Thư Viện Hoa Sen

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 58)

16/06/201312:00 SA(Xem: 14365)
Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 58)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 58)


Pháp Sư Tịnh Không

 

PHẨM 4

PHÁP TẠNG NHÂN ĐỊA

(Tiếp theo)

Kinh văn:

Giả linh cúng dường hằng sa thánh

Bất như kiên dũng cầu chánh giác”.

Đoạn kinh văn này là nói rõ A Di Đà Phật tu hành phát nguyệnnhân địa. Kinh văn phân thành sáu đoạn nhỏ. Đoạn nhỏ thứ nhất là “nguyện văn đồng Phật”, đoạn thứ hai là “huệ siêu bỉ ngạn”, đoạn thứ ba là “như Phật cứu khổ”, đoạn thứ tư là “tất linh thành Phật”. Những chỗ này chúng tôi đã giới thiệu qua. Trên đây là đoạn thứ năm “kiên dũng cầu chánh giác”.

Kinh văn tuy là chỉ có hai câu nhưng ý nghĩa rất sâu, hiện tiền chúng ta phải nên học tập. Từ trên bề mặt của kinh văn mà thấy, gần như là tu cúng dường không quan trọng lắm, cầu chánh giác là quan trọng, nhưng trên thực tế thì hai việc này đều quan trọng như nhau. Tuy là đều như nhau, trong đây vẫn là có phân ra chủ khách. Câu phía trước là nói tu phước, câu phía sau là nói tu huệ. Phật pháp, đặc biệtPhật pháp Đại thừa, Thế Tôn luôn dạy chúng ta phước huệ song tu, hai việc này đều là ngang nhau, không thể nào chấp trước, phải nên đồng thời tu học, hỗ tương lẫn nhau mới có thể chứng được quả vị viên mãn. Chúng ta ở trong kệ Tam Quy, đọc đến “quy y Phật nhị túc tôn”, chữ “nhị” này chính là tu phướctu huệ, hai câu này, hai loại này đều đạt đến cứu cánh viên mãn. Có thể thấy được Ngài tuyệt nhiên không hề xem nhẹ việc cúng dường. Tại vì sao ở ngay chỗ này Phật muốn nói hai câu nói này? Hai câu này là hết lòng hết dạ khuyên bảo chúng ta, tu phước vạn nhất không nên quên đi tu huệ, không có phước báo của trí tuệ thì là giả, không phải là thật. Chúng ta bình lặng mà quán sát, tỉ mỉ mà tư duy, không có phước báo của trí tuệ thì khi hưởng phước không thể nào không tạo nghiệp, phước hưởng hết rồi phần nhiều là đoạ ba đường, phước báo đó rất lớn, không phải là phước báo thông thường.

Khoảng hai tuần trước, có đồng tu đưa cho tôi xem một bản tin tức mới, đó là bản tin từ báo chí đại lục Trung Quốc. Bản tin nói rằng cuối năm nhà Thanh, có sáu nhân vật lớn hiện đã biến thành thân heo, trong đó có Viên Thế Khải, Lý Hồng Chương, đây đều là nhân vật nổi tiếng trên lịch sử. Làm sao biết được họ biến thành heo? Con heo này khi sanh ra, trên thân heo có tên của họ, thật kỳ lạ! Đây là nói rõ tu phước không tu huệ. Khi còn ở nhân gian hưởng hết phú quí của nhân gian rồi, sau khi chết vẫn chưa đến một thế kỷ đã rơi vào trong cõi súc sanh, biến thành thân heo. Việc này đã cho chúng ta một cảnh giác cao độ, nói rõ tu huệ còn quan trọng hơn tu phước, thế nhưng quyết định không nên hiểu lầm cho rằng chúng ta không cần tu phước, bạn có cách nghĩ như vậy thì bạn sai rồi. Bồ Tát Phổ Hiền trong Hạnh Nguyện Phẩm nói với chúng ta (lời nói này tuy là nói với Thiện Tài Đồng Tử, Thiện Tài Đồng Tửđại biểu cho chúng ta, nói với Ngài chính là với chúng ta): “Thiện nam tử, chư cúng dường trung, pháp cúng dường tối”, đây là “cúng dường hằng sa thánh”. Hằng sa là nói số lượng, hằng hà sa số. Ấn Độ có một con sông lớn là sông Hằng, cát của sông Hằng rất mịn. Tôi chưa đi qua Ấn Độ, có không ít đồng tu đến Ấn Độ bái thánh mang về cát sông Hằng cho tôi xem, đích thực giống như bột mì, không giống như cát bên đây của chúng ta, cát ở đó mịn hơn cát của chúng ta nhiều. Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở đời, thời gian ở hai bên bờ sông Hằng giảng kinh nói pháp rất lâu, cho nên phàm hễ nói đến số lượng lớn, Phật đều dùng cát sông Hằng để làm thí dụ. Số cát sông Hằng bất tận không đếm hết. Đây là nói giả sử bạn đã từng cúng dường thánh nhân số lượng nhiều như cát sông Hằng. Thánh nhân ở chỗ này, thông thường là chỉ Bồ Tát Địa Thượng, cũng chính là từ Sơ Địa trở lên. Cúng dường những thánh chúng này, phước báo đó rất lớn rất rộng, ở chỗ này Phật nói trái lại “không bằng kiên dũng cầu chánh giác”. Phước báo lớn đến như vậy quyết định sẽ không đoạ ba đường, bạn là chân thật cúng dường thánh hiền thì làm sao có thể đoạ vào ba đường? Đoạ ba đường phần nhiều là phước báo trời người, phước báo hữu lậu, nếu như cúng dường Phật Bồ Tát thì quyết định không đến đoạ lạc, thế nhưng “không bằng kiên dũng cầu chánh giác”. Đạo lý này chúng ta phải tường tận.

Chúng ta nói đến cúng dường trước. Ngày nay chúng ta học Phật, tu hành, hoằng pháp lợi sanh, thực tế ra mà nói là phước báo của chúng ta không đủ, do đó làm bất cứ việc gì đều có chướng ngại, đều có khó khăn. Những chướng nạn này chính là nói rõ phước báo của chúng ta rất mỏng, ngay trong đời quá khứ không có tu phước, ngay trong đời này cũng xem thường tu phước. Thế nhưng chúng ta hiểu rõ tường tận, những việc lợi ích tất cả chúng sanh vẫn là phải làm, những sự việc này đều là thuộc về phía cúng dường tu phước. Tu phước nhất định phải học Phật Bồ Tát. Phật Bồ Táttrí tuệ cao độ, hoàn toàn không giống như phàm phu chúng ta. Phàm phu tu phước luôn luôn là tính toán từng li từng tí, luôn không thể lìa khỏi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Bố thí tài vật cúng dường, trong lòng luôn là nghĩ đến là số tiền này có phải họ chân thật đã làm việc tốt hay không? Thí dụ, ngày trước thế gian này có rất nhiều khu vực xảy ra tai nạn, nước lụt, hạn hán, cũng có không ít đoàn thể từ thiện ở nơi đây quyên mộ để cứu tế. Luôn luôn có một số người suy nghĩ là việc cứu tai là việc tốt, tiền quyên của tôi có thể đến được tay của người bị nạn hay không? Có khi nào bị họ lạm dùng hết hay không? Cái ý niệm này vừa khởi thì không dám bố thí, không bằng lòng cúng dường, lo sợ tiền này không đến được trên tay của người dân bị nạn. Loại tình huống này có hay không? Có, nếu như mỗi người đều có loại quan niệm này thì còn ai đi cứu tế? Không phải là để cho những người dân ở nơi đó chịu khổ chịu nạn hay sao? Bồ Tát cứu người gặp tai nạn không hề suy nghĩ, không hề lo lắng. Chúng ta quyên góp cho họ, họ lấy đó mà chiếm lợi riêng thì đó là nhân quả của họ; chúng ta dùng tâm thanh tịnh bố thíphước báo của chúng ta, ta được phước, họ chịu nhân quả. Sau khi bạn hiểu rõ đạo lý này, không luận người khác có đem tiền đó đưa đến tay của những người dân bị nạn hay không, sự việc này chúng ta đều phải nên làm, không chút lo lắng mà làm, phước báo của bạn là viên mãn, phước báo của bạn là thanh tịnh. Chỉ cần bạn rơi vào trong phân biệt chấp trước, bạn xem, cơ hội tu phước sẽ lỡ qua ngay trước mặt bạn.

Singapore có một vị pháp sư tên là Đàm Thiền, tôi rất tôn kính đối với ông và ông quan hệ rất tốt với Lý hội trưởng. Tôi đã đến thăm ông rất nhiều lần. Con người này chính mình tu hànhtu khổ hạnh, ông ở chỉ là một cái phòng nhỏ, quần áo mặc là vải bố bình thường, ăn cơm chỉ một món, rất đơn giản, nước uống là nước máy. Chúng tôi đến thăm viếng ông, ông đi mua một bình nước suối, đó là kính ý cao nhất mà ông tiếp đãi khách. Mua một bình nước khoáng cho tôi, chính ông thì uống nước máy. Ông giúp đỡ rất lớn đối với Phật pháp đại lục Trung Quốc, Mỹ kim mà ông gởi đi quyên góp từng trăm ngàn từng trăm ngàn. Sau khi quyên rồi, hỏi cũng không thèm hỏi. Tiền tôi đã quyên cho anh rồi, anh có đem đi làm việc tốt hay không là nhân quả của anh, không liên quan gì với tôi, anh chân thậtPhật pháp làm việc thì anh có phước, nếu anh mang đi chính mình hưởng thụ thì tương lai anh đoạ địa ngục A Tỳ, tôi không biết việc gì. Đây là ở hải ngoại tôi thấy được một vị pháp sư như vậy. Chân thật là hiếm có, chúng ta không thể sánh được với ông. Tiền của ông từ đâu mà có? Ông ở trong miếu Thành Hoàng, trông coi miếu, cho nên gọi ông là miếu chủ. Ở trong miếu ông bày ra một ít hương, giấy, đèn sáp. Người ta đến miếu Thành Hoàng để thắp hương, tiền bán hương đèn sáp, một đồng hai đồng, như vậy mà tích góp lại. Một phân tiền ông cũng không đem đi hưởng thụ, toàn bộ bố thí làm công đức. Ông là người xuất gia mô phạm của thời đại chúng ta, hành nghi của ông là Bồ Tát thị hiện. Đời sống của chúng ta dư giả hơn nhiều so với ông, bạn xem người ta làm là gì? Chúng ta làm là như thế nào? Bày hương ra ở nơi đó để bán, từng cắc từng xu, một đồng hai đồng, chính mình một ngày từ sớm đến tối niệm A Di Đà Phật, tâm không lìa miệng, miệng không lìa tâm. Bạn xem thấy ông là một người xuất gia rất thông thường, bạn không biết được là thánh hiền thị hiện. Cho nên nói đây là đáng được cho chúng ta bắt chước, đáng được cho chúng ta học tập.

Cư sĩ tại gia học Phật, Lý Mộc Nguyên là Bồ Tát. Bạn xem, đời sống của ông đơn giản đến cỡ nào! Từng xu từng hào ông đều tiết kiệm. Phật dạy chúng ta tích phước, dạy chúng ta tích lũy công đức, ông chân thật đã làm được, ông không chỉ nói, ông thật đã làm được. Miệng nói thì có ích gì chứ! Cần phải đem nó thực tiễn. Những người hiện tại xem thấy đời sống của ông rất thanh khổ, còn chính ông thì cảm thấy an vui không gì bằng, tiền đồ một mảng sáng lạn, tương lai quyết định sanh thế giới Cực Lạc, thật có thể nắm lấy cơ hội đến thế giới Cực Lạc để làm Phật. Hiện tại tuy là chưa đi, tôi xem thấy ông đã đang làm Phật rồi. Việc ông làm đều là việc của Phật làm.

Bồ Tát Phổ Hiền nói với chúng ta, ngay trong tất cả cúng dường, tài cúng dường không bằng pháp cúng dường. Thế nhưng người thế gian xem trọng tài, họ có lòng tham, cho nên tài cúng dườngphương tiện, pháp cúng dườngmục đích. Phật Bồ Tát giáo hoá chúng sanh, lợi ích chúng sanh, chúng sanh không nhận biết Phật Bồ Tát, chúng sanh không biết Phật Bồ Tát chân thật lợi ích, nên Phật Bồ Tát cũng phải tùy thuận chúng sanh, “hằng thuận chúng sanh”, trước dùng tài bố thí cho bạn. Nhà Phật thường gọi là “tiên dĩ lợi dục khiên”, đến tiếp dẫn, dẫn dắt bạn; “hậu linh nhập Phật trí”, sau khiến cho vào trí Phật là pháp bố thí, cho nên tài bố thíphương tiện, sau cùng pháp bố thímục đích, cho bạn lợi ích chân thật, cho bạn lợi ích vô tận. Sau đó bạn mới biết được Phật Bồ Tát từ bi đến cùng tột, bạn mới chân thật biết được ân đức to lớn của Phật Bồ Tát, mãi mãi không thể báo đáp.

Tài bố thí, các vị đều biết được, Phật nói với chúng ta tất cả chúng sanh thế gian, không chỉ là địa cầu của chúng ta, mà mười phương ba đời vô lượng vô biên thế giới tất cả chúng sanh, có ai mà không muốn có tiền của? Có người nào mà không muốn chính mình có trí tuệ? Có người nào mà không muốn khoẻ mạnh sống lâu? Đây là tất cả chúng sanh đều đang mong cầu, đồng tu học Phật mong cầu, tín đồ các tôn giáo khác cũng mong cầu, bạn có thể cầu được hay không? Đáp án là khẳng định, thế nhưng trong đó có lý luận, có phương pháp. Đúng lý đúng pháp mà cầu thì tất cả đều cầu được. Nhà Phật thường nói: “Phật thị môn trung, hữu cầu tắc ứng”. Bạn xem, bạn cầu làm Phật đều có thể cầu được, huống hồ những danh vọng lợi dưỡng của thế gian. Theo cách nhìn của nhà Phật, đây chỉ là việc ngoài da, dễ dàng có được, làm gì mà cầu không được? Bạn cần phải biết phương pháplý luận. Lý luậnđạo lý nhân quả. Bạn được tiền của, được thông minh, được khỏe mạnh sống lâu, đó là quả báo. Quả ắt có nhân, nếu bạn tu nhân, bạn mới có thể được quả báo. Nhân của tiền của là gì vậy? Là tài bố thí. Việc này người thế gian không hiểu. Bạn có tài bố thí cho người khác, càng bố thí bạn được tiền của càng nhiều. Chúng ta xem thấy thế gian này có rất nhiều người phát tài to, quyết không phải là vận may của họ, quyết không phải là họ thông minh, quyết không phải là họ dùng thủ đoạn, mà là đời trước trồng được cái nhân thù thắng, ngay đời này cho dù họ kinh doanh nghề nghiệp gì họ đều sẽ phát tài. Trong mạng của họ có tài khố do nhân trồng đời trước, phải hiểu đạo lý này. Vậy đời trước chúng ta không có trồng nhân thì phải làm sao? Hiện tại trồng vẫn kịp, hiện đời trồng cũng có thể thu hoạch. Không trồng mà muốn thu hoạch, không có đạo lý này. Hiện tại mọi người nói đến tình hình kinh tế đang bị ảnh hưởng, nhiều việc cướp giật, hành hung. Bạn đi ăn trộm thì trong mạng cũng đã có, trong mạng không có mà đi ăn trộm cũng không thể trộm được. Trong mạng chúng ta không có mà đi ăn trộm, vẫn chưa trộm được thì đã bị cảnh sát bắt đi rồi. Đồ mà bạn trộm được vẫn là trong mạng của bạn có, vậy thì bạn hà tất phải đi trộm. Cho nên nhà Phật nói: “Một ngụm nước một bữa ăn đều do tiền định”. Đó là chân lý, lời nói này không phải là lời giả dối. Nếu bạn muốn chính mình có được tiền của thì bạn phải tu tài bố thí, nếu bạn muốn được thông minh trí tuệ thì bạn phải tu pháp bố thí, nếu bạn muốn khỏe mạnh sống lâu thì bạn nhất định phải tu bố thí vô uý.

Tôi 26 tuổi học Phật. Đạo lý này là đại sư Chương Gia truyền cho tôi. Tôi vô cùng tôn kính đối với lão sư, y giáo phụng hành. Đời trước tôi không có tu tài bố thí, cho nên ngay đời này đời sống rất là gian khổ. Đời trước một đời, ba loại bố thí này, đại khái tôi chỉ tu pháp bố thí, cho nên tôi còn có được thông minh trí tuệ. Tôi không có phước báo, tôi cũng không có thọ mạng. Ngày trước có rất nhiều người xem tướng đoán mạng cho tôi, ngay đến Hàn Quán Trưởng cũng đi xem mạng cho tôi, bà lấy tám chữ của tôi để đưa người đoán mạng. Sau khi đoán rồi người ta cảm thấy kỳ quái, liền hỏi Quán trưởng là con người này vẫn còn sao? Vào lúc đó đại khái tôi cũng sắp gần 50 tuổi rồi. Có thể thấy được người đoán mạng cũng không tệ, đoán xem cũng tương đối chuẩn. Họ hỏi bà là con người này vẫn còn sao? Bà nói, người này vẫn còn. Người đoán mạng lắc đầu, kỳ lạ, con người này vì sao mà vẫn còn được? Kết quả người đoán mạng hỏi là ông ấy làm những việc gì? Bà nói, ông ấy xuất gia. Oh! Người xuất gia thì miễn bàn rồi. Hay nói cách khác, nếu không xuất gia thì 45 tuổi chết rồi, điều này không hoài nghi.

Người xuất gia, thực tế mà nói, cũng không bảo đảm được. Cùng xuất gia với tôi, cùng đồng thời thọ giới, huynh đệ chúng tôi có ba người là tôi, pháp sư Minh Diễn và pháp sư Pháp Dung. Có thể các vị đều không quen biết, ba người chúng tôi là cùng một tuổi, hơn nữa ba người đều là đoản mạng. Người xem tướng đoán mạng đều nói ba người chúng tôi đều không thể sống qua được 45 tuổi. Cho nên năm 45 tuổi đó, khoảng tháng hai, tháng ba thì pháp sư Pháp Dung qua đời, vào tháng năm thì pháp sư Minh Diễn ra đi, đến tháng bảy thì tôi bị bệnh. Tôi nghĩ tôi cũng phải đi rồi. Chúng tôi đều không tệ, khi Pháp Sư Minh Diễn ra đi, ông ấy tự mình đi đến Tổng y viện Dinh Dân để châm cứu, bước vào phòng châm cứu nửa giờ sau thì ông đi, cho nên ông không có bệnh khổ, chính mình ngồi xe công cộng để đến phòng châm cứu, bước vào phòng châm cứu nửa giờ sau thì ra đi. Đây đều là tu hành vẫn xem là có được chút công phu. Thế nhưng tôi vào năm đó, chính ngay lúc tôi đang ở Hạ An, ở tại chùa Cơ Long Đại Giác, Lão hoà thượng của chùa Đại Giác mời tôi giảng kinh Lăng Nghiêm. Kinh Lăng Nghiêm rất dài, mười quyển tôi giảng xong ba quyển thì bị một trận cảm mạo nặng, bệnh hết một tháng. Cả đời tôi đều không bị bệnh, khi bị bệnh thì nghĩ là thời gian đã đến rồi. Trước đây hai người đã đi rồi, lần này chắc là đến lượt tôi. Tôi nghĩ, nếu tôi phải chết rồi, bác sĩ chỉ có thể trị bệnh, không thể trị mạng, tôi hiểu được đạo lý này, cho nên tôi liền niệm Phật cầu vãng sanh, tôi không đi bác sĩ khám, cũng không uống thuốc, mỗi ngày ăn một chút cháo lỏng. Vào lúc đó Hàn Quán Trưởng chăm sóc tôi, đợi để vãng sanh. Như vậy mà qua hết một tháng, sức khỏe dần dần hồi phục lại, khỏi bệnh. Sau khi khỏi rồi, mãi đến về sau không hề bị bệnh.

Lần này bị bệnh, nghĩ lại do nguyên nhân gì? Tôi chiếm cứ thời gian của các bạn học sinh. Cho nên kinh Hoa Nghiêm không giảng nữa, để thời gian này nhường lại, để cho các học sinh ở nơi đây luyện tập giảng kinh. Kinh Hoa Nghiêm của tôi dời đến phòng học nhỏ lầu tám của Tịnh Tông Học Hội để giảng. Bởi vì chúng ta giảng kinh, mục đích chủ yếu là làm ra đĩa VCD, tương lai cung cấp cho đài truyền hình sử dụng. Ý niệm này của tôi vừa khởi lên, bệnh của tôi liền khỏi, không hề có bệnh gì. Nghĩ lại rất có đạo lý, là do tôi chiếm cứ thời gian của các vị.

Phàm việc gì đều có nhân quả. Nhân quảchân lý, là định luật, chúng ta phải hiểu được đạo lý này. Cho nên ba loại bố thí đều tu, ba loại quả báo đều hiện tiền. Bản thân tôi là hiện thân nói pháp cho các vị. Tôi không có cầu tuổi thọ, tôi cũng không có cầu phước báo, sau khi xuất gia, tôi liền dạy ở Phật Học Viện, liền từ nơi công tác hoằng pháp lợi sanh, 40 năm chưa hề gián đoạn. Không cầu bất cứ thứ gì, thế nhưng phước báo tự nhiên liền hiện tiền. Có một năm Đài Bắc cử hành pháp hội Nhân Vương Hộ Quốc, tôi giảng kinh Nhân Vương hết hai mươi ngày. Ngay trong pháp hội gặp được Cam Châu Hoạt Phật, đây là một đại đức Mật Giáo Tây Tạng và cũng là bạn cũ rất tốt với tôi. Sau khi gặp mặt rồi, ông nói với tôi (tuổi tác của ông lớn hơn tôi, đại khái lớn hơn tôi khoảng 10 tuổi): “Pháp sư à, ông qua đây”. Tôi hỏi: “Có việc gì ạ, thưa Phật gia?”. Ông nói: “Những năm tháng gần đây, công đức giảng kinh nói pháp của ông rất lớn. Ông vốn dĩ không có phước báo, về sau phước báo của ông rất lớn, không những phước báo rất lớn, mà thọ mạng rất dài, vốn dĩ ông đoản mạng”. Tôi nói: “Những việc này Ngài không nói tôi cũng biết được, tôi cũng thấu hiểu, tôi cũng rõ ràng”. Phước báo rất lớn, tuổi thọ rất dài. Tôi cũng không có cầu phước, cũng không có cầu thọ mạng. Ngạn ngữ Trung Quốc thường nói: “Làm Hoà thượng một ngày, đánh chuông một ngày”, sống ở thế gian một ngày, vì Phật pháp làm việc một ngày. Thái độ này của tôi hoàn toàn giống với cư sĩ Lý Mộc Nguyên, sống một ngày thì vì Phật phápchúng sanh phục vụ một ngày, quyết định không có chính mình, cho nên chính mình thanh tịnh tự tại. Vì chính mình rất mệt, vì người khác thì không mệt, sự việc làm thành công rồi thì mọi người có phước, làm không thành công thì mọi người thiếu phước, thì không còn cách gì. Chính mình nhất định không có ý niệm được mất, bạn liền sẽ sống được rất tự tại. Đây là ở ngay trong Phật pháp tiếp nhận giáo huấn của lão sư, đạt được lợi ích chân thật.

Tôi vào cửa Phật là do nghe một câu nói của lão sư, tiên sinh Đông Phương Mỹ nói với tôi: “Học tập Phật pháp là hưởng thụ cao nhất của nhân sanh”, tôi bị câu nói này của thầy thức tỉnh. Tôi rất muốn hưởng thụ cái hưởng thụ cao nhất của nhân sanh, nếu đã có thì tôi đương nhiên phải học, tôi không để lỡ qua nhân duyên này. Tu học của 47 năm, tôi chân thật có được, cho nên trong lòng tôi luôn cảm ân đối với lão sư. Phòng học giảng đường của chúng ta, tôi đều cúng dường di ảnh của lão sư, không luận ở bất cứ nơi nào, không luận ở đạo tràng nào, hình chụp của thầy tôi nhất định cúng ở trong giảng đường, trong Phật đường. Mỗi giờ mỗi phút như ở bên lão sư, cho nên cả đời sống ngay trong cảm ân, báo ân, hạnh phúc, tự tại an vui không gì bằng, không có được mất, không có lo lắng, không có vướng bận.

Cư sĩquen biết tôi có thể nói rất lâu, ông luôn nghĩ đến biện pháp để tôi lưu lại Singapore. Ông biết được giữ tôi không dễ, chỉ cần có một chút không đúng pháp thì tôi lập tức liền đi. Nếu như ở chỗ này tất cả đúng pháp, tôi có trách nhiệm giúp đỡ ông, tôi toàn tâm toàn lực hiệp trợ ông. Nếu như ông làm không được như pháp, tôi liền rời khỏi, không có thứ tình riêng. Tuyệt đối không thể nói, ở nơi đây của ông điều kiện vật chất hùng hậu thì tôi sẽ ở nơi đây thêm vài ngày, không hề có việc này. Điều kiện vật chất có hùng hậu hơn cũng không lưu giữ được tôi. Ở nơi đây chân thật đang làm đạo, chân thật đang tu hành, chân thật đang dụng công học tập, thì tôi nhất định ở lại nơi đây, tôi có sứ mạng cảm, tôi có trách nhiệm cảm, phải hiệp trợ đại chúng. Nếu như mọi người đến để tiêu khiển, không phải là nỗ lực tu hành, tôi ở lại nơi đây không chút ý nghĩa gì. Tôi giảng kinh 40 năm, năm nay 73 tuổi, cũng phải nên về hưu rồi. Tôi cũng rất muốn tìm một nơi hoàn cảnh rất tĩnh lặng để chính mình tấn tu. Lần này đến Úc Châu, ở ngay trong rừng nguyên sinh hết ba ngày, tôi rất hoan hỉ. Nếu như ở nơi đó dựng lên một cái lều tranh để tấn tu, bạn nói xem tự tại dường nào! Hoàn toàn cách tuyệt với thế gian, đó là một hoàn cảnh mà cả đời của tôi mong muốn được ở, tôi mỗi niệm không quên. Nếu như khôngduyên phận hoằng pháp, tôi liền sẽ thoái hưu, tôi đến nơi đó để hòa mình với đại tự nhiên. Thế nhưng ở nơi đây có các đồng tu cố gắng muốn tu học, cố gắng muốn tu hành, tôi đành phải xả bỏ chính mình, xả bỏ thọ dụng của chính mình, gian khổ thế nào đi nữa tôi cũng phải giúp đỡ mọi người. Quan niệm của tôi, tác phong của tôi, cư sĩ Lý biết được rất rõ ràng.

Trong các thứ cúng dường, pháp cúng dường là đệ nhất. Trong pháp cúng dường, Bồ Tát Phổ Hiền đã nói cho chúng ta nghe mấy điều cương lĩnh.

Cương lĩnh thứ nhất, “như thuyết tu hành cúng dường”.

Chúng ta có làm được hay không? Trên kinh này Phật dạy chúng ta phải làm, chúng ta thảy đều làm được, dạy chúng ta không được làm thì chúng ta nhất định không được trái phạm, đây gọi là “như thuyết tu hành cúng dường”. Tôi thường hay khuyên bảo mọi người, cũng nói với mọi người, kinh điển Phật đã nói, trên thực tế chính là lời của Phật đã nói, người đời sau tôn xưng nó là kinh điển, vì sao vậy? Ngài nói ra đều là chân lý, vĩnh hằng bất biến, đại đức xưa tôn xưng những gì Phật đã nói gọi là diệu pháp. Nó rốt cuộc diệu ở chỗ nào vậy? Cổ đức nói rõ với chúng ta, lời nói này không phải tuỳ tiện mà nói, mỗi một câu, mỗi một chữ mà Phật đã nói đều là viên mãn, đó gọi là diệu. Cái gọi là viên mãn, bên trong đó có bốn ý nghĩa, Phật pháp nói bốn phần. Bốn ý nghĩa là Giáo-Lý-Hành-Quả.

Lần này tôi ở Úc Châu, trước những người lãnh đạo các tôn giáo khác nhau của Tổ chức Hòa bình Tôn giáo Thế giới đã giới thiệu khái lượt qua, nói rõ nội dung của Phật phápdiệu pháp. Nếu như chúng ta giảng Giáo-Lý-Hành-Quả thì họ nghe không hiểu, cho nên tôi liền thay đổi phương thức giới thiệu. Kinh Phật mỗi câu mỗi chữ đều bao hàm bốn ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất là “giáo huấn chân thành”, ý nghĩa thứ hai là “đạo lý chân thật”, ý nghĩa thứ ba là “hành vi chí thiện”, ý nghĩa thứ tư là “hưởng thọ cao nhất”. Tôi dùng bốn câu này để giải thích Giáo-Lý-Hành-Quả thì họ nghe hiểu được, nghe rồi đều gật đầu. Mỗi câu mỗi chữ đều đầy đủ bốn ý này, cho nên gọi là bảo, gọi là diệu pháp.

Chúng ta phải dùng thái độ gì để tiếp nhận? Việc thứ nhất, đối với lời giáo huấn chân thành của Phật Đà, chúng ta phải tín ngưỡng, tin sâu không hoài nghi. Thứ hai là đối với đạo lý của Phật đã nói phải lý giải thấu triệt. Thứ ba là hành vi chí thiện mà Phật đã nói, chúng ta phải chân thật làm đến được. Thứ tư là hưởng thụ cao nhất chúng ta mới chân thật đạt được. Bạn có thể đạt được hưởng thụ cao nhất chính là nhà Phật chúng ta gọi là chứng quả, bạn tu hành chứng quả. Chứng quả chính là thọ dụng ở ngay trong cuộc sống thường ngày. Lần giới thiệu này, họ có thể nghe hiểu được, họ cũng có thể tiếp nhận, nghe rồi cũng rất hoan hỉ. Thế nhưng chúng ta phải ghi nhớ, chúng ta nói được cho họ hoan hỉ, còn phải làm cho họ hoan hỉ hơn. Càng hoan hỉ là cách nói thế nào vậy? Kinh Phật nói Như Thị, kinh điển của các vị lại chẳng phải là Như Thị hay sao? Kinh Phật mỗi câu là diệu pháp, kinh điển đó của các vị mỗi câu cũng là diệu pháp, cho nên tôi gọi họ đều là Bồ Tát. Khi tôi vừa ra cửa lớn, gặp được một tín đồ Cơ Đốc, là một đại biểu của Cơ Đốc giáo, rất là lễ kính đối với tôi, đến bắt tay tôi. Ông nói: “Pháp sư, ông gọi tôi là Bồ Tát, chúng tôi gọi Ngài là thần”. Lập tức liền có hồi kính. Cho nên chúng ta cần phải tôn kính người khác. Chúng ta tốt, người khác cũng tốt. Ở trong Phật pháp, thực tế ra mà nói là chỉ có đệ nhất, không có đệ nhị, mỗi pháp đều đệ nhất, người người đều đệ nhất, mọi việc đều đệ nhất, không tìm ra được đệ nhị. Đây gọi là bình đẳng chân pháp giới, nhất chân pháp giới, chính là pháp giới bình đẳng, mới chân thật có thể thực tiễn đa nguyên văn hóa, cùng tồn tại phát triển, cùng sống hoà thuận với nhau. Hiệu quả của nó là xã hội an định, thế giới hòa bình, mỗi một người đều có thể trải qua đời sống hạnh phúc mỹ mãn. Đây là tôi hy vọng toàn thế giới, bao gồm các thầy tôn giáo, bao gồm các thầy truyền giáo, phải nên dốc hết trách nhiệm, phải nên có sứ mạng như vậy. Bạn trở thành một thầy tôn giáo, truyền giáo sư, sứ mạng của bạn là cứu độ tất cả chúng sanh khổ nạn, vậy thì hạng người này, ở trong Phật pháp gọi họ chính là Bồ Tát. Cho nên, tôi gọi họ là Bồ Tát là đúng với sự thật.

Nhất định phải ghi nhớ “như thuyết tu hành”. Chữ “thuyết” này là Phật nói, những gì Phật nói chúng ta hoàn toàn làm được, đây chính là cúng dường. Không chỉ là cúng dường chư Phật Như Lai, mà là cúng dường tự tánh của chúng ta, cúng dường tất cả chúng sanh. Bạn phải hiểu được đạo lý. Hay nói cách khác, tự tánh có được nuôi dưỡng tốt, trí tuệ liền khai mở. Trong tự tánh bao hàm phước đức vô tận, tự nhiên liền hiện tiền. Chúng ta hiểu rõ đạo lý này, tin sâu đạo lý này, cho nên không có tiền mà dám làm việc. Các vị xem, cư sĩ Lý ngày đêm trù bị, phải mau xây xong Thôn Di Đà. Mục đích xây Thôn Di Đà là gì? Phải cứu xã hội này, phải cứu kiếp nạn này, vì việc này mà xây dựng. Niệm Phật, tu hành có thể tránh được kiếp nạn của thế giới. Ở trong đây có một thiên đạo lý rất sâu, họ hiểu được.

Cấu tưởng của Thôn Di Đà mọi người đều biết, yêu cầu ở trong đây có hai sự việc là ngày ngày nghe kinh và ngày ngày niệm Phật, như thuyết tu hành, chúng ta chỉ yêu cầu một điều kiện như vậy. Người ở trong đây cơm áo đi đứng đều được cúng dường, bạn không cần mang đến đây một xu tiền nào, cúng dường bạn cả đời, mãi đến đưa bạn vãng sanh, giúp cho bạn làm Phật. Cư sĩ Lý vẫn đang tìm người thiết kế phục trang, tương lai sau khi bước vào, chúng ta mặc quần áo giống như nhau, bình đẳng, ăn bình đẳng, mặc cũng bình đẳng, quần áo của bạn không cần phải mang theo. Thế nhưng các vị thử nghĩ xem, Thôn Di Đà thiết kế của chúng ta là có hơn 400 phòng, mỗi một phòng ở được ba người, có đến 1200 người ở, phí dụng đời sống cho 1200 từ đâu mà có? Bạn nói Cư sĩ Lý có nhiều tiền đền như vậy không? Cư sĩ Lý một xu cũng không có, nhưng có cái gan lớn đến như vậy. Cư sĩ Lý nói, tôi không có tiền, ông chủ của tôi có tiền. Ông chủ là ai vậy? Là A Di Đà Phật. A Di Đà Phật có đại phước báo, ngày nay chúng ta làm công cho A Di Đà Phật, làm việc thay cho Ngài. Bạn xem, tín tâm thành tựu sự nghiệp, không phải nói có tiền mới làm, không có tiền thì không làm, mà là xem thấy việc này có nên làm hay không, có cần phải làm hay không, có phải bức thiết cần phải làm không? Ngày nay đại tai nạn đến bên tai, việc bức thiết cần phải làm, đây chính là Bồ Tát phát tâm. Người thế gian không dám làm, họ dám làm, họ có thể làm được thành công hay không? Chính mình có tràn đầy niềm tin, một chút hoài nghi cũng không có.

Cho nên, việc then chốt thứ nhất mọi người phải ghi nhớ, đó là y giáo phụng hành, thành tựu đức hạnh của chính mình, thành tựu đạo nghiệp của chính mình. Chính bạn không phải là Bồ Tát chân thật thì bạn không thể lợi ích được chúng sanh, bạn cũng không thể thành tựu sự nghiệp của Phật pháp, cho nên câu thứ nhất quan trọng. Chúng ta lại vì tiện lợi cho đồng tu, kinh văn quá dài, sợ bạn không nhớ nổi, cho nên tôi đem giáo huấn quan trọng nhất trong kinh văn tiết lục ra, tổng cộng đã tiết được 60 điều, như vậy mọi người sẽ dễ nhớ. Sáu mươi điều này ở trong Tịnh Tông Tu Hành Thủ Tắc.

Tịnh Tông Tu Hành Thủ Tắc là hành kinh của chúng ta. Kinh có bốn loại Giáo-Lý-Hành-Quả, đó là tu hành, cũng chính là hành vi chí thiện mà tôi thường nói. Quyển sách nhỏ này để các vị mang theo bên mình, mỗi lúc xem, xem rồi phải làm được, từng điều phải làm cho được. Trong quyển sách nhỏ này, tổng cộng có ba bộ phận. Bộ phận phía trước là tiết lục giáo huấn trong năm kinh của Tịnh Tông. Bộ phận thứ hai có 60 điều, chính là giáo huấn của kinh Vô Lượng Thọ. Bộ phận thứ ba đại khái cũng có sáu mươi mấy điều, tiết lục giáo huấn từ trong Di Lặc Bồ Tát Sở Vấn kinh đã nói. Những bộ kinh này đều giảng qua ở nơi đây. Bạn có thể làm được mấy điều này thì bạn chính là Bồ Tát chân thật, bạn là người tu hành chân thật, bạn nhất định sẽ được chư Phật hộ niệm, long thiên ủng hộ. Bạn phát nguyệnPhật pháp, vì chúng sanh, thì làm bất cứ sự nghiệp nào cũng đều sẽ viên mãn. Có nguyện ắt thành. Chính chúng ta phải chuẩn bị đủ điều kiện này mới được. Chính mình không đầy đủ điều kiện này, cầu cảm ứng sẽ không cầu được. Bạn có thể cầu, có cầu ắt có ứng là bản thân bạn chuẩn bị đầy đủ điều kiện tốt. Việc này mọi người nhất định phải nên hiểu. Chính mình không nỗ lực tu hành thì quyết định không thể có thành tựu.

Cương lĩnh thứ hai, “lợi ích chúng sanh cúng dường”.

Chỗ này trong lúc giảng giải chúng ta thường hay nhắc đến, chúng ta tâm tâm niệm niệm lợi ích tất cả chúng sanh, tâm lượng phải lớn, quyết không thể nói lợi ích chúng sanh tôi ưa thích, còn chúng sanh tôi không ưa thích, chúng sanh chán ghét thì tôi không lợi ích cho họ. Cách nghĩ này của bạn sai rồi. Lợi ích chúng sanh không phân biệt chủng tộc, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt tộc loại, một mực bình đẳng lợi ích. Trong tất cả lợi ích thì lợi ích lớn nhất là gì? Ở trên kinh Phật đã nói, giúp đỡ chúng sanh giác ngộlợi ích lớn nhất, nên gọi là “phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui”. Tại vì sao chúng sanh có khổ? Khổ là do họ mê mà không giác thì họ khổ thôi. Họ có tai, có nạn, có khổ, chúng ta ở trên mặt vật chất giúp cho họ một chút là chỉ có thể cứu nhất thời, không thể cứu cả đời. Cho dù bạn có năng lực giúp đỡ cho họ cả một đời, đến đời sau thì phải làm sao? Bạn còn có thể chăm sóc được cho họ không? Đời sau lại còn đời sau nữa. Phật Bồ Tát lợi ích chúng sanh, đời đời kiếp kiếp mãi mãi lợi ích cho họ, lợi ích chân thật. Bạn thử nghĩ xem, sự việc này chúng ta làm thế nào thực tiễn?

Thực tiễn ở chỗ này chính là giáo dục. Nếu các vị thường hay nghĩ đến, Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời giảng kinh nói pháp, việc này mọi người đều biết, Thế Tôn năm xưa ở đời giảng kinh hơn 300 hội, nói pháp 49 năm, giống như Khổng Lão Phu Tử vậy, cả đời đều làm công tác giáo dục xã hội. Công tác giáo dục này không có nhận bồi dưỡng, là công tác nghĩa vụ, Phật không hề nhận một xu tiền học phí nào của người ta. Tiếp nhận cúng dường chẳng qua là một ngày ăn cơm một bữa, tiếp nhận một bát cơm mà thôi, ba y một bát, không có tâm mong cầu, cả đời giáo học không biết mệt. Đó là lợi ích chúng sanh cúng dường, chúng ta phải học tập.

Vào thời xưa giao thông không thuận tiện, phạm vi đời sống nhân dân rất nhỏ hẹp, đích thực là có người đến già chết mà chưa từng qua lại. Ở ngay trong thôn xóm, thôn xóm cách bên có thể nhìn thấy được, chỉ có mấy dặm đường thôi, nhưng cả đời cũng chưa từng qua đến bên thôn trang đó, đến già chết chưa từng qua lại. Phạm vi đời sống rất nhỏ, giao thông không thuận tiện. Tình hình như vậy mới cần xây đạo tràng, cho nên nơi nơi đều có đạo tràng, đều có pháp sư ở nơi đó giảng kinh nói pháp, giáo hoá chúng sanh. Hiện tại thời đại này thay đổi rồi, khoa học kỹ thuật phát triển, thông tin phát triển, toàn thế giới bất cứ một nơi nào, xảy ra một việc nhỏ nào, chúng ta lập tức liền biết được. Giao thông thuận tiện. Bạn nghĩ xem, vào thời xưa, nếu từ Trung Quốc đi đến nơi đây, đi đến Nam Dương làm gì mà dễ dàng. Có cơ hội cho bạn đến, bạn cũng e ngại, ngồi thuyền phải ngồi đến mấy tháng mới có thể đến được. Hiện tại giao thông thuận tiện, mấy giờ đồng hồ thì đến rồi. Cho nên tôi ở Úc Châu, ở Tuyết Lê, có một số đồng tu gặp mặt tôi ở Tuyết Lê, tôi liền nói với họ, Đài Bắc đến Tuyết Lê ở vào 30 năm trước, đại khái ba bốn chục năm trước, từ Đài Bắc đến Cao Hùng phải ngồi tàu hoả, tàu nhanh là tám giờ, tàu chậm là 12 giờ. Hiện tại từ Tuyết Lê đến Đài Bắc là 8 giờ đồng hồ, địa cầu nhỏ lại, cho nên gọi là thôn địa cầu. Tham quan du lịch dường như biến thành việc cần thiết trong cuộc sống của một người, tuyệt nhiên không phải xa xỉ, mà là biến thành một bộ phận đời sống, đi nghỉ hè. Thế là chúng ta cùng với thế giới bên ngoài tiếp xúc được nhiều hơn, bạn sẽ tiếp xúc với những người chủng tộc khác nhau, người quốc gia khác nhau, người tín ngưỡng khác nhau, người văn hoá khác nhau, người có phương thức đời sống khác nhau, người tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, bạn phải cùng sinh hoạt chung với họ, đây gọi là đa nguyên văn hoá. Cho nên phải có quan niệm lợi ích tất cả chúng sanh, vô số giới hạn thảy đều phải đột phá. Hiện tại địa cầu này biến thành một nhà, cái nhà này có lớn hay không? Không lớn, một gia đình rất nhỏ, so với Phật thì nhỏ hơn rất nhiều. Nhà của Phật thì bao lớn? Tận hư không, khắp pháp giới, Phật là “lấy pháp giới làm nhà, lấy chúng sanh làm chính mình”. Nếu như chúng ta muốn làm Phật, nếu bạn không thể thực tiễn được hai câu nói này, thì bạn không thể làm được Phật. Mọi người niệm Phật đều muốn thành Phật, đều muốn đi đến thế giới Cực Lạc để thành Phật, trước tiên bạn phải có quan niệm này, phải thực tiễn quan niệm này. Tất cả chúng sanh là chính mình, hư không pháp giới là nhà của ta, thì bạn mới có hy vọng làm được Phật. Cho nên, khởi tâm động niệm của bạn có thể lợi ích tất cả chúng sanh. Khởi tâm động niệm là nguyện vọng, nguyện vọng có thể biến thành sự thật hay không lại là một tầng công phu. Làm thế nào đem nguyện vọng biến thành sự thật, thực tiễn được nguyện vọng? Bạn phải có hành động.

Lần này tôi có cơ hội tham gia hội nghị tôn giáo thế giới tổ chức hội nghị hòa bình ở Paris. Tôi cũng cảm thấy rất kỳ lạ, vì sao họ lại đến tìm tôi? Tôi hoàn toàn chưa từng qua lại với họ, họ đến tìm tôi, hơn nữa còn rất tôn kính đối với tôi. Hội nghị này một năm tổ chức hai lần, nửa năm một lần. Tham gia hội nghị này có hơn 30 tôn giáo, đều là người lãnh đạo của một số giáo phái. Mỗi một giáo phái đều có phát biểu quan niệm của họ, cách làm của họ, đều có một báo cáo ngắn gọn. Hội nghị hai giờ đồng hồ, họ để cho tôi nói 30 phút, rất là tôn kính đối với tôi. Họ mỗi một người phát biểu đại khái chỉ có 5-6 phút, để cho tôi nói 30 phút, rất là đãi ngộ đối với tôi. Sau khi tôi nghe rồi, vốn dĩ tôi cũng có chuẩn bị, các vị đồng tu đều biết, những thứ đã chuẩn bị đến chỗ đó thì không dùng được, phát cho họ làm tham khảo. Bởi vì tôi nghe lời của mỗi một người họ nói, sau khi nghe rồi tôi kiến nghị với họ. Hội nghị này đã có rất nhiều năm lịch sử. Quan niệm của một số nhà tôn giáo tôi rất là kính phục, có một mục tiêu giống nhau là cầu cả xã hội an định, thế giới hòa bình, tất cả chúng sanh có thể hoà thuận cùng ở với nhau, hợp tác lẫn nhau. Quan niệm này quá tốt, đây là chỗ mà chúng ta tôn kính. Thế nhưng quan niệm này làm thế nào để thực tiễn? Vấn đề này thì nghiêm trọng. Hội nghị đã mở ra nhiều năm, một năm mở ra hai lần vẫn không khởi được tác dụng. Xã hội vẫn là động loạn, thế giới vẫn là không hòa bình, vẫn là có tranh chấp. Mọi người đều không nghĩ ra được biện pháp, cho nên tôi đưa ra ý kiến cho họ.

Tôi nói rõ với họ, nhà Phật trên kinh Hoa Nghiêm nói thế giới Hoa Tạng, đó là thế giới của Tỳ Lô Giá Na Phật, đó là một thế giới đa nguyên văn hoá, lớn hơn rất nhiều so với thế giới của chúng ta. Chúng ta xem thấy ở trên kinh Hoa Nghiêm, những quần chúng tham gia đại hội này đã có hơn 200 chủng tộc khác nhau. Chủng tộc đó quá lớn, số người trong mỗi một chủng tộcvô lượng vô số, thế giới này của chúng ta có tính được vào đâu? Phạm vi quá nhỏ. Thế giới Cực Lạc cũng là như vậy. Tại vì sao người của thế giới Hoa Tạng, người của thế giới Cực Lạc, chủng tộc khác nhau, tín ngưỡng tôn giáo khác nhau đều có thể hòa thuận cùng sống? Tại vì sao chúng ta không làm được? Khi tôi vừa nói đến, mọi người đều tập trung chú ý, chuyên tâm để nghe tôi giảng giải. Tôi nói họ có thể làm được là do chỉ có một nhân tố, đó là ngày ngày giảng kinh nói pháp. Bạn xem, trên kinh Hoa Nghiêm, Tỳ Lô Giá Na Phật giảng kinh nói pháp chưa từng gian đoạn bao giờ, thế giới Cực Lạc A Di Đà Phật giảng kinh nói pháp cũng chưa từng gián đoạn qua bao giờ. Cho nên giảng kinh nói pháp là giáo học. Chỉ có giáo học mới có thể đem lý tưởng này thực tiễn. Khi nghe tôi nói rồi họ cũng đồng ý cách nhìn của tôi, nhất định phải thông qua giáo học. Người xưa Trung Quốc chúng ta thường nói (đây là nói những người đi học), ba ngày không đọc sách thánh hiền thì hoàn toàn khác đi, không giống người. Người đều có phiền não, đều có ác tập khí, ba ngày không đọc sách thánh hiền thì phiền não tập khí của bạn hiển lộ nguyên hình, vậy làm gì là người chứ? Như thế nào mới gọi là người? Tuân thủ năm giới mười thiện mà không có lỗi lầm, vậy mới gọi là người. Năm giới không giữ, mười thiện không giữ thì bạn là súc sanh, là ma quỷ, không phải là người. Hiện tại thế gian này, bạn ra bên ngoài xem, toàn yêu ma quỷ quái, không luận đến bất cứ nơi nào, bạn liền xem thấy những bức vẽ, thậm chí vẽ lên trên áo, nội dung trong đó đều là yêu ma quỷ quái, người không phải người, quỷ không phải quỷ. Chúng ta ở bên ngoài xem thấy xe Bus, bên trên xe Bus xem thấy đều là quỷ quái, đến đâu cũng đều thấy. Cho nên đọc sách thánh hiền là quan trọng, giảng kinh nói pháp là quan trọng.

Đạo tràng này của chúng ta, chúng ta ngày ngày đang giảng kinh. Thời gian này tôi bị bệnh nên đã gián đoạn hai ba tuần. Sau khi trở về, cư sĩ Lý Mộc Nguyên nói với tôi, các đồng tu đã thoái tâm, đã tản mạn rồi. Tôi nghe rồi thì rất lo ngại. Nếu như tình hình này, Phật Học Viện của chúng ta quyết định không thể thành lập, lớp bồi dưỡng cũng phải giải tán, đây là hiện tượng rất đáng lo. Các đồng tu vẫn không thể tự lập, vẫn không thể tự đối diện một mình, không thể khắc phục phiền não tập khí của chính mình, vẫn cần phải nhờ chúng tôi đến để phụ đạo. Tại vì sao có thể tản mạn? Tôi biết rõ nguyên nhân, các vị nhiều người đến như vậy, ở nơi đây một tuần lễ, thời gian giảng kinh quá ít, thời gian luân lưu quá ít, hai ba tuần mới luân lưu đến một lần, thậm chí một tháng mới luân lưu đến một lần, làm sao mà không giải đãi chứ? Cho nên sự việc này khó tránh khỏi.

Cả đời tôi không quản người, tôi không hy vọng ràng buộc người, tôi không hy vọng quản lý người, thực tế mà nói, cả đời tôi cũng không có người quản lý tôi, vậy rất là tự tại. Cả đời tôi không có người quản tôi, thì tôi không nên đi quản người. Cả đời tôi sống được rất hạnh phúc, cả đời không quản người, không quản việc, không quản tiền. Mọi người đều biết được tôi là pháp sư “tam bất quản”. Đây chính là tôi hưởng phước, không dễ dàng gì hưởng được. Cho nên sau khi trở về, tôi nhất định đem thời gian nhường lại cho các đồng tu, tôi một tuần lễ giảng một lần, vậy thì hy vọng mỗi ngày giảng kinh hai giờ thì hai đồng tu ra giảng, một người giảng một giờ đồng hồ. Chúng ta viết bản thảo phải viết đủ mười ngàn chữ, mỗi một tuần lễ viết bản thảo mười ngàn chữ để thực tập trên giảng đài. Vẫn phải theo phương pháp cũ ngày trước, mỗi một bạn học đều phải đưa ra lời phê bình đối với người đó, mỗi một bạn học đều phải nộp, giúp cho người đó cải tiến, giúp cho người đó tiến bộ. Chúng ta học tập như vậy mới thiết thực, thời gian mới không luống qua, chúng ta cũng không có lỗi với thường trụ nơi đây đã quan tâm đối với chúng ta, chăm sóc cho chúng ta, cúng dường cho chúng ta. Khi hết một học kỳ thì các vị đã viết ra tổng cộng có 200 ngàn đến 300 ngàn chữ, liền viết thành một quyển sách. Đó là thành tích học tập của các vị ở nơi đây, bạn phải lấy thành tích mới được. Nếu như tương lai phát triển thành Phật Học Viện, phương pháp dạy học của chúng ta thỉ chung không thay đổi. Các vị ngay trong quá trình học tập ở nơi đây, các vị cũng cảm nhận được cách dạy học này có hiệu quả. Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu. Sau khi Phật Học Viện thành lập, chúng ta có thể mở ra nhiều môn, thế nhưng các đồng tu phải chọn lựa, nhất định phải chọn một môn để chuyên công. Các đồng tu tu học môn khác chúng ta có thể nghe, chỉ là nghe để cho họ lời phê bình, giúp cho họ cải chính, còn chính mình chuyên công khoá trình của chính mình. Vào mỗi một học kỳ phải hoàn thành một bộ trước tác. Cho nên chúng ta ở nơi đây không cần phải thi cử, bạn đem trước tác của bạn ra, đó chính là bài thi, cũng giống như luận văn vậy.

Có nguyện lợi ích chúng sanh thì phải thực tiễn.

Cương lĩnh thứ ba, “nhiếp thọ chúng sanh cúng dường”.

Phải hiểu được cái gì gọi là nhiếp thọ chúng sanh? Dùng lời hiện đại mà nói, nhiếp thọ chúng sanh chính là cùng với tất cả chúng sanh có duyên. Không chỉ là có duyên, mà có duyên phận rất sâu, có duyên phận rất mật thiết, có thể khiến tất cả chúng sanh sanh tâm tôn kính đối với bạn, tâm thương yêu, tâm học tập với bạn, thì giáo hoá của bạn mới có thể nhận được hiệu quả. Nhiếp thọ chúng sanh phải nương vào cái gì? Không phải nương vào học vấn. Học vấn tốt, không thấy được người ta bội phục từ trong nội tâm đối với bạn. Cho nên nhiếp thọ chúng sanhđức hạnh, bạn có phẩm đức cao thượng, bạn có hành nghi thương yêu chúng sanh, lợi ích chúng sanh, bạn mới có thể nhận được sự ủng hộ của tất cả chúng sanh, tất cả chúng sanh mới nồng nhiệt đối với bạn.

Các vị ở nơi đây phải nên thấy được, chúng ta thăm viếng các tôn giáo khác, chúng ta đến thăm hỏi, tuy nhiên đây mới là mở đầu. Giao thừa năm rồi, buổi dạ tiệc ấm áp của chúng ta, chúng ta mời thỉnh tất cả đoàn thể tôn giáo Singapore đều đến tham dự, chúng ta đại đoàn viên, chúng ta cùng nhau qua tết âm lịch của Trung Quốc, đây là nhiếp thọ chúng sanh. Có người đến hỏi tôi, họ nói: “Pháp sư! Vì sao Ngài phải làm như vậy?”. Tôi chỉ trả lời họ một câu, Phật dạy tôi cách làm như vậy, Phật dạy tôi “nhiếp thọ chúng sanh cúng dường”. Đây chính là thực tiễn nhiếp thọ chúng sanh cúng dường, thực tiễn đa nguyên văn hóa, không phải chỉ nói ở trên miệng mà thôi, mà chúng ta phải làm được. Ngày mùng 9 chúng ta đi thăm viếng Ấn Độ giáo, tiếp theo là Ki Tô giáo, Thiên Chúa giáo thì đã liên hệ. Mỗi một tôn giáo đều phải đi thăm viếng, bình đẳng. Ngày lễ của các tôn giáo khác, chúng ta cũng hoan hỉ tham gia. Ngày lễ của chúng ta, chúng ta rộng mời khách, chúng ta cũng mời họ đến tham gia. Phải thực tiễn. Đây đều là thuộc về nhiếp thọ chúng sanh.

Cương lĩnh thứ tư, “đại chúng sanh khổ cúng dường”.

Điều này quan trọng. Thực tế từ trên lý mà nói, chúng sanh khổ không có người nào có thể thay. Chúng ta rất khổ, Phật rất từ bi, Phật có thể thay chúng ta chịu khổ hay không? Không thể! Vì sao vậy? Bạn chịu khổ hay hưởng phước là nghiệp báo của bạn, bạn có trồng cái nhân này thì bạn nhất định phải cảm thụ quả báo này, không ai có thể thay thế. Cho nên “đại chúng sanh khổ” chỉ là một nguyện vọng của chúng ta mà thôi, chúng ta bằng lòng chịu khổ thay cho chúng sanh. Trên thực tế, nếu như chân thật có thể thay thì định luật nhân quả chẳng phải đã bị lật đổ rồi hay sao? Phật cũng không thể trái với định luật nhân quả. Vậy thì Phật Bồ Tát làm thế nào thay thế chúng sanh chịu khổ? Chỉ có một phương pháp, đó là giảm thấp hưởng thụ của chính mình để giúp đỡ chúng sanh nhiều, cho nên ở trên đời sống vật chất của chính mình nơi nơi tiết kiệm. Một ngày chúng ta có thể tiết kiệm một đồng, hai đồng để dành lại, một đồng hai đồng này liền có thể giúp người khác. Thật có tâm này, chân thậthành vi này, phải làm cho được. Cho nên có một số đồng tu thường hay muốn mời tôi ăn cơm, mời ra ngoài ăn cơm rất lãng phí thời gian, một buổi cơm mất hết mấy giờ đồng hồ, thật lãng phí thời gian, thế nhưng người ta thật tình hảo ý. Hiện tại tôi nghĩ thông rồi, khai ngộ rồi, bất cứ người nào mời tôi cũng đều đáp ứng, tôi đều hoan nghênh, đến chỗ nào để mời khách vậy? Lầu hai Cư Sĩ Lâm. Các vị đem tiền mời khách quyên tặng cho Thôn Di Đà, tôi sẽ cùng ăn cơm với các vị. Vậy thì tốt, vậy thì không lãng phí thời gian, cũng không lãng phí tiền của. Thức ăn của Cư Sĩ Lâm làm được ngon hơn so với tiệm cơm chay thông thường hiện tại, cho nên Cư Sĩ Lâm cải tiến thêm thì nhiều quán chay phải đóng cửa. Mọi người mời khách đều đến Cư Sĩ Lâm, không những mời tôi, tôi đề xướng, tôi hy vọng tất cả những người mời khách thảy đều đến Cư Sĩ Lâm, đem tiền của bạn quyên cho Thôn Di Đà, làm vô lượng công đức. Vừa làm được công đức, lại mời được khách, lại ăn được thức ăn ngon đến như vậy, bạn nói xem, tự tại dường nào! Đây là nhất cử tam tiện, cho nên khuyến khích mọi người mời khách đến Cư Sĩ Lâm. Đây chính là thuộc về thay chúng sanh khổ cúng dường.

Chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày tận lượng tiết kiệm, không được lãng phí, phải tích phước. Tôi ở ngay trong cuộc sống này, ngày trước xem thấy hai vị lão sư, một vị là vị hiệu trưởng già ở vào thời kỳ kháng chiến, tiên sinh Châu Bang Đạo, một vị nữa là lão cư sĩ Lý Bĩnh Nam ở Liên Xã Đài Trung. Tôi theo lão cư sĩ Lý mười năm. Mỗi tháng sinh hoạt phí của thầy là 60 đồng tiền Đài Loan, nếu tính theo Mỹ kim là hai đồng phí dụng cho một tháng. Mỗi ngày thầy ăn một bữa cơm, hơn nữa ăn rất ít. Tôi xem thấy lão cư sĩ Ngài như thế, tôi học theo Ngài, tôi cũng mỗi ngày ăn một bữa. Thế nhưng một bữa cơm của tôi ăn được nhiều hơn so với thầy, giống y như thầy thì không chịu được. Một bữa cơm của thầy là hai cái bánh bao bột, bánh bao nhỏ thì đủ rồi, tôi phải ăn ba cái. Cho nên thầy một ngày hai đồng phí dụng cho đời sống thì đủ, vào lúc đó tôi ở Đài Trung, một ngày phải ba đồng phí dụng đời sống. Tôi học theo thầy, tôi học được đến tháng thứ tám, tôi mới nói với thầy. Thầy liền hỏi tôi: “Vậy ông cảm thấy tinh thần thể lực có gì khác nhau không?”. Tôi nói không có cảm giác gì, bình thường. Thầy vỗ bàn một cái, nói: “Tốt, ông cứ như vậy mà làm, cả đời không mong cầu người”. Ngạn ngữ chúng ta thường nói: “Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao”. Phí dụng đời sống của chúng ta rất ít, chút ít thì đủ rồi, thì không phải cầu người. Cầu người là việc rất khổ, nhìn mặt của người rất khó nhìn, cho nên cả đời tôi, đói chết tôi cũng không cầu người. Tôi có được cái khí chất này. Cho nên đời sống nhất định phải tiết kiệm, nhất định phải biết tích phước, nhất định không nên lãng phí.

Ngày nay các vị thấy tôi dường như có chút phước báo, rất nhiều người đến cúng dường. Tôi không có cầu người cúng dường, tự động đưa đến thì cũng không cách nào từ chối, thế nhưng đời sống của tôi vẫn là rất ít. Các vị thấy tôi ăn rất ít, cho nên đồ tặng đến thì mọi người cùng hưởng. Hôm nay còn có người từ Đài Bắc nấu sẵn hai nồi thức ăn lớn mang đến, thật không dễ dàng. Tôi thấy rồi tôi rất thích, tôi liền nói với thầy Ngộ Nhẫn mang đến nhà ăn lầu hai. Các vị niệm Phật buổi tối hôm nay, buổi tối bụng đói thì có thể dùng. Người ta cúng dường tôi, tôi cúng dường mọi người. Cúng dường mọi người thì có phước báo. Nhà Phật thường nói: “Đời này không liễu đạo, mang lông đội sừng để trả”. Người ta cúng dường tôi, tôi đều cúng dường cho các vị, nếu tôi không liễu đạo thì các vị mọi người thay tôi trả, cho nên lập tức liền chuyển tặng cho người khác. Các vị cúng dường tiền cho tôi, ngay đến xem tôi cũng không xem, toàn bộ đem đi tặng cho Thôn Di Đà. Chứng nhận của Thôn Di Đà cho tôi đến hiện tại có thể đem đóng thành một quyển sách, một đống to. Vì vậy cần phải biết, phước báo chuyển tặng cho tất cả chúng sanh thì phước báo này là không có cùng tận, càng tích lũy càng nhiều, càng nhiều càng bố thí, cái phước này sẽ hưởng không cùng tận. Thế nhưng chính mình phải khắc khổ, quyết định không được lãng phí, dư ra thì nhất định cúng dường người thiếu kém, đây chính là “thay chúng sanh khổ cúng dường”.

Lần trước tại một yến hội, có một vị cư sĩ hỏi tôi: “Pháp sư, Ngài ở nơi đâu vậy? Đạo tràng của chính Ngài ở đâu vậy?”. Chính tôi không có đạo tràng, chính tôi cả đời không có chỗ ở của chính mình, tôi ở nơi đạo tràng của người khác. Người xuất gia rồi thì chính mình không có nhà. Nếu như vẫn có một cái nhà thì chẳng phải trở lại rồi sao? Bạn xuất gia rồi, bây giờ lại trở lại nhà.

Lần này ở Úc Châu, có cư sĩ La rất phát tâm, ông có quan hệ rất tốt với chính phủ liên bang Úc Châu. Ông đến hỏi tôi là đạo tràng Tịnh Tông Học Hội của chúng ta cần thiết những vị pháp sư nào thường trụ ở Úc Châu thì ông có thể làm giúp chúng ta cư ngụ lâu dài, thậm chí nhập quốc tịch. Tôi nói với ông ấy: “Ông không nên hại người, ông không nên tạo nghiệp”. Ông nghe rồi ngẩn người ra, ông hỏi vì sao vậy? Nếu như lo cho pháp sư thủ tục cư ngụ dài lâu ở Úc Châu, vị pháp sư này đạo tâm liền sẽ không còn, tham-sân-si-mạn, lòng tư riêng của họ liền khởi lên, đạo tâm liền sẽ không còn. Cho nên tôi nói, ông nên làm việc tốt, giúp tôi làm thế nào? Cư ngụ một năm, chỉ cho phép họ ở một năm. Một năm ở nơi đây họ tu hành rất tốt thì năm tới ta lại làm cho họ một năm nữa, luôn luôn làm được tốt thì mỗi năm ta đều làm cho họ. Nếu họ không đúng pháp thì ta không làm cho họ, hết một năm thì phải mau đi thôi, vậy thì họ sẽ có đạo tâm.

Ở nơi đây tôi cũng nói với cư sĩ Lý Mộc Nguyên như vậy, chứng nhận công tác của các vị một năm. Tại vì sao không làm nhiều cho các vị? Khiến cho bạn có đạo tâm. Nếu khi làm nhiều hơn, bạn cảm thấy nơi đây có thể ở dài lâu, bạn liền nghĩ tưởng xằng bậy, bạn liền đến khắp nơi phan duyên, bạn liền sẽ có tâm riêng tư, tương lai bạn sẽ đọa vào địa ngục, đó chẳng phải là hại chết bạn hay sao? Cho nên hộ pháp phải hiểu được đạo lý này. Bạn tuy là đã xuất gia, phấn đấu không ngừng, thật giống như băng kết, như vào đầm sâu, tâm luôn ở đạo. Chỉ cần bạn có đạo thì chư Phật hộ niệm, long thần ủng hộ, người cúng dường bạn quá nhiều, bạn còn lo gì chứ? Bạn không có đạo, bạn tạo nghiệp, bạn bại hoại Phật môn, tương lai bạn nhất định đọa lạc. Cho nên rất nhiều người hộ pháp mà không rõ đạo lý, đem pháp sư rất tốt hộ trì họ thẳng đến địa ngục, chính mình còn cho rằng có công đức, tôi bỏ ra bao nhiêu tiền mua đạo tràng cho pháp sư, vị pháp sư đó có quyền sở hữu. Bạn xem, vị pháp sư hảo tâm xuất gia, hiện tại chúng ta lại cho họ một cái nhà, lại đem họ để vào trong đó, bạn còn cho rằng bạn có công đức, công đức của bạn ở chỗ nào? Bạn tạo ra là tội nghiệp, không phải là công đức. Lời của tôi nói không dễ nghe, thế nhưng thật có điều tốt đối với mọi người. Cho nên đồng tu xuất gia, bạn không nên cho rằng tôi đang chướng ngại bạn. Tôi đang thành tựu bạn, tôi quyết không chướng ngại bạn. Các vị chân thật tu hành làm đạo, nếu như không có nơi ở, tôi sẽ cúng dường bạn. Nếu như bạn không chân thật làm đạo, bại hoại Phật môn, đó là tội sẽ có báo ứng. Cho nên chính mình cần phải khắc khổ chịu khó, đối với nhân lực, vật lực, tài lực phải biết thương tiếc, quyết không lãng phí vật phẩm công cộng. Bạn có thể tiếc phước chính là bồi phước, bạn có thể tích phước chính là bồi phước, đạo lý này nhất định phải hiểu. Đây đều là thuộc về thay chúng sanh chịu khổ.

Cương lĩnh thứ năm, “cần tu thiện căn cúng dường”.

Cái gì là thiện căn? Việc này mọi người đều biết được, nghe nhiều rồi. Không tham, không sân, không si là ba thiện căn của thế gian, đây là Phật nói với chúng ta. Đối với người, với vật, với việc không khởi lòng tham, thuận theo ý riêng mình không khởi lòng tham, trái với ý của chính mình không khởi lòng sân, tâm của bạn vĩnh viễn thanh tịnh, vĩnh viễn là bình lặng, vậy thì tự tại. Không si, không mê, vĩnh viễntỉnh táo, vĩnh viễngiác ngộ. Tất cả thiện pháp của thế gian đều là từ trong ba điều kiện này mà sanh ra, cho nên gọi nó là ba thiện căn. Thiện căn của Bồ Tát là từ ba thiện căn này lại nâng cao lên một tầng, đó là tinh tấn. Tinh tấnthiện căn duy nhất của Bồ Tát. Bồ Tát sẽ thoái chuyển do nguyên nhân gì? Giải đãi phóng dật thì Bồ Tát liền thoái chuyển. Chúng ta xem thấy ở trên kinh, đến lúc nào mới không bị thoái chuyển? Bát địa mới không thoái chuyển, Thất địa về trước đều là tiến thoái không ngừng, chỉ cần giải đãi phóng dật lập tức liền thoái chuyển. Vĩnh viễn giữ lấy tinh tấn. Trong sáu nguyên tắc tu hành của Bồ Tát, bạn xem có Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn. Tinh tấn, tinh là thuần mà không tạp, tấn là tấn bộ. Có thể thấy được, hai chữ tinh tấn này liền nói rõ “một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đó gọi là tinh tấn. Cần phải tu, quyết định không thể nào giải đãi, phải chăm chỉ nỗ lực khắc phục phiền não của chính mình, khắc phục tập khí của chính mình. “Khắc niệm tác thánh”, đây là thánh nhân Trung Quốc chúng ta nói. Bạn có thể khắc phục vọng niệm của bạn thì bạn chính là thánh nhân. Chữ Thánh này là ý nghĩa gì vậy? Nếu dùng lời hiện tại mà nói, thánh nhân chính là người sáng suốt, đối với tất cả sự lý của thế gian, tất cả nhân quả đều thông đạt tường tận thì con người này gọi là thánh nhân. Nếu bạn không khắc phục vọng niệm của chính bạn thì làm sao được!

Vậy thì hiện tại chúng ta dùng phương pháp gì khắc phục vọng niệm của chúng ta? Nhà Phật giảng phương pháp rất nhiều, nên gọi là tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn. Pháp là phương pháp, môn là lối đi, phương pháp gì vậy? Phương pháp khắc phục vọng niệm. Phương pháp khắc phục vọng niệm mà nhà Phật nói cụ thể chính là phương pháp khắc phục vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Phương pháp khắc phục vọng tưởng, phân biệt, chấp trước rất nhiều, ngày nay chúng ta chọn lấy hai thứ. Một thứ là nghiên giáo, thâm nhập nghiên cứu kinh giáo, mỗi tâm mỗi niệm nghĩ đến đạo lý trong kinh điển thì bạn sẽ không khởi vọng tưởng. Ngoài ra, một phương pháp nữa là niệm Phật, mỗi niệm tương ưng với A Di Đà Phật. Người niệm Phật niệm lâu rồi, vì sao có thể giải đãi? Không hiểu được đạo lý niệm Phật thì niệm lâu rồi sẽ giải đãi, cho nên không thể niệm được. Niệm Phật là hành môn, hành nhất định phải nương giải. Bạn xem, đại sư Thanh Lương giảng kinh Hoa Nghiêm cho chúng ta, Ngài đem kinh phân làm bốn phần, trước là tín giải, sau đó mới có hành chứng. Hành phải nương giải, phải nương tín giải. Không có tín giải làm nền tảng thì cái hành đó không đáng tin, không thể lâu dài. Tín giải thấu triệt rồi thì hành mới có thể được dài lâu, mới có thể không thay đổi.

Nếu nói Tịnh tông không cần phải tín giải, hành thì hành rồi. Lời nói này nói ra có vấn đề. Tin của Tịnh tông không phải không cần tín giải, mà là tín giải cùng hành có thể đồng thời. Các pháp môn khác nhất định là trước có tín giải, sau đó có hành chứng, Tịnh tông là tín-giải-hành-chứng hoàn toàn đồng thời. Do đó niệm Phật không thể không nghe kinh. Không nghe kinh bạn niệm Phật, không phải một mặt niệm Phật, một mặt nghĩ tưởng xằng bậy, mà chính là một mặt niệm Phật, một mặt ngủ gật. Có một số người công phu không tệ, đi mà cũng có thể ngủ gật, bạn thấy họ nhiễu Phật, nhiễu Phật mà cũng ngủ gật. Nhiễu Phật mà đang ngủ gật thì khi chỉ tịnh, vừa ngồi xuống thì ngáy lên. Việc này chúng ta thường thấy ngay trong niệm Phật đường. Do nguyên nhân gì? Thiếu kém tín giải. Cho nên ngày nay chúng ta vì để bổ túc cái không đủ này nên mỗi ngày giảng kinh. Mỗi ngày hai giờ đồng hồ giảng kinh rất quan trọng. Giảng đến cần tu thiện căn, các vị có muốn tu thiện căn hay không? Đều muốn. Vậy tôi nói với bạn, nghe tôi giảng kinh không quan trọng, nghe các vị thực tập giảng kinh là quan trọng, đạo lý này các vị hiểu không? Pháp sư trẻ giống như một mầm non vậy, cần phải tưới tiêu, cần phải vun bồi. Tôi là một cây già rồi, không tưới nước cũng không hề gì, cũng không thể chết, cái mầm non này thì cần phải chăm sóc kỹ lưỡng. Làm thế nào chăm sóc? Các vị ngày ngày đến nghe kinh, họ ngồi giảng xem thấy có rất nhiều người nghe thì họ sẽ rất thú vị giảng kinh, tinh thần của họ liền được nâng cao. Vừa xem thấy bên dưới không có mấy người thì họ lắc đầu thở dài, chắc là do ta giảng không được hay nên người ta bỏ đi hết, lòng tự tin sẽ không còn, cho nên họ sẽ giảng không được tốt. Không tốt thì càng phải đến nghe, cho họ thêm sức mạnh, đến ủng hộ cho họ. Họ vừa thấy thì nghĩ mình giảng vẫn không tệ, vẫn còn nhiều người đến như vậy, đại khái mình vẫn còn được. Như vậy lòng tin mới có thể sanh khởi, vậy mới là giúp đỡ họ. Cho nên các vị đến nghe họ giảng kinh chính là tưới tiêu, chính là vun bồi, vô cùng quan trọng.

Năm xưa khi chúng tôi học giảng kinh, lão sư Lý đem những thính chúng của ông, tìm một hai trăm người đến, dặn bảo họ nhất định phải lắng nghe người sơ học giảng kinh. Lão sư chính mình thường hay tuần tra ở phía sau, xem coi những người nào không đến thì nói với họ: “Tôi bảo anh đến nghe họ giảng, vì sao anh lại không đến?”. Cho nên chúng tôi giảng kinh luôn có mấy chục người, cũng sắp gần hơn 100 người, giảng đường không lớn cũng ngồi gần đầy, chúng tôi lên giảng đài tín tâm liền đầy đủ. Cho nên người sơ học cần được khích lệ, cần phải giúp đỡ, việc này quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Các vị đến nghe họ giảng kinh cũng giống như trồng cây vậy. Chúng ta đang trồng cây, tương lai mới có kết trái, mới có thu hoạch. Bạn không trồng cây mà muốn ăn quả mộng, làm gì có đạo lý này? Không có đạo lý này. Nếu bạn muốn nghe phápgiảng kinh hay, có thọ dụng, bạn không vun bồi pháp sư thì bạn làm sao nghe được pháp sư giảng kinh cho bạn chứ? Đây là có nhân ắt có quả. Cho nên nghe tôi giảng kinh không có công đức, nghe các pháp sư trẻ tập giảng kinh thì công đức lớn, mọi người nhất định phải hiểu được đạo lý này. Các vị muốn tích lũy công đức, muốn cần tu thiện căn, thì các vị phải cố gắng đến nghe kinh, nỗ lực đến nghe kinh. Không những nghe kinh mà còn phải phê bình, nghe đến chỗ nào không hiểu thì nói với họ là ngay chỗ này tôi không hiểu, họ liền sẽ cải tiến. Nghe đến chỗ nào có nghi hoặc cũng nói với họ là khi tôi nghe đến chỗ này, tôi có nghi hoặc. Hoặc giả là họ giảng sai, hoặc giả họ giảng không được tường tận, giúp cho họ cải tiến. Cho nên học trò ở trên giảng đài, thính chúng bên dưới là lão sư, là giám học, là hộ pháp chân thật, có như vậy chúng ta hộ pháp cùng hoằng pháp có thể phối hợp. Giải-Hành tương chất thì đạo tràng mới có thể thành tựu, đạo tràng mới có thể hưng vượng, đạo phong mới có thể xây dựng, người học có lòng tin, người hộ trì có thu hoạch. Ta hộ trì một vị pháp sư, luôn là muốn giúp họ thành tựu, cái tâm huyết khổ cực hộ trì này không đến nỗi uổng phí, chân thật có thu hoạch. Tương lai họ hoằng pháp lợi sanh chính là bạn chính mình hoằng pháp lợi sanh, thành tựu của họ chính là thành tựu của bạn, tại sao không làm công đức này? Tại sao không làm việc tốt này?

Hôm nay giảng với các vị hai giờ đồng hồ, câu này vẫn chưa giảng xong. Tôi vốn dĩ dự định hai giờ đồng hồ giảng xong hai câu này, một câu này cũng giảng chưa xong. Đây là giảng “cúng dường hằng sa thánh”, câu này vẫn chưa giảng xong. Cho nên biết được, trên kinh này ý nghĩa của mỗi câu mỗi chữ giảng không hết.

Kinh văn:

Giả linh cúng dường hằng sa thánh

Bất như kiên dũng cầu chánh giác”.

Lần trước giảng đến đoạn này, ý nghĩa vẫn chưa giảng xong. Hai câu này cũng là kinh văn quan trọng nhất của kinh Vô Lượng Thọ, cũng là câu kinh tinh túy nhất. Cúng dường, phía trước đã từng nói qua với các vị là có tài cúng dường, có pháp cúng dường. Thông thường ở trong các kinh Đại thừa gọi là bố thí, tài bố thí, pháp bố thí, đến trên hội Hoa Nghiêm thì không thể nói bố thí mà nói là cúng dường, đạo lý này ở đâu vậy? Hoa NghiêmViên giáo, Đại thừaBiệt giáo. Bồ Tát của Biệt giáo cùng Bồ Tát của Viên giáo kiến địa không như nhau. Hay nói cách khác, Bồ Tát Biệt giáo trí tuệ vẫn chưa viên mãn, đối với chân tướng sự thật vẫn chưa thể thấy được rõ ràng, do đó gọi là bố thí. Đến Bồ Tát Viên giáo kiến địa viên mãn, kiến giải tương đồng với chư Phật Như Lai, biết được hư không pháp giới tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật. Chúng ta đối với Phật thì không thể gọi là bố thí mà phải gọi là cúng dường. Cúng dường là dùng tâm chân thành, cung kính để tu bố thí. Bồ Tát thông thường, chân thành cung kính chưa đạt đến được trình độ này thì gọi là bố thí, nếu như trình độ bằng với chư Phật Như Lai thì gọi là cúng dường. Do đây có thể biết, ai cúng dường tất cả chúng sanh? Là chư Phật Như Lai. Chỗ này giảng chư Phật Như Lai chính là 41 vị Pháp Thân Đại Sĩ mà trên kinh Hoa Nghiêm nói. Các Ngài là Phật thật, không phải Phật giả. Ở Thiên Thai, trong Lục Tức Phật, 41 vị Pháp Thân Đại Sĩphần chứng tức Phật, tuy là quả chứng của họ chưa có viên mãn nhưng họ đích thực chứng được một phần. Phần này chính là chân như tánh, cho nên các Ngài biết được hư không pháp giới tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật, do đó đối với tất cả chúng sanh, các Ngài xem họ là Phật để cúng dường, bởi vì tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật. Đây chính là hạnh Phổ Hiền. Không đạt đến được cảnh giới này, còn có Phật, có Bồ Tát, có chúng sanh, thì đối với Phật là cúng dường, đối với chúng sanh thì dùng bố thí, tâm cung kính này đã bị suy kém rất nhiều, không thể giữ được tâm cung kính viên mãn. Điểm này rất đáng được chúng ta phản tỉnh, chúng ta phải nên học tập. Học tập cung kính tất cả gọi là học Phật. Làm đến được cung kính tất cả, đây gọi là thành Phật. Nếu bạn muốn hỏi lúc nào thì bạn thành Phật? Lúc nào bạn đối với tất cả chúng sanh, cái tâm chân thành cung kính đó không hề khác nhau với chư Phật Như Lai thì ngay lúc đó bạn liền thành Phật, bạn liền chứng quả, bạn liền giống y như chư Phật Như Lai cúng dường tất cả chúng sanh. Đạo lý này chúng ta không thể không biết, không thể không chăm chỉ nỗ lực học tập. Khác biệt giữa phàm phu và Phật chính là phàm phuvọng tưởng, phân biệt, chấp trước; Phật thì hoàn toàn buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.

Trong pháp cúng dường, Bồ Tát Phổ Hiền nói cho chúng ta nghe mấy loại, chúng ta ở lần trước cũng đã từng giới thiệu qua là như thuyết tu hành cúng dường, lợi ích chúng sanh cúng dường, nhiếp thọ chúng sanh cúng dường, đại chúng sanh khổ cúng dường. Chúng ta đã giảng bốn loại. Trong bốn loại này, nhiếp thọ chúng sanh vô cùng quan trọng. Nếu như không thể nhiếp thọ chúng sanh thì bạn làm sao có thể giúp đỡ chúng sanh? Trong Phật pháp thường gọi là phổ độ chúng sanh, ý nghĩa của câu nói này chính là phổ biến. Phổ biến chính là không có phân biệt. Độ chính là giúp đỡ. Phổ biến giúp đỡ tất cả chúng sanh không có phân biệt. Vậy chúng sanh không tiếp nhận thì làm sao? Bạn đến giúp họ ngay đến ngó họ cũng không thèm ngó, họ cơ bản không thèm nhận tình của bạn thì bạn phải làm sao? Cho nên trong cúng dường liền nêu ra có nhiếp thọ chúng sanh cúng dường.

Nhiếp thọ chúng sanh, ý nghĩa của câu nói này nếu dùng lợi hiện tại mà nói, chính là phải làm tốt mối quan hệ của mình và chúng sanh, nhiếp thọ chính là làm tốt quan hệ. Phật dùng phương pháp gì để làm tốt mối quan hệ với tất cả chúng sanh? Phật có bốn nguyên tắc, gọi là Tứ Nhiếp Pháp, thù thắng hơn nữa chính là Tứ Tất Đàn.

TỨ TẤT ĐÀN

Tất Đàn, danh từ này là Hoa-Phạn cùng hợp dịch. Tất là chữ Trung Quốc, Đàn là tiếng Ấn Độ, Đàn là Đàn Na, chính là bố thí. Chúng ta dùng lời hiện đại mà nói, Tất Đàn ý nghĩa chính là bố thí viên mãn, bình đẳng bố thí, phổ biến bố thí. Phật nói, pháp có bốn loại.

Loại thứ nhất, Thế Giới Tất Đàn. Đây đều là nói nhiếp thọ chúng sanh. Bạn lìa khỏi bốn loại phương pháp này thì không làm được nhiếp thọ chúng sanh. Đây cũng chính là nói, bạn muốn cùng với tất cả chúng sanh làm tốt mối quan hệ thì thật là không dễ chút nào. Đặc biệtxã hội hiện tại này, cha con đã không còn thân ái, vợ chồng cũng không còn nói đạo nghĩa, loại quan hệ giữa người và người như vậy thì làm sao mà xây dựng? Thế nhưng chúng ta tưởng tượng xem, phương thức đó của Phật vẫn còn làm được tốt. “Biến thí”, bạn phải chịu bố thí. Cho nên bốn điều này, điều thứ nhất chính là khiến tất cả chúng sanh sanh tâm hoan hỉ, Thế Giới Tất Đàn trước tiên khiến cho tất cả chúng sanh sanh tâm hoan hỉ. Muốn khiến cho tất cả chúng sanh sanh tâm hoan hỉ thì bạn nhất định phải biết hằng thuận chúng sanh, tùy hỉ công đức. Bạn không thể hằng thuận chúng sanh, mà muốn chúng sanh phải hằng thuận bạn, vậy thì khó rồi. Bạn cần phải biết chính mình phải đi hằng thuận chúng sanh.

Loại thứ hai, Vi Nhân Tất Đàn.

Phật làm ra tấm gương cho chúng ta xem, trước tiên phải khiến cho họ hoan hỉ, tiếp theo bước thứ hai mới “Vi Nhân Tất Đàn”. Cái ý này chính là nói, mỗi niệm đều nghĩ đến lợi ích của họ thì họ đương nhiên hoan hỉ. Mỗi niệm nghĩ đến lợi ích của chính ta thì bạn sẽ rất khó mà ở chung với người khác, mọi người liền tranh lợi. Chúng ta có thể buông bỏ, chúng ta có thể xả bỏ, thỏa mãn mong cầu của tất cả chúng sanh, vì họ, mọi thứ đều vì họ, thời gian lâu dần về sau họ sẽ xem bạn là người bạn tri âm, xem thấy bạn là người mà ở ngay trong một đời này họ cảm thấy rất đáng nương nhờ, khi đó bạn kiến nghị cho họ thì họ liền sẽ nghe theo. Cho nên đến bước thứ ba mới giúp họ cải đổi tự làm mới, gọi là “Đối Trị Tất Đàn”.

Loại thứ ba, Đối Trị Tất Đàn

Trong mối quan hệ thân tình dài lâu này, Bồ Tát mới bắt đầu nói rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh, sự thật cùng lý luận của nhân quả báo ứng, khuyên bảo họ cái gì là lợi ích chân thật, cái gì là hại, cái gì là phải, cái gì là trái. Lúc này phải quấy lợi hại mới có thể nói, làm cho họ dần dần tỉnh ngộ ra, biết được đoạn ác tu thiện, phùng hung hóa kiết, thông thường người học Phật chúng ta gọi là tiêu tai giải nạn, dạy cho họ đạo lý này. Đó là Phật pháp sơ cấp, đây không phải là giúp cho họ đạt mục tiêu chân thật.

(Còn tiếp ...)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC

Pháp sư: HT. TỊNH KHÔNG

Biên dịch: Vọng Tây cư sĩ

 

Tạo bài viết
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.