Tự-tại vô-ngại

03/05/20238:55 SA(Xem: 3353)
Tự-tại vô-ngại
TỰ-TẠI VÔ-NGẠI
Đỗ Hồng Ngọc

do-hong-ngocMục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ… Một thế giới hoa tạng, rực rỡ xinh đẹp sẽ được thành tựu tùy tâm mình. Cho nên người có khả năng làm chủ chính bản thân mình, người biết sống Tự-tại Vô-ngại là người làm chủ được cả… thế giới (Thế chủ diệu nghiêm) chớ không phải thần thánh từ phương nào!

Học Hoa Nghiêm là để thấy được Lý vô ngại, Sự vô ngại, và nhờ đó mà đạt đến “Sự Sự Vô Ngại” vậy.

Vô ngại là không bị trở ngại, không bị ngăn che, không bị chia cắt, không còn phân biệt, là được thông suốt, thông dung… vì đã thấy được cái này có vì cái kia có, cái này không vì cái kia không, 33

trong mạng lưới trùng trùng duyên khởi, duyên sinh, thấy được “hữu-hóa” (Hoa Nghiêm) đều đến từ trong tánh Không (Bát Nhã), vì không có Tự tánh riêng biệt.

“Lý” mà được hiểu vậy rồi thì cái núi Tu-di to đùng kia có thể nhét vào hạt cải, nước bốn biển mênh mông nọ có thể dung chứa trong một lỗ chân lông. Bát Nhã giúp ta thấy được chân Không, vô tướng. Nhưng Không ở đây không phải là không có. Còn cái có chỉ do duyên sinh mà có, nên được coi là “diệu hữu”, một cái có tuyệt diệu, có khi nó chỉ hiện hữu trong thoáng chốc (vô thường) rồi biến mất làm cho ta ngẩn ngơ! Phải có cái nhìn (thấy biết) “thật tướng” như Phật dạy trong kinh Pháp Hoa: thì mới “ngộ nhập tri kiến Phật”.

Ở Kinh Pháp Hoa, Phật nói có một pháp môn rất hay, có thể giúp các vị Bồ-tát mau thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Pháp môn này gọi là Vô Lượng Nghĩa. “Vô lượng nghĩa này từ một pháp sanh ra, một pháp ấy chính là Vô tướngVô tướng ở đây nghĩa là vô tướng mà chẳng phải vô tướng, chẳng phải vô tướngvô tướng nên gọi là thật tướng”. Cái “thật tướng” đó nó mới đẹp làm sao! Nó hiện hữu từ vô tướng, sinh trụ dị diệt trong chốc lát ở nơi “hữu vi” rồi trở về lại với vô tướngKim Cang nói: “Nhất thiết hữu vi pháp/ như mộng, huyễn, bào, ảnh/ như lộ, diệc như điện. Ưng tác Như-thị quán”. Tất cả mọi sự vật hiện tượng ở đời (hữu vi) thì như giấc mộng, như huyễn, như bèo bọt, như ảo ảnh, như sương mai, như điện chớp… Hãy quan sát để thấy như thế. Đừng có bám chấp, đừng có ảo vọng.

Cánh hoa lung linh trước gió, con bướm đầy màu sắc chập chờn, con ong hút mật, con công đang múa, sư tử gầm gừ… tất cả đều từ một “Tạng” mà ra. Chính là Như Lai tạng (tathagata-garbha). Tất cả pháp giới các vị Phật cho đến Thiên, Nhân… Ngạ quỷ cũng đều từ Như Lai tạng mà ra như thế. Bồ tát Phổ Hiền ở trong Tam muội của mình thấy rõ: “Nhất thiết chư Phật tỳ-lô-giá-na Như Lai tạng thân”. Nói khác đi, Thân của các vị Phật, chính là tỳ-lô-giá-na kia, đều từ Như Lai tạng mà ra!34

Một lần nọ, Phật hỏi Duy-ma-cật ông quán Như Lai thế nào? Duy-ma-cật trả lời: Tôi quán pháp thân Như Lai, cũng như quán pháp thân Phật và tôi, không khác!

Có điều Phật thì do nghiệp do duyên từ nhiều đời nhiều kiếp, nay thành Đức Phật toàn giác với 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, còn tôi… chỉ là một vị được gọi là Bồ-tát ở thành Tỳ-da-ly này, tôi phải tu hành nhiều đời nhiều kiếp nữa! Phật cười: Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành! Bởi ai cũng sẵn có Phật tánh, ai cũng có Pháp thân sẵn đó rồi. “Một là tất cả và tất cả là Một” vậy.

Thú vị của Kinh Hoa Nghiêm là ở phẩm “Như Lai hiện tướng”! Như Lai vốn “vô tướng” bỗng “hiện tướng” ra Đức Phật. Để làm gì? Để “cứu khổ” cho muôn loài nên được gọi là Đạo sư, Thiên Nhân Sư. Có một bài đồng dao của trẻ con: “Một ông Phật hiện ra, ba con Ma biến mất”! 3 con Ma là Ma thamMa sân và Ma si. Tham Sân Si mà… biến mất thì Niết-bàn đây rồi chớ đâu! Bằng cách nào? Dễ thôi. Tứ Diệu Đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên… từng bước cho đến khi thấy Như Lai vô tướng, thấy được Như Lai tạng, nhìn mọi thứ bằng thật tướng của nó và từ đó… sẽ Ung dung, Tự tại, Sự sự Vô ngại!

Phật lúc nào cũng ở trong Định, ít khi xuất hiện. Nhờ có hai “thị giả” là Bồ-tát Văn Thù trí tuệ cưỡi sư tử một bên và Bồ-tát Phổ Hiền từ bi cưỡi voi sáu ngà một bên thay Phật thuyết giảng. Phật chỉ ngồi yên cười… tủm tỉm, không nói năng chi. Trước khi nhập Niết-bàn, Phật dặn dò đệ tử: Xưa nay, ta chẳng nói điều gì, ta chẳng dạy ai điều chi cả! Bởi Phật biết sau này có Internet, có AI các thứ thì họ sẽ nói lung tung rồi đổ thừa Phật!

Thiện Tài đồng tử là chàng thanh niên bỡ ngỡ bước vào đời muốn học Bồ-tát đạo, may gặp Văn Thù chỉ cho con đường và chàng lang thang khắp chốn để học với tất cả mọi người, mọi giới…với lòng khiêm cung, chí thành để cuối cùng gặp Phổ Hiền, học được Tam muội Đại định (Samadhi) mà thấy biết Pháp thân Tỳ-lô-giá-na của mình, quay trở về kho tàng thân xác của chính mình để từ đó mà “thành Phật” vậy.
(Tạp chí Phật học Từ Quang 44 1-5-2023)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7055)
08/09/2015(Xem: 17928)
05/10/2014(Xem: 21168)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.