LỜI GIỚI THIỆU
Đức Phật dạy: “Người xuất gia có hai nhiệm vụ phải làm, đó là học pháp và hành pháp”. Học pháp là học tinh hoa lời Phật dạy, đó Tam tạng kinh điển, như kinh tạng, luật tạng và luận tạng; hành pháp là tu thiền định và thiền quán, chuyên sâu về pháp hành. Người thông đạt pháp học, sau đó đi hoằng dương chánh pháp, thường gọi là Pháp sư; ai thông đạt pháp hành, hướng dẫn, dạy thiền cho chư Phật tử, thường gọi là Thiền sư. Sư Nguyên Tuệ quê quán tỉnh Nghệ An, có duyên lành xuất gia tu học theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy - Nam Tông. Sư tuy chưa phải là hàng giáo phẩm Hòa thượng, Thượng tọa trong Phật giáo, nhưng sư có tác phong đạo hạnh, uy nghiêm, oai nghi tế hạnh của người xuất gia. Có một thời gian dài đã từng học thiền và tu thiền quán. Thời gian qua, sư đã từng dạy thiền và hướng dẫn Phật tử tu học tại Chùa Bửu Quang, Q. Thủ Đức; Thiền viện Bồ Đề, TP. Vũng Tàu; Đạo tràng Phật tử TP. Đà Nẵng; Đạo tràng Phật tử Nghệ An; Đạo tràng Phật tử tỉnh Long An v.v... Quyển sách này, sư biên soạn để thuyết giảng trong những khóa thiền trên, nhằm giúp chư hành giả thông hiểu lý thuyết của Pháp hành Thiền Tứ niệm xứ.
Quyển sách Giáo trình “Bát Chánh Đạo - Con đường vắng mặt khổ đau” có 10 chương. Nội dung khá tốt. Đọc dễ hiểu, trình bày khá chi tiết, dẫn chứng cụ thể, có so sánh và đối chiếu ở nhiều góc cạnh khác nhau, tạo cho người đọc có cái nhìn mới mẻ về pháp hành trong phật giáo. Người mới tu pháp hành, có thể đọc quyển giáo trình này chắc chắn dễ hiểu và dễ hành. Những ai chưa có duyên tham dự khóa thiền với sư Nguyên Tuệ, đọc quyển sách này cũng có khả năng thực hành thiền ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống đầy bận rộn. Đây là công trình nghiên cứu, biên soạn đầu tiên của sư Nguyên Tuệ, chắc chắn ở một chừng mực nào đó, cũng còn bị hạn chế ở một vài điểm. Nhưng theo tôi, đây là một sự nỗ lực khá lớn của sư trong việc hoằng dương chánh pháp, xiển dương pháp hành trong đạo phật Nguyên Thủy.
Trong niềm hoan hỷ chung, Tôi xin trân trọng giới thiệu quyển sách Giáo trình “ Bát Chánh Đạo - Con Đường Vắng Mặt Khổ Đau” đến quý vị và các bạn trong Phật giáo. Hy vọng quyển sách này sẽ là món ăn tinh thần quý giá, giúp quý vị sẽ chuyển hóa nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống.
Thủ Đức, ngày 17 tháng 6 năm 2013
Tiến sĩ Tỳ khưu Thiện Minh
GS. Cao Đẳng và Học viện Phật giáo Việt Nam
DẪN NHẬP
Quyển sách này được viết ra nhằm mục đích cho những người đã được nghe giảng và tu tập theo pháp này dung làm tài liệu hướng dẫn và đối chiếu khi tu tập Tứ Thánh Đế. So với bài giảng trực tiếp nó cô đọng hơn, ít thí dụ minh họa hơn nên có thể khó hiểu đối với những người mới đọc lần đầu. Trong quyển sách này có rất nhiều thuật ngữ Phật học cũng là một khó khăn cho người đọc. Tuy vậy cho dù là một người am hiểu các thuật ngữ Phật học hay không, người đọc cũng phải khéo quán sát các ngôn từ này với trí tuệ.
Ngôn từ là phương tiện truyền thông dùng để ám chỉ các sự vật hoặc hiện tượng (các pháp). Mỗi một ngôn từ có thể ám chỉ một hoặc rất nhiều pháp khác nhau. Phải quán sát ngữ cảnh mà ngôn từ ấy được sử dụng mới có thể thấy được cái sự vật hoặc hiện tượng mà ngôn từ ấy chỉ bày. Có thể có rất nhiều cách hiểu khác nhau thậm chí là trái ngược nhau đối với một số thuật ngữ Phật học, vì vậy trong quyển sách này các thuật ngữ Phật học phải được hiểu trong ngữ cảnh của quyển sách này. Thí dụ:
- Tưởng là một thuật ngữ Phật học có rất nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nhưng trong quyển sách này, Tưởng được dùng trong ngữ cảnh là lộ trình: Xúc – Thọ - Tưởng dùng để chỉ cái biết trực tiếp. Cái biết trực tiếp xảy ra theo sáu trường hợp (sáu căn tiếp xúc với sáu trần) gồm: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức và Tưởng thứ sáu. Cái biết trực tiếp được gọi là Tưởng trong triết học và tâm lý học gọi là nhận thức cảm tính.
- Niệm cũng là một thuật ngữ có rất nhiều cách dùng khác nhau nhưng trong quyển sách này được dùng trong ngữ cảnh là lộ trình: Xúc - Thọ - Tưởng - Niệm - Tư duy - Ý thức. Với ngữ cảnh này Niệm vừa có chức năng là (trí) nhớ vừa có chức năng là kích hoạt các thông tin trong kho chứa tạo một nhân cho tư duy sinh khởi. Nghĩa tiếng Việt của từ này rất phù hợp với ngữ cảnh này: Niệm là nhớ nghĩ, nghĩa là nhớ đưa đến suy nghĩ (tư duy). Niệm không phải là cái biết mà nội dung của Niệm (trí nhớ) được khởi lên, được biết ở cái biết ý thức.
- Trí tuệ là một từ được dùng trong Phật học cũng như đời sống thường ngày thường thiên về nghĩa “Biết nhiều hiểu rộng” nhưng từ trí tuệ được dùng trong ngữ cảnh của Kinh Tạng Nikāya và quyển sách này là chỉ cho những hiểu biết đúng sự thật (như thật). Hiểu biết đúng sự thật gọi là trí tuệ hay Minh đạt được ở ba cấp độ gồm: Văn tuệ (do nghe), Tư tuệ (do tư duy), và Tu tuệ (do tu tập thiền quán). “Hiểu nhiều biết rộng” bao nhiêu đi nữa nhưng vẫn là cái biết ý thức nhị nguyên thì không phải là trí tuệ, không phải là Minh mà chỉ là Vô Minh.
Trong sự thật duyên khởi hiển nhiên không tồn tại một thế giới thuần túy tinh thần được quan niệm như: Một đấng Sáng tạo, Một Đại ngã, Một Thượng đế toàn năng, Một Chân Tâm thường trụ mà từ đó phát sinh ra tất cả các sự vật và hiện tượng. Điều này phủ nhận hoàn toàn quan điểm của Triết học Duy tâm: Tinh thần có trước Vật chất có sau. Nhưng sự thật Duyên khởi cũng hiển nhiên: Căn Trần là thế giới vật chất tiếp xúc với nhau mà phát sinh thế giới tinh thần. Phải chăng sự thật duyên khởi phù hợp với quan điểm của Triết học Duy vật: Vật chất có trước, Tinh thần có sau? Sự thật duyên khởi y cứ nơi sự thật đang xảy ra trong hiện tại, quán sát các sự vật và hiện tượng đang xảy ra trong hiện tại không những phủ nhận quan điểm của Triết học Duy tâm mà phủ nhận cả quan điểm của Triết học Duy vật. Triết học Duy vật quan niệm có một phạm trù vật chất hay một thế giới thuần vật chất có trước. Nhưng sự thật không phải như vậy. Không có một sự vật, một hiện tượng nào thuần túy vật chất. Phạm trù tinh thần hay Danh pháp (danh pháp là thuật ngữ Phật học chỉ phạm trù tinh thần) không những bao gồm các hành vi thuộc phạm trù tâm thức mà còn bao gồm các thông tin được lưu giữ. Bất kỳ một sự vật và hiện tượng nào được quan niệm là vật chất thì trong nó đều lưu giữ một lượng thông tin nào đó. Lượng thông tin này thuộc phạm trù tinh thần hay danh pháp.
* Ví dụ: Một trang sách có các dòng chữ là vật chất, là Sắc pháp nhưng nội dung các dòng chữ này thuộc tinh thần, thuộc Danh pháp. Một cuộn băng từ, một đĩa DVD, một thẻ nhớ có cả phần vật chất (sắc pháp) và có các thông tin được lưu giữ trong đó thuộc tinh thần (danh pháp).
Các loại sóng điện từ, sóng ánh sang truyền dẫn thông tin là vật chất nhưng mang trong nó lượng thông tin truyền đi chính là tinh thần là danh pháp. Bất kỳ một sự vật, một hiện tượng nào là vật chất đều mang trong nó một lượng thông tin nào đó. Một căn nhà, một cái bàn, một viên kim cương, một hạt điện tử, một Photon v.v… đều mang trong nó một lượng thông tin. Khi nghiên cứu khám phá một sự vật, một hiện tượng có nghĩa là khám phá lượng thông tin được lưu giữ trong đó. Với các loại vật chất vô cơ có một lượng thông tin nào đó nhưng với các loại vật chất hữu cơ, các tế bào sống có thêm loại thông tin được lưu giữ trong ADN. Chính loại thông tin được lưu giữ trong ADN là một trong những nhân tố phát sinh cái biết. Tùy theo các loại thực vật và động vật khác nhau mà lượng thông tin trong ADN sẽ khác nhau đưa đến cái biết phát sinh sẽ có kiểu cách và mức độ khác nhau. Người Ấn Độ cổ đại đã từng quan niệm: cây cỏ là sinh vật có một giác quan. Cây cỏ khi “Tiếp xúc” với ngoại cảnh sẽ phát sinh cái biết theo mức độ và kiểu cách của nó mới đưa đến phản ứng của nó với ngoại cảnh. Vào mùa khô hạn, ở vùng đồi núi có một số hầm cầu bị tắc nghẽn. Khi sửa chữa người ta phát hiện những chùm rễ cây nhỏ xíu đã xâm nhập để hút nước. Những rễ cây này đã biết “Tìm nước” từ những khoảng cách rất xa có thể đến hàng trăm mét.
Căn và Trần tiếp xúc với nhau làm phát sinh các hành vi thuộc phạm trù tâm thức không đồng nghĩa với quan điểm Duy vật bởi căn trần không phải thuần túy vật chất mà còn có cả lượng thông tin được lưu giữ trong đó.
Chính lượng thông tin chứa trong ADN của các tế bào thần kinh là một trong những nhân tố làm phát sinh cái biết và các hành vi khác thuộc tâm thức. Thức tái sinh được đề cập trong phần phụ lục được xem như một hóa sanh với hai phần: Danh và sắc. Sắc pháp là phần vật chất vi tế lưu giữ được các thông tin về “Tâm” của người chết không phải là phần vật chất vô cơ như photon hay các hạt cơ bản mà nó phát sinh do đột biến ADN trong tế bào thần kinh não bộ. Vì vậy phần vật chất vi tế này mang một số đặc tính của loại vật chất tế bào não bộ nên khi tiếp xúc với lượng thông tin (về tâm) sẽ phát sinh cái biết của hóa sanh.
Ngày nay khoa học đã đạt đến rất nhiều đỉnh cao, tuy vậy những kết quả mà khoa học khám phá chỉ gần đúng với sự thật chứ không phải là sự thật bởi cái hiểu biết ấy là ý thức nhị nguyên đặt nền tảng trên cái thấy một nhân sinh quả, một cái thấy thường kiến. Thí dụ quang năng biến đổi thành nhiệt năng. Với quan điểm thường kiến này, năng lượng nằm sẵn trong ánh sáng là của ánh sáng.
Sự thật không phải như vậy. Chỉ khi nào ánh sáng tiếp xúc với một vật nào đó, thì lúc đó do “Xúc” này mà phát sinh nhiệt năng. Nếu ánh sáng đi qua một vùng chân không, không tiếp xúc với bất kỳ một vật nào thì chẳng có quang năng nào biến đổi thành nhiệt năng cả. Nếu con người quán sát nơi sự thật là: “Nhiều nhân, tối thiểu là hai nhân tiếp xúc với nhau rồi cùng diệt mà phát sinh nhiều quả thì mới có thể chấm dứt được cái thế giới quan thường kiến, một thế giới quan không đúng sự thật và có được một thế giới quan đúng với sự thật vô thường và vô ngã”.
Trong quyển sách này cũng có nhiều nhận thức mới về triết học, tâm lý học, thần kinh học, và sinh học trên nền tảng sự thật duyên khởi. Tuy những nhận thức này có thô và tế khác nhau nhưng không với mục đích quán sát sâu xa, vi tế các lĩnh vực này mà chỉ ở mức độ vừa đủ để cho người học có thể chấm dứt được: “Thân kiến, nghi, giới cấm thủ” để trở thành “Người thấy đường”.
Bát Chánh Đạo được giới thiệu ở đây gọi là Bát Chánh Đạo Siêu thế (vượt khỏi thế gian) chính là lộ trình tâm của một vị vô học đạo (A la hán) và một vị hữu học đạo đang ở trong chánh định mà Đại Kinh Bốn Mươi thuộc Trung Bộ Kinh gọi là: “Vô lậu, Siêu thế thuộc Đạo chi”.
Có Bát Chánh Đạo hiệp thế tức là Bát Chánh Đạo: “Thuộc Hữu lậu, thuộc Phước báo, đưa đến quả Sanh y” mà nội dung của Minh được lưu giữ trong “Kho chứa” và những nội dung này được khởi lên theo lột trình Bát Tà Đạo, nghĩa là vẫn còn có một cái “Ta” tu tập, một cái “Ta” thành tựu. Trong ba loại trí tuệ: Văn tuệ, Tư tuệ thuộc về Bát Chánh Đạo hiệp thế và Tu tuệ do chỉ quán song hành phát sinh thuộc về Bát Chánh Đạo Siêu thế.
Trí tuệ này là cái biết ý thức như thật gọi là Chánh kiến thuộc vô lậu, thuộc siêu thế, thuộc đạo chi. Vì thế việc học và tư duy này là để thực hành đưa đến đoạn tận khổ đau. Nếu chỉ dừng lại việc học lý thuyết duyên khởi, tri thức này được lưu vào “Kho chứa”, không thực hành thiền quán thì lộ trình tâm vẫn là Bát Tà Đạo và cái biết khởi lên vẫn là: “Ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên”. Nghĩa là vẫn còn thấy ta hơn, ta kém, ta bằng và dĩ nhiên sẽ đưa đến khen mình chê người là đặc điểm của tâm phàm phu.
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
DẪN NHẬP
Chương 1: Mục đích cuộc sống
DẪN NHẬP
Chương 1: Mục đích cuộc sống
1. Mục đích của cuộc đời là hết khổ
2. Gánh nặng hai đầu
3. Kết luận
2. Gánh nặng hai đầu
3. Kết luận
Chương 2: Định lý Duyên khởi
1. Sự thật hiện tại
2. Nội dung chữ pháp
3. Sự phát sinh các sắc pháp theo lộ trình nhân quả
4. Tính vô thường và vô ngã của các pháp
5. Quán sát lý duyên khởi thô và tế
6. Thấy biết đúng sự thật hay tuệ tri
7. Không thấy biết như thật hay không tuệ tri
2. Nội dung chữ pháp
3. Sự phát sinh các sắc pháp theo lộ trình nhân quả
4. Tính vô thường và vô ngã của các pháp
5. Quán sát lý duyên khởi thô và tế
6. Thấy biết đúng sự thật hay tuệ tri
7. Không thấy biết như thật hay không tuệ tri
Chương 3: Mƣời hai Duyên khởi
I. Tổng quan
II. Quán sát thô
II. Quán sát thô
1. Do vô minh có mặt mà hành có mặt
2. Do hành có mặt mà thức tái sinh có mặt
3. Do thức tái sinh có mặt mà danh sắc có mặt
2. Do hành có mặt mà thức tái sinh có mặt
3. Do thức tái sinh có mặt mà danh sắc có mặt
Chương 4: Cái Biết Trực Tiếp
1. Sáu căn và sáu trần (lục nhập)
2. Cái biết trực tiếp
3. Phân biệt các cảm giác được biết với những trần cảnh
4. Thường kiến và Đoạn kiến
2. Cái biết trực tiếp
3. Phân biệt các cảm giác được biết với những trần cảnh
4. Thường kiến và Đoạn kiến
Chương 5: Cái biết Ý thức
1. Lộ trình phát sinh
2. Đặc điểm của cái biết ý thức
3. Lộ trình duyên khởi tiếp theo cái biết ý thức nhị nguyên
4. Sự phát sinh toàn bộ khối đau khổ
5. Bốn giai đoạn của lộ trình Bát Tà Đạo
2. Đặc điểm của cái biết ý thức
3. Lộ trình duyên khởi tiếp theo cái biết ý thức nhị nguyên
4. Sự phát sinh toàn bộ khối đau khổ
5. Bốn giai đoạn của lộ trình Bát Tà Đạo
Chương 6: Quán sát Đặc điểm của Lộ trình Bát Tà Đạo
1. Vô thường
2. Vô ngã
3. Cái Biết
4. Kho chứa
5. Giải thích lộ trình cái biết ý thức về các danh pháp
6. Năm uẩn và năm thủ uẩn
7. Sự thật về khổ và nguyên nhân của khổ (Khổ đế và Tập đế)
8. Bốn điên đảo: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh
9. Một số nhận thức không đúng (vô minh) về khổ
2. Vô ngã
3. Cái Biết
4. Kho chứa
5. Giải thích lộ trình cái biết ý thức về các danh pháp
6. Năm uẩn và năm thủ uẩn
7. Sự thật về khổ và nguyên nhân của khổ (Khổ đế và Tập đế)
8. Bốn điên đảo: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh
9. Một số nhận thức không đúng (vô minh) về khổ
Chương 7: Bát Chánh Đạo, con đường vắng mặt khổ đau
1. Chánh niệm
2. Chánh tinh tấn
3. Chánh định
4. Chánh tư duy
5. Chánh kiến
6, 7, 8. Chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mạng
9. Ba giải thoát: Không, Vô Tướng, Vô Tác
2. Chánh tinh tấn
3. Chánh định
4. Chánh tư duy
5. Chánh kiến
6, 7, 8. Chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mạng
9. Ba giải thoát: Không, Vô Tướng, Vô Tác
Chương 8: Sự tu tập chánh niệm
1. Tà niệm và Chánh niệm
2. Lộ trình tu tập
2. Lộ trình tu tập
Chương 9: Phương pháp tu tập
I. Tọa thiền
1. Tư thế
2. Thực hành chú tâm
3. Về định
4. Về trí tuệ
5. Chỉ và quán
6. Cách chú tâm thứ hai
2. Thực hành chú tâm
3. Về định
4. Về trí tuệ
5. Chỉ và quán
6. Cách chú tâm thứ hai
II. Thực hành trong cuộc sống
Chương 10: Giải thích một số bài Kinh
1. Kinh Pháp Môn Căn Bản
2. Kinh Mật Hoàn
3. Tiểu kinh Đoạn Tận Ái
4. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả
5. Kinh Niệm Xứ
6. Bố thí
7. Kālaka
8. Phụ lục
2. Kinh Mật Hoàn
3. Tiểu kinh Đoạn Tận Ái
4. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả
5. Kinh Niệm Xứ
6. Bố thí
7. Kālaka
8. Phụ lục