Thư Viện Hoa Sen

Bilingual: Buddha inside of us / Phật tại lòng ta

18/06/20233:55 SA(Xem: 3369)
Bilingual: Buddha inside of us / Phật tại lòng ta

  

Bilingual:
BUDDHA INSIDE OF US 
PHẬT TẠI LÒNG TA

Author: Nguyên Cẩn

Translated by Nguyên Giác

 

 

"Just think of suffering as trash and happiness as flowers... Knowing how to turn trash back into flowers is what it takes to transform suffering." (Zen Master Nhất Hạnh)

 

It was simple at first, but it took me more than 20 years to realize when I looked back on the past difficult days as heavy clouds hiding the brilliant blue sky. Fortunately, ever since the days I couldn't remember, I have believed in the Buddha. That belief may have arisen when my mother carried me during her pregnancy and frequently read the book Quan Âm Thị Kính, or when my grandmother used to take me to the temple of the Hội Bắc Việt Tương Tế (North Vietnamese Assistance Association) on full moon days. And then, as I gazed at the images on the temple walls depicting the story of Maha Moggallana searching for his mother in hell, I witnessed the penalty for evildoers, which instilled in a young child like me the trust in the law of cause and effect and fair justice.

After graduating in the years following the country's reunification, during the subsidy time, when most people were poor, I went to Nha Trang to accept a job as a teacher with a modest wage that could not support me alone, so I could not aid my family. One day, when I received a telegram telling me that my father was dying, I decided to return to Saigon that same night. It's true that "bad luck frequently strikes in large numbers"; I was hit by a careless vehicle on my way to the train station. I was hit by a car, but I was fortunate in that I merely dislocated my leg. Then I had to line up all afternoon till midnight to get a ticket, and in the process, I lost my wallet, which included the advance for the next month's income. Extreme bitterness. On the train that night, I prayed to Quan Âm for safety and for my family to survive the calamity.

I saw my mother bowing and praying for my father's recovery when I got home. My family was impoverished, and we couldn't afford to buy medicine, and if my father passed away, it would be extremely hard to pay for his funeral.

During my short days in Saigon, I often recited the mantra Dai Bi. And prayer was the only way for me to achieve spiritual equilibrium while feeling useless and bitter as I observed my father in a coma and the children without money. I had neither fame nor a successful career. After witnessing my dreams vanish in the chaos of war, I did not see any hope for the future. My mother was even more desperate at the time because, in addition to the mental suffering, she had to take care of the expenses for her two children who were still in school, and her husband who was still in the hospital with an illness that had a very slim chance of survival.

My mother vowed that if my father died, she would want to die with him. My mother then told me about a dream in which an old man with a white beard and white hair, similar to the fabled Buddha, took a full bottle of water and handed it to her, saying, "You will not die. Look after your husband. The forefathers left you a lot of money, which is still at sea." After that night, my mother's confidence improved. She seemed to have received the invisible power from the old man in that dream. Every day, she awoke at 3 a.m. to go to the market to sell items, then returned home to prepare meals for the children, deliver food to her husband in the hospital, and stay there until late at night.

And thus, my father escaped the dangerous illness thanks to his strong will and the tireless efforts of my mother and several dedicated doctors back then.

After recovering from the disease, my father, although very weak in strength, calmly sat down to copy the sutras into notebooks, because at that time the scriptures had not been printed. My father wanted to write, contemplate, and experience Buddha's words at the same time. My father used to say, "We have the Buddha and heavenly beings in our house." The whole family overcame difficulties by believing in Buddha. The sacred emotion was that, despite the severe circumstances, the family still gathered around a table for impoverished meals.

One day, I pondered abandoning my position as a teacher and returning to Saigon to make a living by smuggling Western medicine and doing shady stuff. Then my father told me: "In any situation, you have to be a human first. You will be ruined by the crooked money. Go back to school and continue teaching." I listened to my father's advice, returned to teaching, and found joy in the respect and love showered by the students in that province. Today, twenty-seven years have passed. Even though I no longer work as a teacher, I still receive cards, notes, and phone calls inquiring about my health and congratulating me on Teacher's Day or on spring days.

Because we learned that each person had their own karma to bear, my family relied on the Buddha as a fulcrum in the darkest times to find a strong faith to live on and overcome difficulties without blaming others or resenting the heavens. My mother still goes to the temple on the full moon and the first day of the lunar month, no matter how busy she is. My mother has lived by strongly pure faith, not by reason. I have always had a strong faith in the peace of mind brought about by reciting the name of Avalokiteshvara Bodhisattva. I have found myself awake, strong, and full of energy.

The Compassionate Father has illuminated the dark corners of tragedies, helping me to stay calm and live peacefully in the face of calamities and unjust sufferings. That belief has been my suitcase as I entered life and overcame so many hurdles, which at times appeared to cause me to tumble. From there, I realized why the Buddha could see the Bodhi light through the defilements.

"We run away from suffering to find happiness and flee from one thing to find another because we use dualistic eyes, while the Buddha saw with non-dualistic eyes. The Buddha found happiness and suffering interdependent. Because this one arises, the other appears." (Zen Master Nhất Hạnh)

Buddha appeared in me, next to my mother, next to my father. Buddha is a source of mysterious bliss as we live and work in the profound reverence of mindfulness.

And my Buddha is really close in every thought.

Excerpt from the book "Đức Phật Của Tôi." (Văn Hóa Văn Nghệ Publishing Company)

 

 

.... o ....

 

PHẬT TẠI LÒNG TA
Nguyên Cẩn

 

Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa.” (Thiền sư Nhất Hạnh).

 

Điều ấy nghe qua tưởng chừng đơn giản, nhưng phải mất hơn 20 năm tôi mới nhận ra khi nhìn lại những ngày khổ nhọc đã qua như những áng mây đen che khuất bầu trời trong xanh. May mắn thay, niềm tin nơi Đức Phật chẳng biết tự bao giờ đã luôn ở trong tôi. Có thể bắt nguồn từ ngày mang thai tôi mẹ hay đọc Quan Âm Thị Kính, cũng có thể từ những ngày rằm, bà nội hay dắt tôi vào chùa của Hội Bắc Việt Tương Tế,... nhìn tranh vẽ trên tường cảnh Mục Kiền Liên xuống âm ty tìm mẹ, thấy hình phạt dành cho những kẻ làm ác trên đời mà trong tâm hồn một cậu bé mới lớn như tôi đã hình thành sự vững tin nơi luật nhân quả và lẽ công bằng.

Ra trường vào những năm sau ngày đất nước thống nhất, trong thời kỳ bao cấp, phần lớn mọi người đều cơ cực, tôi ra Nha Trang nhận nhiệm sở làm anh thầy giáo với đồng lương còm cõi, sống một mình còn không đủ, nói gì đến giúp đỡ gia đình. Một hôm  nhận điện tín báo cha hấp hối, tôi quyết định trở về Sài Gòn ngay trong đêm ấy. Đúng là “họa vô đơn chí”, trong lúc vội vã ra ga, tôi đã bị một kẻ phóng xe bạt mạng đâm vào. May mà tránh kịp. Nhưng vẫn bị trật khớp chân. Rồi phải xếp hàng cả buổi chiều đến nửa đêm mới mua được vé, trong lúc chen lấn, tôi bị mất chiếc ví trong đó là số tiền tạm ứng  cho cả tháng lương sắp tới. Cay đắng tột cùng. Trên chuyến tàu đêm ấy, tôi đã cầu nguyện Đức Quan Âm cho mọi chuyện bình an, gia đình qua cơn tai biến.

Về đến nhà, gặp mẹ đang lui cui khấn vái, cầu mong cho cha tôi qua khỏi cơn nguy kịch. Gia đình đang túng bấn, biết lấy gì để lo thang thuốc, mà rủi cha tôi có bề gì, lo ma chay cũng là một vấn đề lớn.

Những ngày ngắn ngủi tại Sài Gòn, tôi thường xuyên niệm chú Đại Bi. Và lời nguyện cầu là phương cách duy nhất để tôi lấy lại sự thăng bằng cho tâm hồn trong lúc cảm thấy bất lực đến cay đắng, khi thấy cha nằm mê man mà những đứa con lại không xoay đâu ra tiền. “Công chưa thành, danh chưa toại", chưa thấy lóe lên chút ánh sáng  nào sau bao nhiêu ước mơ kỳ vọng thì đã bị cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh ly loạn. Mẹ tôi càng tuyệt vọng, bởi ngoài nỗi đau tinh thần là nỗi đau thể xác, dù một bên tai bị nhức buốt nhưng vẫn phải lo toan cho hai đứa con còn đi học và một người chồng đang trong cơn thập tử nhất sinh. Mẹ tôi đã nguyện rằng, nếu cha tôi chết thì xin cho mẹ tôi chết cùng. Rồi một hôm, mẹ tôi kể về giấc mơ: một cụ già râu tóc bạc phơ như ông Bụt đã cầm một bình nước đầy ắp đưa cho mẹ và nói rằng: "Con không chết được đâu. Con hãy lo cho chồng cho con. Của tiền nhân để lại cho con nhiều lắm, nhưng hãy còn ở ngoài khơi”. Sau đêm đó, mẹ tôi vững tin hẳn lên. Mẹ như tiếp nhận năng lực vô hình từ cụ già trong giấc mơ ấy mà thức dậy từ 3 giờ sáng mỗi ngày để ra chợ bán hàng, rồi sau đó về nhà chuẩn bị nấu nướng cho con, đem thức ăn cho chồng trong bệnh viện, và ở lại đó đến khuya mới về.

Cứ như thế, cha tôi qua cơn bạo bệnh với ý chí mãnh liệt cùng với sự nỗ lực tột cùng của mẹ và một số bác sĩ tận tâm ngày ấy.

Sau khi khỏi bệnh, cha tôi dù rất yếu nhưng đã thanh thản ngồi chép kinh vào những quyển vở, vì hồi ấy kinh sách chưa được in. Cha tôi muốn vừa chép vừa chiêm nghiệm, thọ trì. Cha tôi thường nói rằng: “Nhà ta có trời Phật độ”. Cả gia đình đã vượt qua cơn bĩ cực bằng niềm tin nơi Đức Phật. Điều cảm nhận thiêng liêng là trong hoàn cảnh khó khăn ấy, gia đình vẫn quây quần quanh mâm cơm đạm bạc.

Đã có lúc tôi toan bỏ dạy, về lại Sài Gòn để buôn lậu thuốc tây và chạy áp phe. Nhưng nghe lời cha: "Trong hoàn cảnh nào cũng phải làm người trước đã. Con sẽ hư vì những  đồng tiền phi nghĩa ấy. Hãy trở lại trường tiếp tục công việc dạy học”. Tôi nghe lời cha khuyên, trở lại công việc giảng dạy và tìm thấy những niềm vui. Sự kính trọng và ngập tràn thương yêu từ những đứa học trò ở tỉnh mà hôm nay đây đã 27 năm trôi qua, dù không còn đứng trên bục giảng, tôi vẫn nhận những tấm thiệp, những  tin nhắn, những cuộc điện thoại hỏi thăm, chúc mừng nhân ngày Nhà giáo hay mỗi độ xuân về.

Gia đình tôi trong những ngày u ám nhất đã nương Phật làm điểm tựa, để tìm lấy niềm tin mãnh liệt mà sống, vượt qua những nghịch cảnh, không trách người, không oán trời, vì hiểu đó là nghiệp mà mỗi người phải cưu mang. Mẹ vẫn đi chùa vào những ngày rằm và mồng một, cho dù có bận bịu thế nào đi nữa. Mẹ không lý luận, chỉ sống bằng một đức tin thuần thànhtinh khiết. Tôi thì luôn dành một đức tin mãnh liệt vào sự bình an trong tâm hồn, do việc niệm danh hiệu Quan Âm đem lại. Tôi thấy mình tỉnh táo, mạnh mẽ, và có đầy nghị lực.

Đức Từ Phụ đã soi sáng những góc tối của bi kịch, giúp tôi vững tâm mà an nhiên trước những tai ương, oan khổ. Niềm tin ấy đã làm hành trang cho tôi vào đời, vượt bao trở lực, có lúc tưởng như làm mình sụp đổ. Từ đó tôi mới hiểu vì sao Đức Phật đã nhìn phiền não để thấy Bồ đề.

"Chúng ta chạy trốn khổ đau để tìm hạnh phúc, chạy trốn thứ này đi tìm thứ khác vì chúng ta dùng con mắt nhị nguyên, trong khi đó Bụt nhìn bằng con mắt bất nhị. Ngài thấy hạnh phúc với khổ đau nương vào nhau. Có cái này nên có cái kia.” (Thiền sư Nhất Hạnh).

Phật hiện ra trong tôi, hiện ra bên mẹ bên cha tôi. Phật là nguồn phúc lạc mầu nhiệm khi chúng ta sống và làm việc trong niềm kính tín sâu xa của chánh niệm.

Đức Phật của tôi thật gần trong từng suy nghĩ.

Trích từ sách: Đức Phật Của Tôi (nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ)

.

https://thuvienhoasen.org/a27149/phat-tai-long-ta







 

.... o ....

 

 

 

Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 20218)
16/01/2016(Xem: 16843)
06/10/2016(Xem: 16849)
17/12/2016(Xem: 27639)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: