Chương 9: Thành Đạt Trong Xã Hội

20/08/201012:00 SA(Xem: 29809)
Chương 9: Thành Đạt Trong Xã Hội

LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
Về Sự Thành Tựu Trong Gia Đình, Nơi Công Sở, Ngoài Xã Hội

Tỳ Kheo Tiến Sĩ Basnagoda Rahula
Chuyển Ngữ sang tiếng Việt: Diệu Liên Lý Thu Linh & Diệu Ngộ Mỹ Thanh 2010

Chương 9

Thành Đạt Trong Xã hội

Đức Phật hoan hỷ tiếp nhận tất cả chúng sanh.

Ngài thân thiện, không phân biệt, và cởi mở với tất cả….

Chúng sanh thuộc mọi tầng lớp xã hội đều tôn quý Ngài.[1]

 Thầy Bà-la-môn Sonadanda - Trường Bộ Kinh 

 Bên cạnh việc hướng dẫn các đệ tử tại gia giải quyết xung đột trong các mối quan hệ cá nhân, Đức Phật còn khuyên họ nên có thái độ, cách hành xử đúng để có một đời sống xã hội thành đạt và những mối liên hệ lành mạnh trong xã hội. Do có hàng ngàn người thuộc mọi tầng lớp xã hội hết lòng muốn được gia nhập cộng đồng mới được thành lập của Đức Phật, Ngài đã đề ra những phương cách hữu hiệu nhất để duy trì sự đoàn kết nội bộ cũng như với các đoàn thế xã hội khác. Chương này trình bày những gì Đức Phật đã hướng dẫn cho người cư sĩ tại gia của Ngài để họ có một đời sống xã hội hạnh phúc và bình yên.

BẢY PHƯƠNG CÁCH ĐỂ CÓ ĐƯỢC THÁI ĐỘHÀNH VI ĐÚNG

 Sự chuyển đổi thái độ, hành vi là một trong những điểm mà Đức Phật nhấn mạnh để thiết lậpduy trì những mối liên hệ xã hội lành mạnh. Sự hướng dẫn này có thể được chia làm bảy phương cách như sau:

1. Từ bỏ thái độ, cách cư xử dựa trên giai cấp, nòi giống và màu da

 Để cải thiện các mối quan hệ trong xã hội, Đức Phật khuyên chúng ta nên dẹp bỏ các quan niệm và cách hành xử dựa trên giai cấp, nòi giống, và màu da. Thông điệp này cho ta thấy một trong những tiêu chí quan trọng của Đức Phật, và là điều mà chúng ta đã biết đến trong những chương trước. Trong suốt hơn bốn mươi lăm năm, Đức Phật đã cố gắng không mệt mỏi để thuyết phục xã hội rằng giai cấp, nòi giống và màu da là không quan trọng. Ngài luôn nỗ lực để tạo ảnh hưởng đến thái độ, cách hành xử của con người, với kỳ vọng rằng tất cả mọi đoàn thể xã hội có thể sống chung hòa bình.

 Để có thể hiểu được tiếng nói và quan điểm chống lại việc phân biệt giai cấp, nòi giống và màu da của Đức Phật, thì trước tiên, chúng ta cần phải xem xét về những sự khác biệt nổi bật trong xã hội thời bấy giơ. Sự phân chia các cộng đồng xã hội chủ yếu dựa trên giai cấp của từng cá nhân. Bà-la-môn, những người đã tạo nên chế độ giai cấp, cho rằng họ là những người đáng kính trọng nhất trong xã hội. Thứ đến là giai cấp vua chúa, rồi tiếp theo nữa là quần chúnggiai cấp nô lệ.

 Trong chế độ xã hội đó, người ta duy trì những thái độhành vi không lành mạnh. Những người ở trong “giai cấp thượng lưu” coi người khác như là thua kém; do đó, họ có thái độ vêng vang, cao ngạo đối với các cộng đồng xã hội khác. Ngược lại, thành viên của các “giai cấp hạ lưu” phát sinh cảm giác tự ti mạnh mẽ. Nhất là giai cấp Shudra, họ không thể có nghề nghiệp gì khác hơn là phục vụ thành viên của ba giai cấp cao hơn. Giai cấp Shudra cũng không được tham gia các hoạt động tôn giáo cũng như hôn nhân vượt giai cấpRõ ràng là những sự suy nghĩ, tình cảm và các cách hành xử này không thể hiện thái độ xã hội hay cách cư xử đúng đắn để có thể tạo nên những mối liên hệ xã hội lành mạnh.

 Để thay đổi môi trường không được tốt đẹp này, Đức Phật trước tiên khuyến khích xã hội thay đổi thái độ này –rồi từ đó phát động trong xã hội một cuộc cách mạng về cách cư xử. Ngài khuyên người ta chấp nhận rằng tất cả mọi cá nhân khi sinh ra đều bình đẳng và Ngài khẳng định rằng không phải màu da hay sự giàu sang thay đổi được sự bình đẳng của con người. Câu trích dưới đây là thông điệp cơ bản của Đức Phật:

Tôi không cho rằng một người là tốt hơn hay xấu hơn, vì họ được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu. Tôi không cho rằng một người là tốt hơn hay xấu hơn, vì màu da của họ. Tôi không cho rằng một người là tốt hơn hay xấu hơn, vì tài sản của họ.[2]

Trong thông điệp quan trọng này, Đức Phật đã trình bày những lý luận đầy lý trí và tình cảm để tạo ảnh hưởng đến tâm lý độc đoán trong xã hội thời bấy giờ. Một mặt, Đức Phật kêu gọi những người thuộc giai cấp thượng lưu hãy từ bỏ các tà kiến và hành động sai lầm; mặt khác, Ngài khuyên tầng lớp hạ lưu phải xác lập quyền hạn và khả năng của minh.

Đức Phật nhận định rằng thái độhành vi phổ biến trong xã hội chỉ dựa trên chân lý xã hội hơn là chân lý tuyệt đối. Khi một số cộng đồng truyền thống cho rằng chế độ giai cấp được tạo dựng bởi các đấng thiêng liêng, thì Đức Phật vạch ra rằng đó là do con người tạo nên và những chân lý xã hội vô ích, không có căn cứ, cần phải nhường chỗ cho những chân lý mới dựa trên lý luận và đầy tính nhân văn. Đức Phật bảo, “Cả bốn giai cấp đều bình đẳng trong giáo lý của ta. Khi nước của bốn dòng sông đổ vào biển cả, tất cả đều thành nước biển. Cũng thế, trong mắt ta, mọi người thuộc các tầng lớp xã hội đều bình đẳng”.[3]

Đối với sự kỳ thị chủng tộc, một thái độ vô nhân tính vẫn còn hiện hữu ở một số xã hội, ta cũng có thể khẳng định như trên. Đức Phật không nói cụ thể về sự phân biệt chủng tộcchủng tộc không phải là một vấn đề trong xã hội thời Đức Phật, có lẽ vì nó đã ẩn tiềm trong sự phân biệt giai cấp. Một sự phân biệt phổ biến khác trong nền văn hóa đó là sự phân biệt màu da, cũng là một yếu tố quan trọng trong sự kỳ thị chủng tộc trong xã hội ngày nay. Sự phản đối mạnh mẽ của Đức Phật đối với chế độ giai cấp và sự phân biệt màu da, có thể chứng minh là Ngài cũng không ủng hộ sự kỳ thị chủng tộc.

2. Ủng hộ nữ quyền

 Đức Phật cũng đề nghị rằng xã hội cần phảithái độ tôn trọng đối với người phụ nữ, công nhận khả năng trí tuệ của họ, và khuyến khích sự tham gia lãnh đạo trong các hoạt động xã hội của họ. Đổi lại, thái độcách cư xử này sẽ cải tiến các mối quan hệ xã hội lành mạnh giữa nam và nữ giới.

 Khi so sánh với những quan điểm khác về người phụ nữ trong xã hội thời Đức Phật, chúng ta mới thấy hết tầm quan trọng của việc ủng hộ nữ quyền của Đức Phật. Ở thời điểm đó, sự phân biệt giới tính rất mạnh mẽ. Giống như trong phần lớn các xã hội cổ xưa, quyền của người phụ nữ hoàn toàn bị đè nén. Nam giới nắm giữ quyền lực xã hội, và họ xem phụ nữ như là đối tượng để thỏa mãn vấn đề sinh lý, là người sinh con, người chăm lo công việc nội trợ hằng ngày trong gia đình. Trong hoàn cảnh xã hội đó, nhân phẩm và khả năng trí tuệ của người phụ nữ ít được quan tâm đến.

 Đức Phật đã thuyết phục xã hội thay đổi thái độ và cách hành xử này đối với phụ nữ. Sự thừa nhận của Đức Phật về khả năng trí tuệ của phụ nữ ngang tầm với nam giới rõ ràng đã giúp xã hội thay đổi thái độ hẹp hòi đối với phụ nữ.

 Khi ngài Ananda hỏi Đức Phật rằng nữ giới có khả năng để đạt được sự thanh tịnh nội tâm cao nhất không, Đức Phật đã trả lời, “Có, nữ giới có khả năng để đạt được những kết quả cao nhất (arahatta phala) trong đời sống xuất gia”.[4] Với sự khẳng định này, Đức Phật đã cho phép người nữ được xuất gia. Và sau đó, cũng giống như các vị đệ tử tăng, các ni cũng đạt được những sự thanh tịnh nội tâm cao nhất và đã tạo được sự tôn kính cao độ trong xã hội. Kết quả tích cực này đã mở rộng tầm nhìn cho những người coi thường nữ giới.

 Đức Phật cũng dạy rằng để sống xứng đáng với phẩm giá của mình, người nữ cũng cần thay đổi thái độ đối với bản thânĐặc biệt là họ cần xác lập lại các khả năng và quyền lợixã hội đã tước đoạt của họ. Một bản kinh đã mô tả, qua tiếng nói của Ma Vương, người đại diện cho cái ác, sự đáng giá chung chung của xã hội về trí tuệ của nữ giới:

 Nếu có bất cứ sự thống lĩnh trí tuệ cao tột, hiếm có nào, thì điều đó chỉ có thể đạt được bởi nam giới, chứ không phải bởi nữ giới, những người có bản chất khả năng thấp kém.

 Để đáp lời Ma Vương, tỳ kheo ni Soma đã nói:

 Ngươi có thể nói những lời đó với người chỉ khẳng định mình qua sự phân biệt giới tính. Đối với người đã đạt được định, có trí tuệ, thấy chân lý như nó là, thì nữ giới không phải là một chướng ngại.[5]

 Câu trả lời của bà đã cho chúng ta một thí dụ rõ ràng về thái độĐức Phật muốn người nữ phải có về bản thân họ. Với lòng tự tin mãnh liệt vào sức mạnh trí tuệ của mình, người phụ nữ không bao giờ cho phép người khác coi thường khả năng và sự khéo léo của mình. Tóm lại, họ cần phản đối sự kỳ thị giới tính. Rồi thì lòng tự trọng của bản thân sẽ giúp họ có cuộc sống xứng đáng, so với những người cùng giới, cũng như khác giới.

 Là những người lãnh đạo tâm linh cũng như xã hội, các nữ tu sĩ trong tăng đoàn của Đức Phật đã mang đến những sự thay đổi cách mạngẤn Độ trong thể kỷ thứ 6 trước Tây lịch. Người dân thường kéo về các ni viện để được hướng dẫn về tâm linh cũng như những vấn đề xã hội. Các vị nữ tu sĩ này luôn chứng tỏ họ là những diễn giả đầy thuyết phục trong cộng đồng tăng lữ của Đức Phật, và cũng như các vị nam đệ tử xuất gia của Ngài, họ đã mang thông điệp của Ngài truyền bá trong xã hộithuyết phục người ta rằng sự chuyển đổi xã hộicần thiết để có một xã hội tiến bộ.

 Đức Phật đã dọn đường cho xã hội chấp nhận nhiều vai trò năng động và đầy ảnh hưởng của nữ giới. Nói chung, Ngài nhấn mạnh rằng mọi người cần phải chấp nhận, ủng hộ, và tôn trọng khả năng trí tuệ, bản lĩnh, cũng như tay nghề, và vai trò năng động của nữ giới trong việc lãnh đạo xã hộitôn giáoThái độcách cư xử tiến bộ này đã đem lại những mối quan hệ xã hội lành mạnh.

3. Ủng hộ và hô hào sự đoàn kết, thống nhất trong xã hội

 Đức Phật là một trong những nhà cải cách xã hội đầu tiên đã kêu gọi sự thống nhất và đoàn kết –hòa nhập như cách chúng ta nói ngày nay- để tạo ra những mối quan hệ xã hội lành mạnh. Thay vì giam mình trong những khuôn thước xã hội cũ, mọi người cần kêu gọi hòa nhập, hợp tác với nhau vì những mục đích chung. Đức Phật tin tưởng mãnh liệt rằng sự hòa hợp, không phải phân biệt, chia rẽ, sẽ giúp chúng ta bỏ qua một bên những sự khác biệt về xã hội, văn hóa, và chủng tộc, để tôn trọng lẫn nhau.

 Sự thiết lập một cộng đồng cách tân trong một nến văn hóa truyền thống, thống lĩnh bởi chế độ giai cấp, làm nổi bật phương cách sáng tạo nhất của Đức Phật để kêu gọi sự đoàn kết giữa những thành phần khác nhau trong xã hội.

 Đức Phật đã tổ chức tăng đoàn của Ngài một cách đầy sáng tạoXã hội truyền thống dựa trên sự phân chia giai cấp gồm có bốn giai cấp: các nhà lãnh đạo tôn giáo, chiến binh, quần chúngnô lệĐức Phật cũng phân chia cộng đồng của Ngài thành bốn: nam tu sĩ, nữ tu sĩ, nam cư sĩnữ cư sĩ.

 Ngài nói một cách dứt khoátrõ ràng rằng tất cả mọi người thuộc mọi giai cấp đều bình đẳng trong cộng đồng của Ngài. Thí dụ, một người xuất gia đến từ giai cấp xã hội nào, cũng đều có quyền bình đẳng với tất cả những người xuất gia khác. Người Bà-la-môn, nông dân, doanh nhân, và những người theo truyền thống được coi là “nô lệ” đều có những quyền lợi như nhau và duy trì sự đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng của Đức Phật.

 Trong suốt thời gian Đức Phật còn tại thế, cộng đồng mới mẻ của Đức Phật đã xuất hiện như một lực lượng xã hội mạnh mẽ nhất để thách đố những giá trị, thái độ, và hành động xã hội bất công trong xã hội truyền thống của Ấn Độ. Hàng ngàn người từ mọi tầng lớp xã hội gia nhập và sống chan hòa, không kể những sự khác biệt trong môi trường mà họ lớn lên.

 Khi những người từ các chủng tộc, hoàn cảnh xã hội khác nhau hợp lạiduy trì các mối quan hệ thân thiết, họ dần hiểu nhau và biết bỏ qua một bên những thành kiếnthái độ phân biệt đối xử. Khi thái độ đã tiến bộ, cách cư xử với nhau cũng được cải tiến. Tất cả mọi thành viên trong tăng đoàn của Đức Phật bắt đầu đối xử với nhau như những con người đáng được tôn trọng.

 Như thế Đức Phật, qua hành động và lời nói của Ngài, đã giới thiệu tinh thần hòa nhập như là một khái niệm sáng tạo và hữu hiệu nhất để cải tiến thái độhành vi của con người trong các mối quan hệ xã hội.

  1. Tôn trọng các giá trị nội tâmhành vi chính trực của tha nhân

 Đã bác bỏ tất cả mọi hình thức phân biệt dựa trên giai cấp, nòi giống, màu da, và giới tính, Đức Phật thuyết phục xã hội cần tôn trọng những giá trị nội tâmhành vi chính trực của con ngườiThái độ tiến bộ này rất cần thiết để con người được hưởng một cuộc sống xã hội hạnh phúc. Câu nói sau đây đã tóm tắt quan điểm chính yếu của Đức Phật:

 Con người không phải đáng được tôn trọng vì dòng tộc

 Con người không phải đáng bị khinh chê vì dòng tộc

Con người đáng được tôn trọng bởi việc làm của họ

 Con người đáng bị khinh chê bởi việc làm của họ.[6]

 “Dòng tộc” ở đây có nghĩa là giai cấp, nòi giống, màu da và giới tính, vân vân. Sau khi bác bỏ những chuẩn mực bất công, Đức Phật xác định hành động, nghiệp của mỗi cá nhân (kamma) mới là nguyên nhân quan trọng nhất để được tôn trọng hay bị khinh rẻ. “Nghiệp” ám chỉ lời nói, hành động, và ý nghĩ có chủ tâm. Một người mà hành động được thúc đẩy bởi những mục đích thiện đáng được tôn trọngTrái lại những người hành động với chủ tâm bất thiện đáng bị coi khinh.

 Ngay sau khi loại bỏ mọi sự đánh giá dựa trên giai cấp, nòi giống, và màu da, Đức Phật đã làm rõ hơn vị thể của mình:

 Nếu ai đó xuất thân từ gia đình nào biết kiềm chế không giết hại, không lấy của không cho [trộm cắp, hối lộ], không tà dâm, không nói dối, hay nói lời thô tục, mắng chửi, làm tổn thương, không tham lam vô độ, không có ác tâmtà kiến, ta coi người đó là tốt hơn kẻ khác.[7]

 Câu “ai đó xuất thân từ gia đình nào” rất rộng nghĩa. “Ai đó” có thể là nam hay nữ giới, ở bất cứ độ tuổi nào, sống ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. “Gia đình nào” nghĩa là không coi sự quan trọng của giai cấp, nòi giống, tín ngưỡng, màu da, nghèo giàu, làm tiêu chuẩn để chấp nhận hay xua đuổi người đó. Đức Phật khuyên mọi người trong xã hội bác bỏ những sự đánh giá vô căn cứ, để tôn trọng con ngườihành vi thiện hảo và tư tưởng cao thượng của họ. Sự thiếu vắng của “lòng tham, ác tâm và tà kiến” đánh dấu sự tiến bộ nội tâm; còn những hành động khác đã nêu trên, chỉ cho sự tiến bộ của hành vi bên ngoài. Một sự kết hợp nhuần nhuyển giữa sự sửa đổi hành vi bên ngoài và tiến bộ nội tâmđiều kiện thiết yếu để có được sự tôn trọng của người khác.

 Mặt khác, sự khẳng định này không có nghĩa là xã hội phải kết tội những ai chưa phù hợp với những hành vixã hội đã đề ra. Đức Phật đã dạy rõ rằng bổn phận của chúng ta trong xã hội bao gồm việc sẵn sàng để giúp người khác hiểu và tuân theo điều lệ xã hội. Ngược lại, chúng ta cũng phải luôn cố gắng để hiểu người khác, thể hiện lòng từ bi đối với họ và luôn sẵn sàng giúp đỡ họ. Và khi nói đến việc tôn trọng, ngưỡng mộ đối với tha nhân, chúng ta phải coi trọng người có nhân cách tiến bộ.

 Tóm lại, Đức Phật khuyến khích chúng ta phải tôn trọng người khác dựa trên hành vi chính trựctiến bộ nội tâm của người ấy, hơn là giai cấp, nòi giống, màu da, giới tính hay giàu nghèo. Thái độ tiến bộ này sẽ khiến cho những mối quan hệ xã hội được bền vững và có ý nghĩa.

5. Ngưỡng mộ tài nghệ và khả năng của người không phân biệt

 Đức Phật cũng khuyến khích chúng ta ngưỡng mộ tài nghệ và khả năng của tha nhân như một cách khác để cải tiến thái độcách cư xử của mọi người trong xã hội. Qua lời nói và hành động của mình, Đức Phật đã nhấn mạnh rằng các tài năng này cần được khen thưởng, và rằng giai cấp, nòi giống, màu da, sự quen biết cá nhân, hay bất cứ tiêu chuẩn bất hợp lý nào khác, không ảnh hưởng gì đến sự ngưỡng mộ của chúng ta đối với tài nghệ và khả năng của người khác.

 Việc chỉ định ngài Xá-lợi-phất và ngài Mục-kiền-liên làm hai vị đại đệ tử, Đức Phật đã chứng tỏ sự ngưỡng mộ của Ngài chỉ dựa trên khả năng. Ngài Mục-kiền-liên, thuộc giai cấp lao động trước khi trở thành một tỳ kheo, da đen trong khi ngài Xá-lợi-phất thì trắng trẻo. Nhưng màu da của họ chẳng bao giờ là một vấn đề đối với Đức Phật. Ngài đã chọn họ làm đại đệ tử vì Ngài biết rằng họ là những người có khả năng nhất, thích hợp nhất cho vị trí đó.

 Tương tự, việc Đức Phật chọn ngài Upali làm người giám sát mọi hoạt động về giới luật trong tăng đoàn vừa được thành lập của Ngài, đã xác nhận quan điểm rõ ràng của Ngài trong lãnh vực này. Upali là người thợ cạo chuyên phục vụ các vị hoàng tử trong dòng tộc của Đức Phật. Khi các vị hoàng tử theo chân Đức Phật, xuất gia trở thành đệ tử của Ngài, Upali cũng muốn gia nhập tăng đoànĐức Phật không những chỉ chấp thuận yêu cầu của Upali, mà Ngài còn dìu dắt sự tiến bộ tâm linh của Upali. Với thời gian, Upali trở thành là một vị tu sĩ thông thái, tài năng, và giữ giới nghiêm chỉnh nhất. Vì vậy khi Đức Phật ban tặng danh hiệu cho các đệ tử xuất gia của Ngài, Upali trở thành người quản lý mọi hoạt động liên quan đến giới luật.

 Khi ban tặng vị trí cao quí này cho Upali, Đức Phật đã là một tấm gương điển hình trong tăng đoàn, vì Ngài luôn khuyến khích các đệ tử kiềm chế sự kỳ thị và đặt người vào đúng vị trí của họ. Thật là thú vị khi Đức Phật cho phép Upali, người thợ hớt tóc trước đây, quản lý việc giữ giới luật của các ông hoàng, những người cao sang và cả những người thân đã xuất gia của Đức Phật.

 Câu chuyện về Kajangala, một trong những vị nữ đệ tử của Đức Phật, là một thí dụ khác nữa của việc Đức Phật đã làm thế nào để thuyết phục xã hội chấp nhận một người vì trí tuệ và khả năng của họ hơn là những thứ gì khác. Trong một xã hội mà nam giới thống tri, Đức Phật đã vượt lên trên mọi giá trị xã hội để thực hiện điều đó. Dưới đây là đoạn kinh và giáo lý liên quan đến đề tài này, và là một thí dụ đặc biệt phù hợp để cho ta thấy xã hội đã được thuyết phục để chấp nhận khả năng của người phụ nữ, chứ không phải biến họ trở thành nạn nhân của sự phân biệt giới tính.

 Khi Kajangala đi đến những vùng sâu, vùng xa để truyền bá giáo lý của Đức Phật, người ta kéo đến nơi ở của bà để được nghe Pháp. Cách thuyết giảng của Kajangala gây ấn tượng mạnh cho người nghe, tuy nhiên họ chưa hoàn toàn thỏa mãn vì họ vẫn còn nặng về khuynh hướng thiên vị nam giới. Sau đó họ quyết định tìm đến xin Đức Phật giải bày nghi vấn của họ. Vượt quãng đường xa, họ được bái kiến Đức Phật và thưa lại với Đức Phật những điều mà Kajangala, nữ đệ tử của Đức Phật, đã thuyết giảng –và thắc mắc không biết nữ giới có đủ thông minh để dạy họ. Đức Phật trả lời:

 Câu trả lời của bà ấy hoàn toàn đúng! Hỡi các vị tại gia, thật tuyệt vời, Kajangala là một phụ nữ thông minh. Nếu các ông đến hỏi ta về ý nghĩa của điều đó, ta cũng giải thích giống như Kajangala. Đúng thế, những gì các ông đã nghe bà ấy giải thích là đúng, nên các ông phải nhớ giữ trong lòng.[8]

 Giới tính chưa bao giờ là một trở ngại đối với Đức Phật trong việc công nhận tri thức, tài nghệ và khả năng của người khác. Và Ngài cũng thúc đẩy chúng ta hãy dẹp bỏ thành kiến về giới tính trong tâm trí ta. Quan trọng hơn nửa là Đức Phật đã tán thán trí tuệ và khả năng của Kajangala đến độ coi như chúng ngang bằng với của Ngài.

 Nói chung, Đức Phật đã hướng xã hội đến việc chấp nhận sự hiểu biết, tài nghệ và khả năng của con người mà không phân biệt đối xử. Cải tiến thái độ và phát triển những giá trị vượt trên các giá trị xã hộitruyền thống bất hợp lý chắc chắn là sẽ khiến cho các mối quan hệ xã hội được dễ dàng hơn.

6. Có thái độ khoan dung và cởi mở đối với những quan điểm khác biệt

 Trong nỗ lực xúc tiến những mối quan hệ xã hội lành mạnh, Đức Phật đã kêu gọi sự kiên nhẫn, khoan dung và cởi mở đối với các lý thuyếtphương cách khác biệt. Theo Ngài, chúng ta cần có tâm cởi mở đối với những gì người khác nói, suy nghĩ, và hành động, thay vì chấp chặt vào các quan điểm cứng ngắt của bản thân.

 Thêm nữa, với cái nhìn khoa học của Phật giáo, Đức Phật đã thể hiện tính phóng khoáng, cởi mở đối với các hệ thống tư tưởng khác biệt. Trong triết lý của Đức Phật, không có sự hiện hữu của “-isms” (chế độ): Ngài không ủng hộ bất cứ tư duy nào dựa trên sự phỏng đoán để ảnh hưởng đến quyết định của người khác. Cuộc đối thoại của Đức Phật với Vaccha, một vị khách đến viếng tu viện của Ngài, đã xác chứng vị thế của Đức Phật.

Đức Phật: Ta đã chứng kiến những hậu quả tai hại của việc xem các quan điểm tự biện như là chân lý, vì thế ta không chấp vào bất cứ những suy đoán [mà ông vừa kể ra]. 

Vaccha: Nhưng, Ngài có những quan điểm tự biện của bản thân không?

Đức Phật: Những quan điểm tự biện của bản thân ta? Vaccha, ta đã giải thoát khỏi bất cứ sự tự biện nào.[9]

 Thuật ngữ Pali mà Đức Phật dùng để diễn tả “những quan điểm tự biện” là ditthi cùng với gata. Bất cứ quan điểm hay niềm tin nào không có căn cứ là ditthi, gata có nghĩa là “coi như chân lý”. Khi người ta tiếp thu một quan điểm tự biện như là chân lý tuyệt đối, người đó được xem như là một ditthigata.

 Đức Phật đã tự giải thoát mình khỏi bất kỳ bám víu nào vào các quan điểm tự biện, và Ngài khuyến khích các đệ tử của mình cũng làm như thế. Nguyên tắc căn bản này mang đến cho các đệ tử của Ngài sự tự do để quán sátđánh giá nhiều lý thuyết, niềm tin, và sự thực hành trong lãnh vực của những giá trị nhân văn và giáo điều.

 Mặt khác, việc chấp nhận một số chân lý được xem là tuyệt đối, là chân lý xã hội của Đức Phật lần nữa thuyết phục xã hội phải thể hiện thái độ cởi mở đối với các quan điểm, niềm tin và sự thục hành khác. Theo quan điểm của Đức Phật, phần lớn “chân lý” đều là sản phẩm của xã hộiThí dụ, kinh Agganna khẳng định rằng, dòng tộc vua chúa, và tôn giáo, tất cả đều là chân lý xã hội được tạo dựng vì lợi ích của nhân loại, trong nỗ lực tổ chức và điều hành xã hội.[10]

 Xã hội cổ xưa vô tổ chức cần một người lãnh đạo đến nỗi họ họp nhau lại để bầu ra một người lãnh đạonguyên thủy được biết đến như là Maha Sammata, hay người được chọn vĩ đại. Tôn giáo bắt đầu xuất hiện khi có một số người cảm thấy thất vọng với những hành động xấu ác của quần chúng, và họ bắt đầu muốn phát triển tâm linh.[11] Tóm lại, Đức Phật đã khẳng định rõ ràng rằng các chân lý do xã hội tạo nên đều vì các mục đích thực dụng.

 Dựa trên sự khẳng định này, Đức Phật không chống lại sự sửa đổi, thay thế hay biến cải của các chân lý xã hội này, nếu như những sự sửa đổi được đề nghị sẽ nhân đạoích lợi hơn. Như Đức Phật đã chỉ rõ, chính những người chống đối những sự cải cách như thế một cách ngông cuồng mới coi quan điểm của họ như là những chân lý tuyệt đối, không thể sửa đổi hay không thể thay thế. Họ ngoan cố cho rằng, “Chỉ có điều này mới là chân lý; tất cả những thứ khác đều ngụy tạo”, nên họ không có thái độ cởi mở đối với các chân lý khác.[12] Thí dụ, khái niệm chung sống trước hôn nhân, sẽ là sai, đối với những người ai chấp nhận quan niệm hôn nhân như là chân lý duy nhất để hai người nam nữ có thể bắt đầu cuộc sống gia đình. Trong giáo lý của Đức Phật, chúng ta không thấy có những chân lý hay lý tưởng tuyệt đối như thế. Do đó, sự cách tân, khác biệt hay cải biến của bất cứ tư duy nào cũng được chấp nhận dựa trên nền tảng nhân bảnthực dụng.

 Nói chung, Đức Phật khuyến khích một thái độ kiên nhẫn, khoan dung, và cởi mở đối với những lý thuyết, quan điểm và cách thức khác biệt. Một quan điểm như thế sẽ giúp chúng ta giảm thiểu tối đa các xung đột xã hộicải tiến các mối quan hệ xã hội của chúng ta.

7. Chấp nhận tranh luận không phải như là vũ khí, mà là sự truy tìm chân lý

 Trong chương trước, chúng ta đã thảo luận về quan điểm của Đức Phật rằng những người có mối quan hệ cá nhân cần kiềm chế việc tranh luận về các vấn đề nhạy cảm. Nguyên tắc này cũng cần được áp dụng đối với những mối quan hệ xã hội khác. Đức Phật bảo, “Những người chấp vào các quan điểm tự biện (speculative concepts) tranh luận rằng quan điểm của họ là đúng. Tuy nhiên, khi hội họp với những người không ủng hộ các quan điểm này, thì sân hận, nhục nhả và đau khổ sẽ phát sinh”.[13] Hơn nữa, chúng ta sẽ thấy không có ích lợi gì khi sử dụng tranh luận như một phương tiện để hạ đối thủ của mình.

 Để làm rõ hơn vị thế của mình, Đức Phật bảo: “Những lời nói nào ta biết có chứng cứ là đúng, liên quan đến mục tiêu, nhưng không được người khác thích hay người khác chấp nhận, ta sẽ không mở lời”.[14] Các mối quan hệ xã hội của chúng ta sẽ được êm đẹp khi ta kiềm chế không thách thức các quan điểm, niềm tinphương cách của các cá nhân khác.

 Tuy nhiên, như trong chương trước đã nói, Đức Phật chẳng bao giờ cấm chúng ta hoàn toàn không được tranh luậnĐặc biệttrong đời sống xã hội, chúng ta cần chấp nhậntham gia tranh luận như một nỗ lực để tìm ra chân lý, chứ không phải như một loại vũ khí để tấn công người khác. Đặc biệt, chúng ta cần tranh luận dựa trên các dữ kiện, chứng cứ, các lời tuyên bố hợp lý, chứ không chỉ dùng sự suy đoángiả định. Ngược lại chúng ta cũng cần tôn trọng sự tranh luận hợp lý của người khác.

 Lời khuyên quan trọng trên sẽ được thể hiện rõ hơn trong những câu nói dưới đây của Đức Phật. Lúc giải thích sự miễn cưỡng phải tranh luận quanh khái niệm về sự hiện hữu của con người trong kiếp sống quá khứ hay vị lai, Đức Phật nói:

 Khi có người hỏi ta về kiếp sống trong tương lai, ta có thể hỏi người đó một câu hỏi khác về đời sống tương lai. Khi người hỏi [cố gắng] làm vừa lòng ta bằng một câu trả lời, ta cũng có thể [cố gắng] làm vừa lòng người hỏi bằng một câu trả lời [của chính mình]. Do đó chúng ta hãy bỏ qua những câu hỏi liên quan đến sự hiện hữu trong quá khứ. Hãy bỏ qua những câu hỏi liên quan đến sự hiện hữu trong tương lai. Ta sẽ nói cho ông nghe [những gì ta biết như là] chân lý. Khi có nhân, sẽ có quả. Do có sự phát sinh của nhân, quả sẽ phát sinh. Khi nhân không hiện hữu, sẽ không có quả. Khi nhân diệt, quả sẽ diệt.[15]

 Giá trị của lời giải thích này tùy thuộc vào hai yếu tố. Trước hết là việc ta không thể chấp nhận các khái niệm tự biện của người sẽ khó đưa đến một thỏa thuận nào, do đó, những cuộc đối thoại như thế sẽ vô ích. Thứ đến, một kết luận có thể chấp nhận được chỉ có thể xảy ra qua việc thảo luận những vấn đề có chứng cứ. Ba câu cuối cùng của đoạn trên chứa đựng công thức của một sự tranh luận về nhân quảĐức Phật thường sử dụng để củng cố tuyên bố của Ngài.

 Rõ ràngmục đích chính trong việc lựa chọn các đề tài để thảo luận là sự lợi ích chung. Đoạn trích dưới đây cho chúng ta thấy tại sao Đức Phật sẽ tranh luận trên những đề tài được chọn lựa và tranh luận như thế nào.

 Một số vị sống ẩn dật và các Bà-la-môn rất thiện xảo, tinh tế và đầy kinh nghiệm trong việc tranh luận và phân tích tỉ mỉ…. Đôi khi họ và ta đồng ý, và đôi khi, không…. Do đó, hãy để qua một bên những điều chúng tôi không đồng ý [những điều chúng tôi không muốn bàn đến]. Còn đối với những điều chúng tôi đồng ý, hãy để người trí đặt câu hỏi về chúng, hỏi lý do liên quan đến chúng và thảo luận về chúng.[16]

 Qua đây chúng ta thấy được quan điểm của Đức Phật đối với những vấn đề gây tranh cãi trong xã hội. Từ đây ta có thể biết rằng ta không cần phải lúc nào cũng tuân theo các quy luật xã hội hay cần chấp nhận một số quan điểm và hành động bất công và thiếu căn cứ. Cả hai đối tượng, vì lợi ích của một giải pháp khả dĩ tốt nhất đối với một vấn đề hay lời giải đáp cho một nghi vấn, cần phải sẳn lòng chấp nhận sự hợp lý của sự tranh luận

TÓM TẮT

 Đức Phật đã cố gắng để thuyết giảngcải tiến thái độ, hành vi của các đệ tử của Ngài trong các mối quan hệ xã hội. Với phương cách nhân bản và duy lý này, Ngài thuyết phục họ phải từ bỏ việc lấy giai cấp, dòng tộc, giống nòi, màu da, giới tính và tài sản làm tiêu chuẩn để đánh giá người khác. Ngài thúc đẩy họ phải tôn trọng người khác vì sự chính trực, khả năng và những đặc tính khác của họ; và Ngài cũng khuyến khích các thính giả của Ngài quán sát một cách vô tư các quan điểm, lý thuyết, và cách thức của các diễn giả. Dầu Đức Phật không ủng hộ việc tranh luận dựa trên những suy đoán nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi, Đức Phật không thiếu sự hùng biện trong các cuộc tranh luận –như là một nỗ lực để tìm kiếm sự thật, hơn là một phương tiện để đối đầu.



[1] Câu trích từ: Trường Bộ Kinh I: 4: Kinh Sonadanda: 125-132

[2] Trung Bộ Kinh II: 96: Kinh Esukari: 789-790

[3] Udana: Phẩm Sona: Kinh Uposatha

[4] Tăng Chi Bộ Kinh VIII: Phẩm Gotami: Kinh Gotami

 Ghi chú: Lúc bắt đầu cuộc đối thoại này, sự miễn cưởng của Đức Phật trong việc cho phép nữ giới được xuất gia phần lớn là do những yếu tố xã hội. Một vị đệ tử xuất gia của Đức Phật phải thực hành thiền định ở nơi vắng lặng, thường là trong rừng hoặc nhà bỏ hoang. Trong xã hội đó, những nơi chốn như thế rất nguy hiểm cho phụ nữRõ ràngĐức Phật không muốn có điều gì xảy ra cho người phụ nữ khi cho phép họ được xuất giaTuy nhiên, sau khi lắng nghe sự giải bày hợp lý của ngài Ananda, Đức Phật đã đồng ý cho người nữ được xuất gia.

[5] Tương Ưng Bộ Kinh V: Tỳ kheo Ni Samyutta: Kinh Soma, 222-223

[6] Kinh Tập: Phẩm Uraga: Kinh Vasala

[7] Trung Bộ Kinh II: 96: Kinh Esukari; 789-790

[8] Tăng Chi Bộ Kinh X: Phẩm Maha: Kinh Dutiya Mahapanna

[9] Trung Bộ Kinh II: 72: Kinh Aggivacchagotta: 590-594

[10] Trường Bộ Kinh III: 27: Kinh Agganna; 407-415

[11] Như trên

[12] Trung Bộ Kinh II: 72: Kinh Aggivacchagotta: 590-594

[13] Kinh Tập (Nipata Sutta): Phẩm Atthaka: Kinh Pasura

[14] Trung Bộ Kinh II: 58: Kinh Abhayarajakumara: 498-501

[15] Trung Bộ Kinh II: 79: Kinh Culasakuludayi: 654-662

[16] Trường Bộ Kinh I: 8: Kinh Mahasihanada; 151-157

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/08/2014(Xem: 27459)
27/06/2018(Xem: 12166)
25/06/2018(Xem: 11727)
04/12/2012(Xem: 55556)
17/06/2016(Xem: 8845)
14/10/2010(Xem: 77798)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.