Thư Viện Hoa Sen

Chương 6: An Lạc Cát Tường

28/01/201112:00 SA(Xem: 30166)
Chương 6: An Lạc Cát Tường

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
CON ĐƯỜNG AN VUI
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Phương Đông

Chương 6: An lạc cát tường
Giảng tại chùa Giác ngộ, ngày 24-02-2007
 Phiên tả: Đồng Minh

CÚNG “SAO” HAY CÚNG TRƯỚC?

Vừa rồi, một số Phật tử đến thăm và hỏi chúng tôi rằng: “Chùa thầy có cúng sao không?”. Chúng tôi cười trả lời: “Chùa không cúng sao mà cúng trước”. Các Phật tử ngạc nhiên không hiểu.

Sở dĩ chúng tôi sử dụng cách chơi chữ này là vào năm

1984 khi còn ở chùa Đại Giác, đến ngày cúng sao hội, mùng tám tháng giêng âm lịch, bá tánh đến chùa đông nghẹt làm nghẽn cả ba con đường. Chính quyền địa phương đến yêu cầu hòa thượng trụ trì không được cúng sao, yêu cầu giải tán. Hòa thượng đã trả lời: “Tôi đâu có cúng sao, tôi cúng trước ấy chứ. Anh không thấy bá tánh đang quỳ trước chùa, trước Phật đó à?”. Cho nên hôm nay, chúng tôi mượn cách chơi chữ của hòa thượng để nói lên rằng, chúng ta cúng trước những bậc thầy về đời sống tâm linh với tất cả lòng tôn kính.

Cúng trước” ở đây bao hàm hai nghĩa: Thứ nhất, khái niệm “trước” được sử dụng trong ngữ cảnh này như một nghệ thuật chơi chữ. “Sao” là sao trời nhưng tạm đọc chạy âm từ “sau” đối với “trước”. “Cúng trước” là đối trước Tam Bảo, bày tỏ lòng chí thành chí kính trước đức Phật, trước những lời dạy của ngài và trước những vị xuất gia chân chính. Thứ hai, về phương trình nhân quả, tất cả mọi hành động của con người, từ lời nói việc làm, cho đến những ý tưởng thầm kín bên trong liên hệ đến dòng cảm xúc, sự vận hành của tâm, có thể người khác không biết nhưng nó vẫn có những tác độngảnh hưởng tốt xấu đến cuộc sống. “Cúng trước” để ngăn chặn tiến trình nhân tạo ra quả xấu từ những hạt giống tiêu cực mình đã làm một cách vô tình hay cố ý trong quá khứ. Chờ đến khi nghiệp quả xấu đến rồi mới cúng thì không có tác dụng.

Đào giếng thích hợp nhất là trong giai đoạn còn sức khỏe. Chờ đến lúc khát nước rồi mới lấy cuốc đi đào và không biết mạch nước ngầm ở đâu, chúng ta sẽ chết khát trước khi việc đào giếng được hoàn tất. Người đệ tử Phật được gọi là giác ngộ ở chỗ hiểu được tiến trình của nhân với sự hỗ trợ của các điều kiện là duyên tạo ra quả. Do đó tất cả mọi diễn biến của cuộc đời từ tốt đến xấu, hạnh phúc đến khổ đau, hên và xui đều do chính con người tạo ra. Không bao giờ có sự ngẫu nhiên hay định mệnh được an bày sắp đặt bởi một thần linh nào đó.

Hiểu được sự vận hành của nhân quả, chúng ta có thể tạo ra một khoảng cách để thông qua đó ngăn chặn được tiến trình trổ quả của nhân. Các nhân xấu thường được trổ trong tình huống “họa vô đơn chí”. Khi phước lực của bản thân bắt đầu giảm thì các hạt giống xấu có điều kiện để trăm hoa đua nở làm chúng ta thất điên bát đảo, khổ đau cùng cực, hết việc này đến việc khác đổ dồn mà nhà Phật gọi là “đổ nghiệp”, tức là nghiệp làm ta bị đổ ngã trong hạnh phúc.

Có những việc xảy ra tưởng chừng như tình cờ nhưng lại là một tiến trình tất yếu của quả và nhân. Do đó cúng để tạo ra hạt giống công đức và phước báu sẽ khống chế quả xấu trước khi nó được trổ ở một mức độ mà mình có thể làm chủ được. Chúng ta cúng tấm lòng của mình đến với con ngườicuộc đời thông qua các hoạt động từ thiện, làm những việc nhân nghĩa là ta tạo được một liên minh của an vui hạnh phúc. Liên minh đó là nguồn năng lực bảo hộ giúp chúng ta vượt qua những sóng gió, thăng trầm, vinh nhục trong cuộc đời.

Nhà Phật không bao giờ cho rằng có những ngôi sao chiếu mệnh quyết định sự hên xui may rủi trong cuộc đời, mặc dù trong dân gian người ta vẫn còn thấy hình thái cúng sao tại các chùa. Sự chiếu mệnh dẫn đến hai tiến trình khổ và vui là do hành động chính con người tạo ra. Mỗi hành động

là một ngôi sao đưa đường dẫn lối, xúi dục mà hậu quả của nó mang lại khổ đau hay hạnh phúc. Tất cả đều do chúng ta với những hành động có ý thức hoặc vô ý thức. Nói như vậy không có nghĩa là mỗi năm vào ngày mồng tám tháng giêng, các Phật tử không nên đến chùa cúng. Cứ ghi danh cầu an, cầu siêu ở các chùa nhưng đừng nghĩ rằng mình đang cúng cho các sao ở một phương trời nào đó. Khi tấm lòng chúng ta phát khởi tâm thiện ích, năng lượng của tâm thiện ích này tạo ra tần sóng tâm thức làm đảo ngược tiến trình nhân quả. Nếu hạt giống bản thân đã gieo trồng trong quá khứ là xấu, nó có thể thay đổi thông qua tiến trình của sự thay thế một cách tất yếu và tự nhiên. Do đó, đừng bận tâm bởi sao tốt, sao xấu. Việc tốt xấu, hên xui, may rủi theo dân gian, nó có mặt với tất cả mọi người, không ở góc độ này thì cũng ở góc độ khác.

Có lần, một Phật tử nam đến hỏi chúng tôi: “Thưa thầy, năm nay con bị tam tai, làm sao để giải hạn? Con tuổi Hợi mà theo bói toán thì năm này heo bị thiêu nên vận mạng có lẽ xấu lắm”. Chúng tôi mới trả lời: “Đừng lo, năm nay hai mươi lăm tuổi là năm bồ nhà. Cậu tuổi Hợi, năm nay năm Hợi nên gọi là bồ nhà. Đá banh sân nhà luôn chiến thắng. Vì là năm của mình nên sẽ vượt qua”. Chúng tôi hỏi tiếp: “Năm ngoái cậu gặp xui phải không?” Cậu ngạc nhiên: “Vâng đúng vậy, sao thầy biết?Chúng tôi lại hỏi: “Trước năm ngoái cũng xui phải không?” Cậu ta lại ngạc nhiên lần nữa: “Đúng”. Chúng tôi mới nói: “Năm nay cậu sẽ không có điều xui nào cả. Hãy an tâm mà sống một cách thản nhiên với những việc làm lành tạo phước, có công đức thì mọi việc đều sẽ qua”.

Điều rủi và những điều không như ý diễn ra hằng năm, tháng, ngày, giờ có những lúc chúng ta nhớ nhưng cũng có khi ta không để ý. Vì không nghĩ đó là năm tuổi nên chúng ta không để ý đến những điều không may, thành ra “” trở

thành “không”. Xem bói toán thấy năm nay gặp hạn, chúng ta bắt đầu để ý để tứ, đôi lúc chuyện trục trặc nhỏ, nhỏ hơn mấy năm trước mà lại ghi nhớ rất kĩ, từ đó hình thành tiến trình quy nạp dân gian ngộ nhận rằng năm tuổi là năm làm ăn buôn bán không thành tựu.

Thế giới phương Tây không tin vào mười hai con giáp của Trung Hoa và Việt Nam. Có nhiều hệ thống bói toán trên thế giới có con bò cạp, con voi, con thỏ,… Nếu tính năm tương đương của những con vật này ứng với tuổi con heo và mười một can giáp, can chi còn lại, rồi làm một so sánh nhỏ sẽ thấy rằng thế giới phương Tây giàu về kinh tế và vật thực hơn Châu Á rất nhiều. Họ đâu hề cúng sao, đâu hề kiêng cữ tam tai, sát chủ, trùng tang, ly tán, ấy thế mà vận mệnh của họ vẫn tốt hơn những người Châu Á, bởi vì họ biết cách thức làm ăn theo quy luật cung cầu. Đó là một tiến trình nhân quả trong kinh tế. Thế giới Châu Á tiếp nhận tuệ giác của đức Phật nhưng lại không triển khai triệt để tuệ giác đó trong mọi lĩnh vực của cuộc sống từ kinh tế, chính trị, văn hoá, lịch sử,… Mọi ngành nghề đều gắn liền với nhân và quả.

Quan tâm sao chiếu mạng nhiều chừng nào thì niềm tin mê tín tăng trưởng chừng đó, nỗi khổ niềm đau theo đó xuất hiện. Người đệ tử Phật không nên tin vào những quan niệm dân gian này. Tất cả những việc xấu nếu có, phải trổ quả không thời điểm này thì cũng thời điểm khác. Người đệ tử Phật cần huấn luyện bản lĩnh chấp nhận sống đối diện và hoà mình với nó thì mới vượt qua được. Chạy trốn sẽ gặp tình trạngtránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, đó là chưa nói đến tiến trình của nhân quả giống như ngân hàng cho vay nợ, càng để lâu, lãi suất càng gia tăng. Tuổi thanh xuân trai tráng còn đủ năng lực chịu đựngvượt qua, nhưng lúc gần đất xa trời, một nghiệp nhân xấu trổ quả, người đó sẽ không chịu nổi.

Cứ thản nhiên trước tiến trình của nhân quả thì không có một điều xấu nào có thể khống chế ta, đó là triết lý sống trong đạo Phậtđừng lo sợ nỗi khổ trong tương lai mà hãy gieo trồng các hạt giống hạnh phúc của hiện tại”. Nỗi lo sợ điều bất hạnh sẽ diễn ra với mình làm cuộc sống trở nên bất an. Bản chất của bình an nằm ở sự cảm nhận các giá trị đang hiện hữu với bản thân trong hiện tại. Bình an bao gồm hai góc cạnh quan trọng, đó là an lạccát tường.

AN LẠC THÂN TÂM

Trong kinh điển Phật giáo, an lạc được hiểu theo hai nội dung: Tâm bất động gọi là an, tâm không phiền não gọi là lạc. Huấn luyện trạng thái tâm thức không bị dao động trước mọi thăng trầm biến cố của cuộc đời thì đó là sự tĩnh tại và an nhiên của tâm, giá trị hạnh phúc nhờ đó mà thành tựu.

Phiền não là khái niệm tâm lý học Phật giáo ám chỉ các hoạt dụng tâm lý làm thất điên bát đảo từ cảm xúc, nhận thức đến hành vi mất kiểm soát. Chuyển hoá các hoạt dụng tiêu cực đó, con người được gọi là an lạc hạnh phúc. Bản nhiệt kế của dòng cảm xúc lúc thăng lúc trầm hoàn toàn lệ thuộc vào tính điều kiện. Mắt nhìn hình tượng màu sắc thông qua giải trí du lịch phim ảnh, tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, tất cả các giác quan và các đối tượng của nó đều có thể cung ứng trạng thái hưng phấn mà người ta thường đồng hóa nó với hạnh phúc. Hạnh phúc theo dân gian, theo cuộc đời chính là sự hưng phấn của các giác quan, nhưng nhà Phật bảo rằng đó không phải là hạnh phúc mà là sự kích thích tạo ra ảo giác qua tiến trình phản ứng hoá chất ở não trạng.

Bản chất của hạnh phúc theo nhà Phật là sự quân bình và làm chủ được tiến trình thăng trầm của cảm xúc. Làm chủ cảm xúc là làm chủ được vận mệnh, huấn luyện tâm vượt lên những

thăng trầm của cảm xúc được gọi là an lạc. Tất cả phải qua tiến trình nỗ lực có nghệ thuật. An lạc bao gồm bốn nội dung:

Thân an lạc hạnh, chữ “hạnh” được hiểu theo nghĩa hành động diễn ra có ý thức, tức là chủ ý hướng về điều đạo đức để mang lại giá trị an vui cho bản thân. Chẳng hạn, nói “cô A có đức hạnh” có nghĩa rằng cô A sống đạo đức, đàng hoàng, đứng đắn, có tư cách, có phẩm hạnh chứ không phản ánh một nghĩa cử đơn lẻ nào đó. Hành động đơn lẻ biểu thị sự ngoại giao tốt trước quần chúng nhưng có thể không tốt sau lưng quần chúng. Hành động đơn lẻ chỉ mang tính tương đối trong khi đó, hạnh là một chuỗi dài có ý thức được huấn luyện trước mọi người cũng như khi ở một mình, tư cách người đó không hề thay đổi.

Đức Phật dạy rất rõ, thay vì ước nguyện an lạc thì hãy hành động như một nết hạnh để tạo sự an lạc. Hành động ở đây phải được thể hiện rõ bằng tay, chân, thân thể. Nếu định nghĩa đạo Phật bằng ngôn ngữ xã hội học và tâm lý học thì có thể nói đạo Phậttôn giáo thiết lập chủ nghĩa hành động đạo đức. Con người muốn được an vui hạnh phúc thì hãy dấn thân làm điều thiện ích. Nguyện cầu, mong mỏi mà không làm gì cả sẽ dẫn tới tình trạngcầu bất đắc khổ”, mong mỏi càng nhiều chán nản thất vọng càng cao. Thân an lạc với chuỗi dài nỗ lựcchuyển hóa có thể được thể hiện bằng nụ cười, hơi thở, an tọa, kinh hành với chánh niệm và tỉnh thức.

Có mặt tại chùa, phải ngồi xếp bằng an tọa, nhiều Phật tử thanh niên cảm thấy không thoải mái thậm chí tê chân khó chịu khi mặc quần bó sát. Giới trẻ thường thích ăn mặc đẹp, thích ngồi êm dịu, ghế có chỗ dựa, đến khi phải an tọa, ngồi vững chãi, không chao đảo trong tư thế một hoa sen ở khoảng thời gian khá lâu để đạt mục đích tâm linh thì họ cảm thấy như ngồi trên đống lửa. Lúc đó họ có khuynh hướng

thay đổi tư thế ngồi hoặc đổi nó bằng tư thế đi. Nếu phải đi hoặc làm những công việc liên hệ đến sự đi thì nhà Phật dạy, hãy đi trong tư thế thiền hành hay kinh hành, tức là giữ hơi thở, nụ cười ở trạng thái nhẹ nhàng, thong dong. Cái đó được gọi là thân an lạc hạnh, tạo chất liệu an lạc hạnh phúc của thân, ngăn ngừa bạo động, xây dựng, vun đắp, tưới tẩm mang đến hạnh phúc cho cuộc đời.

Ai cũng có hơi thở ra vào nhưng do công việc và sức ép của cuộc sống, đôi lúc chúng ta thở mà không ý thức được hơi thở đang ra và vào. Chúng ta thở hổn hển, thở gấp gáp sẽ không đủ đưa dưỡng khí oxi vào buồng phổi nuôi dựng máu, tế bào và quá trình trao đổi chất, làm cho mỗi phút giây sự sống ta cảm nhận được chất liệu an vui.

Hãy huấn luyện hơi thởý thức trong khi làm việc, vừa làm vừa hít thở thật sâu, nhẹ nhàng, không tạo cưỡng lực trong hơi thở và không tạo sự gò ép trong tiến trình của thở. Khi đó chúng ta sẽ cảm thấy thân an, các căng thẳngsức ép của cuộc sống sẽ giảm. Với năm mười phút giải lao, thay vì ngồi tâm sự, giải bày chuyện ngày xưa ngày nay của ông này bà nọ, thì hành giả hãy tận dụng thời gian để đi bách bộ bằng tư thế thiền hành, vận động với hơi thở thư thái ra vào thì không gian thay đổi tạo nên tiến trình thay đổi tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý. Điều đó rất cần thiết để tạo ra chất liệu an vui.

Mỹ, Pháp và các quốc gia phát triển nói chung, số người giàu tự tử mỗi năm khoảng vài chục người vì họ bị bế tắc, không biết nuôi dưỡng hơi thở và nụ cười. Nụ cười trên đôi môi, gương mặt có tác dụng giảm căng thẳng. Công việc bộn bề dễ tạo lòng sân, quạu quọ, cau có, khó chịu, khi đó dù chỉ nghe một lời trách móc nho nhỏ, người ta dễ nổi bồ đề gai, mất hết hạnh phúc. Cũng những lời trách móc như thế, nếu nói trong thời điểm không căng thẳng thì người ta có thể cười

xòa hoan hỷ. Do đó, thực tập nụ cười là cần thiết. Khi nghe những lời nói mang tính “thọc gậy bánh xe”, phải biết rằng nếu phản ứng thái quá sẽ biến mình trở thành nạn nhân của cái tôi đang bị chọc tức.

Về phương diện kinh tế, nụ cười có giá trị mang đến sự hưng thịnh; về phương diện sinh học thì sức khỏe của cơ thể tạo ra tiến trình thay đổi làm mới. Nhà Phật dạy nương vào giá trị nụ cười hơi thở để tạo chất liệu an lạc của thân, gọi là an tịnh thân hành. Sự vận động của thân thể với các hành động đi đứng nằm ngồi co duỗi trong lúc ngủ và thức, người ta thường bỏ quên sự hiện hữu của ý thức. Thân một chỗ, tâm một nơi và do đó sự hiện hữu trọn vẹn của chúng ta bị đánh mất.

Bản chất của hạnh phúc với sự an tịnh thân hành nằm ở chỗ thân tâm cùng song hành, cùng hiện hữu. Có mặt ở chùa với tư thế ngồi như đóa hoa sen nhưng tâm du hành mười phương thì sự có mặt đó không phát huy hết năng lực tâm linhtỉnh thức. Để được an tịnh thân hành, chúng ta nên khóa công việc ở ngay chỗ nó phát xuất. Cũng như hầu hết chúng ta sau khi rời công sở thì mọi công việc phải được khóa lại, không mang chúng về nhà, không kèm chúng theo các mối quan hệ vợ chồng cha mẹ con cái. Được như vậy, sinh hoạt gia đình mới được hiện hữu một cách trọn vẹn.

Thế giới phương Tây đang bị khủng hoảng bởi ly dị, vì thời gian dành cho nhau quá ít. Vợ chồng đôi lúc gặp nhau chỉ vài giờ, cha mẹ con cái tiếp xúc nhau chỉ dăm ba chục phút. Hạnh phúc trong tình thân và tình thương giảm đi vì không được đầu tư giây phút trọn vẹn. Chúng ta ôm công việc về nhà làm cho thời gian sinh hoạt gia đình bị choán chỗ. Tương tự khi có mặt ở công sở, đem công việc gia đình vào sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và năng lực lao động. Huấn luyện hơi thở nụ cười và ý thức sự hiện hữu của bản thân

trong từng công việc chân chính sẽ làm cho mình có được an lạc trong đời sống.

AN LẠC LỜI NÓI

Khẩu an lạc hạnh là nghệ thuật huấn luyện sự an lạc thông qua cách thức giao tế. Tuy nhiên, nếu chỉ sống thông qua sự giao tế thì chất liệu an lạc hạnh phúc và sở đắc nhân tâm chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Trái tim hiểu biết, bao dung, thông cảm, tha thứ và tấm lòng thật sự trong các mối quan hệ mới làm ta phát ra ngôn ngữ chân tình. Dù là người vụng về, nói không suông câu tròn chữ nhưng trong cách biểu đạt, ta cảm nhận sự gần gũi thân thương. Những lời hoa mỹ bóng bẩy, nhưng thiếu trái tim trong mối quan hệ, không thể làm an lạc cho bản thân huống hồ cho người khác. Nghệ thuật huấn luyện khẩu an lạc hạnh theo nhà Phật là tạo chất liệu từ bi khi phát ngôn. Chất liệu từ bi đó tự động làm cho ngữ điệu của lời nói được phát ra theo tần sóng âm mà người nghe có cảm giác thích thú thăng hoa, muốn nghe hoài, dù người nói có thể không văn chương chữ nghĩa gì cả.

Huấn luyện khẩu an lạc hạnh là để tạo ra tiến trình truyền thông giữa ta và người. Nhu cầu truyền thông được xem như phương tiện độc nhất mà con người có thể so với các loài động vật. Loài cá heo thông minh nhất với chỉ số cao gấp ba lần con người, nhưng chúng không làm chủ được thế giớivận mệnh, bởi vì phương tiện truyền thông của chúng quá ít. Tiếng kêu và âm vang của nó chỉ biểu thị các sắc cảm của tâm ở mức độ rất đơn giản. Các loài động vật còn lại cũng đều có hệ thống ngôn ngữ truyền thông nhưng rất giới hạn. Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ khác nhau được gọi là phương ngữ. Nếu gom hết tất cả các phương ngữ cho hàng trăm quốc gia trên địa cầu thì có đến hàng ngàn ngôn ngữ với hệ thống truyền thông hoàn chỉnh.

Để mang lại sự an vui cho người khác thì đừng câm như hến. Phải nói cho người khác biết rằng mình đang thương họ, vì đâu phải ai cũng có linh cảm và nhạy bén để cảm nhận được các ngôn ngữ thân thể qua ánh mắt nụ cười, cử chỉ giao tế. Nhiều bậc cha mẹ thương con nhưng lại không thể hiện ra bằng ngôn ngữ, trong khi chúng có lỗi lầm thì lại la rầy. Sự truyền thông trong tình huống này gây bức xúc tâm lý và là nỗi niềm không vui, trong khi đó sự thương yêu lại được giấu kín trong tâm. Cuối cùng con cái có thể mặc cảm và có khoảng cách rất lớn với sự nghiêm nghị, khắt khe của cha mẹ. Do đó cần phải khai thông cảm xúc bằng sự truyền thông ngôn ngữ. Sự truyền thông đó để mang chất liệu hỉ xả, bao dung, hoan hỉ thì phải có trái tim của lòng từ bi. Lúc đó sự biểu đạt mới hồn nhiênthoải mái, bằng không nó sẽ trở thành ngọt mật chết ruồi làm người khác chết điêu chết đứng.

Bản chất của lời nói ái ngữ tỉ lệ thuận với ngữ điệu của sắc thái. Ví dụ, người chồng làm việc vất vả trở về nhà muộn. Có nhiều cách hỏi chồng: “Ông làm gì mà giờ mới về? Có biết cơm canh nguội hết rồi không?”, sắc âm và ngữ điệu trong trường hợp này là sự hờn trách, dĩ nhiênvẫn có tình yêu, sự chăm sóc lo lắng nhưng không tạo ra phản ứng thoải mái về phương diện cảm xúc cho người được quan tâm, và nó lập tức trở thành sự trói buộc. Trong khi “Ông có mệt không? lấy khăn nóng này rửa mặt rồi ăn cơm”, với câu nói chân tình thì người chồng mỏi mệt cảm thấy nhẹ nhõm ngay tức khắc, mọi căng thẳng lập tức tan biến.

Đó là chưa nói đến ngôn ngữ và cách biểu đạt ngôn ngữ. Khi ai đó dùng những từ ngữ khó gây cảm tình là bởi vì họ thiếu sự huấn luyện bằng trái tim thật sự. Những lời khuyên, lời giáo dục, sự truyền bá kiến thức đều có thể thiệt lập bằng hạt giống của khẩu an lạc hạnh. Khái niệm “khẩu” ngày nay

còn được hiểu qua các hình thái văn chương, thi phú, inter- net, email, thiệp điện tử, thiệp chúc tết và các cách thức chạm trổ điêu khắc văn hóa nghệ thuật khác nhau. Mỗi loại hình là một hệ thống ngôn ngữ có cách giải mã riêng để truyền thụ một thông tin hay một thông điệp nào đó.

Loài hoa cũng có ngôn ngữ. Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu thương sự dịu mát, và các loài hoa khác cũng vậy. Mỗi nền văn hoá có hàng loạt các hệ thống của biểu tượng và phải giải mã đúng ý nghĩa biểu tượng của nó thì mới có thể thấy được nghệ thuật truyền thông của người xưa và nay vẫn giống nhau ở tấm lòng. Thông qua miệng và các hình thái ngôn ngữ thay cho miệng, do đó chúng ta phải học để tìm những cách biểu đạt sự an lạc.

AN LẠC TÂM Ý

Ý an lạc hạnh là sự hoan hỷ của tâm. Ý thức rất quan trọng, bởi vì nó đạo diễn cho hành vi của thân thể, sự vận động đi đứng nằm ngồi, sự làm việc của tay chân. Nếu thiếu quá trình huấn luyện tạo chất liệu an vui hạnh phúc của tâm, dù chúng ta có nở nụ cười ngoại giao thì trong nụ cười đó vẫn ẩn chứa gượng gạo, không trọn vẹn, đôi khi “cười ra nước mắt”.

Đó là những nỗi đau mà chúng ta phải bật cười, nhưng mỗi tích tắc trôi qua, các giọt máu của nỗi bất hạnh lại nhỏ xuống. Hoặc có những điệu cười khô khốc đến mức tắt lịm cõi lòng dẫn đến thái độ thất vọng, buông xuôi vận mệnh theo chiều gió mà sự kiểm soát của nó có thể dẫn đến phương trời vô định. Đến khi thức tỉnh thì tiến trình hồi đầu đã quá muộn màng. Do đó điều quan trọng nhất là làm thế nào để có được sự an lạc của tâm mà nhà Phật gọi là “an tịnh tâm hành”.

Sự vận hành của dòng ý thức, cảm xúc, sở thích, phản ứng thói quen, các quán tính hành động phải được quan sát

bởi vì nó rất vi tế. Cõi tâm thức con người gồm hai lớp ẩn và hiện. Lớp hiện bên ngoài rất dễ phát hiện, vì nó là hoạt dụng của ý thức. Lớp tiềm ẩn bên trong là gốc sâu kín của tâm thức mới khó vượt qua.

Chỉ cần thực tập tụng kinh, thiền hành, huấn luyện hơi thở nụ cười, thực tập các phương pháp quán niệm, làm các việc lành với tinh thần vô ngã vị tha, chúng ta có thể chuyển hóa được lớp bề mặt nổi của ý thức một cách dễ dàng. Hoặc thông qua giáo dục đạo đức thông thường, chúng ta vẫn có thể đạt được ở mức độ nhất định nào đó. Nhưng đối với tiến trình của sự chuyển hóa dòng tâm thức bên trong thì không đơn giản như vậy.

Nhiều người có khả năng đem lại niềm vui cho kẻ khác nhưng lại không có khả năng đem lại niềm vui cho chính mình, bởi vì họ không biết nghệ thuật chăm sóc dòng cảm xúcnhận thức của bản thân. Do đó, để có được trạng thái tâm thức an lành, thì phải làm cho tâm được an tịnh, nghĩa là các phiền não của lòng tham sân si phải được lắng dịu. Đây là ba năng lực phổ biến của tâm lý. Nơi nào có quá nhiều lòng tham thì nơi đó mất sự kiểm soát và tiến trình lao theo nó dẫn ra hệ lụy của nỗi khổ niềm đau. Dĩ nhiên ở đây đề cập đến lòng tham của những cái không có ý nghĩagiá trị trong cuộc đời. Sân hận có thể dẫn đến sự đập phá bạo động, giết chóc, chiến tranh, làm cho mối quan hệ tình người trở nên căng thẳng và mỏi mệt. Cần huấn luyện để nó không còn là cái gút trong cảm xúc chúng ta.

Lòng si mê lại còn nguy hiểm hơn, vì mức độ phức tạp của nó. Theo nhà Phật, sự si mê không được đồng hóa với sự thiếu kiến thức hay học thức. Các nhà bác học, giáo sư, kỹ sư, bác sĩ... học vị, học hàm rất cao vẫn có thể là những người si mê khi không làm chủ được tâm và hành động của mình. Hoặc bất kỳ ai không hiểu sự vận hành của nhân quả và bản

thân mọi sự vật hiện tượng, lại tin vào thần linh, thượng đế, vận mệnh, hên xui may rủi đều được gọi là những người thiếu tuệ giác, bị si mê khống chế. Cho nên, để có được một tiến trình của ý an lạc hạnh, chúng ta cần phát huy chuyển hóa cảm xúcnhận thức.

THỆ NGUYỆN AN LẠC

Thệ nguyện an lạc hạnh rất quan trọng. Mùng tám tháng giêng âm lịch hàng năm, số lượng Phật tử đến chùa gia tăng tùy theo không gian, diện tích từng ngôi chùa. Người ta đến nhằm cầu nguyện một năm hanh thông, hạnh phúc, và phát đạt. Lời cầu nguyệntác dụng ban đầu như một trong những tâm lý trị liệu. Khi chúng tađiểm tựa tâm linh thông qua một tôn giáo nào đó, chẳng hạn đạo Phật, chúng ta tin rằng có Bồ Tát Quan Thế Âm thương yêu, tha thứ, lắng nghe.

Chúng ta gửi gắm ước muốn của mình, lòng cảm thấy thư thái nhẹ nhàng. Gửi gắm trái tim mình cho đức Phật để có được những giá trị trị liệu ở mức độ an ủivượt qua. Nhưng đến với đạo Phật chỉ chừng đó là chúng ta chỉ mới tiếp xúc được với tín ngưỡngtôn giáo, trong khi cái mà đức Phật đem đến là viên kim cương của đời sống an lành thật sự đòi hỏi đến sự tu tập, hành trì, làm phước, tu đức và huấn luyện tâm.

Tại sao sự thệ nguyệnphát nguyện lại làm cho con người được an lạc? Khi chúng ta cung kính dâng hương, chùm hoa quỳ trước đức Phật, mong mỏi bản thân, cha mẹ, người thân tai qua nạn khỏi, sở nguyện tùy tâm, cát tường như ý; hoặc tưởng nhớ về cha mẹ, ông bà tổ tiên đã quá vãng, đồng thời bày tỏ tấm lòng của người con cháu hiếu thảo. Những ước nguyện đó rất đẹp. Hoặc nhiều người cầm bó hương đến khấn vái: “Mong mẹ Quan Âm phù hộ cho con

trúng số độc đắc. Con sẽ thưởng lại cho bà một phần và sẽ xây cất một ngôi chùa”. Giá trị của tất cả lời nguyện cầu và những lời thề thốt đó chỉ có ở mức độ đơn giản, vì chúng ta như một chủ thể lấy mình làm trục xoay, cầu cho bản thân và người thân, yếu tố của lòng ích kỷ theo đó mà bắt đầu xuất hiện, làm tâm mình nhỏ bé. Phát nguyện bằng tâm nhỏ bé thì hạt giống này sẽ không thể tạo chất liệu an vui cho bản thân. Do đó nhà Phật mới dạy là hãy thệ nguyện hay phát nguyện hơn là cầu nguyện.

Đối tượng của lòng phát nguyệnmọi người mọi loài, dĩ nhiên bao gồm cả bản thân và người thân. Khi chúng ta mở tâm mình thì ý nghĩa vô ngã vị tha có mặt trong hành động của tâm thức, giá trị của nó dù muốn hay không cũng mang lại những điều tốt đẹp cho bản thântha nhân một cách lâu dài. Đệ tử Phật nên thực tập thay thế sự cầu nguyện bằng phát nguyện, điều đó tạo hành động hạnh nghiệp của hạnh phúc và an vui.

Các buổi lễ đại trai đàn chẩn tế giải oan bình đẳng thường được diễn ra để cầu nguyện cho các oan hồn uổng tử, chết đau khổ với uất hậnthù hằn trong các cuộc chiến với hai phe ý thức hệ khác nhau, những cái chết do sóng thần, động đất, thiên tai, lũ lụt, những chứng bệnh nan y, cái chết do tai nạn, do bạo động... Chúng ta phát nguyện mong cho tất cả hương hồn quá vãng được siêu sinh, bởi vì trong thế giới cõi âm, mỗi niềm uất hận sẽ trở thành một tiến trình của khổ đau, mỗi sân hận sẽ trở thành một dây xiềng xích của bất hạnh. Thế giới cõi âm nếu không yên thì cõi dương khó lòng yên được.

Với các ý thức hệ chính trị khác nhau, những người nằm xuống vì quê hương dân tộc có thể để lại cho người còn sống lòng biết ơn nhớ tưởng, ghi công tạc dạ, từ đó sự hận thù

càng lan truyền phổ biến và khó nguôi ngoai. Do đó, giải phóng hận thù giữa các phe phái sau khi con người qua đời là nhu cầu không thể thiếu, thân bằng quyến thuộc của các hương linh này có dịp ngồi lại với nhau trong thương yêu hiểu biếttha thứ. Không nên lan rộng nỗi khổ niềm đau cho những người mà cuộc sống của họ hiện nay không trực tiếp liên hệ với nỗi khổ niềm đau của quá khứ.

Trong hận thù, khuynh hướng người ta thường liên kết, hay còn gọi là tạo liên minh. Người vợ uất hận người chồng không chung thủy, buộc con cái đứng về phía mình chống lại cha nó, hoặc ngược lại. Tính chất tạo liên minh cảm xúc gây biết bao nỗi bất hạnh trong cuộc đời. Do đó chúng ta cần giải phóng và khoanh vùng dòng cảm xúc không vui, đừng để nó lan ra lây cho người khác. Sự khoanh vùng nỗi khổ niềm đau, làm cho chúng không sinh sôi nảy nở gắn liền với sự phát nguyện, phát nguyện mong thế giới thanh bình, mọi uất hận của người còn sống dưới ảnh hưởng của các hệ chính trị, liên minh kinh tế và liên minh các quốc gia được xóa bỏ.

Hội nghị APEC năm 2006 giúp Việt Nam mở cánh cửa tương lai với vận hội mới về sự phát triển và thịnh vượng kinh tế. Rất nhiều nguyên thủ các quốc gia đến dự. Báo chí đưa tin, tổng thống Bush cùng nhiều quan chức khác đã đến dự lễ ở nhà thờ Hà Nội vào ngày chủ nhật. Họ nhận thấy nhu cầu tâm linh và sự nguyện ước những điều tốt lànhgiá trị trị liệu rất lớn. Giá trị đó không chỉ đơn thuầntín ngưỡngtôn giáo, mặc dù nó chỉ giới hạn chừng đó đối với các tôn giáo khác. Phật giáo vượt lên trên ở nghệ thuật trị liệu tâm lý. Chúng ta muốn tâm được bình an thì cần cầu nguyện cho cả cõi âm được siêu thoát. Nỗ lực cầu cho cõi âm không chấp trước vào thân thể vật lý thì họ mới có thể ra đi một cách nhẹ nhàng.

Khi uất hận của những người quá cố được tháo gỡ thì uất hận của những người còn sống được tháo gỡ theo. Đối với nền văn hóa Châu Á, việc chăm sóc người quá cố đồng nghĩa chăm sóc người còn sống, bởi vì hạnh phúc của người còn sống gắn liền với cái chết của người quá cố. Chúng ta nhớ ông bà tổ tiên, hàng năm đến ngày giỗ mong ông bà về hưởng niềm vui cùng con cháu.

Sự kỳ diệu đó mở ra một phương trời hiểu biết, thiết lập tình thương yêu, xóa mọi hận thù. Tiến trình quay về sau các cuộc chiến là một thách đố rất lớn. Nếu cuộc chiến được nhân danh công lý, nhân danh chủ nghĩa yêu nước thì cái chết đó được đắp đổi bằng rất nhiều hận thù và mỗi một đường tiến đến của nó sẽ tạo ra lực li tâm làm hai bên ngày càng xa tít mất hút lẫn nhau, đường quay trở về là một nỗ lực của lòng từ bi.

Người sống quay trở về, hãy bước qua các xác chết của người thân ruột thịt đứng từ hai phe ý thức hệ khác nhau. Một người nằm xuống để muôn người được sống, điều đó đã được tổ quốc ghi công. Người còn sống cũng không nên nặng nề không giải tỏa được. Hãy quay lại nhìn nhau, mạnh dạn, và bản lĩnh để xóa đi những hận thù.

Người không có điều kiện đến tham dự các buổi lễ cầu siêu ở chùa thì nên lập hương án tại nhà để cầu nguyện cho cõi âm được siêu thoát, thực tập mở tấm lòng ôm lấy mọi loài trong lời cầu nguyện thì tâm lượng đó sẽ làm cho giá trị hạnh phúc có mặt mọi nơi mọi chốn. Đến chùa, chúng ta tập thói quen không cần ghi danh cầu an cầu siêu, hướng tâm về tên người nào thì người đó có thể cảm nhận được qua phước lực trong ngân hàng công đức vô hình vô tướng của chúng ta.

Âm thanh bị giới hạn bởi không gian vật lý và các sóng âm khác, nhưng tâm con người không bị giới hạn bởi không

gian vật lý và sóng âm. Đó là lý do không cần phải xướng danh tánh lên, người đó vẫn có thể cảm nhận một phần công đức theo tinh thần Phật dạy, vì cộng hưởng nhân quả là một tiến trình tự nhiên. Thương tưởng người quá cố bằng cách làm việc thiện, người quá cố nhờ đó vẫn được hưởng một phần công đức, nhân quả ai làm nấy hưởng nhưng cộng hưởng vẫn có.

Cộng hưởng được hiểu nôm na, chẳng hạn một người nào đó sử dụng nước hoa, khi bước vào hội trường hay đứng giữa đám đông, chỉ một cơn gió nhẹ thổi qua làm cho mùi thơm từ người này lan tỏa đến những người khác đang đứng xung quanh. Như vậy những người xung quanh được cộng hưởng từ mùi nước hoa đó. Tương tự, nếu ai sử dụng mùi nước hoa gắt cũng gây khó chịu cho khứu giác của những người xung quanh.

Từ nguyên lý này, hành giả Phật giáo cũng cần lưu ý không nên thắp quá nhiều nhang khi vào chùa, chỉ cần một cây nhang để thể hiện lòng thành. Nhang khói mù mịt chỉ làm đen bẩn các pho tượng Phật. Một bó nhang giá vài ngàn đồng, nhưng khi ngôi chùa bị bám khói bụi bẩn phải mất chi phí đến mấy chục triệu để sơn sửa lại. Đó là điều không nên. Hành giả hãy thay thế phong tục thắp hương bằng một đời sống đạo đức, đời sống an vui và hạnh phúc với những nghĩa cử cao đẹp của bản thân dâng lên đức Phật. Đức Phật dạy: “Phụng sự chúng sinhcúng dường chư Phật”, dấn thân vào các hoạt động từ thiện, giúp xóa bớt nỗi đau mang lại hạnh phúc cho những người bất hạnhchúng ta đang cúng dường chư Phật một cách thiết thực và có ý nghĩa nhất.

Đi chùa mà không nghe giảng, không học hỏi giáo pháp, chúng ta sẽ cứ bám theo phong tục tập quán của người xưa. Thắp hương mà không biết thắp để làm gì, cứ lâm râm cầu nguyện cho cái tôi nhỏ bé của mình, làm cho đức Phật trong

cái tôi ấy cũng nhỏ bé theo, trong khi bản chất của đức Phật là vĩ đại vô cùng. Làm như vậy, phước báu của đời sống hạnh phúc sẽ mất đi rất nhiều.

CÁT TƯỜNGĐIỀM LÀNH

Cát tường trong đạo Phật còn được sử dụng bằng một vài khái niệm khác nhau, được hiểu là diệu cát tường. “Diệu” là mầu nhiệm, “cát tường” là điềm lành, điều tốt lành; nhưng giữa hai từ phổ thông trong tiếng Việt này, chúng ta nên chọn từ thứ hai. “Điều tốt lành” là sự phúc lành, hạnh phúc, công đức của chúng ta. Đừng nghĩ nó là “điềm lành” như các bản dịch trước đây, vì “điềmthường dùng để chỉ sự kiện chưa xảy ra. Chẳng hạn nhìn một búp sen, chúng ta biết ba ngày nữa nó sẽ nở và báo trước một cái gì đó xuất hiện. “Điềm lành” là điều lành chưa có mặt trong khi đó “t tường” là phước lành đang hiện hữu. Muốn hướng đến điều tốt lành và phước lành, chúng ta cần phát huy các năng lực của lòng từ bi, tuệ giác, sống như thế nào để các giá trị này tồn tại mãi, bao gồm cả sự phát triển thịnh vượng, cát tường như ý thay thế cho những nguyện cầu và ý nguyện hạnh phúc trên cuộc đời.

Trong truyền thống kinh điển Đại Thừa, Bồ tát Văn Thù được mệnh danh là bồ tát tuệ giác, dịch nghĩa “tuệ giác mầu nhiệm diệu cát tường”. Theo bản dịch, “cát tườnggắn liền với trí tuệ con người tạo ra năng lực lạ lùng như một khát vọng. Do đó, cần phân định sự khác biệt giữa kiến thức tri thứctuệ giác.

Tri thức kiến thức con người có được thông qua tiến trình giáo dục; tích lũy kinh nghiệm bản thân; sự truyền thừa từ sách vở, những người đi trước; hay sự giao lưu thông qua các quy luật tư duy của quy nạp, tổng hợp, diễn dịch, loại suy... Kiến thức của học đường và của cuộc sống có thể khác nhau

nhưng người có tuệ giácthể khôngkiến thức mà vẫn không bao giờ rơi vào nỗi khổ niềm đau. Đó là điểm đặc biệt cần lưu tâm.

Người có kiến thức hiểu rất rõ chứng bệnh HIV/AIDS hủy diệt hệ thống miễn nhiễm và rút ngắn đời sống con người, họ cũng hiểu rất rõ sự truyền nhiễm của nó thông qua ba phương cách: máu, tình dục và từ mẹ qua thai nhi. Kiến thức rất rõ nhưng họ vẫn có thể bị vướng những chứng bệnh này khi tâm thiếu sự kiểm soát, khi cảm giác hạnh phúc giác quan làm quên đi tất cả mọi thứ. Trong khi người có tuệ giácthể khôngkiến thức về HIV/AIDS nhưng cũng không bao giờ mắc phải dù bị cưỡng chế, bắt buộc hay cám dỗ. Có được tuệ giác, chúng ta sẽ có điều tốt lành mầu nhiệm làm chủ được vận mệnhbản thân.

Tại chùa Giác Ngộ, hình ảnh Thiên Thủ Thiên Nhãn rất có ấn tượng. Mỗi bàn tay tượng trưng cho một hành động của tình thương. Thương ai thì phải thể hiện bằng hành động cụ thể, hành động của chăm sóc lo lắng, bày tỏ sự quan tâm đặc biệt bằng những món quà nho nhỏ vào các dịp lễ chứ không chỉ nói suông hay tưởng tượng. Lèo lái bằng tuệ giác để tình thương không rơi vào tình huống của cảm xúc, thương mà không biết cách làm cho người khác bị trói buộc, nỗi khổ đau xuất hiện trong từng sự trói buộc và sự quan tâm thiếu phương pháp đó. Thiên nhãn tượng trưng cho nhận thức tầm nhìn, suy nghĩ ở mức độ cao. Mỗi hành động được đạo diễn bởi tuệ giác chắc chắn rằng chúng ta sẽ sống an lạc và an vui thực sự lâu dài.

Người có tuệ giác không bao giờ sợ hãi trước cái chết, bệnh tật, nghịch cảnh. Họ bình tĩnh, thản nhiên như đang ngồi giữa gió xuân với những làn gió nóng, mát, lạnh tùy theo thời tiết mà tâm vẫn an nhiên bất động. Phải tập tâm

mình vững chãi trước lời khen tiếng chê. Lời khen làm người ta phồng mũi, tim đập nhanh, trạng thái lâng lâng vui thích; tiếng chê đưa đến trạng thái thất điên bát đảo, chán chường, buông xuôi. Làm lành nhiều chừng nào thì càng phải chuẩn bị tâm lý vững chãi nhiều chừng đó. Danh lợi, tiền tài, thành công, thất bại làm ta thất điên bát đảo ở nhiều mức độ khác nhau, do đó muốn giữ tâm bình an phải có tuệ giác thấy rằng mọi thăng trầm trong cuộc sống này diễn ra như một quy luật tất yếu. Lấy nghịch cảnh và điều bất hạnh làm hạt giống và dưỡng chất nuôi lớn hạnh phúc. Nếu khôngbất hạnh, tâm con người dễ rơi vào trạng thái tự hào; nếu không có bệnh tật, con người sa đà trong hưởng thụ. Hầu như mỗi một nỗi đau đều có thể kết thành bài học:

Mỗi lần khổ mỗi lần khôn

Sau lần vấp ngã không còn sa chân”,

Người ta ít khôn trong hạnh phúc mà khôn nhiều trong nỗi đau. Nỗi đau đó làm ta giật mình tỉnh giấc. Đau càng nhiều càng làm ta vững chãi và không vấp phải lần thứ hai. Tuệ giác lớn mạnh trong những nỗi đau như vậy.

Tại trại giam K20, Châu Bình, tỉnh Bến Tre, chúng tôi đã có dịp giao lưu, chia sẻ đề tài “Quay đầu là bờ” cho 1847 phạm nhân. Thời tiết hôm đó rất nóng nực, không có bóng cây, họ đã ngồi lắng nghe suốt cả buổi giảng. Sau đó, nhiều phạm nhân khi được hỏi thăm đã bật khóc. Họ khóc một cách chân tình sau những năm tháng ngồi gỡ lịch trong nhà tù và cảm nhận được nỗi thống thiết của nhân tình thế thái. Nhiều người được người thân đưa vào tù như trút bỏ gánh nặng, những người khác mất hết các mối quan hệ thông qua quan chức tiền tài danh vọng nhan sắc. Tình thương và tất cả mối quan hệ bị cắt đứt, nỗi đau, sự cô đơn mỏi mệt dẫn đến uất

ức, và ăn năn hối hận. Tâm lý phức cảm xuất hiện dồn dập đa dạng và rất khó kiểm soát.

Thái độ của Phật giáo là không xem họ như người dưng nước lã, không xem họ là kẻ tội đồ mà xem họ như những con người cần được chăm sóc, tưới tẩm tình thương. Chúng tôi đến với họ bằng tấm lòng, họ cảm nhận được điều đó và đã rơi nước mắt. Các quan tham sau thời gian hối lộ, rút ruột công trình, bây giờ ngồi gỡ lịch, không còn ai thăm nom. Những thuộc hạ trước đây vốn luôn “nhất bẩm nhì thưa” thì nay tỏ ra khinh thường ra mặt. Tính cách nhân tình thế thái làm người ta đau đớn ghê gớm và trong nỗi đau đó người ta có cơ hội quay về trong tỉnh thứctuệ giác. Đó là phép mầu làm thay đổi cuộc đời.

Đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay do chúng tôi hướng dẫn đã đến với trại giam này, và hy vọng sẽ có cơ hội phục vụ cho những trại giam khác. Khi chúng ta giúp đỡ những người này thay đổi cuộc đời, quay về làm mới chính mình là chúng ta đã giúp cho cuộc đời nói chung.

Nhiều Phật tử có cái nhìn cạn cợt cho rằng giúp tù nhân, những kẻ xì ke ma túy, bệnh nhân giai đoạn cuối HIV/AIDS không có phước vì đây là những kẻ ăn chơi tội lỗi. Sai lầm. Phước sẽ gấp đôi nếu phân tích dưới góc độ nhân quả, việc chuyển hóa giúp họ bớt gây đau khổ cho bản thân, không lây lan cảm giác đau khổ bằng cách biến người khác trở thành nạn nhân, xã hội sẽ được thanh bình.

Các tôn giáo có mặt trên cuộc đời đều vì mục đích mang lại cát tườngan lạc cho người khác. Đạo Phật cũng là tôn giáo tiêu biểu về phương diện này. Do đó hãy thay đổi nhận thức, nên về chùa làm lễ tụng kinh hơn là ghi danh cúng sao. Kinh Dược Sư dạy, dược chất tâm linh rất đơn giản và rất dễ hành trì, mỗi dược chất trị liệu một căn bệnh, một nỗi khổ

niềm đau. Ví dụ dược chất tâm linh trị liệu căn bệnh bỏn xẻn keo kiệt là lòng thương người, ban tặng, giúp đỡ, được chư Phật gọi là bố thí.

Lưu tâm đến từng ý nghĩa bao gồm cả nghĩa biểu tượng khi đọc kinh để cảm nhận hết giá trị của nó. Đừng bao giờ lo lắng năm nay mình bị sao nặng chiếu mà hãy dấn thân phục vụ, sống an lành, chuyện đến cứ đến, chuyện đã qua thì không nhớ lại. Cách thức phóng thích nỗi đau và chuyển hóa nỗi đau một cách lâu dài không gì khác hơn là làm lành và huấn luyện tâm một cách an bình. Điều phúc lạc, hoan hỷcát tường sẽ đến với ta.

Tạo bài viết
23/09/2013(Xem: 18772)
07/10/2018(Xem: 11563)
30/08/2018(Xem: 21194)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: