PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
Thích Nguyên Hùng
mọi chướng ngại đều được tiêu trừ,
tôi đi về quốc độ Cực lạc
và thấy tận mặt đức Phật A-di-đà"
(Kālakriyām ca ahaṃ karamāṇo
āvaraṇān vinivartiya sarvān /
saṃukha paśyiya taṃ amitābhaṃ
taṃ ca sukhāvatīkśetra vrajeyam // )
- Kinh Hoa nghiêm -
Hồi đức Phật còn tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân, và cầu nguyện : Nam-mô Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn1. Khi thực tập như vậy, người Phật tử cảm thấy được an ủi rất nhiều trong cuộc đời đầy biến động, mỏi mệt và thương đau mà họ đang phải đối mặt. Tăng đoàn dưới sự lãnh đạo của đức Thế tôn là một cộng đồng thanh tịnh và hòa hợp, là biểu tượng của hòa bình, tình thương, sự an lạc và là nền tảng đạo đức vững chãi, cho nên nó đã trở thành điểm tựa của niềm tin và hy vọng cho con người sống giữa cảnh đời náo nhiệt, bon chen, đầy dẫy những tệ nạn. Người Phật tử sau khi quy y Tam bảo, trong cuộc sống hằng ngày họ thường niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng để nhắc nhở, răn đe mình đừng làm các việc ác, siêng làm các việc lành, đồng thời cũng là cách để duy trì đời sống tâm linh, khiến cho tâm luôn hướng thượng, cân bằng, không bị loạn động.
Kinh số 980 của Tạp A-hàm ghi rằng: “Đi đâu, làm gì mà gặp nguy hiểm thì nên niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, tất cả mọi sợ hãi đều tiêu trừ”.
XEM NỘI DUNG: Pháp môn niệm Phật - Thích Nguyên Hùng |