17. Bàn Thờ Phật Đầu Tiên

21/03/20239:17 SA(Xem: 1311)
17. Bàn Thờ Phật Đầu Tiên
TỰ TRUYỆN THÁNH NGHIÊM
Nguyên tác TUYẾT TRUNG TÚC TÍCH
Thích Nữ Hạnh Đoan lược dịch
Nhà xuất bản Phương Đông

Chương 17
BÀN THỜ PHẬT ĐẦU TIÊN

Trong tháng ngày lưu lãng ấy, Trầm cư sĩ vẫn hết lòng quan tâm đến tôi. Ông có một gian biệt thất dành để nghỉ ngơi, tên là Bồ Đề Tịnh Xá, tọa lạc tại phía bắc Trường Đảo. Ông không ngụ ở đó, biệt viện này dùng để tu tập cá nhân hay mở Pháp hội tại địa phương. Ông từng đề nghị dành riêng nơi này cho tôi cư trú để dạy các môn sinh. Nhưng nhân viên quản lý tại đó đối với tôi rất lạnh nhạt vì cho rằng tôi chỉ biết chạy về Đài Loan để lãnh chức trụ trì Nông Thiền Tự mà quay lưng với Hội Phật giáo Mỹ quốc và Đại Giác Tự, Tôi vô phương giải thích cho họ rõ nội tình.
Trong tháng ngày cuối cùngBồ Đề Tịnh Xá, có lần, một vị học viên đến quá khuya và đã tự mình mở cửa đi vào. Sáng hôm sau, khi viên quản lý phát hiện cửa mở, ông cầm súng chỉa vào chúng tôi thét ầm lên: – Các người là phường đạo tặc, lần sau còn làm thế này nữa thì coi chừng!… Ta cho toi mạng!

Sau đó tôi bảo Trầm cư sĩ: – Mặc dù chúng tôi không đúng, cũng chẳng nên cầm súng chỉa vào như thế.

Trầm cư sĩ bảo: – Y đang tạo ác nghiệp!

Và ông bán Bồ Đề Tịnh Xá đi.

Thái độ thiếu mỹ cảm tương tự cũng xảy ra. Có lần, tôi đến Đại Giác Tự mượn ít bồ đoàn, những đồ dùng này là do tôi làm ra khi còn ngụ tại đây. Nhưng vị tri sự phái người đến trả lời: – Chúng tôi không dễ gì đem bồ đoàn này cho ông mượn!

Tôi hỏi: – Các vị đang dùng ư?

Họ đáp: – Đó là việc của chúng tôi!

Lần này tôi không nói gì với Trầm cư sĩ. Nhưng làm thế nào đây? Tôi quen một vị lang thang, có bằng hữu là thợ may. Cô ta nghèo lắm, ở trong căn hộ thuê nhỏ xíu, có máy may. Cô nói nếu chúng tôi đưa đủ vật liệu, cô tình nguyện may bồ đoàn miễn phí giùm cho.

Trước đó, tôi thường nghĩ rằng: “Xuất gia không nhà, xứ xứ là nhà. Tôi không cần có nhà của mình!” Thế nhưng bây giờ tôi đã hiểu, vì hoằng dương Phật pháp, muốn bồi dưỡng tốt người tu hành, thì bắt buộc tôi phải có chỗ của mình. Người ta từ chối không cho tôi mượn bồ đoàn là đúng.

Tôi sống lang thang phiêu bạt ngoài đường ngót sáu tháng. Lúc đó là mùa đông, khí trời lạnh buốt, gió rất mạnh. Nhưng tôi rất yêu thích kiếp sống tự do. Đêm đã khuya lắm, bốn bề yên tĩnh, tôi khoác tăng bào vào, du tẩu trên đường phố, trong khi tuyết rơi lất phất… Vì vậy tôi gọi mình là: “vị Tăng hành cước giữa tuyết sương” (phong tuyết trung đích hành cước Tăng).

Tôi phát hiện văn hóa Đông phươngTây phương khác nhau rất nhiều. Cho dù tôi hiểu và luôn cố thích ứng với các tập tục Tây phương, nhưng thực tế vẫn không dễ dàng gì. Tôi nhớ lần đầu ăn sáng ở chỗ các học chúng Tây phương cư ngụ, thấy trên bàn có bánh mì, sữa, bơ… không có gì khác. Tôi hỏi: – Sao không có món gì ăn?

Một đồ đệ tôi nói: – Đây là điểm tâm sáng. Sao thầy bảo là không có “Đông Tây”?…Thế là chúng tôi cùng bật cười to. (Từ “Đông tây” theo tiếng Trung Quốc có nghĩa là: thứ gì, đồ gì v.v)…

Y phục bị rách rồi, tôi tự mình vá lại thì các đồ đệ liền lấy y phục rách của họ đưa cho tôi.

Tôi bảo – Các vị có thể tự mình tập khâu vá…

Họ đáp: – Người Mỹ không biết vá y phục. Hễ đồ rách thì chúng con mua cái mới.

Tôi nói: – Các con hiện tại là người xuất gia rồi, cần phải học cách vá y phục, nhất là tăng bào, việc này thực sự khó và không dễ làm!

Tôi thử dạy họ, nhưng họ luôn đẩy mớ y phục ấy cho tôi, còn nói: – Thầy xem ra rất thích làm việc này mà!…

Cuối cùng thì họ cũng chịu học. Muốn dạy đồ đệ Tây phương, quả thực, cần phải kiên nhẫn rất nhiều.

Tại Mỹ, tôi rất may mắn khi nhận được sự giúp đỡ của người nghèo lẫn người giàu; nhưng thường không tìm được sự hỗ trợ nơi người xuất gia. Trong thời gian lưu lãng, khi tôi ngỏ lời xin trú tạm tại các Trung tâm Phật giáo, thì các trụ trì đều bảo: – Thầy là một vị Đại bồ tát, chùa chúng tôi đối với thầy thật sự quá nhỏ! (Mà nếu Trụ trì chẳng cung cấp chỗ tá túc thoải mái cho tôi, thì họ sẽ bị chỉ trích).

Thật ra các trụ trì này đều là người từ nước ngoài vào Mỹ, họ phải phấn đấu lắm mới có thể sinh tồn. Họ đang lo, làm sao để Phật giáo tại Mỹ dung nạpcông nhận địa vị họ. Nếu như tôi ở tại chùa họ quá lâu, điều này có thể âm thầm uy hiếp địa vị họ. Vì cũng có tình trạng Hòa thượng bên ngoài tới xin trụ nhờ một thời gian, sau đó các tín đồ tụ tập, hè nhau cho phản ứng thật bất ngờ: Đuổi vị trụ trì cũ đi!

Một khi tín chúng phát hiện vị thầy cũ không tốt bằng thầy mới, thì sẽ phát sinh tình huống như thế đó. Có lúc, tuyệt chẳng phải vị thầy cũ bất hảo, nhưng khi tín chúng khi tiếp xúc với vị thầy mới đến rồi, họ lại không muốn ủng hộ vị thầy cũ nữa. (Tại Trung Quốc Đại Lục, vào thời đại hoàng kim của Thiền tông, triều Đường (618-907 tây lịch), nhân vì tự viện rất lớn, ai đến cũng được hoan nghinh. Các Đại sư giàu tín tâm xây chùa, cho nên chẳng mảy may lo vị tu sĩ mới đến sẽ chiếm chỗ mình. Còn bây giờ, hơn nửa số tự viện tại Mỹ rất nhỏ. Nhất là ở nước Mỹ này, chùa thường do cá nhân kinh doanh quản lý, không thuộc bất kỳ đoàn thể lớn nào. Nhân đó Trụ trì không có cảm giác an toàn.

Tôi rất thông cảm và cũng không có ý ở lâu cùng họ. Họ là một nhóm người xuất gia, nhưng cũng có những mối lo hệt như người tại gia. Phát sinh những tâm trạng này là chuyện thường, bởi không phải ai xuất gia cũng đều đã buông bỏ được tự ngã.

Bây giờ tôi mới minh bạch, hiểu là mình cần có một trung tâm Thiền riêng. Dù rằng Tăng chúng (các môn sinh lẫn đệ tử tôi), trong lúc tôi sống vô gia cư (không có chỗ về), họ đối với tôi vẫn một bề trung thành, nhưng tôi biết mình không thể lưu lãng suốt đời, chúng tôi cần có một chỗ riêng của mình.

Thế là chúng tôi tìm đến Hoàng Hậu khu, thuê một nhà trọ với giá 350 usd mỗi tháng. Lúc này trong túi tôi chỉ có 700 usd, vừa đủ tiền thuê một tháng đầu. Tôi báo cho Trầm cư sĩ mình không khả năng trả tiền phòng tiếp tục. Ông vẫn tốt như xưa, không hề thay đổi, sốt sắng giúp tôi giải quyết vấn đề.

Lúc chúng tôi chuyển đến chỗ mới, trong phòng trống trơn không một vật, ngay cả tượng Phật cũng không có. Trưởng lão Hạo Lâm liền tặng tôi một tượng Phật, tôi lượm được ba miếng gỗ trên đường, đóng thành một bàn thờ Phật.

Đây quả là một ngày hạnh phúc trong “ngôi chùa đầu tiên của chúng tôi”. Bàn thờ Phật được chế tạo trước nhất. Có một chủ tiệm Trung Quốc tặng cho hoa và trái cây, chúng tôi liền đem chưng cúng Phật, sau đó tiếp tục đi lượm mấy đồ gia dụng cũ người ta vứt bỏ. (Có mấy cái ghế lượm được lúc đó, đến giờ vẫn còn xử dụng tại Đông Sơ Thiền Tự). Chúng tôi kiếm được một cái nĩa, cái vá múc canh và những dụng cụ dùng để ăn khác, chỉ thiếu đũa mà thôi.

Tôi đến nhà một tín đồ người Hoa, kể chuyện chúng tôi đã thuê được một ngôi nhà, thế là ông tặng cho tôi một cái bàn dài.

Chúng tôi không có tiền mua thực vật, có một vị người Thái vui vẻ tặng ít rau từ khu vườn của ông. Chiều đến, chúng tôi ra chợ lượm các thứ rau củ người ta vứt bỏ như khoai tây, rau Cao Ly v.v… tuy nhìn bề ngoài hình dáng không tốt nhưng mà còn ăn được. Tương tự thế, chúng tôi cũng đi thu nhặt bánh mì bị vứt bỏ từ các tiệm bánh mì.

Tôi nghĩ thầm: “Nước Mỹ đúng là đất lành, ở đâu cũng kiếm được đồ cần dùng miễn phí!” Tăng chúng của tôi đại đa sốhọc sinh nghèo, song rất giỏi giang, tài ba. Chúng tôi cùng nhau ra ngoài quét đường. Trong tháng ngày sống bất ổn định như thế, khi tôi bận tìm chỗ để an trí các môn đệ, thì đám đệ tử này luôn tiếp tục theo tôi tu hành. Có một học sinh tại làng GMK thành phố Manhattan có một chỗ trọ là nhà kho. Tôi đẫn theo khoảng 25 vị môn sinh đến đây. Chúng tôi thực hiện khóa sáng ở đây vào lúc 6 giờ, sau đó đả tọa; tôi khai thị và cho tiến hành tiểu tham cá nhân trong phòng ngủ của chủ nhân. Đoàn thể này về sau đã giúp tôi thành lập Trung Tâm Thiền đầu tiên, xuất bản “Thiền Tân Văn, Thiền Tạp Chí” và thành lập “Trung tâm trụ sở NXB Pháp Cổ Sơn” (Pháp Cổ Sơn Bản Xả Đích hạch Tâm Chi trụ).

Lập đạo tràng

Sau này, chúng đệ tử ngày càng tăng, chúng tôi có được một số tiền to nhờ các vị hộ trì phụ đóng góp (phần lớn là nhờ vào sự trợ giúp của cư sĩ Trầm Gia Trinh), đủ để chi ra 45 ngàn mỹ kim mua một tòa nhà tọa lạc tại Hoàng hậu khu (thuộc thành phố An mẫu hách tư, thuộc vùng Khả-lạc-na-nhai), ngôi nhà này trước đây nguyên là gian công xưởng. Trong lúc tôi đang lo chuẩn bị tiền nong thì cư sĩ Trầm sốt sắng bảo là ông có một ngân khoản để cho tôi cho mượn. Nhưng đến sau này, khi tôi hoàn tiền lại, thì ông không lấy và bảo: Nếu hồi đầu ông không nói là “Cho vay”, thì chắc chắn tôi sẽ không chịu nhận. Rồi ông nói: – Thôi thì hãy viết một phiếu quyên góp cho tôi vậy nhé!

Tôi luôn tri ân sự hộ trì của Trầm cư sĩ, trong lúc những người sở hữu Phật giáo liên minh hầu như đều xa lánh tôi, thì ông vẫn như xưa, một bề chung thủy. Người như ông thật hiếm có, không hề có tính tư lợi và lúc nào cũng trung thành, kiên định. Ngay cả khi tôi rời bỏ Đại Giác Tự ra đi, ông vẫn cư xử rất tốt với tôi, từ đầu đến cuối không hề thay đổi.

Thời gian dần chuyển biến, đoàn thể chúng tôi mở rộng rồi, thì môn sinh đa số là người Tây phương, song người Trung Quốc cũng ngày một tăng đông. Tôi lựa chọn khu vực Khả-lạc-na này, là vì giá nhà tương đối rẻ. Thành viên chúng Tây Phương thời kỳ đầu tôi chủ yếu tuyển “Đại chuyên sinh” (sinh viên đại học và cao đẳng), sau đó tín chúng Trung Quốc cũng đến nhiều hơn.

Tòa kiến trúc trên Khả-lạc-na, nguyên là một công xưởng cơ khí, khi chúng tôi chuyển đến, xung quanh rất bát nháo, hỗn độn. Khắp nơi đầy dầu máy. Chúng tôi không có tiền thuê chủ thầu hoặc nhân viên chuyên nghiệp xử lý, nên chúng đệ tử phải tự mình ra tay quét dọn. Họ tẩy rửa, sơn phết lại và thân hành làm thợ mộc luôn. Mỗi ngày, nhất là vào cuối tuần, đều có người đến giúp. Cũng được nhiều người cung cấp các nhu cầu cần thiết như tiền bạc, dầu sơn, gạch, v.v..

Sau sáu tháng dốc sức chỉnh tu, tòa nhà này dần dần xem rất được mắt và đã có hình dáng kiểu mẫu, trở thành một Trung Tâm Thiền Tu hẳn hòi.

Trước khi hoàn tất, chúng tôi đã thảo định, thành lập một tổ chức phi doanh lợi. Để tưởng niệm “Trung Hoa Phật giáo Văn Hóa Quán” của Đông Sơ lão nhân tại Đài Loan, tôi lấy tên đó đặt cho nơi này.

Cuối cùng, Trung Tâm Thiền thành lập xong, đoàn thể cũng ổn định, lớn mạnh trưởng thành. Tôi ấn định và tổ chức khóa tĩnh tọa, thiền tu. Khởi sự cải tiến phương pháp và kỹ thuật giảng dạy, hình thành phong cách thiền.

Giáo thọ Thiền tu đã có rất lâu lịch sử. Thời kỳ đầu, pháp thiền Trung Quốc nhấn mạnh việc tu hành, nhập định, dừng tâm khán tịnh. Hành giả cần viễn ly trần thế, nghĩa là trụ trên núi hay hang động, độc lập tu hành. (Từ Tây lịch năm 580-651) Thời Tứ tổ Đạo Tín, mới bắt đầu phương thức tu hành đoàn thể, thậm chí có đoàn thể nhiều tới 500 người. Tín chúng không còn tu đơn độc nữa. Đến năm 638-713 (Tây lịch), Lục tổ Huệ Năng lại thay đổi (tái cải biến) phương pháp tu, khi Ngài nghe kim cang kinh đến câu: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” thì khai ngộ. Sau thời Ngài, việc tu hành thiền thay đổi uyển chuyển vô cùng. Ngài dạy phương pháp trứ danh là Tam vô: vô niệm, vô tướng, vô trụ. Nếu như khéo thể nhận Tam vô, thì khai ngộ.

Từ đó về sau, Thiền sư bảo các đệ tử, nếu như có thể thời thời khắc khắc luyện tập thái độ tam vô, thì không cần học tập lý luận hoặc phương thức tu hành phức tạp nào nữa. Trong quá khứ, thông thường các Thiền sư ngoài việc trách mắng tật hôn trầmgiải đãi của các đệ tử ra, họ chẳng cho hướng dẫn chơn chánh nào. Họ có thể vì răn dè chúng đệ tử mà nói: “Sinh mệnh vô thường, làm sao cả ngày hôn trầm, lãng phí thời gian?”

Sau này đến triều Tống xuất hiện Thiền sư Đại Huệ, ông là truyền nhân của Thiền sư Lâm Tế triều Đường, sáng lập ra pháp thiền Thoại đầu, dạy hành giả tham các câu (thoạt nghe có vẻ như không hợp lý và buồn cười), đại loại như: “Gì là Vô?” (Thập ma thị vô?) hoặc: “Gì là bản lai diên mục của ngươi?” (Thập ma thị nễ đích bản lai diện mục?) hoặc chỉ là một chữ “Vô”? Chủ yếu là mượn đây để chú tâm vào một vấn đề, nhằm bài trừ tạp niệm. Hành giả tâm chuyển biến đến khai hoát, thì càng liễu giải ý nghĩa Tam vô.

Cũng đồng thời đó, tông Tào Động chủ trương pháp Thiền Mặc Chiếu, khiến người thanh thanh sở sở, minh bạch bản thân làm gì, dù công tác hay đi đường đều luôn bảo trì tính giác tri toàn nhiên, không một chút chấp trước tự ngã trung tâm. Sau này, tông Lâm Tếảnh hưởng mạnh mẽ hơn, vì có thuyết cho rằng phương pháp tu Thiền Mặc Chiếu không chuẩn xác (do họ chưa thực sự hiểu pháp Thiền mặc chiếu của Đại sư Hoành Trí Chánh Giác một cách chân chánh), nên đã cho rằng Thiền mặc chiếu dạy an tâm như hắc động (chí tâm như hắc động)..khiến tiếng tăm Mặc Chiếu bị mờ nhạt.

Cho dù hiện tại tôi dốc sức trùng chấn Thiền Mặc Chiếu của Hoành Trí Chánh Giác Đại sư, nhưng cũng có người của tông Lâm Tế cho rằng đây là loại thiền pháp dạy lầm! Sự thật là, Thiền Mặc Chiếu và Pháp Nội Quán Nam truyền, rất giống pháp Trực quán của Tông Thiên Thai, đây chính là nguyên nhân Thiền Mặc Chiếu được hoan nghênh, nó hấp dẫn rất nhiều đối với những người có hứng thú truyền thống.

Tôi hướng dẫn cả hai phương pháp: Thiền thoại đầuThiền mặc chiếu; hơn nữa có cả truyền thừa Lâm Tế tôngTào Động tông. Tôi không cho làm sao là tối ưu nhất, chỉ tận lực làm y theo nguyên tắc Hoành Trí Chánh Giác Đại sư đã truyền lại, chấn hưng Thiền Mặc Chiếu.

Chúng đệ tử thông thường sẽ ở tại Thiền Đường hơn mấy năm (có người vừa nghe đến một câu thoại liền buông bỏ chấp trước trung tâm tự ngã, có người thậm chí khai ngộ tại Thiền Đường). Nhưng việc thể nghiệm khai ngộ đa số thường phát sinh ngoài Thiền Đường, khi họ nghe một âm vang, hoặc nhìn thấy một sự tình gì, đột nhiên phát khởi phản ứng cường liệt, thế là liền khai ngộ.

Tôi thường dùng các phương pháp khác nhau dạy chúng Tây Phương tu thiền, sao cho phù hợp với đời sống cư sĩ tại gia. Cách tu này thích hợp với những người chỉ có thể ở trong chùa vài ngày. Tôi không tán đồng phương pháp thiền tu ngày xưa, cũng không bắt buộc họ phải có khả năng đạt được tam vô lập tức. Trước tiên tôi dạy môn sinh đếm hơi thở (đây là học lại từ ông bạn Nhật Bản của tôi), nó cũng được Phật giáo Tiểu thừa Nam truyền và Tông Thiên Thai Trung Quốc sử dụng, cho dù chỉ là một số rất ít người.

Tại Mỹ, tôi đem quá trình tu tâm (đạt đến Tam vô) phân thành ba giai đoạn: Đầu tiên là Tập trung tâm, kế đến là Thống nhất tâm, cuối cùngVô tâm. Muốn đạt đến Tập trung tâm, tất phải tu hành thiền định, khiến tâm tập trung chú ý vào một điểm. Thế nhưng tôi không thật sự dạy người nhập định. Tôi bảo họ: – “Khi tâm niệm không còn bị động , là đạt đến Tập trung tâm rồi. Bước tiếp theo là Thống nhất tâm: trước tiên là cho thân và tâm thống nhất (tầm cầu thân dữ tâm thống nhất). Bạn không còn cảm thấy thân thểgánh nặng, mà phi thường thư thái, chẳng ngứa cũng chẳng đau, thân thể giống như bông gòn, không trọng lượng, tự do trôi nổi trong không khí. Sau đó bạn không còn cảm thấy thân thể tồn tại, thân tâm và cảnh thống nhất rồi. Bạn cũng không còn cái cảm thọ phân biệt về hoàn cảnhchủ quan hay khách quan nữa, bạn cùng vũ trụ hợp nhất, không còn cảm thọ thời gian, không gian và cũng không có bất kỳ giới hạn nào.

Giai đoạn cuối cùng là Vô tâm, bạn không còn bám víu (bả) thân thể, thấy tâm và cảnh như chính mình. Bạn vẫn có thể giác tri tâm mình, thân và hoàn cảnh rõ ràng, nhưng không còn có tự ngã hiện diện trong đó. Có một câu chuyện liên quan đến Thiền: Trò hỏi: – Trong trạng thái vô tâm, đếm không rõ hiện tượng diễn qua trước mắt thì phải làm sao? (tại vô tâm đích trạng thái trung, số bất thanh đích hiện tượng tại nhãn tiền trình hiện thời, cai chẩm ma biện?) Vị thầy đáp: – Hồng không là trắng, lam chẳng phải đen, nhưng tất cả cùng ngươi vô can.

Đây chính là nói: Bạn có thể xử lý vô số hiện tượng, nhưng chủ quan tự ngã cùng với những sự vật này tuyệt không có sự đối lập giữa chủ quan và khách quan. Đây là Vô trụ tâm. Việc mà bạn phải làm là, dùng tâm từ bi và trí huệ, (nhưng không phải là dụng tâmý thức tự ngã) Một giai đoạn cuối cùng này rất khó giải thích, người không chứng ngộ khó thể hiểu rõ vì sao gọi là Vô trụ tâm.

Pháp thiền

Phương pháp của tôi cùng phương pháp trong Thiền Đường Trung Quốc áp dụng không giống nhau. Thiền Đường Trung Quốc ngoại trừ thời gian thiền tọa mỗi cây hương, tiến đến kinh hành bước nhanh ra, thì không có vận động gì khác. Còn theo cách dạy thiền tu của tôi, trừ kinh hành bước nhanh ra, còn dung nạp kinh hành bước chậm (mạn bộ kinh hành) của Nam truyền. Tôi cũng dùng Yoga Ấn ĐộThái cực quyền cùng An quyền của Trung Quốc. Người Tây Phương hầu như rất ưa kiểu dạy có nhiều thể loại và cả đến phương pháp nửa động nửa tĩnh như vậy, họ có hồi ứng rất tốt.

Từ khởi đầu tại Lang Sơn, lễ Phật luôn là trọng tâm tu hành của chính bản thân mình, cho nên tôi cũng dạy học sinh bái Phật. Tôi suốt đời lễ Phật đã không biết bao nhiêu lần? Khó mà đếm hết! Nghi thức lễ lạy này là phương pháp tu hành cực kỳ có hiệu lực. Mặc dù chúng Tây Phương lúc bắt đầu tập lễ cảm thấy có chút ít khó khăn. Có người xem việc lễ bái trước Phật như là phương thức mài luyện cho tự ngã khiêm hạ, cũng có người lễ vì sùng bái Thánh tượng.

Quan niệm “Lễ Phật tiêu nghiệp chướng” đối với người Tây Phương có vẻ thần bí, khó giải thích nên tôi nhấn mạnh lợi ích thực tiễn của việc bái Phật: là giúp tâm mình an định. Đối với người vô phương an tâm, tôi dạy họ chầm chậm lễ Phật, động tác lễ Phật ảnh hưởng toàn thân. Bái Phật rồi, thân thể phóng túng của họ được an định trở lại. Sau đó mới tiến thêm một bước là buông vọng niệm và điều tâm.

Xướng tụng và cầu nguyện là một đề mục khác trong giáo trình hướng dẫn tu thiền của tôi. Sức mạnh của cầu nguyện thì Tâm lý học lẫn Khoa học đều vô phương giải thích.

Khi chúng ta cầu nguyện, tâm phát sinh sức mạnh. Nói theo Phật pháp thì người cầu nguyện cùng đối tượng cầu nguyện cũng giống như… cái chuông và người gõ chuông – hay sự liên quan giữa cái gương cùng người soi gươngNếu không có người gõ chuông, thì chuông chẳng thể ngân. Nếu không có người đúng trước gương, thì gương chẳng hiện hình! – Khi cầu nguyện trước đối tượng, nếu người ta nhất tâm và có đại tín tâm thì mới có thể phát sinh lực lượng. Cơ đốc giáo cũng tin như thế. Chỉ có người tin được cứu. Chính từ quan điểm này, tín ngưỡng Phật giáo cùng tôn giáo Tây Phương tuyệt chẳng khác biệt nhau. Tín ngưỡng là căn nguyên động lực cầu nguyện

Một bực khác nữa, tu hành Thiền có thể sản sinh tâm lực. Thí như, khi mẫu thân tưởng nhớ đến con, thì khi đó con cũng nhận thấy là mình phải viết thư hay gọi điện về cho gia đình. Người con linh cảm được mẫu thân đang mong, cho dù không trực tiếp nghe mẫu thân nói.

Dạng tâm lực này diễn biến khắp toàn cầu. Đông phương, Tây Phương đều có! Nhưng đây chỉ mới là sức mạnh nội tâm của cá nhân mà thôi. Thử tưởng tượng, lúc ngàn người đều xúm nhau tụng chú Đại Bi, thì trong đó sẽ phát sinh sức mạnh cảm ứng cực lớn, nhân duyên tăng mau, thành thục… cho đến khi chuyển biến xuất hiện.

Người ta có thể vì cần ngân quỹ mua đất xây chùa mà cùng nhau cầu nguyện, việc này từng phát sinh khi chúng tôi tạo Pháp Cổ Sơn, xây Đạo tràngĐại Học Phật giáo hay lúc quyên tiền mua Viện Nghiên Cứu… Đây không phải là Bồ tát Quan Thế Âm khiến những người này đồng ý cho mua đất, mà do lúc xưng niệm Bồ tát Quan Thế Âm, trong tâm sản sinh ra sức mạnh đem lại kết quả này. Đương nhiên nhân duyên kết tựu thành quả cần phải chín muồi; nếu không – cho dù nhiều người đồng nguyện cầu cũng vô dụng – hiền tông không khuyến khích cá nhân mượn việc xướng tụng để cầu nguyện một kết quả đặc biệt nào đó. Thiền sư cầu việc gì, không phải vì bản thân các vị ấy – mà là cho cả mọi người – Thí như, khi thiên tai hạn hán nghiêm trọng xảy đến, đất khô cằn nứt nẻ, có thể các quan viên địa phương sẽ thỉnh hòa thượng cầu mưa . Ví dụ như, Hòa thượng cầu mưa, được mưa rất nhiều. Người Tây Phương cho đây hoàn toàn là mê tín! Điểm này tôi đồng ý, có thể cho là đây là hoàn toàn trùng hợp. Cầu mưa được mưa, kỳ thật chỉ là mưa tình cờ rơi xuống đúng lúc, bất kể là có người cầu mưa hay không.

Nhưng mà, những gì tôi làm và từng dạy, không thể dùng Tâm lý học hoặc Khoa học để mà giải thích! Việc khai ngộ trong Thiền tông – không thể dùng thí nghiệm tạo ra – Cũng không thể dùng máy móc cơ khí để khảo sát thăm dò! Khai ngộ chỉ thông qua thực chứng, như người uống nước, nóng-lạnh tự biết!

Tôi đã từng giới thiệu các phương pháp hướng dẫn môn sinh, những phương pháp này quan niệm chủ yếu là quán nhân duyên. Bất luận sự vật gì sinh diệt, đều có nguyên nhân của nó. Có những nguyên nhân ta biết và có những nguyên nhân ta không biết. Mỗi sự tình phát sinh đều có nguyên nhân, nếu chúng ta không thể liễu giải, là do thấy biết của chúng ta hữu hạn.
Pháp nhân duyênnghĩa lý tối quan trọng trong Phật pháp. Nếu như liễu giải điểm này, thì sẽ không vứt bỏ và cũng không cuỡng cầu việc không thể đạt đến; sẽ không tật đố người khác hay sầu oán bản thân mình! Lúc gặp chướng ngại, cần phải giúp cho thiện duyên tăng trưởng, khiến cơ hội thành công tăng gia. Mặc dù có những người tu hành rất lâu, chưa khai ngộ, nhưng họ vẫn cảm thấy việc tu hành rất có ích và rất hạnh phúc.

Tôi bảo học sinh đừng tơ tưởng đến việc khai ngộ, bởi vì nhân duyên này, không phải là điều mà chúng ta có thể hoàn toàn lý giải được. Tôi từ năm 1976 bắt đầu dạy thiền, có nhiều học sinh trước khi theo tôi học tập đã khởi sự tu hành, một mực không khai ngộ, nhưng họ không từ bỏ. Họ hiểu nhân quả rất thâm diệu và không hề thất vọng, họ chẳng kiêu căng cao ngạo hay hưng phấn quá độ.

Mấy năm nay dạy thiền tại Hoàng Hậu Khu, tôi từ một hành giả tu thiền trở thành thầy dạy Thiền, Thiền sư không sản sinh ra từ huấn luyện, cũng không phải là tất cả người xuất gia hiện hữu đều có thể thành Thiền sư. Thiền sư cần có các điều kiện phù hợp: Phải có thể nghiệm kiến tánh, phải hiểu biết Phật pháp uyên thâm, hơn nữa cần có đủ kiến giải để giảng thuyết giáo lý minh bạch và khai thông tốt đẹp cùng người, như vậy mới có thể chân chính làm xúc động tha nhân, và cũng cần phải có một trường để dạy học.

Tôi mãi đến 50 tuổi mới thành là Thiền sư. Trước đó, vẫn còn tìm tìm kiếm kiếm, chưa thể phát triển phương pháp dạy học của bản thân cũng như chưa cụ bị đủ điều kiện vị thầy. Một khi thành là Thiền sư, tôi rất cần xử lý gánh nặng quyền lực và lực ảnh hưởng quyền uy cho ổn thỏa tốt đẹp.

Xem khắp lịch sử Thiền tông, các Thiền sư hiểu quyền lực chỉ là những thứ thuộc trần thế (trần thế chi vật), tất phải có trách nhiệmlưu tâm xử lý nó. Cũng có những Thiền sư nhân vì sức tu hành không đủ, bị lún sâu trong quyền lực, đến nỗi đánh mất bản sắc và trách nhiệm của mình. Đa số các Thiền sư nổi danh đều hiểu và biết xử lý danh vị lẫn quyền lực ra sao. Có lúc thậm chí phải từ bỏ chúng! Có một câu chuyện kinh điển vào đời Tống:

“Một vị Thiền sư chính trị, thời đang rất phát, nhưng ông quyết định buông bỏ, nghỉ hưu. Vị đệ tử là một cao quan, rất nhớ ông; bèn cất công đi tìm. Cao quan này đi đến một ngôi tự viện tương đốitiếng tăm, hỏi thăm chúng xuất gia là trong đây có bậc Đại tu hành nào chăng. Các tu sĩ trong chùa trả lời: – Không có, chúng tôi đều là người bình thường. Lúc ăn cơm thì ăn, đến thời ngủ thì ngủ.

Viên quan hỏi: – Có người nào khai ngộ hay chưa?

– Người nói mình khai ngộ, nhất định là chưa khai ngộ. Khai ngộ là chuyện cá nhân! – Một vị tu sĩ đáp –

Sau đó viên quan nhìn thấy một tu sĩ đang phục vụ bữa ăn cho người nơi Trai đường, trông rất quen. Ông cố nhớ nhưng nghĩ không ra mình đã quen vị này như thế nào, bèn đến hỏi thầy Tri sự:

– Tôi có cảm giác hình như mình từng đã gặp vị này. Ông ta pháp danh là gì?

Thầy Tri sự đáp: – Ông ta không có tên, ngụ ở đây đã hơn một năm rồi, ổng làm việc trong nhà bếp và lo săn sóc vườn hoa.

– Thầy có cảm thấy ông ta là Đại pháp sư chăng? – Viên quan hỏi –

– Đừng nói nhảm! Trong đây không có Đại pháp sư nào đâu.

Dùng cơm xong, viên quan đến gần vị tu sĩ mình cảm thấy quen thuộc ấy, cất tiếng hỏi thăm: – Tôi đã gặp qua thầy ở đâu rồi chăng?…

Vị này trả lời: – Tôi chẳng nói dối, nhưng cũng không thể nói thật, có thể anh quen biết y, nhưng tôi chẳng quen y. Sau đó ông bỏ đi làm việc của mình.

Ông ta đích xác là sư phụ vị cao quan, sau khi từ bỏ chức Trụ trì rồi, ông đến nơi khác làm các công việc tầm thường. Vì sao ông muốn như thế? Bởi vì ông đối với chức vị, quyền lực từng sở hữu trước đây, chẳng có mảy may đam luyến và chấp trước.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7054)
08/09/2015(Xem: 17917)
05/10/2014(Xem: 21158)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.