Không Ăn Phi Thời Là Giới Cốt Yếu Của Bát Quan Trai Giới, Công Đức Không Thể Nghĩ Bàn

22/12/20233:51 SA(Xem: 2449)
Không Ăn Phi Thời Là Giới Cốt Yếu Của Bát Quan Trai Giới, Công Đức Không Thể Nghĩ Bàn
KHÔNG ĂN PHI THỜI
LÀ GIỚI CỐT YẾU CỦA BÁT QUAN TRAI GIỚI,
CÔNG ĐỨC KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN
(Tâm Tịnh)

Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời
tho trai
Nghi thức quá đường trong ngày bát quan trai giới

Tầm quan trọng của giới không ăn phi thời được Thầy Tuệ sỹ[i] ví như là giới trưởng tịnh, là giới cốt yếu của bát quan trai giới mà một số tự viện, chùa thường hay tổ chức cho quý Phật tử tại gia thọ trì, vì không những việc thọ trì giới này tạo duyên lành cho người thực hành một năng lực phòng hộ, mà còn vì một khi người thọ trì bát quan trai mà lại ăn phi thời, thì giới thể của trai giới tự động hủy. Như vậy, vì ăn phi thời (cháo, sữa, súp vv), nên việc thọ bát quan trai giới của pháp hữu được xem như không còn ý nghĩa, không còn y như pháp nữa.

Để làm sáng tỏ luận giải này của Thầy Tuệ Sỹ (xem phần ghi chú cuối bài_footnote i), bài kết tập này bàn về giới không ăn phi thời trên nền tảng kinh tạng Pali thông qua việc làm rõ hai vấn đề: 1) Thế nào là giới không ăn phi thời? 2) Tại sao giới không ăn phi thời là giới cốt yếu, còn gọi là giới trưởng tịnh?

1)   Không ăn phi thời là giới chỉ ăn một bữa trước ngọ (trước ngọ là đúng pháp) và sau ngọ không dùng bất kể thứ gì thêm nữa, chỉ uống nước.

Một số pháp hữu lập luận rằng không ăn phi thời có nghĩa ăn trước ngọ, có thể ăn 2 lần trước ngọ (thường là ăn một lần vào buổi sáng, và một lần nữa vào ngay trước ngọ (trước 12 giờ trưa).  Lập luận này thoạt nghe rất hợp lý trên cơ sở ngữ nghĩa của hợp ngữ “không ăn phi thời”. Hơn nữa, có một số pháp hữu còn lập luận rằng sau ngọ, người thọ giới có thể ăn mà không dùng miệng nhai mà chỉ húp, tức là những thức ăn ở dạng thể lỏng như cháo, sữa, ngũ cốc vv, hoặc thuốc viên thực phẩm. Tuy nhiên, trên cơ sở văn cú từ các bài kinh Nikàya hay Pali, hành giả, thọ giới không ăn phi thời, chỉ ăn một bữa trước ngọ, và sau ngọ không ăn bất kể thứ gì thêm cho dẫu là thức ăn thể lỏng, hoặc thức ăn không dùng miệng nhai, ngoài trừ chỉ uống nước (không có năng lượng hay dinh dưỡng).

1.1    Giới không ăn phi thời chỉ ăn một lần trước ngọ

1.1.1    Đức Phật không ăn phi thời, chỉ ăn một bữa trước ngọ

Đức Phật không ăn phi thời, từ bỏ ăn phi thời và chỉ ăn một bữa trước ngọ. Sự thọ trì giới không ăn phi thời của bậc Tôn Sư được ghi lại trong nhiều bài kinh khác nhau trong tạng kinh kệ Pali, chẳng hạn trong Kinh Phạm Võng (kinh số 1 thuộc Trường Bộ Kinh) như sau:

`“Sa-môn Gotama dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn phi thời…”

(Trường Bộ Kinh. 1. Kinh Phạm Võng. Tụng Phẩm Thứ Nhất. Tiểu Giới. Đoạn 10.)

1.1.2    Chúng đệ tử xuất gia của Thế Tôn từ bỏ ăn phi thời, chỉ ăn một bữa trước ngọ

Trong nhiều bài kinh thuộc Nikàya, đặc biệt 12 kinh liên tiếp của Trường Bộ Kinh từ kinh số 2. Kinh Sa-môn Quả cho đến kinh số 13.Kinh Tam Minh cho thấy rằng hai chúng đệ tử xuất gia của Thế Tôn từ bỏ ăn phi thời, chỉ ăn một bữa trước ngọ. Đoạn kinh văn sau đây, trong Kinh Sa-môn Quả (Đức Phật từ tâm trả lời câu hỏi về hạnh sa môn của vua Ajàtasattu (A-xà-thế), được sử dụng chung cho những bài kinh từ số 3 Kinh A-ma-trú đến số 13. Kinh Tam Minh, làm sáng tỏ điều này:

Khi đã xuất gia như vậy, vị ấy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnhthấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và học tập trong giới học, thân nghiệp, ngữ nghiệp thanh tịnh. Sanh hoạt trong sạch giới hạnh cụ túc, thủ hộ các căn, chánh niệm tỉnh giác, và biết tri túc.

Vị ấy từ bỏ làm hại đến các hạt giốngcác loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm. Từ bỏ ăn phi thời. Từ bỏ đi xem múa, hát nhạc, diễn kịch. Từ bỏ trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Từ bỏ dùng giường cao và giường lớn.

(Trường Bộ Kinh. 2. Kinh Sa-môn Quả. Đoạn 45)

1.1.3    Chúng đệ tử tại gia khi thọ trì bát quan trai giới, thì thọ trì không ăn phi thời, chỉ ăn một bữa trước ngọ

Bát quan trai giớigiới Đức Phật chế định dành cho các đệ tử tại gia tu theo hạnh xuất gia, hạnh của chư Thánh giải thoát A La Hán, như đã được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh, đã chứng tỏ điều này:

"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thờiHôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Đây là chi phần thứ sáu được thành tựu.

(Tăng Chi Bộ Kinh. Chương Tám Pháp. V. Ngày Trai Giới)

Chuyện tiền thân số 421 một lần nữa chứng tỏ rằng những người thọ trai giới, ăn một ngày một bữa, từ bỏ ăn phi thời. Chuyện kể về một triệu phú gia Suciparivàra, gia sản lên tới tám trăm triệu đồng, chuyên tâm bố thí và làm các thiện sự khác. Vợ con, toàn thể gia nhân của ông cho đến bọn chăn trâu bò đều giữ sáu ngày trai giới mỗi tháng. Trong ngày trai giới, các nhân công thường được cho ăn vào sáng sớm, rồi đi làm và giữ giới kiêng ăn cho đến hết ngàyMột nhân công mới đến, nhịn đói đi làm, và từ chối ăn phi thời và xin giữ giới kiêng ăn, như đoạn văn dưới đây một lần nữa chứng mình rằng giới không ăn phi thời, ăn chỉ một ngày một bữa.

Một hôm dân chúng làm lễ hội ở kinh thành, vị phú thương bảo người tỳ nữ:

Hôm nay là ngày hội, cô phải nấu cơm cho công nhân thật sớm. Họ sẽ ăn sớm và giữ giới kiêng ăn từ đó đến hết ngày.

…..Và thực hành phận sự ngay trước mặt chủ nhân, ngài bắt đầu giữ giới kiêng ăn, rồi về nhà nằm suy nghĩ về các giới điều. Vì ngài không ăn gì suốt ngày, nên vào canh cuối ngài cảm thấy đau nhói như dao đâm.

(Tiểu Bộ Kinh. Chuyện Tiền Thân Đức Phật (IV). Chương Tám. Phẩm Tám Bài Kệ. 421. Chuyện Người Hớt Tóc Gangamàla (Tiền thân Gangamàla)

1.2    Không dùng thức ăn thể lỏng, hoặc thức ăn không dùng miệng nhai

Thức ănthực phẩm (bất kể dạng thức: thể rắn, thể đặc, thể lỏng vv), hay còn gọi là đoàn thực, dùng để tạo năng lượng và dinh dưỡng để nuôi mạng sống. Vì thế, việc chuyển đổi các dạng thức thực phẩm từ thể rắn, thể đặc sang thể lỏng thì cũng không ngoài mục đích chung tạo năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể, mà thậm chí những thức ăn ở thể lỏng như súp, cháo dinh dưỡng, sữa vv, đôi lúc còn ngon hơn cả thức ăn thể đặc, thể rắn, làm tăng thêm tham dục (không đúng với tinh thần chân chánh của người thọ trai giới, theo gương của chư thánh A La Hán). Chuyện tiền thân số 421 cho thấy người làm công khi nhận thọ giới kiêng ăn, và do nhịn đói cả ngày trong khi làm lụng suốt cả ngày đến nỗi không chịu nỗi, mà sẵn sàng nhịn đói cho đến chết mà vẫn khước từ ngay cả những viên thuốc giảm đói (không phải thức ăn rắn, thể đặc để nhai), như đã được ghi lại trong đoạn văn được trích dẫn dưới đây:

Vì ngài không ăn gì suốt ngày, nên vào canh cuối ngài cảm thấy đau nhói như dao đâm. Vị phú thương mang cho ngài một số thuốc giảm đói và bảo ngài dùng chúng, nhưng ngài bảo:- Tôi sẽ quyết không phá giới kiêng ăn, tôi đã nguyện trì giới dù phải thiệt mạng. (Tham khảo ở mục 2 bên dưới)

(Tiểu Bộ Kinh. Chuyện Tiền Thân Đức Phật (IV). Chương Tám. Phẩm Tám Bài Kệ. 421. Chuyện Người Hớt Tóc Gangamàla (Tiền thân Gangamàla)

Lai nữa, ngay trong thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, câu chuyện tương tự như 421, một người làm công của Ngài Cấp Cô Độc, do làm lụng cả ngày nhịn đói, và xin Cư sỹ Cấp Cô Độc giữ giới kiêng ăn, không chịu nỗi nhưng vẫn kiên quyết từ chối bốn viên kẹo cho dẫu mất mạng, như đoạn trích sau:

Đến tối anh bắt đầu thấy khó chịu vì quá đói. Anh nịt một sợi dây quanh mình, và nắm đuôi dây nịt trong tay anh cứ siết thêm mãi. Trưởng giả hay được, cầm đuốc đến chỗ anh và lấy bốn viên kẹo cho anh, nhưng anh vẫn không ăn vì không muốn mất luôn nửa công đức ngày trai. Anh kiên trì giữ giới như thế cho đến khi mặt trời mọc thì lìa đời…

(Tích Truyện Kinh Pháp Cú. II. Phẩm Không Phóng Dật. Phần 6: Cái Chết Của Sàmàvati và Màgandiyà, Các Chưởng Khố, Các Tỳ Kheo Và Vị Thần Cây.Chuyện việc làm của thần cây)

Đức Phật từ chối thực phẩm rót qua lỗ chân lông khi ngài thực hành pháp tu khổ hạnh nhịn ăn, và ngài còn cho rằng, nếu nhận lời, làm như vậy là ngài tự lừa dối mình, như đã được ghi lại trong đoạn kinh sau đây, trích từ Đại Kinh Saccaka:

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta hãy hoàn toàn tuyệt thực". Rồi này Aggivessana, chư Thiên đến Ta và nói như sau: "Này Thiện hữu, Hiền giả chớ có hoàn toàn tuyệt thực. Này Thiện hữu, nếu Hiền giảhoàn toàn tuyệt thực, chúng tôi sẽ đổ các món ăn chư Thiên ngang qua các lỗ chân lông cho Hiền giả, và nhờ vậy Hiền giả vẫn sống". Rồi này Aggivessana, Ta suy nghĩ như sau: "Nếu Ta hoàn toàn tuyệt thựcchư Thiên này đổ các món ăn chư Thiên ngang qua các lỗ chân lông cho Ta và nhờ vậy Ta vẫn sống, thời như vậy Ta tự dối Ta". Này Aggivessana, Ta bác bỏ chư Thiên ấy và nói: "Như vậy là đủ".

(Trung Bộ Kinh. 36. Đại Kinh Saccaka)

2)   Không ăn phi thời là giới cốt yếu, trưởng tịnh

Giới không ăn phi thời được xem giới trưởng tịnh, giới cốt yếu trong bát quan trai giới, vì theo kinh văn hệ Pali, giới này được xem như nửa phần trai giớicông đức bất khả tư nghị của việc kiên tâm giữ giới không ăn phi thời, cho dẫu mất mạng, đã được ghi lại trong câu chuyện tiền thân số 421, Tiểu Bộ Kinh, và Tích Truyện Kinh Pháp Cú. Những đoạn kinh văn này cho thấy nhờ công đức kiêng ăn, nhất quyết không ăn phi thời trong ngày bát quan trai giới, cả hai người thọ giới này đều bi chết vì đói, song nhờ vậy, đều được tái sanh vào thiện thú, được hưởng nhiều sự vui sướng vi diệu: một người tái sinh làm vua vinh hiển, và một người tái sinh làm thọ thần nhiều oai lực:

…Một hôm dân chúng làm lễ hội ở kinh thành, vị phú thương bảo người tỳ nữ:

Hôm nay là ngày hội, cô phải nấu cơm cho công nhân thật sớm. Họ sẽ ăn sớm và giữ giới kiêng ăn từ đó đến hết ngày.

Bồ-tát dậy sớm và đi làm việc. Trước đó không ai bảo ngài phải giữ giới kiêng ăn hôm ấy. Các công nhân kia ăn từ sớm và kiêng ăn. Vị phú thương cùng vợ con, gia nhân đều giữ giới kiêng ăn, mọi người đều trở về nhà riêng ngồi suy tư về các giới điều. Bồ-tát làm việc suốt ngày xong trở về nhà lúc trời tối. Người nữ tỳ đầu bếp đưa cho ngài nước rửa tay và một dĩa cơm lấy từ trong nồi. Bồ-tát bảo:

- Vào giờ này ngày thường rất ồn ào, thế mọi người đi đâu cả hôm nay?

- Họ đang giữ giới kiêng ăn và mỗi người đều về nhà riêng rồi.

Ngài suy nghĩ: "Ta không muốn làm người duy nhất phạm giới giữa nhiều người giữ giới như vậy". Vì thế ngài đi hỏi vị phú thương xem có thể giữ giới kiêng ăn bằng cách thi hành mọi phận sự vào giờ đó không. Ông bảo ngài không thể thực hành mọi phận sự, bởi vì việc đó đã không được làm từ sáng sớm nhưng một nửa phận sự thì có thể làm được. Ngài đáp:

- Mong được như vậy.

thực hành phận sự ngay trước mặt chủ nhân, ngài bắt đầu giữ giới kiêng ăn, rồi về nhà nằm suy nghĩ về các giới điều. Vì ngài không ăn gì suốt ngày, nên vào canh cuối ngài cảm thấy đau nhói như dao đâm.

Vị phú thương mang cho ngài một số thuốc giảm đói và bảo ngài dùng chúng, nhưng ngài bảo:

- Tôi sẽ quyết không phá giới kiêng ăn, tôi đã nguyện trì giới dù phải thiệt mạng.

Cơn đau đớn trở nên mãnh liệt và đến tảng sáng ngài bất tỉnh. Họ bảo ngài sắp chết nên đem ngài ra ngoài, đặt vào một nơi an nghỉ. Ngay lúc lấy, vua Ba-la-nại trên chiếc vương xa cùng đoàn hộ tống đông đảo đến nơi ấy trong lúc diễu quanh kinh thành. Bồ-tát thấy vẻ huy hoàng của vua, sinh lòng ao ước làm vua và cầu nguyện điều ấy. Khi mạng chung, do kết quả việc giữ nửa ngày trai giới trên, ngài được nhập mẫu thai vị chánh hậu.

trải qua đủ mọi nghi lễ của thời kỳ thụ thai rồi sinh một hoàng nam sau mười tháng. Hài nhi được đặt tên là Udaya. Khi lớn lên, vương tử trở nên hoàn hảo trong mọi ngành học thuật, nhờ trí hồi tưởng các đời trước, ngài nhớ lại các công hạnh thuở xưa và nghĩ rằng chính nhờ một thiện nghiệp nhỏ tạo nên một phước báo lớn, ngài thường hát khúc ca hoan lạc nhiều lần. Khi vua cha băng hà, ngài được trao cả vương quốc và nhận thấy cảnh đại vinh quang của mình, ngài lại hát khúc ca hoan lạc cũ.

…..Nghe vậy, người hớt tóc suy nghĩ"Như vậy, đức vua được hưởng cả vinh quang này vì đã giữ nửa ngày trai gới. Đức hạnh quả thậtchánh đạo….

(Tiểu Bộ Kinh. Chuyện Tiền Thân Đức Phật (IV). Chương Tám. Phẩm Tám Bài Kệ. 421. Chuyện Người Hớt Tóc Gangamàla (Tiền thân Gangamàla)

Thần cây xưa là người nghèo, sinh sống nhờ tìm được việc làm với ông Cấp Cô Độc. Vào ngày Bát quan trai, từ tinh xá trở về nhà, Cấp Cô Độc hỏi gia nhân có cho người làm này biết hôm nay là ngày trai giới không. Họ chưa cho biết. Ông liền bảo nấu cho anh ta phần ăn tối. Nhưng khi dọn cơm lên, anh ta đã từ chối không ăn, dù đã làm việc cực nhọc suốt ngày trong rừng. Sở dĩ ông ta nhịn ăn vì hôm nay là ngày trai giới. Chiều nay thật là im lìm, khác với mọi chiều tiếng ồn vang dội, nào là cho tôi cơm, cho tôi nước xúp, càri... Mọi người đều giữ giới không ăn chiều, ngay cả đứa bé còn ẵm ngữa. Một đèn dầu thơm thắp sáng cả phòng, và già trẻ đều đọc lên ba mươi hai yếu tố của thân. Riêng anh vì hay tin trễ, mới bắt đầu ngày trai chiều nay nên được hưởng nửa công đức. Đến tối anh bắt đầu thấy khó chịu vì quá đói. Anh nịt một sợi dây quanh mình, và nắm đuôi dây nịt trong tay anh cứ siết thêm mãi. Trưởng giả hay được, cầm đuốc đến chỗ anh và lấy bốn viên kẹo cho anh, nhưng anh vẫn không ăn vì không muốn mất luôn nửa công đức ngày trai. Anh kiên trì giữ giới như thế cho đến khi mặt trời mọc thì lìa đời như một vòng hoa héo, và tái sanh vào cây đa này.

(Tích Truyện Kinh Pháp Cú. II. Phẩm Không Phóng Dật. Chuyện việc làm của thần cây)

Có người hỏi, thân người quý, tại sao người thọ trì giới kiêng ăn, nhất quyết thà chết, không ăn phi thời? Điều này có thể lý giải như thế này, là vì người đó có trí rõ biết, hoặc tín thành giữ giới, không phá giới mà phát sinh công đức vô lượng.

Vì thế, bài kệ số 670 trong Trưởng Lão Tăng KệTiểu Bộ Kinh cho thấy thật là tốt đẹp khi làm đúng pháp hơn là hành phi pháp, cho dẫu tổn tánh mạng.

Làm phi pháp để sống,

Làm đúng pháp, có chết

Làm đúng pháp, có chết,

Hơn sống, làm phi pháp.

(Tiểu Bộ KinhTrưởng Lão Tăng Kệ. Chương 14 kệ. Kệ 670. Godatta)

Không những hai tích truyện trên, mà còn những bài kinh khác trong Tiểu Bộ Kinh, chẳng hạn Chuyện số 34, Ngạ Quỷ Sự cho thấy công đức giữ giới không ăn phi thời, được xem như bằng nửa ngày trai giới, công đức không thể nghĩ bàn của một phán quan lừa dối: vào chiều tối ông hưởng sự vinh quang phú quý như một thiên tử với 10 ngàn tiên tử hầu hạ (mặc dầu ban ngày ông biến thành ngạ quỷ tự lấy tay bóc thịt mình ăn trong đau đớn do hành nghiệp lừa dối của ông khi làm phán quan bất chánh, như đoạn trích sau:

Ngay sau khi chết, y tái sanh làm một quỷ thần trong lâu đài ở vực sâu dưới núi. y chỉ giữ nửa ngày trai giới trong một đêm thôi, y vẫn được phước báo với một đoàn tùy tùng gồm mười ngàn tiên nữ hộ tống và hưởng lạc thú thần tiên, nhưng do quả báo từ các phán quyết gian dối và nói láo kia, y tự lấy tay móc thịt trên lưng mình và xé ra ăn.

(Tiểu Bộ Kinh, Ngạ Quỷ Sự. Chuyện số 34. Những quán quyết gian dối)

Như vậy, qua những dẫn chứng từ những bài kinh thuộc tạng kinh Pali, Phật Giáo Nguyên Thủy, việc thọ trì giới không ăn phi thờivô cùng quan trọng, là giới cốt yếu, giới quyết định, và thật đúng như Thầy Tuệ Sỹ thuyết giải, sự thọ trì bát quan trai giới là sự thọ trì giới không ăn phi thời, là giới trưởng tịnh, và khuyên quý pháp hữu một khi thọ trì bát quan trai, thì phải kiên tâm giữ giới không ăn phí thời, từ chối ăn phi thời, không ăn cháo loãng, uống ngũ cốc vv hay bất kể dạng thức thực phẩm nào khác sau ngọ.

Tâm Tịnh

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp pháp giới chúng sanh

Đồng sanh Tây Phương Tịnh Độ

 


[i] Sự thọ trì bát quan trai giới chính là thọ trì sự không ăn phi thời. Những nghi thức khác, như cúng dường ngọ trai, hay tụng kinh, bái sám, chỉ là các hình thức hỗ trợ cho giới thể được vững mạnh. Đó không phải là những điều cốt yếu trong sự thọ trì bát quan trai giới.

Giới này cũng được gọi là giới Trưởng tịnh. Vì sao? Ý nghĩa cũng đơn giản thôi. Người , sự ăn và sự uống là một phần của sự sống cho nên không cảm thấy có gì khác lạ trong sự ăn uống hằng ngày. Nay thọ trì trai giới, ý thức rằng từ trưa nay cho đến sáng mai, mình không ăn và chỉ uống những thứ được quy địnhnhư pháp; do đó mà trong tâm thường trực hiện hành một năng lực phòng hộ, tránh không ăn phi thời. Năng lực này làm nền tảng, cũng là làm chất xúc tác, để cho năng lực phòng hộ của các giới khác tự nhiên luân lưutăng trưởngDo đó, nếu người thọ trì giới bát quan trai mà ăn phi thời, thì thể của trai giới tự động hủy.

Đa số người thọ giớithói quen ăn chiều nên muốn được châm chước. Tức là xin được ăn cháo, hay các thứ bột ngũ cốc cho đỡ đói. Làm như vậy thì sự thọ trì trai giới không còn ý nghĩatrì giới, mà chỉ là việc làm lành để cầu phước thôi. Thật ra, nhịn đói một ngày, chẳng thiệt hại gì. Trái lại, nếu tập nhịn được, người thọ trì sẽ thấy ích lợi vô cùng của giới pháp này. Tất nhiên, chỉ những ai có hành mới có hiểu.

 

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

Nguồn Tham Khảo

1)      Bát Quan Trai Giới. Hòa Thượng Tuệ Sỹ. Thư Viện Hoa Sen. On line available https://thuvienhoasen.org/a2794/bat-quan-trai-gioi

2)      Trường Bộ Kinh. 1. Kinh Phạm Võng. Tụng Phẩm Thứ Nhất. Tiểu Giới. Đoạn 10. Việt văn: Hòa Thượng Thích Minh Châu. Online available: https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong01.htm

3)      Trường Bộ Kinh. 2. Sa-môn Quả. Đoạn 45. Việt văn: Hòa Thượng Thích Minh Châu. Online available https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong02.htm

4)      Trung Bộ Kinh. 36. Đại Kinh Saccaka.Việt văn: Hòa Thượng Thích Minh Châu. Online available https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung36.htm

5)      Tăng Chi Bộ Kinh. Chương Tám Pháp. V. Phẩm Ngày Trai Giới. Việt Văn: Hòa Thượng Thích Minh Châu. Online available https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung36.htm

6)      Tiểu Bộ Kinh. Chuyện Tiền Thân Đức Phật (IV). Chương Tám. Phẩm Tám Bài Kệ. 421. Chuyện Người Hớt Tóc Gangamàla (Tiền thân Gangamàla). Việt Văn: Giáo sư Trần Phương Lan. Online available https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tieubo7/tb7-03.htm

7)      Tích Truyện Kinh Pháp Cú. II. Phẩm Không Phóng Dật. Phần 6: Cái Chết Của Sàmàvati và Màgandiyà, Các Chưởng Khố, Các Tỳ Kheo Và Vị Thần Cây.Chuyện của thần cây.Việt Văn: Thiền Viện Viên Chiếu. Online available https://www.budsas.org/uni/u-kinh-phapcu-ev/ttpc02a.htm

8)      Tiểu Bộ KinhTrưởng Lão Tăng Kệ. Chương 14 kệ. Kệ 670. Godatta. Việt Văn: Hòa Thượng Thích Minh Châu. On line available https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tieubo3/tb3-ta06.htm#14

9)      Tiểu Bộ Kinh. Ngạ Quỷ Sự. Phẩm III Tiểu Phẩm. 9 (34). Chuyện những quán quyết gian dối. Việt Văn: Giáo Sư Trần Phương Lan. Online available https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tieubo2/tb2-nq3.htm

10)  Tương Ưng Bộ Kinh, kinh số 3 –kinh số 13. Việt Văn: Hòa Thượng Thích Minh Châu

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18687)
16/01/2016(Xem: 15485)
06/10/2016(Xem: 15452)
17/12/2016(Xem: 25040)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.