113) của cuốn sách này, có liên quan đến Patacara.

Patacara là con gái của một người đàn ông giàu cóXá Vệ Thành (Savatthi). Cô rất xinh đẹp và được cha mẹ bảo vệ rất nghiêm ngặt. Nhưng một ngày nọ, cô bỏ trốn với một ngưòi hầu nam của gia đình và đến sống trong một ngôi làng, trở thành vợ của người này.

Sau một thời gian chung sống, cô có thai. Khi thời gian ở cử cận kề, cô xin phép chồng trở về nhà cha mẹ để sinh nở, nhưng chồng đã ngăn cản. Vì thế, một ngày nọ, khi chồng vào rừng đốn củi, cô đã bỏ trốn. Chồng trở về nhà không thấy cô, đuổi theo kịpcầu xin cô quay lại nhưng cô không đồng ý, hai người dùng dằng mãi đến nỗi một bé trai được sinh ra trong bụi cây. Sau khi sinh xong, cô cùng con trai quay lại ngôi làng.

Sau một thời gian, cô lại mang thai đứa con thứ hai. Cũng giống lần trước, cô ẳm con trốn chồng về nhà cha mẹ để sinh nở trong lúc chồng lên rừng lấy củi. Người chồng về không thấy liền chạy theo, năn nỉ. Lúc này, trời sấm sét và mưa rất to. Người chồng tìm nơi thích hợp để cô núp tạm, còn phần anh tìm chỗ để cô sinh con. Bất thình lình, anh bị rắn độc cắn, chết tức tưởi. Lúc chờ chồng quay trở lại, cô chuyển dạ và sinh đứa con trai thứ hai.

Đến sáng hôm sau, cô đi tìm chồng, chỉ thấy xác anh ta cô khóc gào thảm thương, rồi nhờ dân làng chôn cất. Sau đó cô tự nhủ rằng, chồng đã chết vì lý do của mình, cô tiếp tục đưa hai con về nhà ba mẹ.

Do mưa không ngớt suốt đêm, sông Aciravati bị chia cắt, vì vậy cô không thể vượt sông mang theo cả hai con. Bỏ lại con trai lớn bên bờ sông này, băng qua sông cùng đứa con trai nhỏ. Khi sang được bờ bên kia cô bỏ đứa bé trên bờ sông. Sau đó, quay lại đón con trai lớn. Lúc cô đang giữa sông, một con diều hâu lớn bay lượn trên đứa con trai nhỏ và tha đi. Giữa dòng sông cô hét và đưa tay xua đuổi diều hâu, đứa con trai lớn thấy mẹ đưa tay ngoắc ngoắc tưởng mẹ đang gọi cậu đến với mình. Vì vây, cậu bé lội ra giữa dòng sông với mẹ. Nước chảy cuồn cuộn đã cuốn trôi cậu con trai lớn. Trong một khoảnh khắc rất ngắn Patacara đã mất hai con trai và chồng của mình.

Cô khóc lóc than thở lớn tiếng rằng “Một con trai nhỏ bị diều hâu mang đi, một con trai lớn bị dòng nước cuốn trôi. Chồng tôi cũng chết do bị rắn độc cắn.” Lúc đang than khóc, cô nhìn thấy một người đàn ông đến từ Xá Vệ thành và cô rơi nước mắt hỏi thăm cha mẹ mình. Người đàn ông trả lời rằng, do một trận bão dữ dội vào đêm hôm trước, ngôi nhà của cha mẹ cô đã bị sập và cả cha mẹ cùng với ba anh em của cô đã chết và được hỏa táng trên một giàn thiêu.

Tột cùng nỗi đau khi nghe tin tức bi thảm này, Patacara đã phát điên. Cô la hét, thậm chí cô không biết mình đang bán khỏa thân, cô đi khắp các nẻo đường, con phố, hét và la trong tiếng kêu thất tthanh vì những tai ương cùng lúc ập đến.

Lúc đó, đang thuyết pháp tại Kỳ Đà Tinh Xá, Đức Phật nhìn thấy Patacara từ xa, Ngài muốn cô đến với hội chúng. Đám đông trong hội chúng thấy cô đến trong trạng thái lôi thôi lếch thếch, thậm chí bán khỏa thân đã cố gắng ngăn cô lại. Họ nói rằng: “Đừng để người phụ nữ điên vào trong.” Nhưng Đức Phật bảo họ không được ngăn cản cô bước vào bên trong. Khi Patacara đủ gần để nghe tiếng của Ngài, Đức Phật bảo cô phải cẩn thậngiữ bình tĩnh. Lúc đó, cô mới nhận ra rằng mình không mặc váy và xấu hổ ngồi xuống. Ai đó đã đưa cho cô một mảnh vải và cô quấn mình trong đó. Sau đó, Patacara thưa với Đức Phật rằng cô đã mất các con trai, chồng, cha mẹ, anh em của mình như thế nào.

Đức Phật dạy “Patacara, con đừng sợ hãi. Bây giờ con đã đến với người có thể bảo vệ và hướng dẫn con. Con trai, chồng, cha mẹ và anh em là đồ sộ, nó còn hơn cả nước của bốn đại dương”. Vì vậy, Đức Phật đã thuyết giảng cho cô ấy kinh Anamatagga (kinh Vô Ngã Tướng). Bài kinh giải quyết vô số hiện hữu, cô cảm thấy nhẹ nhõm và dần dần khôi phục tâm trí. Sau đó Đức Phật nói thêm rằng người ta không nên nghĩ quá nhiều về những người đã ra đi, mà nên thanh lọc bản thâncố gắng chứng ngộ Niết Bàn.

Khi nghe lời khuyên này từ Đức Phật, Patacara đã đạt được quả vị Dự Lưu (Sotapatti). Sau đó, cô trở thành một Tỳ kheo Ni.

Một ngày nọ, cô múc nước đầy bình và xối rửa chân, nước chảy ra đất, thấm xuống hết, lần thứ hai nước chảy xa hơn một chút rồi cũng thấm hết, lần thứ ba xa hơn nữa rồi cũng thấm hết. Cô lấy đó làm đề mục thiền quán. Khi nhìn dòng chảy và sự biến mất của nước đổ liên tiếp trong ba lần, cô đã nhận thức rõ ràng ba giai đoạn trong cuộc đời của chúng sanh.

Đức Phật nhìn thấy cô ấy nhờ công năng từ Kỳ Đà Tinh Xá, đã tỏa ra ánh hào quang của Ngài và đích thân xuất hiện bên cô và dạy: “Patacara, con đang đi đúng hướng và nhận thức thực sự về các uẩn. Một người sống một ngày hay trong chốc lát thấy được sự sinh diệt của ngũ uẩn còn hơn là sống trăm năm mà chẳng thấy gì hết”

Sau đó Ngài dạy bài kệ Pháp Cú (113):

“Ai sống một trăm năm

Không thấy pháp sanh diệt

Tốt hơn sống một ngày

Thấy được pháp sanh diệt”

    

Tạo bài viết
18/09/2013(Xem: 23695)
30/01/2020(Xem: 10208)
25/03/2017(Xem: 11451)
11/08/2013(Xem: 19939)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: