Ý Nghĩa Đời Người

11/02/20245:03 SA(Xem: 2552)
Ý Nghĩa Đời Người
Ý NGHĨA ĐỜI NGƯỜI
Hòa Thượng TUYÊN HÓA 
Dịch giả: Thích Minh Định 
Tái bản lần thứ hai 
Ý Nghĩa Đời NgườiPDF icon (4)Ý Nghĩa Đời Người - HT Tuyên Hóa


Lời tựa

Quyển Ý Nghĩa Đời Người này, trước kia tên là Nhân Sinh Yếu Nghĩa, vì nghĩa chưa rõ lắm, nên đổi lại cho rõ nghĩa hơn. Cách đây cũng gần 20 năm, đã in ra bố thí, nhưng đã hết từ lâu. Năm 2017, sẽ tái bản để bố thíViệt Nam, cũng như các nơi nếu quý vị nào cần thiết thì liên lạc.

Quyển Ý Nghĩa Đời Người này rất thâm thuý, tuy cố H.T Tuyên Hoá thuyết giảng lời lẽ giản dị, mộc mạc, nhưng nghĩa lý rất cao thâm huyền diệu, đi vào tâm người. Nếu người tu học, đọc hết quyển sách này, y theo trong đó mà thực hành, thì sẽ ngộ được đạo ít nhiều ngay trong đời này, không cần phải tìm cầu đâu xa vời.

Đặc biệt cố Hoà Thượng nhấn mạnh về Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thành đó là: Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tư lợi, không nói dối. Sáu đại tông chỉ này cũng có thể nói là kim chỉ nam của người tu hành, dù xuất gia hay tại gia, đều lợi lạc vô cùng, nhất là thời đại ngày nay.

Bài mở đầu cố Hoà Thượng giảng về diệu lý Bát Nhã, phá chấp ngã và chấp pháp, trừ bốn tướng: Tướng ta, tướng người, tướng chúng sinh và tướng thọ giả. Kế đến cố H.T giảng về Thiền rất tỉ mỉ để người tu Thiền không sợ lầm đường lạc lối, không sợ tẩu hoả nhập ma, nếu cẩn thận y theo lời của Hoà Thượng dạy. Những bài sau nói về nhân quả ba đời, để người tu học thấu hiểu được « Tiền nhân hậu quả », trả nghiệp cũ, không tạo nghiệp mới, tu nhân tích đức, tài bồi căn lành, tu phước tu huệ, thì tương lai sẽ giải thoát giác ngộ.

Và điểm quan trọng nữa là Hoà Thượng khai thị, dù tu gì đi nữa, cũng phải trở về tự tánh của mình, soi xét tâm mình, cầu nơi chính mình, không nên tìm cầu chi xa vời, đạo ở ngay trước mắtcầu chi xa. Phần đông ngày nay, đa số tu học đều bỏ gốc theo ngọn, quên tâm Phật của chính mình, mà tìm cầu Phật ở những nơi phồn hoa đô thị ồn ào, chạy theo trào lưu, mà bỏ quên mất ông Phật thật của chính mình, thật là đáng thương xót.

lợi lạc chúng sinh, nên đầu năm 2017, sẽ tái bản để bố thí cho các Phật tử, nhất là ở Việt Nam, chưa có cơ hội đọc quyển Ý Nghĩa Đời Người này. Nguyện đem công đức này hồi hướng đến khắp pháp giới chúng sinh, nghiệp chướng tiêu trừ, trí huệ tăng trưởng, tinh tấn tu học, sớm được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Mùa Đông Bính Thân 2016 Dịch giả Thích Minh Định - Hằng Lý


Mục Lục
Lời tựa 
Năm Pháp Bình Đẳng 
Thiền Thất Khai Thị 
Diệu Dụng Của Sự Nhẫn Nhục 
Bạn Có Nghĩ Chân Chánh Tu Hành Chăng ? 
Không Cải Quốc Tịch 
Sinh Mạng Không Phải Là Tiền 
Ngồi Thiền Thì Ai Đánh Ai ? .
Ngồi Thiền Như Luyện Công Phu  
Quỷ Bức Thiền Sư 
Đạt Ma Tổ Sư Độ Chim Oanh Vũ 
Toạ ThiềnNhiếp Tâm  
Thu Thập Nhân Tâm 
Phật Căn Địa 
Kiên Nhẫn Hằng Tâm Lại Tham Thiền
Tiêu Diệt Nguồn Gốc Tật Ác
Thu Hồi Phóng Tâm 
Ngưng Bặc Vọng Tưởng 
Bắt Lấy Con Khỉ 
Nước Cam Lồ 
Đừng Muốn Nhanh 
Mượn Giả Tu Chân 
Tâm Thanh Thuỷ Hiện Nguyệt 
Biến Hoá Khí Chất Cải Tập Khí Tốt 
Cửa Khai Mở Trí Huệ
Không Cho Rằng Chứng Thánh Mới 
Tam Xa Tổ Sư 
Trì Giới Thanh Tịnh Như Trăng Rằm 
Tham Thiền Không Nên Bị Cảnh Chuyển 
Thuận Nghịch Đều Tinh Tấn 
Từ Bỏ Tâm Ý Thức.
Tám Gió Thổi Không Lay 
Mộng Huyễn Bọt Ảnh 
Tĩnh Toạ Trong Chốc Lát 
Lão Tăng Một Khi Ngồi 
Nhận Rõ Trách Nhiệm Làm Người 
Thanh Tâm Quả Dục 
Điều Phụ Con Khỉ 
Công Đức Tĩnh Toạ 
Tứ Thiền Không Phải Là Tứ Quả 
Tại Sao Vọng Tưởng Điên Đảo 
Nhìn Thủng Cảnh Giới Sáu Trần 
Cảnh Giới Nhị Quả A La Hán 
Pháp Thân Y Thực Thuỳ 
Mọi Sự Nhẫn Nhục Đều Chịu Được 
Khai Quang Thánh Tượng Bồ Tát 
Chân Linh Dung Hội Giáo Chủ 
Sáu Con Đường Vào Cửa Phật
Nghiệp Và Tình
Trở Về Cội Nguồn 
Lược Nói Phẩm Tịnh Hạnh 
Người Vì Tài Mà Chết 
Tham Thiền Minh Bạch Bổn Lai Diện Mục 
Năm Thìn Biến Hoá Khó Lường
Tứ Hoằng Thệ Nguyện
Tri Túc Thường Lạc 
Nhân Chi Sơ Tánh Bổn Thiện
Nguy Cơ Vong Quốc Diệt Chủng 
Biện Pháp Tốt Nhất Tiêu Trừ Chiến Tranh 
Mất Chỗ Nào Thì Tìm Chỗ Đó 
Vía Quán Thế Âm Bồ Tát Thành Đạo 
Tinh Khí Thần Là Tam Bảo Của Tự Tính 
Kệ Cảnh Chúng 
Tự Chuốt Lấy Diệt Vong 
Pháp Đại Tốt Nghiệp Điển Lễ 
Nguyên Nhân Thế Giới Hư Hoại 
Làm Sao Cứu Vãn Nền Giáo Dục
Kỷ Niệm Ngày Bố Tát Quán Thế Âm Xuất Gia 
Hoa Sen Mọc Trong Bùn 
Ngư Mục Hỗn Châu 
Niệm Phật Có Thể Khiến Cho Thế Giới Hoà Bình 
Chúng Ta Phải Học Mô Phạm Của Phật 
Ý Nghĩa Đạo ĐứcThực Tiễn 
Lão Thực Học Phật, Hưng Thạnh Chánh Pháp 
Mạng Người Vô Thường Trong Hơi Thở 
Làm Thế Nào Cứu Vãn Kiếp Vận 
Phật Pháp Không Rời Tâm Của Mỗi Người 
Phải Lạy Phật Trong Nội Tâm 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/12/2010(Xem: 48878)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :