Luận Tỳ Bà Sa

18/10/201212:00 SA(Xem: 54430)
Luận Tỳ Bà Sa

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh

Quyển 26, Tỳ Đàm Bộ Nhất

Số 1521, Trang 40

Luận Tỳ Bà Sa

Phẩm Dị Hành

Trước tác: Thánh Giả Long Thọ

Hán dịch: Cưu Ma La Thập

Việt dịch: Thích Hồng Nhơn

Lời Giới Thiệu

Trong pháp hội Lăng Già, Đức Bổn Sư có lời huyền ký: "Này Ông Đại Huệ! sau khi Phật diệt độ, tương lai có người hộ trì chánh pháp của ta là người Nam Thiên Trúc, đại danh đức Tỳ kheo tôn hiệuLong Thọ. Tỳ kheo đó phá được hữu tông và vô tông, để hiển pháp vô thượng Đại Thừa của Phật dạy. Long Thọ đó chứng Hoan Hỷ Địa Bồ Tát, vãng sanh về nước Cực Lạc."

Tôn Giả Long Thọ là vị Tổ Thiền Tông đời thứ 14, ngài kế thừa Tổ Mã Minh trùng hưng giáo pháp Đại thừa. Ngài nhân thấy có một số các Bồ tát sơ tâm, vì sống trong thời không có Phật, nên dễ rơi vào Thanh văn hoặc Bích Chi Phật, vì chưa chứng được vị Bất thối. Vị Bất thối là chỉ cho các hàng Bồ tát từ sơ địa sắp lên, tuy không lui sụt nhưng cũng cần có Phật lực gia trì mới có thể thăng tiến lần đến Đẳng giác rồi chuyển qua Diệu giác để chứng quả Phật. Vì vậy, Bồ tát sanh trong thời không có Phật là một nạn lớn, phải làm những việc khó làm và trải qua một thời gian lâu xa mới có được địa vị Bất thối. Vì thế, Ngài chỉ cho các hàng Bồ tát trong thời nay một phương cách dễ làm mà mau được vị Bất thối, đó là phương pháp niệm Phật A Di Đà cầu vãng sanh về thế giới Cực lạc, liền được vào Vị Bất thối. Vì sao? Vì cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà là nơi bất thối, lại có Phật hiện đang thuyết pháp, và các Bồ tát là bạn, đầy đủ thắng duyên nên không có lui sụt.

Đồng thời, Ngài còn chỉ thêm phương pháp sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỉhồi hướng, hành giả quyết tâm thực hành trong đời này cũng chứng được Vị bất thối. Đây là phương pháp rất dễ làm, không phải chỉ dành cho các vị sơ tâm Bồ tát thực hành mà còn dùng để cho hàng phàm phu có thể thực hành. Phương pháp của Tổ Long Thọ vạch ra rất dễ làm mà có kết quả cao. Chỉ cần thực hành trong một đời mà có thể vào Thánh vị, vượt khỏi một A Tăng Kỳ Kiếp. Chúng tôi chân thành giới thiệu đến quý vị phương pháp dễ làm này.

Hồng Nhơn Cẩn Bút

Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa

Thánh Giả Long Thọ tạo

Hán dịch: Hậu Tần, Quy Tư Quốc Cưu Ma La Thập

Việt dịch: Úc Châu Hồng Nhơn

Quyển thứ Năm

Phẩm dễ làm thứ 9

Hỏi: Địa vị chẳng lui sụt, Bồ tát mới phát tâm như phẩm trước đã nói: Người ở địa vị này phải làm những việc khó làm, trải qua thời gian lâu xa mới có được. Đôi khi hoặc đọa vào Thanh văn, Bích Chi Phật, điều đó rất đáng lo như trong Trợ đạo Phẩm nói:

Nếu rơi vào Thanh văn, và ở Bích Chi Phật,

Gọi là Bồ tát chết, mất tất cả lợi lành.

Nếu rơi vào địa ngục, không đáng sợ như vậy,

Nếu rơi vào Nhị thừa, lo sợ còn nhiều hơn.

Rơi vào trong Địa ngục, cứu kính đến đạo Phật

Nếu rơi vào Nhị thừa, hoàn toàn cách Đạo Phật.

Phật ở trong các kinh, đã từng nói như thế.

Như người ưa sống lâu, chém đầu điều đáng sợ.

Bồ tát cũng như thế Nếu ở nơi Thanh văn

Và nơi Bích Chi Phật Phải sanh lòng sợ sệt.

Vì thế, nếu Chư Phật nói có con đường dễ làm mau được vị không lui sụt, mong Ngài vì giảng nói.

Đáp: Như chỗ trình bày của ông là người khiếp nhược không có đại tâm, không phải là người có chí trượng phu nói. Vì sao? Vì người phát nguyện muốn cầu đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mà chưa được địa vị không lui sụt, trong khoảng ấy không tiếc thân mạng, ngày đêm tinh tấn như cứu lửa cháy đầu ở trong Trợ đạo phẩm nói:

"Bồ tát chưa được đến,

Địa vị không lui sụt,

Cần phải nên tinh tấn,

Như bị lửa cháy đầu.

Gánh vác việc nặng nhọc,

cầu đạo Bồ đề,

Thường phải siêng tinh tấn,

Không sanh lòng giải đãi.

Nếu cầu bậc Thanh văn,

Và cầu Bích Chi Phật,

Chỉ thành tựu lợi mình,

Cũng phải siêng tu tập.

Hà huống Vị Bồ tát,

Độ mình và độ người,

Đối với Nhị thừa kia,

Phải tinh tấn gấp bội."

Người thực hành Đại thừa, như trên đã nói cần phải phát nguyện cầu Phật đạo trong vô lượng kiếp, ông nói địa vị không lui sụt là pháp rất khó phải tu hành lâu xa mới có thể được, nếu muốn có con đường dễ làm mau được vị ấy là những lời nói của kẻ khiếp nhược, không phải lời nói của kẻ trượng phu, có chí lớn. Dù vậy, nếu ông muốn nghe phương tiện này ta sẽ vì ông mà nói. Trong Phật phápvô lượng pháp môn, như con đườngthế gian, có đường đi khó nhọc, có đường đi dễ. Đi đường bộ thì khổ, đi đường thủy nương thuyền thì khỏe vui. Con đường tu Bồ tát đạo cũng thế, hoặc có người siêng năng tinh tấn thực hành, hoặc có người dùng phương tiệnlòng tin thì dễ đi mà mau đến vị chẳng lui sụt, như kệ nói:

"Phật Thiện Đức Phương Đông,

Nam Phật Chiên Đàn Đức.

Tây Phật Vô Lượng Minh

Bắc Phật Phương Tướng Đức.

Đông Nam Vô Ưu Đức

Tây Nam Phật Bảo Thí

Tây Bắc Phật Hoa Đức

Đông Bắc Phật Tam Hành.

Hạ Phương Phật Minh Đức

Thượng Phương Quảng Chúng Đức,

Các Thế Tôn như thế,

Nay hiện ở mười phương.

Nếu người muốn mau đến,

Địa vị không lui sụt,

Phải dùng lòng cung kỉnh,

Gìn giữ danh hiệu đó."

Nếu Bồ tát muốn thân đời này được Vị không lui sụt, thành tựu Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Cần phải niệm danh hiệu 10 phương chư Phật như trong kinh Bửu Nguyệt Đồng Tử sở vấn, phẩm Không lui sụt nói: "Phật bảo: Này Bảo Nguyệt! Phương Đông cách đây qua vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn, hằng hà sa các cõi Phậtmột thế giới tên là Vô Ưu, cõi ấy bằng phẳng do 7 báu hợp thành, lụa bằng vàng tía rũ khắp nước ấy, cây báu thành hàng trang nghiêm, không có các đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A tu la và các cõi có chướng nạn, trong sạch không có bụi đất, ngói gạch, núi gò, khe chảy, hang sâu. Trời thường rải hoa khắp cả cõi nước. Trong đời ấy có đức Phật Như Lai Thiện Đức gồm đủ 10 hiệu. Các Đại Bồ tát cung kính vây quanh, thân tướng sắc sáng như núi vàng ròng, như đống trân bảo lớn họp lại vì cả đại chúng rộng nói chánh pháp. Chẳng trước, giữa và sau, từ nghĩa rất khéo léo, lời nói giải thoát đầy đủ tánh chất thanh tịnh như thật chẳng mất. Vì sao gọi chẳng mất? Vì không mất đất, nước, gió, lửa, không mất dục giới, sắc giới, vô sắc giới, không mất sắc thọ tưởng hành thức. Này Bửu Nguyệt! Đức Phật ấy thành Phật đến nay đã hơn 60 ức kiếp. Cõi Đức Phật kia có ngày đêm như cõi ta, nhưng năm tháng ngày giờ cõi Diêm Phù Đề này chỉ mượn để nói kiếp thọ cõi ấy thôi. Ánh sáng Đức Phật ấy thường chiếu khắp thế giới, mỗi lần thuyết pháp làm cho vô lượng vô biên ngàn muôn ức A Tăng Kỳ chúng sanh, trụ vô sanh pháp nhẫn còn nhiều hơn những người trụ sơ nhẫn, đệ nhị, đệ nhẫn ở xứ này. Này Bửu Nguyệt! Phật kia có năng lực bản nguyện to lớn, nếu chúng sanh ở phương khác, ở trước Phật kia gieo trồng căn lành, Đức Phật ấy chỉ dùng ánh sáng chạm vào thân người ấy liền được vô sanh pháp nhẫn.

Này Bửu Nguyệt! Năng lực bản nguyện của chư Phật này rất to lớn nếu thiện namthiện nữ nào nghe danh hiệu Phật ấy tin nhận liền được không lui sụt ngôi vô thượng chánh đẳng chánh giác còn 9 Đức Phật kia cũng có bản nguyệnnăng lực như vậy. Nay xin giải thuyết Danh hiệu chư Phật và danh hiệu Quốc độ.

- Phật Thiện Đức: Đức của Ngài thuần thiện, hoàn toàn an lạc, khác hơn phước đức Chư Thiên, Long Thần làm mê lầmnão loạn chúng sanh.

- Phật Chiên Đàn Đức: ở về phía nam cách đây vô lượng vô biên hằng hà sa cõi Phật, có thế giới tên Hoan Hỷ, Phật hiệu Chiên Đàn Đức, hiện nay đang thuyết pháp, ví như hương Chiên Đàn trong mát. Danh xưng Đức Phật kia được nghe như hương Chiên Đàn toả khắp, dù ở rất xa nghe danh cũng diệt trừ được lửa nóng Ba độc của tất cả chúng sanh, làm cho được mát mẻ.

- Phật Vô Lượng Minh: ở phía Tây cách đây vô lượng vô biên hằng hà sa các cõi Phậtthế giới tên là Thiện Thập, Đức Phật hiệu là Vô Lượng Minh, nay hiện đang thuyết pháp thân Đức Phật ấy toả ra, ánh sáng và Trí Huệ sáng suốt, vô lượng vô biên.

- Phật Tướng Đức: ở về phía Bắc cách đây vô lượng vô biên hằng hà sa các cõi Phậtmột thế giới tên là Bất Khả Dộng, Phật hiệu là Tướng Đức hiện nay đang thuyết pháp. Phật ấy Phước Đức cao rộng như tướng Bảo Tràng.

- Phật Vô Ưu Đức: ở về phía Đông Nam cách đây vô biên hằng hà sa cõi Phật, có thế giới tên là Nguyệt Minh, Phật hiệuVô Ưu Đức hiện nay đang thuyết pháp. Đức Phật ấy có thần Đức làm cho người trời không có ưu sầu.- Phật Bảo Thí: ở về phía Tây Nam cách đây vô lượng vô biên hằng hà sa cõi Phậtthế giới tên là Chúng Tướng, Phật hiệu là Bảo Thí hiện nay đang thuyết pháp. Đức Phật ấy dùng căn lực vô lậu làm con đường giác ngộ, thường thí cho tất cả chúng sanh.

- Phật Hoa Đức: ở về phía Tây Bắc cách đây vô biên hằng hà sa cõi Phậtthế giới tên là Chúng âm, Phật hiệu Hoa Đức hiện nay đang thuyết pháp. Đức Phật ấy sắc thân như diệu Hoa, công đức vô lượng.

- Phật Tam Thừa Hạnh: ở về phía Đông Bắc cách đây vô biên hằng hà sa cõi Phật, có thế giới tên là An ổn, Phật hiệu Tam Thừa Hạnh, hiện nay đang thuyết pháp. Đức Phật ấy thường nói về Thanh văn hạnh, Bích Chi Phật hạnh, Chư Bồ tát hạnh. Có người nói thuyết pháp làm bậc thượng, trung, hạ đều tinh tấn, nên hiệu là Tam Thừa Hạnh.

- Phật Minh Đức: ở về phương dưới cách đây vô lượng vô biên hằng hà sa cõi Phậtthế giới tên Quảng Đại. Phật hiệu Minh Đức hiện đang nói pháp. Ngài danh minh, thân minh, trí huệ minh, bảo thọ quang minh, đây là các thứ minh thường chiếu thế gian.

- Phật Quảng Chúng Đức: ở về phương trên cách đây vô lượng vô biên hằng hà sa cõi Phật, có thế giới tên là Chúng Nguyệt, Đức Phật hiệu là Quảng Chúng Đức, hiện nay đang thuyết pháp. Đức Phật ấy có các đệ tử Phước đức quảng đại, nên hiệu là Quảng Chúng Đức. Đây là mười vị Phật trong 10 phương, Phật Thiện Đức ở trước và Phật Quảng Chúng Đức ở cuối. Nếu người nào nhất tâm xưng niệm danh hiệu, liền được không lui sụt quả vị vô thượng Bồ đề. Như kệ nói:

Nếu có người được nghe,

Nói tên chư Phật đây,

Liền được vô lượng đức,

Như vì Bảo Nguyệt nói.

Ta lễ chư Phật này,

Nay hiện ở mười phương,

Người nào xưng danh hiệu,

Liền được không thối chuyển.

- Phương Đông cõi vô ưu,

Phật danh hiệu Thiện Đức

Sắc tướng như núi vàng,

Tiếng đồn không biên giới.

Nếu người nghe danh Ngài,

Liền được chẳng thối chuyển,

Con nay cung kính lễ,

Nguyện dứt hết ưu não.

- Phương Nam cõi hoan hỷ,

Phật hiệu Chiên Đàn Đức,

Mặt sáng như trăng tròn,

Ánh sáng không hạn lượng.

Diệt hết cát nhiệt não,

Tam độc chúng sanh,

Nghe tên được bất thối

Nên con cúi đầu lễ.

- Tây phương thế giới Thiện,

Phật hiệu Vô Lượng Minh,

Thân sáng trí huệ sáng,

Chiếu khắp vô biên cõi.

Nếu người nào nghe danh,

Liền được chẳng thối chuyển.

Con nay cúi đầu lễ,

Nguyện thoát vòng sanh tử.

- Phương Bắc cõi vô Đọng,

Phật hiệu là Tướng Đức.

Thân đầy đủ tướng hảo,

Và dùng tự trang nghiêm.

Xô dẹp chúng ma oán,

Khéo dạy Chư Nhơn Thiên,

Nghe danh được bất thối.

Nên con cúi đầu lễ.

- Đông Nam cõi Nguyệt Minh,

Phật hiệu Vô Ưu,

Ánh sáng hơn nhật nguyệt,

Người gặp dứt não phiền.

Thường vì chúng thuyết Pháp,

Trừ hết khổ trong ngoài,

Phật mười phương ca ngợi,

Cho nên con đảnh lễ.

- Tây Nam cõi Chúng Tướng,

Phật hiệu là Bảo Thí,

Thường dùng các Pháp bảo,

Rộng thí khắp tất cả.

Chư thiên đầu diện lễ,

Mũ báu để dưới chân,

Con nay dùng năm lễ,

Nương về Phật Bảo Thí.

- Tây Bắc cõi Chúng Âm,

Phật hiệu là Hoa Đức,

Các cây báu trong nước,

Diễn nói Diệu pháp âm.

Thường đan Hoa thất giác,

Trang nghiêm cho chúng sanh,

Tướng bạch hào như nguyệt,

Con nay đầu mặt lễ.

- Đông Bắc cõi an ổn,

Do các báu họp thành,

Phật hiệu Tam Thừa Hạnh,

Vô lượng tướng nghiêm thân.

Ánh trí huệ vô lượng,

Hay phá tối vô minh

Chúng sanh không ưu não,

Nên con cúi đầu lễ.

- Hướng trên cõi Chúng Nguyệt,

- Dùng các báu trang nghiêm,

Chúng Thanh Văn Đại Đức,

Bồ tát vô số lượng.

Sư tử trong các Thánh,

Hiệu là Quảng Chúng Đức,

Các ma đều lo sợ,

Cho nên cúi đầu lễ.

- Phương dưới cõi Quảng Đại,

Phật hiệuMinh Đức,

Thân tướng đẹp siêu tuyệt,

Núi vàng kim phù đàn.

Thường lấy nhật trí huệ,

Nở các hoa thiện căn.

Cõi báu rất rộng lớn,

Nên con cúi đầu lễ.

Quá khứ vô số kiếp,

Phật hiệu Hải Đức,

Các Phật hiện tại này,

Đều từ đó phát nguyện.

Sống lâu kiếp vô lượng,

Ánh sáng chiếu vô cùng,

Quốc độ rất thanh tịnh,

Nghe tên chắc thành Phật.

Nay hiện ở mười phương,

Đầy đủ cả thập lực,

Cho nên cúi đầu lễ,

Tối cao của Trời người.

Hỏi: Chỉ nghe danh hiệu của mười Phật này, gìn giữ tại tâm liền được không thối chuyển vô thượng chánh đẳng chánh giác. Như vậy có danh hiệu Phật và Bồ tát nào người chấp trì thì được không thối chuyển chăng?

Đáp: Đức Phật A Di Đà,

Với các đại Bồ tát,

Xưng danh nhất tâm nhớ,

Cũng được chẳng thối chuyển.

Ngoài danh hiệu Phật A Di Đà, cũng nên cung kỉnh lễ bái xưng danh chư Phật sau đây: Phật Vô Lượng Thọ, Phật Thế Tự Tại Vương, Phật Sư Tử Ý, Phật Pháp Ý, Phật Phạm Tướng, Phật Thế Tướng, Phật Thế Diệu, Phật Từ Bi, Phật Thế Vương, Phật Nhơn Vương, Phật Nguyệt Đức, Phật Bửu Đức, Phật Tướng Đức, Phật Đại Tướng, Phật Châu Cái, Phật Sư Tử Phát, Phật Phá Vô Minh, Phật Trí Hoa, Phật Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương, Phật Trì Đại Công Đức, Phật Vũ Thất Bửu, Phật Siêu Dũng, Phật Ly Sân Hận, Phật Đại Trang Nghiêm, Phật Vô Tướng, Phật Bảo Tạng, Phật Đức Đảnh, Phật Đa Già La Hương, Phật Chiên Đàn Hương, Phật Liên Hoa Hương, Phật Trang Nghiêm Đạo Lộ, Phật Long Cái, Phật Vũ Hoa, Phật Tán Hoa, Phật Hoa Quang Minh, Phật Nhật Âm Thinh, Phật Tệ Nhật Nguyệt, Phật Lưu Ly Tạng, Phật Phạm Âm, Phật Tịnh Minh, Phật Kim Tạng, Phật Tu Di Đảnh, Phật Sơn Vương, Phật Âm Thinh Tự Tại, Phật Tịnh Nhãn, Phật Nguyệt Minh, Phật Như Tu Di Sơn, Phật Nhật Nguyệt, Phật Đắc Chúng, Phật Hoa Sanh, Phật Phạm Âm Thuyết, Phật Thế Chủ, Phật Sư Tử Hạnh, Phật Diệu Pháp Ý Sư Tử Hống, Phật Châu Bảo các San Hộ Sắc, Phật Phá Si Ái Ám, Phật Thủy Nguyệt, Phật Chúng Hoa, Phật Khai Trí Huệ, Phật Trì Tạp Bảo, Phật Bồ Đề, Phật Hoa Siêu Xuất, Phật Chơn Lưu Ly Minh, Phật Đăc Chánh Huệ, Phật Dõng Kiên, Phật Ly Xiểm Khúc, Phật Trì Ác Căn Tài, Phật Đại Hương, Phật Đạo Anh, Phật Thủy Quang, Phật Hải Vân Huệ Du, Phật Đức Đảnh Hoa, Phật Hoa Trang Nghiêm, Phật Nhật Âm Thinh, Phật Nguyệt Thắng, Phật Lưu Ly, Phật Phạm Thinh, Phật Quang Minh, Phật Kim Tạng, Phật Sơn Đảnh, Phật Âm Vương, Phật Long Thắng, Phật Vô Nhiễm, Phật Tịnh Diện, Phật Nguyệt Diện, Phật Như Tu Di, Phật Uy Thế, Phật Nhiên Đăng, Phật Nam Thắng, Phật Thiện Đức, Phật Hỷ Âm, Phật Long Thắng, Phật Ly Cấu Minh, Phật Sư Tử, Phật Vương Vương, Phật Lực Thắng, Phật Hoa Xỉ, Phật Vô Úy Minh, Phật Hương Đỉnh, Phật Phổ Hiền, Phật Phổ Hoa, Phật Thật Tướng...

Chư Phật Thế Tôn này hiện ở các thế giới thanh tịnh trong mười phương đều nên xưng danh nhớ niệm. Bổn nguyện của Phật A Di Đà là "nếu người nào niệm danh hiệu ta, chắc được trở về cõi Tịnh độ của ta, chắc được quả vô thượng chánh đẳng chánh giác". Vì thế, chúng ta cần nên nhớ niệm Phật A Di Đà. Có bài kệ xưng tán:

-Trí Huệ Vô Lượng Quang,

Thân như núi chơn Kim.

Con nay thân khẩu ý,

Chấp tay cúi đầu lễ.

-Ánh sáng sắc vàng chói,

Soi khắp các thế giới,

Theo vật thêm vẻ đẹp,

Nên con cúi đầu lễ.

-Nếu người sắp lâm chung,

Được sanh về nước kia,

Liền đủ vô lượng đức,

Nên con quy mạng lễ.

-Người thường niệm Phật kia,

Sức uy đức vô lượng,

Lúc ấy vào đại định,

Nên nay con thường niệm.

-Người nước kia mạng chung,

Dù phải chịu các khổ,

Không vào cõi địa ngục,

Nay con quy mạng lễ.

-Nếu người sanh nước kia,

Không vào ba đường dữ,

Và nẽo A Tu La,

Con nay quy mạng lễ.

-Người trời thân đồng nhau,

Cũng như đỉnh núi vàng,

Chỗ đến đều thù thắng,

Nên con đầu mặt lễ.

-Người sanh về nước kia,

Đủ thiên nhãn, nhĩ thông,

Mười phương dạo vô ngại,

Cúng dường Thánh Trung Tôn.

-Chúng sanh cõi nước kia,

Thần biến và tâm thông,

Cũng đủ trí túc mệnh,

Cho nên quy mạng lễ.

-Người sanh về nước kia,

Không ngã và ngã sở,

Không sanh tâm kia đây,

Cho nên cúi đầu lễ.

-Vượt khỏi ngục ba cõi,

Mắt như cánh sen tươi,

Chúng Thanh văn vô lượng,

Cho nên cúi đầu lễ.

-Chúng sanh cõi nước kia,

Tánh họ đều nhu hòa,

Tự nhiên hành thập thiện,

Cúi đầu lễ Pháp vương.

-Từ thiện sanh sáng sạch,

Số vô lượng vô biên,

Phước huệ đều bậc nhất,

Cho nên con qui mạng.

-Nếu người muốn làm Phật,

Lòng niệm A Di Đà,

Lúc ấy Phật hiện thân,

Cho nên con quy mạng.

-Sức bổn nguyện Phật kia,

Các Bồ tát mười phương,

Đến cúng dường nghe pháp,

Cho nên con đảnh lễ.

-Các Bồ tát cõi kia,

Đầy đủ các tướng hảo,

Dùng tự trang nghiêm mình,

Con nay qui mạng lễ.

-Các Đại Bồ tát kia,

Mỗi ngày có ba thời,

Cúng dường 10 phương Phật,

Cho nên con đảnh lễ.

-Nếu người gieo căn lành,

Nghi thì hoa không nở,

Người lòng tin trong sạch,

Hoa nở thời thấy Phật.

-Phật hiện tại mười phương,

Dùng các thứ nhơn duyên,

Khen công đức Phật kia,

Con nay quy mạng lễ.

-Cõi kia trang nghiêm đẹp,

Đẹp hơn cả Thiên cung,

Công đức dày vô lượng,

Nên con lễ chân Phật.

-Chân Phật ngàn xoáy đẹp,

Mềm mại sắc hoa sen,

Người thấy đều vui vẻ,

Đầu mặt lễ chân Phật.

-Lông sáng giữa chân mày,

Cũng như trăng trong sáng,

Thêm nhiều sắc mặt đẹp,

Đầu mặt lễ chân Phật.

-Nguyên khi tu hạnh Phật,

Làm những điều kỳ diệu,

Như các kinh đã nói,

Đầu mặt cúi đầu lễ.

-Lời nói của Phật kia,

Phá trừ các gốc tội.

Lời đẹp nhiều ích lợi,

Con nay cúi đầu lễ.

-Dùng lời nói đẹp đẽ,

Dứt bệnh khổ được vui.

Đã độ nay còn độ,

Cho nên cúi đầu lễ.

-Bậc Đạo sư trời người,

Trời người cung kính lễ.

Mão bảy báu trân châu,

Cho nên con quy mạng.

-Tất cả chúng Hiền Thánh,

Và các chúng trời người,

Cùng nhau khắp nương về,

Cho nên con kinh lễ.

-Nương thuyền chánh đạo kia,

Vượt qua biển nguy hiểm,

Độ mình cùng độ người,

Cúi lễ đấng tự tại.

-Chư Phật vô lượng kiếp,

Tán dương công đức ấy,

Cũng còn không thể hết,

Nương về bậc thanh tịnh,

-Con nay cũng như thế,

Xưng tán đức vô lượng,

Dùng phước đức nhân duyên,

Xin Phật thường nhớ con.

-Con đời này đời trước,

phước đức nhiều ít,

Nguyện con ở chỗ Phật,

Tâm thường được thanh tịnh.

-Dùng phước nhân duyên này,

Được công đức thượng diệu,

Nguyện các loài chúng sanh,

Đều sẽ được như thế.

Lại cũng nên niệm Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Thư Bà Phục, Phật Câu Lâu San Đề, Phật Ca Na Ca Mâu Ni, Phật Ca Diếp, Phật Thích Ca Mâu Ni, và đời vị lai Phật Di Lặc, đều cần phải nhớ niệm lễ bái. Có bài kệ xưng tán:

- Thế Tôn Tỳ Bà Thi,

Chẳng lo dạo dưới cây

Thành tựu nhất thiết trí,

Các công đức vi diệu,

Chánh quán khắp thế gian,

Tâm liền được giải thoát.

Con nay gieo năm vóc,

Nương về đấng vô thượng.

- Phật Thi Khí ThếTôn,

Ở nơi Na Tha Lợi,

Ngồi dưới cây đạo tràng,

Thành tựu quả chánh giác.

Thân sắc không ai sánh,

Như núi vàng sáng rực.

Con nay quy mạng lễ,

Đấng vô thượng ba cõi,

- Tỳ Thư Bà Thế Tôn,

Ngồi dưới cây Ta La,

Tự nhiên được thông đạt,

Tất cả trí huệ sâu,

Ở trong hàng trời người,

Không ai so sánh kịp,

Cho nên con quy mạng.

Bậc giác ngộ tối thắng,

- Phật Ca Cầu Phú Đại,

Được vô thượng chánh giác,

Chứng diệu quả Niết bàn,

Dưới cây Thi Lợi Sa,

Thành tựu trí huệ lớn,

Vĩnh viễn thoát sanh tử,

Con nay quy mạng lễ,

Đấng Thế Tôn đệ nhất.

- Câu Na Hàm Mâu Ni,

Bậc Đại Thánh vô thượng,

Ngồi dưới cây ưu đàm,

Thành tựu vô thượng đạo,

Thông đạt tất cả pháp,

Không lường, không bờ mé,

Cho nên con quy mạng,

Bậc vô thượng thứ nhất.

- Phật Thế Tôn Ca Diếp,

Mắt như đôi hoa sen,

Dưới gốc Câu Lâu Đa

Được chứng thành Phật đạo,

Qua lại trong ba cõi,

Bước đi như tượng vương,

Con nay tự quy y.

Cúi đầu kính đảnh lễ.

- Phật Thích Ca Mâu Ni,

Dưới gốc cây Bồ Đề,

Hàng phục các ma oán,

Thành tựu đạo vô thượng,

Khuôn mặt như trăng sáng,

Trong sạch chẳng bụi nhơ,

Con nay cúi đầu lễ.

Đấng dõng mãnh thứ nhất.

- Đương lai Phật Di Lặc,

Ngồi dưới cây Long Hoa,

Thành tựu tâm quảng đại,

Tự nhiên được Phật đạo,

Công đức rất kiên cố,

Không có ai hơn được,

Vì thế con quy y,

Vua diệu pháp vô thượng.

Lại có Phật Đức Thắng, Phật Phổ Minh, Phật Thắng Địch, Phật Vương Tướng, Phật Tướng Vương, Phật Vô Lượng Công Đức Minh Tự Tại Vương, Phật Dược Vương Vô Ngại, Phật Bảo Du Hành, Phật Bảo Hoa, Phật An Trụ, Phật Sơn Vương cũng nên ức niệm cung kỉnh lễ bái, có bài kệ xưng tán:

- Trong thế giới Vô Thắng,

Phật hiệu Đức Thắng,

Con nay cúi đầu lễ,

Cả Pháp bảo Tăng bảo.

- Thế giới tùy ứng hỷ,

Phật hiệu Phổ Minh,

Con nay tự quy y,

Cả Pháp bảo Tăng bảo.

- Trong thế giới Phổ Hiền,

Phật hiệu Thắng Địch,

Con nay quy mạng lễ,

Cả Pháp bảo Tăng bảo.

- Thế giới Thiện Tịnh Tập,

Phật hiệu Vương Tràng Tướng,

Con nay cúi đầu lễ,

Cả Pháp bảo Tăng bảo.

- Thế giới Ly Cấu Tập,

Sáng Công Đức Vô Lượng,

Tự tại khắp 10 phương,

Cho nên cúi đầu lễ.

- Trong thế giới không tối,

Phật Vô Ngại Dược Vương,

Con nay đầu mặt lễ,

Cả Pháp bảo Tăng bảo.

- Trong thế giới Kim Tập,

Phật hiệu Bảo Du Hành,

Con nay đầu mặt lễ,

Cả Pháp bảo Tăng bảo.

- Cõi Mỹ Hoa Bảo Âm,

Đức Phật An Vương,

Con nay đầu mặt lễ.

Cả Pháp bảo Tăng bảo.

- Các Như Lai như thế,

Trụ các Cõi Hướng Đông,

Con dùng tâm cung kỉnh,

Xưng dương quy mạng lễ.

- Cúi mong các Như Lai,

Thương xót gia hộ con,

Hiện thân trước mặt con,

Làm mắt con được thấy.

Lại kế đó là Chư Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai cũng nên nhớ niệm, cung kính lễ bái. Có bài kệ xưng tán rằng:

- Chư Phật đời quá khứ,

- Hàng phục các ma oán,

Dùng sức đại trí huệ,

Lợi khắp cả quần sanh.

Các chúng sanh lúc ấy,

Đều hết lòng cúng dường,

Cung kínhxưng tán,

Cho nên con đảnh lễ.

- Ở mười phương hiện tại,

Chư Phật nhiều vô kể,

Số ấy như hằng sa,

Không lượng, không bờ mé.

Thương xót các chúng sanh,

Thường chuyển xe Diệu Pháp,

Cho nên con cung kỉnh,

Qui mạng cúi đầu lễ.

- Chư Phật đời vị lai,

Thân sắc như núi vàng,

Ánh sáng vô số lượng,

Các tướng tự trang nghiêm,

Ra đời độ chúng sanh,

Sẽ vào cõi Niết bàn,

Các Thế Tôn như thế,

Con nay cúi đầu lễ.

Lại nên nhớ niệm các Đại Bồ tát như: Bồ tát Thiện Ý, Bồ tát Thiẹn Nhãn, Bồ tát Văn Nguyệt, Bồ tát Thi Tỳ Vương, Bồ tát Nhất Thiết Thắng, Bồ Tát Tri Đại Địa, Bồ Tát Đại Dược, Bồ Tát Cưu Xá, Bồ Tát A Ly Niệm Di, Bồ Tát Đảnh Sanh Vương, Bồ Tát Hỷ Kiến, Bồ Tát Tước Đa La, Bồ Tát Tát Hòa Đàn, Bồ Tát Trường Thọ Vương, Bồ Tát Xằn Đề, Bồ Tát Di Lam, Bồ Tát Diệm Đăng, Bồ Tát Nguyệt Cái, Bồ Tát Minh Thủ, Bồ Tát Pháp Thủ, Bồ Tát Thành Lợi, Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Kim Cang Tạng, Bồ Tát Kim Cang Thủ, Bồ Tát Vô Cấu Tạng, Bồ Tát Vô Cấu Xưng, Bồ Tát Trừ Nghi, Bồ Tát Vô Câu Đức, Bồ Tát Võng Minh, Bồ Tát Vô Lượng Minh, Bồ Tát Đại Minh, Bồ Tát Vô Tận Ý, Bồ Tát Ý Vương, Bồ Tát Vô Biên Ý, Bồ Tát Nhật Âm, Bồ Tát Nguyệt Âm, Bồ Tát Mỹ Âm, Bồ Tát Mỹ Âm Thinh, Bồ Tát Đại Âm Thinh, Bồ Tát Kiên Tinh Tấn, Bồ Tát Thường Kiên, Bồ Tát Kiên Phát, Bồ Tát Trang Nghiêm Vương, Bồ Tát Thường Bi, Bồ Tát Thường Bất Khinh, Bồ Tát Pháp Thượng, Bồ Tát Pháp Ý, Bồ Tát Pháp Hỷ, Bồ Tát Pháp Thư, Bồ Tát Pháp Tích, Bồ Tát Phát Tinh Tấn, Bồ Tát Trí Huệ, Bồ Tát Tịnh Oai Đức, Bồ Tát Na La Diên, Bồ Tát Thiẹn Tư Duy, Bồ Tát Pháp Tư Duy, Bồ Tát Bạt Đà Bà La, Bồ Tát Pháp Ích, Bồ Tát Cao Đức, Bồ Tát Sư Tử Du Hành, Bồ Tát Hỷ Căn, Bồ Tát Thương Bảo Nguyệt, Bồ Tát Bất Hư Đức, Bồ Tát Long Đức, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ Tát Diệu Âm, Bồ Tát Vân Âm, Bồ Tát Thắng Ý, Bồ Tát Chiếu Minh, Bồ Tát Dũng Chúng, Bồ Tát Thắng Chúng, Bồ Tát Oai Nghi, Bồ Tát Sư Tử Ý, Bồ Tát Thượng Ý, Bồ Tát Ích Ý, Bồ Tát Tăng Ý, Bồ Tát Bửu Minh, Bồ Tát Huệ Đảnh, Bồ Tát Nhạo Thuyết Đỉnh, Bồ Tát Hữu Đức, Bồ Tát Quán Tự Tại Vương, Bồ Tát Đà La Ni Tự Tại Vương, Bồ Tát Đại Tự Tại Vương, Bồ Tát Vô Ưu Đức, Bồ Tát Bất Hư Kiến, Bồ Tát Ly Ác Đạo, Bồ Tát Nhất Thế Dũng Kiện, Bồ Tát Phá Ám, Bồ Tát Công Đức Bửu, Bồ Tát Hoa Uy Đức, Bồ Tát Kim Anh Lạc Minh Đức, Bồ Tát Ly Chư Ám Cải, Bồ Tát Tâm Vô Ngại, Bồ Tát Nhất Thế Hanh Tịnh, Bồ Tát Đẳng Kiến, Bồ Tát Bất Đẳng Kiến, Bồ Tát Tam Muội Du Hí, Bồ Tát Pháp Tự Tại, Bồ Tát Pháp Tướng, Bồ Tát Minh Trang Nghiêm, Bồ Tát Đại Trang Nghiêm, Bồ Tát Bảo Đảnh, Bồ Tát Bảo Án Thư, Bồ Tát Thường Cử Thư, Bồ Tát Thường Hạ Thư, Bồ Tát Thường Thám, Bồ Tát Thường Hỷ, Bồ Tát Hỷ Vương, Bồ Tát Đắc Biện Tài Âm Thinh, Bồ Tát Hư Không Lôi Âm, Bồ Tát Trì Bảo Cự, Bồ Tát Dũng Thí, Bồ Tát Đế Võng, Bồ Tát Mã Quang, Bồ Tát Không Vô Ngại, Bồ Tát Bảo Thắng, Bồ Tát Thiên Vương, Bồ Tát Phá Ma, Bồ Tát Diệu Đức, Bồ Tát Tự Tại, Bồ Tát Đảnh Tướng, Bồ Tát Xuất Quá, Bồ Tát Sư Tử Hẩu, Bồ Tát Vân Âm, Bồ Tát Năng Thắng, Bồ Tát Sơn Tướng Tràng Vương, Bồ Tát Hương Tượng, Bồ Tát Đại Hương Tượng, Bồ Tát Bạch Hương Tượng, Bồ Tát Thường Tinh Tấn, Bồ Tát Bất Hưu Tức, Bồ Tát Diệu Sanh, Bồ Tát Hoa Trang Nghiêm, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Đắc Đại Thế, Bồ Tát Thủy Vương, Bồ Tát Sơn Vương, Bồ Tát Bảo Thí, Bồ Tát Phá Ma, Bồ Tát Trang Nghiêm Quốc Độ, Bồ Tát Kim Kế, Bồ Tát Châu Kế. Các Đại Bồ Tát như thế, đều nên nhớ niệm, cung kỉnh lễ bái cầu được bất thối chuyển.

Hỏi: Chỉ nhớ niệm Phật A Di ĐàChư Phật mười phương và niệm các Bồ Tát được Bất thối, lại có những phương tiện khác chăng?

Đáp: Cầu được Bất thối chẳng những chỉ nhớ niệm xưng danh, lễ kỉnh mà thôi, cũng cần ở trước Chư Phật sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỉhồi hướng.

Hỏi: Việc sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỉ, hồi hướng như thế nào?

Đáp:

- Vô lượng Phật mười phương,

Chỗ biết khắp tất cả,

- Con nay ở trước Phật,

Phát lồ các tội ác.

- Ba ba thành chín thứ,

Từ ba phiền não khởi,

- Thân này và thân trước,

Tội ấy đều sám hối.

- Ở trong ba đường dữ,

Nếu bị chịu nghiệp báo,

- Nguyện ở thân đời này,

- Không chịu vào ác đạo.

Nói chư Phật mười phương là chỉ tất cả chư Phật hiện tại mạng căn thành tựu chưa nhập Niết Bàn. Mười phương chỉ 4 phương, bốn vị và trên, dưới. Phát lồ là ở trước chỗ Phật phát lồ tất cả tội không có che dấu, sau đó không còn làm lại, như đê ngăn nước. Tội ác là chỉ những người không có trí huệ, nên phần nhiều phạm các tội ác, nếu không có pháp lành hoặc lặn vào vô ký. Ba Ba thứ là Thân, Khẩu, ý sanh ra điều ác sẽ bị hiện báo, sanh báo, hậu báo, do tự làm ác, dạy người làm ác, thấy người làm ác vui theo. Từ ba thứ phiền não, khởi ba thứ phiền não thì thuộc về hệ dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Nếu giúp tham dục phiền não, sân nhuế phiền não, ngu si phiền não, thì có phiền não thượng, trung, và hạ gọi là Ba Ba thứ.

Thân này và thân trước, tội ấy sám hối hết là chỉ chỗ tạo các ác nghiệp đời này và đời trước đều sám hối hết không còn thừa. Nói địa ngục là chỉ tám thứ địa ngục nóng và mười thứ địa ngục lạnh. Súc sanh là những loài sanh trên đất, sanh dưới nước, hoặc hai chân, hoặc nhiều thân, hoặc không chân. Ngạ quỷ là những quỷ đói, có loài ăn đờm dãi, có loài ăn than lửa, có loài ăn máu mủ, cứt đái. Nếu người hành nghiệp tham sân si, ứng hợp với loài nào thì theo 3 đường thọ nhạn kiếp khổ. Nguyện cho được thân này, nếu có thân sau không thọ các thân Địa ngục, ngạ quỷ súc sanh.

Lại nữa, Phật dạy pháp sám hối: "Nếu Bồ tát muốn sám hối tội, phải nói lơì này: Con hiện nay ở trong thế giới mười phương Chư Phật được vô thượng chánh đẳng chánh giác, chuyển bánh xe pháp, rưới mưa pháp, đánh trống pháp, thổi loa pháp, lập pháp tràng, đem pháp bố thí khắp cả chúng sanh, phần nhiều được lợi íchan ổn. Các ngài thương xót thế gian, làm lợi ích trời người. Con nay dùng thân khẩu ý, đầu mặt lễ dưới chân của Chư Phật hiện tại. Chư Phật biết rõ thấy rõ, các ngài làm con mắt của thế gian, đèn thế gian. Con từ vô thỉ sanh tử đến nay đã tạo tội nghiệptham dục, sân hận, ngu si bức bách. Hoặc không biết Phật, không biết Pháp, không biết Tăng, hoặc không biết tội phước, hoặc thân khẩu ý tạo nhiều thứ tội, hoặc dùng ác tâm làm thân Phật ra máu, hoặc hủy diệt chánh pháp, hoặc phá hoại Tăng chúng, giết bậc A La Hán, hoặc tự mình làm mười điều bất thiện, hoặc bảo người khác làm, hoặc thấy người làm mà vui theo.

Nếu đối với chúng sanh có những lời hung ác, nếu dùng những lời khinh dối hại người, dùng các tà hạnh não loạn chúng sanh, hoặc không hiếu dưỡng cha mẹ, hoặc trộm đồ vật trong tháp, hoặc trộm Tăng vật bốn phương, Phật nói Kinh giới hoặc có hủy phá chống trái với Hòa Thượng A Xà Lê. Nếu thấy người phát Thanh văn thừa, Bích Chi Phật thừa liền dùng lời hung ác hủy nhục, khinh tiện, sân hận, tật đố. Ở chỗ Phật hoặc dùng lời ác khẩu, hoặc nói chánh phápphi pháp, hoặc nói phi phápchánh pháp. Nay đem tội này đối với chư Phật hiện tại, các ngài đều thấy và chứng biết, con nay xin đem các tội ấy phát lồ không dám che dấu, từ nay về sau con không dám làm lại.

Nếu con có tội đáng đọa vào địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, A Tu La, không gặp Tam bảo, sanh ở chỗ nạn, con nguyện đem tội này, đời nay hiện chịu quả báo, như chư Bồ tát quá khứ cầu đạo Phật, sám hối tội ác nghiệp, con nay cũng như vậy phát lồ sám hối chẳng dám che đậy, từ đây về sau không dám làm lại nữa. Nếu hiện nay các Bồ tát cầu Phật đạo sám hối tội nghiệp ác, con cũng như thế phát lồ sám hối, không dám che đậy, từ đây về sau không dám làm lại nữa. Như Bồ tát vị lai cầu Phật đạo sám hối tội nghiệp ác con cũng như thế, phát lồ sám hối, không dám che đậy, từ đây về sau không dám làm lại nữa. Như chư Bồ tát quá khứ, hiện tại, vị lai cầu Phật đạo sám hối tội nghiệp ác, đã sám hối nay sám hối, sẽ sám hối, con cũng như thế mà sám hối tội nghiệp ác, không dám che đậy, từ đây về sau không dám tạo lại nữa.

Hỏi: Đã được nghe pháp sám hối còn việc khuyến thỉnh thế nào?

Đáp:

Tất cả Phật mười phương,

Hiện tại thành đạo Phật,

Con xin chuyển pháp luân,

An lạc các chúng sanh.

Tất cả mười phương Phật,

Nếu muốn bỏ thọ mạng,

Con nay đầu mặt lễ,

Cúi xin được ở lâu.

Chuyển pháp luân là nói về ba lần chuyển thành 12 tướng của bốn thánh đế: Khổ, tập, diệt, đạo. Chuyển thứ nhất là thị chuyển (đây là) đây là Khổ, đây là Tập, đây là Diệt, đây là Đạo. Chuyển thứ hai là khuyến chuyển (khuyên nên), Khổ đế khuyên nên biết, Tập đế nên đoạn, Diệt đế nên chứng, Đạo đế nên tu. Chuyển thứ ba là chứng chuyển (đã chứng). Khổ đế ta đã biết, Tập đế ta đã đoạn, Diệt đế ta đã chứng, Đạo đế ta đã tu. Đây gọi là ba chuyển Pháp luân. Lại có người cho rằng Thanh văn thừa, Bích Chi Phật thừaĐại thừa đây gọi là Pháp luân giải thuyết. Đây gọi là nghĩa của ba thừa gọi là chuyển Pháp luân.

An lạc các chúng sanh là làm cho chúng sanh đời này và đời sau được thanh tịnh an lạc vào ba thừa mới gọi là an lạc, còn ngũ dục lạc chỉ có khổ nên không gọi là an lạc. Người thỉnh Phật chuyển pháp luân là làm cho chúng sanh nhận được cái vui Niết Bàn, nếu chưa được Niết Bàn thì làm cho được thế gian lạc, nên nói sống lâu an lạc, vì nhận nghiệp báo nhơn duyên nên mạng căn liên tục được trụ thế, như việc biến hóa, tùy theo chỗ làm của Tâm nghiệp mà trụ. Tâm nghiệp ngưng thì dứt. Khuyến thỉnh là dùng lòng chí thành cầu nguyện. Chư Phật quán chúng sanh bình đẳng, cho nên cầu thỉnh mong được theo nguyện mà không xã thọ mạng, trụ vô lượng A Tăng Kỳ Kiếp độ thoát vô lượng chúng sanh.

Lại nữa, Phật tự nói pháp khuyến thỉnh như sau: "Bồ tát nên nói lời như thế này. Con nay cúi đầu đảnh lễ hiện tại mười phương chư Phật vừa được Đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác chưa chuyển pháp luân. Con nay cầu thỉnh, nguyện chuyển pháp luân, đánh trống pháp, thổi pháp loa, lập pháp tràng, xây nhà Đại pháp, đốt đuốc Đại Pháp, đem pháp thí ban đầy đủ cho tất cả chúng sanh, được nhiều lợi ích, nhiều an lạc, thương xót thế gian, ích lợi trời người cho nên con nay khuyến thỉnh chư Phật chuyển pháp luân, ở lâu trong cõi đời. Cũng nên nói chư Phật hiện tại ở mười phương, chư Phật này muốn xã thọ mạng, con thỉnh sống lâu, đem nhiều lợi íchan lạc, thương xót thế gian lợi ích trời người.

Hỏi: Đã nghe sám hối, khuyến thỉnh, vấn đề tùy hỉ như thế nào?

Đáp:

Có người bố thí phước,

Trì giới tu thiền định.

Từ Thân Khẩu ý sanh,

Đi lại nay đều có.

Người tu hành tam thừa,

Có đầy đủ tam thừa.

Tất cả phước phàm phu,

Đều tùy theo hoan hỉ.

Người bố thí từ xã xan tham mà sanh, trì giới phước từ thân khẩu ý sanh, người thiền hành các thiền định cũng từ thân, khẩu, ý sanh. Nhơn thân khẩu bố thí, trì giới đưa đi rước về, nhơn ý sanh từ bi thiền định, tới lui nay đều có. Tất cả phước đức ba đời của chúng sanh, thực hành ba thừa, thành tựu A La Hán, Bích Chi và Phật thừa, tất cả phiền não đều sạch không còn thừa. Phàm phu chưa được tứ đế thì phước đức có 2 thứ nghiệp thiện và bất thiện. Tùy hỉ là thấy người khác làm phước tâm sanh hoan hỉ gọi là thiện.

Hỏi: Đã nói sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỷ còn việc hồi hướng như thế nào?

Đáp:

Ta có được phước đức,

Tất cả đều hòa hợp,

Vì giúp các chúng sanh,

hồi hướng đạo Phật.

Ta có được phước đức hoặc từ thân sanh, hoặc từ miệng sanh, hoặc từ ý sanh. Hoặc do trì giới sanh, hoặc do bố thí sanh, hoặc do tu thiền sanh, hoặc do tùy hỷ sanh, hoặc do khuyến thỉnh sanh. Các công đức đó cùng các việc lành khác đã có được, đều gọi là có phước đức. Tất cả đều hòa hợptâm niệm các phước đức hợp tụ đúng lượng, biết việc to lớn. Các chúng sanh là chỉ chúng sanh trong ba cõi. Chánh hồi hướng là như chư Phật hồi hướng đúng như thật hồi hướng tức là hồi hướng Bồ Đề.

Hồi hướng Bồ Đềhồi hướng các phước đức hướng về quả vị vô thượng Bồ đề. Tùy hỉ hồi hướng hai việc này cũng do Phật tự nói: Có Đại Bồ tát nào muốn tùy hỉ hồi hướng, cần phải niệm chư Phật, dứt hết sự tương tục của tam giới, diệt hết các lý luận, khô cạn bùn lầy phiền não, trừ các gai gốc, dứt bản ngã tự lợi. Dùng chánh trí giải thoát tâm được tự tại, không còn bị trói buộc hữu lậu. Thế giới trong mười phương vô lượng vô biên kiếp số không thể nghĩ bàn, trong mỗi thế giới cũng có vô lượng vô biên chư Phật giáng sanh và diệt độ, từ sơ phát tâm đến nhập vô dư Niết bàn, đến khoảng trung gian giáo pháp chưa diệt. Chư Phật có thiện căn phước đức dạy cho sáu pháp ba la mật, hoặc thọ Bích Chi Phật ký mà có thiện căn, hoặc nhờ Thanh văn dạy mà có thiện căn, hoặc bố thí, trì giới tu thiền có học và vô học vô lậu thiện căn, và các giới phẩm, định phẩm, huệ phẩm, giải thoát tri kiến phẩm của chư Phật, có vô lượng công đức và chư Phật thuyết pháp, có người tin hiểu nhận được nhiều pháp lợi, các người ấy nhờ đó mà có căn lành. Ở trong chánh pháp của chư Phật mà phàm phu gieo trồng căn lành, hoặc trời, rồng, dạ xoa, A Tu La, Càn Thác Bà, Ca Lâu Na, Cẩn Na La, Ma Hầu La Già, được nghe pháp rồi sanh các căn lành, cho đến súc sanh nghe pháp sanh lòng lành, hoặc khi Phật sắp vào Niết Bàn, chúng sanh gieo trồng căn lành. Các Thiện căn phước đức này, tất cả hòa hợp, dùng tâm tối thượng, tối diệu, tối thắng, vô thượng đồng tùy hỉ. Đã tùy hỉ rồi, đem phước đức đã được hồi hướng về quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Chư Phật vị lai hiện tại cũng đều hồi hướng như vậy. Cho nên có bài kệ:

- Tội nên như vậy sám,

Khuyến thỉnh tùy hỉ phước

Hồi hướng Đạo vô thượng,

Đều cũng nên như thế.

Như chư Phật đã nói,

Con hối tội, khuyến thỉnh

Tùy hỷhồi hướng,

Đều cũng lại như thế.

Từ vô thỉ đến nay, chúng sanh tạo vô lượng tội, cần phải đối trước mười phương chư Phật sám hối, khuyến thỉnh chư Phật, tùy hỉ hồi hướng cũng phải làm như thế. Chư Phật thấy biết rõ ràng việc thành tâm sám hối, các ngài bằng lòng chỉ cho chúng sanh sám hối, các người cũng phải đúng như thế mà sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỷhồi hướng đó gọi là hồi hướng chơn chính.

Hỏi: Vì sao nói chư Phật thấy biết và hứa cho sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỉ, hồi hướng?

Đáp: Sám hối khuyến thỉnh như trước đã giải rõ rồi. Tùy hỷ hồi hướng, trong Kinh Đại Phẩm nói: "Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Ngài dạy: Bồ tát đối với tất cả Chư Phật đời quá khứ, hiện tại, vị lai và các đệ tử, tất cả chúng sanh có được phước đức thiện căn cùng hòa hợp hết với nhautùy hỉ tối thượng. Bạch Thế Tôn! Vì sao gọi là tối thượng tùy hỉ?

Phật bảo: Tu Bồ Đề! Nếu Bồ tát ở trong các pháp thời quá khứ, hiện tại, vị lai không giữ, không niệm, không chấp, không được, không phân biệt, nếu tư duy được như thế, thì các pháp này đều từ nhớ tưởng phân biệt các duyên hòa hợp mà có. Tất cả pháp thật chẳng sanh, không từ chỗ nào mà đến. Trong ấy cho đến không có một pháp đã sanh, hiện sanh, sẽ sanh, cũng không có đã diệt, hiện diệt, sẽ diệt. Các pháp tướng như thế ta thuận các pháp tướng để tùy hỉ. Tùy hỉ rồi cũng tùy theo thật tướng các pháp mà hồi hướng về quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đây gọi là tối thượng tùy hỉ hồi hướng.

Lại nữa, Tu Bồ Đề! Người thiện nam, thiện nữ phải dùng thiện căn kỉnh trọng Phật hồi hướng nên nghĩ như thế này: Như tâm, trí, nhãn, tri kiến của chư Phật là thiện căn phước đức, thể tướng trước sau từ đâu mà có, con cũng như thế, tùy theo tri kiến của chư Phật mà tùy hỉ. Cũng như lời Chư Phật dạy, con cũng dùng thiện căn như thế để hồi hướng. Nếu Bồ tát hồi hướng như thế là cung kỉnh Phật, vượt qua mọi lỗi lầm, trong lòng tin hiểu, như thế gọi là Đại hồi hướng.

Lại nữa, Tu Bồ Đề! Người thiện nam, thiện nữ đem các thiện căn phước đức nên hồi hướng thế này. Như các bậc hiền thánh đem giới phẩm, định phẩm, huệ phẩm, giải thoát tri kiến phẩm, không lệ thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, không lệ thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai. Hồi hướng cũng thế, không lệ thuộc thời gian và nơi chốn. Bồ tát được tâm như thế, được tin hiểu như thế gọi là không mất hồi hướng." Nếu Bồ tát hồi hướng có lòng tham trước gọi tà hồi hướng. Cho nên, Bồ tát phải biết chỗ hiểu pháp tướng của chư Phật, dùng pháp tướng này hồi hướng có thể đến quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác gọi là chánh hồi hướng.

Hỏi: Sám hối khuyến thỉnh tùy hỉ hồi hướng mỗi ngày nên thực hành mấy thời?

Đáp:

- Dùng gối hữu chấm đất,

Trịch bày vai bên hữu,

Chấp tay lòng cung kính,

Ngày, đêm có 6 thời.

Tướng cung kỉnh phải trịch áo (đắp y), quỳ gối, chấp tay. Thời gian: vừa tối, giữa đêm, cuối đêm, tảng sáng, giữa trưa, chiều tối mỗi lần một thời lễ tất cả chư Phật sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỉ, hồi hướng, một lòng nhớ Phật như ở trước mặt.

Hỏi: Thực hành sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỉ, hồi hướng như thế được quả báo như thế nào?

Đáp:

- Nếu thực hành một thời,

Phước đứchình tướng,

Thế giới như hằng sa,

Không dung thọ được hết.

Người thực hành một thời việc làm kể trên, phước đức mà họ được, nếu có hình tướng thì dù các cõi nước tam thiên đại thiên vô lượng, vô biên như số cát sông Hằng cũng không thể dung nạp hết. Trong phẩm trừ tội nghiệp của Kinh Tam Hữu nói: "Phật bảo: Này Xá Lợi Phất! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào đem thất bảo nhiều như số cát sông Hằng của thế giới tam thiên đại thiên cúng dường chư Phật. Nếu có người khuyến thỉnh chư Phật chuyển pháp luân, phước người này còn nhiều hơn người đem bảy báu hằng hà sa số cúng dường chư Phật kia". Trong phẩm Tùy hỉ hồi hướng của kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói: "Lành thay, lành thay Tu Bồ Đề! Ông có thể làm Phật sự cùng các Bồ tát nói rõ pháp hồi hướng. Nếu Bồ tát nghĩ rằng như chư Phật hiểu biết, đây là thiện căn phước đức, con cũng tùy theo chỗ hiểu biết của chư Phật mà hồi hướng. Người này được phước nhiều thí như người giúp cho chúng sanh hằng hà sa đại thiên thế giới đều thành tựu thập thiện. Bồ tát hồi hướng phước đức cũng tối thượng tối diệu không thể so sánh được. Có người độ tất cả chúng sanh hằng sa đại thiên thế giới được tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, ngũ thần thông, quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán, quả Bích Chi Phật công đức rất nhiều nếu đem so với người hồi hướng thì người sám hối hồi hướng công đức còn hơn người kia.

Này Tu Bồ Đề! Nếu có chúng sanhhằng hà sa đại thiên thế giới đều được quả Bích Chi Phật và được quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Lại có1 Bồ tát đem cúng dường tất cả chúng sanh ấy nào là y phục, ngọa cụ, y dược. Ở hằng hà sa kiếp cúng dường, cung kỉnh tôn trọng, khen ngợi, mỗi vị Bồ tát đều cúng dường như thế. Tu Bồ Đề ý ông nghĩ sao? các Bồ tát làm nhơn duyên cúng dường này phước đức có nhiều chăng? Bạch Thế Tôn rất nhiều. Phước đức này nhiều không thể dùng con số mà tính đếm hết. Nếu phước đứchình tướng thì thế giới như hằng sa cũng không thể dung nhận. Phật bảo Tu Bồ Đề, lành thay, lành thay! Bồ tát này được Bát Nhã Ba La Mật thủ hộ, đem thiện căn theo pháp tánh hồi hướng, phước đức được hơn gấp trăm nghìn muôn ức lần phước đức của các Bồ tát Bố thí cúng dường trước. Vì sao? Vì Bồ tát thủ tướng phân biệt Bố thí đều có lượng có số.

Phẩm hồi hướng Kinh Bát Nhã Ba La Mật nói: "Phật bảo này Tịnh Cư Thiên Tử! Có các vị Bồ tát dùng tướng tâm cúng dường những vật như y phục, ngọa cụ, thực phẩm, y dược của chúng sanhhằng hà sa tam thiên đại thiên thế giới đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Công đức rất nhiều nhưng đem so với phước đức người sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỉ, hồi hướng kia thì ngàn muôn ức phần không bằng một. Vì sao? Vì chư Bồ tát thủ tướng phân biệt bố thí! Lại có chúng sanh ở cõi Đại thiên phát tâm vô thượng, thân hành thập thiện hằng hà sa kiếp mà vẫn thủ tướng thì công đức không bằng Bồ tát đúng pháp tánh hồi hướng trăm nghìn muôn ức lần. Nếu người muốn được có phước đức vô lượng, vô biên, nên thực hành sám hối khuyến thỉnh, tùy hỉ hồi hướng này, không tiếc thân mạng, lợi dưỡng tiếng khen, ngày đêm sáu thời tinh tấn thực hành.

Hỏi: Ở trên chỉ nói hồi hướng tùy hỉ khuyến thỉnh có nhiều phước đức, như thế sám hối được phước đức như thế nào?

Đáp: Ở trong các phước đức, sám hối phước đức rất lớn vì sám hối trừ các tội và nghiệp chướng nên được thiện hạnhđạo hạnh của Bồ tát. Sám hối như châu như ý, tùy theo ý nguyện đều có kết quả. Như Phật nói: "Nếu người muốn sanh vào đại tộc gia Bà La Môn, Sát Đế Lợi, đại gia cưcần phải sám hối tội chướng, không có che dấu, sau không phạm lại liền được sanh. Có người muốn sanh lên các cõi trời cho đến cõi trời phi phi tưởng, người ấy nên đúng pháp sám hối tội chướng, không có che dấu, sau đó không còn phạm lại sẽ có kết quả. Nếu người muốn chứng tứ quả, nên đúng như Phápsám hối tội nghiệp, không che dấu, không làm lại cũng được kết quả. Nếu người muốn chứng được các quả Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, và trí huệ Phật cũng cần phải đúng pháp sám hối không che dấu, không phạm lại cũng có kết quả mong muốn. Nên biết sám hốiquả báo lớn.

Hỏi: Nếu nói sám hối trừ nghiệp chướng tội, tại sao trong kinh Phật dạy: "Này A Nan! Người tạo nghiệp chắc bị quả báo." Trong Luận A Tỳ Đàm nói: "Các nghiệp nhân duyên chẳng không, quả báo không mất chẳng diệt." Kinh nói: "Chúng sanh thuận nghiệp, đều từ nghiệp có ý chỉ nơi nghiệp, chúng sanh theo nghiệp mỗi người tự thọ quả báo của mình, hoặc hiện tại, hoặc trong đời này, hoặc đời sau." Trong kinh Nghiệp báo, Diêm La Vươngchúng sanh mà nói: Này các vị, tội của ông đây không phải là do cha mẹ làm, không do trời làm, không phải sa môn Bà La Môn làm. Ông tự làm tự phải chịu quả báo. Trong Hiền Thánh Kệ nói:

Thật pháp như kim cương, nghiệp lực không hơn được

Ta nay đã đắc đạo, vẫn chịu nghiệp báo ác.

Phật cũng tự nói:

Biển lớn và núi cả,

Cây rừng và gò nổng,

Các đất nước lửa gió,

Nhật nguyệttinh tú.

Nếu khi gặp kiếp thiêu,

Đều bị đốt cháy sạch,

Nghiệp ở vô lượng kiếp,

Thường còn chẳng tổn mất.

Ông gặp người đạo đức,

Tất cả trí hơn người

Trước đã tạo tội nghiệp,

Đã phải chịu quả báo.

Nay tuy được gặp Phật,

Cấu hết được quả Thánh

Nhưng còn nhơn duyên cũ,

Cây gỗ đâm vào thân.

Cho nên không thể nói sám hối trừ nghiệp tội được?

Đáp: Tôi không nói sám hối thời tội nghiệp diệt sạch hết không có quả báo, mà tôi chỉ nói sám hối thời tội nhẹ mỏng và ít nhận chịu nên sám hối. Trong Kinh Như Lai Trí Ấn nói: "Phật bảo: Này Di Lặc! Các Bồ tát trong lòng ưa thích A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề, nếu có tội nghiệp đáng đọa vào trong ác đạo chịu quả báo thì tội ấy nhẹ ít hơn, như đời sau làm người chịu ác hình, hoặc nhiều bệnh tật, không có uy đức, sanh nhà hạ tiện, bần cùng, tà kiến, tà nghiệp tự sống; hoặc sanh ra những chỗ trái ý, nhiều lo sợ, hoặc ở quốc độ tụ lạc, cư gia, xứ sở bị phá hoại; hoặc không gặp thiện tri thức, thường không nghe pháp, không được lợi dưỡng, nếu được chút ít tự mình không được dùng, ở chỗ hạ tiện, người không tin kỉnh, tu tập các phước đều bị trở ngại, không có kết quả, các căn chậm lụt, tập thiền ý loạn không được vô lậu công đức, không biết kinh pháp, chạy theo pháp tà, cho đến thường bị ác mộng, hoặc quả báo dữ".

Lại Phật nói: "Có người có tội nhỏ chịu quả báo trong đời này, nhưng chuyển nhỏ thành lớn bị đọa vào địa ngục. Vì sao? Vì người này không tu thân, không giữ giới, không tu tâm, không tu huệ, không có chí lớn, người này dù tội nhỏ cũng bị đọa địa ngục. Trái lại, có người có tội mà đáng lẽ đời này thọ báo nhưng tội không tăng trưởng lại mỗi lúc mỗi giảm bớt, vì người này biết tu thân, giữ giới, tu tâm, tu huệ, có đại ý chí, tâm không chấp trước, người ấy tội không tăng trưởng, hiện đời chịu quả báo ít. Như người có bồn nước nhỏ bỏ vào đó một cân muối thì nước cũng không thể uống, nhưng nếu đem cân muối đó bỏ vào hồ nước lớn thì nước cũng không có mùi muối, đâu trở ngại việc uống. Vì sao? Vì nước nhiều mà muối ít, người trả báo cũng như thế. Có bài kệ:

Cân muối vào hồ lớn,

Vị nước không gì khác,

Nếu bỏ vào chậu nhỏ,

Muối mặn không uống được.

Như người chứa nhiều phước,

Mà có tội ác nhỏ,

Không đọa vào đường dữ,

Trừ duyên mà chịu ít.

Lại có người phước mỏng,

tội ác cũng nhỏ,

Lòng dạ lại nhỏ hẹp,

Tội phải đọa đường ác,

Như người không ấm bụng,

Ăn ít vẫn không tiêu

Người ấy tuy chẳng chết,

Thân phải chịu khổ lớn.

Nếu thân người khỏe mạnh,

Ăn ít tuy khó tiêu

Người này cũng không chết,

Chỉ chịu khổ ít thôi.

Lửa thiện, phước huệ ít,

Mà có ít tội ác,

Tội này không ai cứu,

Có thể đọa địa ngục.

Người có phước đức lớn,

Tuy có tạo tội ác,

Không bị đọa địa ngục,

Hiện thân chỉ nhạn ít.

Nhưng chàng Ương Quật Đa,

Đã giết nhiều mạng người

Và muốn hại mạng Phật,

Được đạo A La Hán

Đời nay chuyển thành quả báo nhẹ, như Vua A Xà Thế giết hại Phụ vương đắc đạo, nhờ nhân duyên Phật và Ngài Văn Thù độ mà chuyển trọng tội thành chịu nhẹ. Lại như vua A Luân Già đem binh chinh phạt Diêm Phù Đề giết một vạn tám ngàn cung nhơn, nhưng đời trước ông đã xây tám muôn bảo tháp, thường theo các bậc Đại A La Hán nghe thọ kinh pháp, sau được quả Tu Đà Hoàn, nên thân người đời này được thưởng, chịu quả báo nhẹ. Như thế, người biết mình đã tạo tội ác, phải làm nhiều phước đức, chí ý rộng lớn, chứa nhiều công đức nên không bị đọa vào đường dữ. Nếu người trước khi thọ nạn, mà sám hối tội nghiệp, dứt hết không còn quả báo thì lời đó không đúng, nếu nói tội không thể diệt thì trong Tỳ Ni Phật dạy sám hối trừ tội thì không thể tin. Việc đó cũng không đúng. Cho nên người có tội ác nghiệp chướng phải sám hối./.

 

r
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.