PHÁP MÔNTỊNH ĐỘ TRONG KINH PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY Đại Đức Uyên Minh
Vãng sanh vẫn được dùng song song với chữ siêu sanh, nhưng theo tinh thầnA Tỳ Đàm Pàli thì siêu sanh còn có thể được hiểu là vượt thoát tái sanh, một điều chỉ thực hiện được bởi một vị La hán.
Người Phật tửViệt Namxưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà từ Hán tạng, vốn được phiên dịch từ kinh điển bắc phạn. Ở đó, cõi Tịnh độ hay Cực lạc được mô tả là cảnh giớituyệt vời với tất cả những sự thù thắng, trang nghiêm. Con đường dẫn đến cõi này có thể chỉ gói gọn trong công phutrì niệmhồng danh Phật Di Đà. Ngoài sự thanh tịnh có được từ việc nhất tâm niệm PhậtDi Đà, oai lực của Ngài cũng thừa sức tiếp dẫnvong linh người niệm Phật vãng sinh về thế giớiTịnh độ để họ tiếp tụctu hành trong điều kiệnthuận lợi hơn xưa gấp triệu lần. Cõi ấy giữa người với người không hề biết tương tranh, thù hận vì ở đó không có chuyện chiếm hữu lợi danh như ở cõi Ta bà nhiều kiếp nạn này. Nhưng đó là theo kinh điển Hán tạng, nguồn giáo lý chủ đạo của Phật giáo Bắc truyền.
Trong bài viết này ta thử tìm hiểuvấn đề qua kinh điển Pàli, nguồn giáo lý căn bản của Phật giáo Nam truyền. Dĩ nhiên, trong Tam tạng Pàli cũng có khái niệm Tịnh độ (nếu ta muốn gọi thế) với những trình bày thật rõ ràng về cảnh giới này, những cư dân ở đó và con đường dẫn đến cảnh giớiTịnh độ, tức phép cầu vãng sanh theo kinh điển Nam truyền.
Cõi Tịnh độ theo kinh điển Pali
Trước hết, cõi Tịnh độ được biết đến trong kinh điển Pàli qua danh từ chỗ ở thanh tịnh, còn được dịch là Tịnh cư, theo lối chiết tựthanh tịnh và chỗ ở. Vậy chỗ ở thanh tịnh cũng có thể được dịch là Tịnh độ, Tịnh thổ. Thậm chí chữ Pàli này còn gần gũi với chữ Tịnh độ, Tịnh thổ hơn là Sukhavati (chốn An lạc), một chữ chỉ có thể xem là tương đương với từ Sugati (Lạc cảnh, Thiện thú) trong kinh điển Pàli, chỉ chung cho các cõi nhân thiên.
Theo các chú sớ A Tỳ Đàm, có tất cả 5 cõi Tịnh độ, nằm trong 16 cõi Phạm thiênHữu sắc, và là chỗ tái sanh của các bậc Thinh văn Bất lai hay còn gọi là A na hàm ( người không còn trở lại các cõi dục giới). Tuy cảnh giới này chỉ gồm toàn các vị Bất lai và La hán (chứng A la hán sau khi sanh về đây), nhưng trên căn bản vì vẫn là cõi Hữu sắc nên ở 5 cõi Tịnh độ này vẫn có những lâu đài, hoa viên rất trang nghiêm, dĩ nhiên không phải là nơi chốn hưởng thụ, mà đó chỉ là những dấu vết tối thiểu của một cõi Ngũ uẩn (1). Về tuổi thọ, chư Thánh Bất lai ở cõi thấp nhất trong 5 cõi Tịnh độ là cõi Vô phiền có thọ mạng 1.000 đại kiếp, kế đến là cõi Vô nhiệt có thọ mạng 2.000 đại kiếp, cõi thứ ba là Thiện hiện có thọ mạng 4.000 đại kiếp, cõi thứ tư là Thiện kiến có thọ mạng 8.000 đại kiếp và cõi Sắc cứu cánh có thọ mạng 16.000 đại kiếp.
Do có những lúc trải qua một thời gian dài không có chư Phật ra đời độ sinh nên dân số trên 5 cõi Tịnh độ chỉ có giảm mà không được bổ sung, do vậy cũng có những thời điểm 5 cõi này không tiếp tụctồn tại.
Cư dân Tịnh độ theo kinh điển Pali
Trước tiên là trình bày đại lược về 4 tầng Thánh trí làm nên 4 bậc Thánh nhân và chính Đức Phật cũng được kể vào đó. Sơ quả hay Tu đà hoàn (Dự lưu), còn được gọi là Thất lai, người không thể tái sanh quá 7 lần, là vị đã chấm dứthoàn toàn 3 thứ phiền nãothân kiến ( nôm na là chấp kiến trong 5 uẩn), hoài nghi (nghi ngờ về Phật pháp nói chung) và giới cấm thủ (chấp trước các tín điềumù quáng). Ở một số vị, thánh tríSơ quả chỉ là một giai đoạn thoáng qua trước khi hoàn tất các tầng thánh trí cao hơn. Như trường hợpĐức Phật hoặc các vị Thanh văn tốc chứng. Nhưng cũng có lúc giai đoạn này kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều năm hoặc vài kiếp sống (dĩ nhiên không quá 7 kiếp). Sớ giải Trường Bộ ghi rằng Thiên vươngĐế Thích hiện nay là một vị Thánh Sơ quả. Khi hết tuổi thọ, ngài sẽ sinh xuống nhân gian làm Chuyển luân vương và chứng đắcNhị quảTư đà hàm. Sau đó sanh lên Đao Lợi thiên chứng Tam quảA na hàm và lần lượttái sanh ở đủ 5 cõi Tịnh độ, bắt đầu là cõi Vô phiền, cuối cùng ngài sẽ chứng quảLa hán và nhập diệt ở cõi Sắc cứu cánh.
Tầng Thánh trí thứ hai là Nhị quảTư đà hàm. Ngoài 3 phiền não đã chấm dứt ở tầng thánh trước, quả vị này còn làm giảm nhẹ dục ái và sân hận. Do chỉ còn có thể tái sanhcõi Dục giớimột lần nữa thôi, nên quả vị này còn được gọi là Nhất lai.
Tầng Thánh thứ ba là Tam quảA na hàm, nghĩa là bậc Bất lai, người không còn trở lui các cõi dục giới nữa (có tất cả 11 cõi Dục giới). Theo A Tỳ Đàm tạng Pàli thì do đã chấm dứtdục ái (niềm tham luyến trong ngũ trần) và sân hận nên vị Thánh Tam quả trong trường hợp không thể chứng La hán rồi nhập diệt ngay đời này thì có hai con đường để đi:
Nếu đã chứng đắc Ngũ thiền thì sẽ tùy theo khả năng mạnh yếu của Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ mà sanh về một trong năm cõi Tịnh độ. Tín nổi trội thì sanh về cõi Vô phiền, Tấn hùng hậu thì về cõi Vô nhiệt, Niệm hùng hậu về cõi Thiện hiện, Định hùng hậu thì về cõi Thiện kiến, Tuệ thâm hậu thì sanh về cõi Sắc cứu cánh (Pàli gọi là Akanittha, Không thứ gì yếu kém). Ở cõi Tịnh độ thứ năm này toàn bộ Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ đều được sung mãn; vì đây là nơi chốn sau cùng để một vị Bất laichứng quảLa hán và nhập diệt.
Trong trường hợp vị Thánh Bất lai chưa chứng qua một tầng thiền định nào, tức chỉ có trí tuệThiền quán mà không từng tu tập Thiền chỉ thì lúc mạng chung, vị này do khả năng ly dụcvô sântuyệt đối nên tối thiểu cũng thành tựuSơ thiền trước khi mạng chung ở cõi Dục giới và như vậy cũng đủ để sanh về cõi Phạm thiên thấp nhất là Phạm thiênSơ thiền.
Do túc duyên và trình độtu chứng có khác nhau nên giữa các bậc Thánh Tam quả cũng có vài sai biệt. Theo Kinh Niết Bàn, Chú sớ Tăng Chi Bộ (phần Ti Ca):
- Tiền bán Niết bàn: Vị Bất lai chứng La hán khi chưa sống hết phân nửa thọ mạng ở cõi Tịnh độ nào đó trong 5 cõi.
- Hậu bán Niết bàn: Chứng La hán sau khi sống hơn nửa thọ mạng ở cõi Tịnh độ nào đó.
- Luân lưuNiết bàn: Do căn tánh không xuất sắc, có vị Bất lai phải lần lượt sanh đủ 5 cõi Tịnh độ mới chứng quảLa hán rồi nhập diệt ở cõi Tịnh độ cao nhất.
- Bất lao Niết bàn: Vị Bất lai có thể chứng La hán mà không cần nhiều cố gắng.
- Cần laoNiết bàn: Vị Bất lai phải nhiều nỗ lực mới có thể chứng La hán.
Tầng Thánh trí thứ tư chính là quả vịLa hán, người chấm dứttoàn bộphiền não. Theo A Tỳ Đàm Pàli thì có 3 quả vịLa hán: Chư Phật Chánh Đẳng Giác hay Toàn Giác cũng là những vị La hán nhưng do tự mình chứng đắc và là đạo sư hướng dẫn cho những người hữu duyênchứng đắcLa hán. Những vị La hánđệ tử này được gọi là Thanh văn giác. Quả vịLa hán thứ ba là Độc Giác Phật, những vị tự mình chứng ngộLa hán nhưng không thể hướng dẫn người khác chứng ngộLa hán. Kinh điển Hán tạng còn gọi Độc Giác Phật là Duyên Giác Phật vì cho rằng các Ngài nhờ liễu ngộ nguyên lý Duyên khởi mà giác ngộ (cách nghĩ này bắt nguồn từ những giai thoại về chư Phật Độc Giác trong Chú sớ Tiểu Bộ Kinh, một trong những bộ phận kinh điển làm nền tảng cho nhiều kinh luận hậu tác, đọc kỹ các bộ A Hàm sẽ thấy rõ điều này). Kỳ thực, nếu đọc kinh Đại Duyên trong Trường Bộ kinh, ta sẽ thấy lý Duyên khởi và lý Tứ đế (vẫn bị hiểu lầm là dành riêng cho Thanh văn) vốn dĩ chỉ là một. Trong Trung Bộ kinh, Đức Phật đã xác định ai thấy lý Duyên khởi chính là thấy Pháp và ngược lại. Đồng thời, không hề có chuyện một người giác ngộ lý Tứ đế mà lại mơ hồ về lý Duyên khởi hay ngược lại. Tất cả quả vịLa hán vừa nêu trên đây luôn giống nhau về khía cạnh giác ngộ các pháp cần yếu (như Tứ đế, Duyên khởi…), chỉ khác ở hai điểm chính: Tự mình hiểu ra hay phải nhờ thầy hướng dẫn và điểm thứ hai là ngoài trí tuệgiác ngộ còn có khả năng hiểu biếtsâu rộng những gì nằm ngoài lý tưởnggiác ngộ hay không. Xét về khía cạnh này, chỉ có chư Phật Chánh Đẳng Giác là viên mãn. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta chỉ đặc biệtnhấn mạnhquả vịBất lai, vì đề tài ở đây là các cõi Tịnh độ.
Phép vãng sanh Tịnh độ theo kinh điển Pali
Vãng sanh vẫn được dùng song song với chữ siêu sanh, nhưng theo tinh thầnA Tỳ Đàm Pàli thì siêu sanh còn có thể được hiểu là vượt thoát tái sanh, một điều chỉ thực hiện được bởi một vị La hán. Như vậy trong trường hợp vị Bất lai sanh về các cõi Tịnh độ chỉ có thể gọi là vãng sanh. Và nếu phải trả lời câu hỏi về con đườngvãng sanh Tịnh độ, thì như tất cả những gì vừa nêu trên, ta hoàn toàn có thể nói rằng vãng sanh Tịnh độ chỉ là một phần đường trên hành trìnhgiải thoát của một vị Thanh văn, và như thế pháp môn Tịnh độ hay con đườngvãng sanh trong trường hợp này cũng đồng nghĩa vớihành trìnhTam học, Tứ niệm xứ, Bát chánh đạo, nói chung là hành trình 37 Bồ đề phần. Các pháp trong 37 Bồ đề phần đối với nhau chỉ là mối quan hệ tương tức; cái này chính là cái kia, trong cái kia có cái này.
Như vậy, lời đáp cho câu hỏi về con đườngvãng sanh là toàn bộ những gì mà ta vẫn gọi là Phật pháp và theo cách hiểu này, pháp mônTịnh độcần thiết cho tất cả mọi người. Đồng thời, chiếu theo tinh thầncăn bản của Phật giáo mà nói thì khi nhắc đến pháp mônTịnh độ, cầu vãng sanh không hề có nghĩa là chờ đợi sự tiếp dẫn của bất cứ ai, mà phải là sự lên đường bằng chính đôi chân của mình.
Đại đức Uyên Minh
TÀI LIỆUTHAM KHẢO
(1) Theo A Tỳ Đàm Pàli, trong cái gọi là thế giới này gồm có 31 cõi với 11 cõi Dục giới (có đủ 5 uẩn), 16 cõi Sắc giới (trong đó có cõi Vô tưởng, chỉ có Sắc uẩn mà thôi), và 4 cõi Vô Sắc ( chỉ có 4 uẩn Thọ, Tưởng, Hành, Thức). (2) XIN XEM THÊM TRONG CÁC SÁCH thắng PHÁP tập yếu luận, bản dịch của NGÀI MINH CHÂU, THE ESSENCE OF BUDDHA ABHIDHAMMA của GIÁO SƯ MEHM TI MON, CHÚNG SANH VÀ SINH THÚ của NGÀI JOTIKÀCARIYA (bản tiếng việt của toại KHANH)…
Tịnh độ tông hay Tịnh thổ tông , có khi được gọi là Liên tông , là một trường phái được lưu hànhrộng rãi tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam do Cao tăngTrung QuốcHuệ Viễnsáng lập và được Pháp Nhiên phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tông là tu học nhằm được tái sinh tại Tây phương Cực lạcTịnh độ của Phật A-di-đà. Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức mạnhcứu độ của vị Phật ngày, là vị đã thệ nguyệncứu độ mọi chúng sinhquán tưởng đến mình. Vì thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là “tín tâm”, thậm chí có người cho là “dễ dãi”, vì chỉ trông cậy nơi một lực từ bên ngoài (tha lực) là Phật A-di-đà.
Phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởngCực lạc. Phép tu này cũng được nhiều tông phái khác thừa nhận và hành trì. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là:
Vô Lượng Thọ kinh A-di-đà kinh và Quán vô lượng thọ kinh. Ngày nay Tịnh độ tông là tông pháiPhật giáophổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Năm 402, Huệ Viễnthành lậpBạch Liên xã, trong đó tăng sĩ và cư sĩtụ tập trước tượng A-di-đà và nguyện thác sinh về cõi Cực lạc phương Tây. Như thế, Huệ Viễn được xem là sơ tổ của Tịnh độ tông. Sau đó Đàm Loan là người phát triển tích cựctông Tịnh độ. Sư cho rằng trong thời mạt pháp thì tự lực không còn đủ sức để giải thoát, Sư từ chối con đường “gian khổ” của những tông phái khác và chấp nhậngiải pháp “dễ dãi” là dựa vào một tha lực là đức A-di-đà. Theo Sư, chỉ cần nhất tâmquán niệmdanh hiệu A-di-đà là đủ để sinh về cõi của ngài. Sư viết nhiều luận giải về Quán vô lượng thọ kinh. Trong thời này tông Tịnh độ được truyền bárộng rãi – vì so với các môn phái khác, tông này xem ra “dễ” hơn.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này.
"Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine.
"Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.