Dịch và đại dịch – xưa và nay.

23/02/20201:00 SA(Xem: 6046)
Dịch và đại dịch – xưa và nay.

DỊCH VÀ ĐẠI DỊCH – XƯA VÀ NAY.
Nguyễn Xuân Chiến

cau nguyenNhà viết lich sử thế giới Will Durant có viết:

“Mỗi lần có dịch và đại dịch thì nhân loại phải ở trong tình trạng chết hàng loạt, không biết cơ man nào mà kể. Đại dịch, nạn đói và chiến tranh là 3 thứ vũ khí lợi hại của thiên nhiên, mục đích cân bằng dân số con người.”

Từ điển Wikipedia:

Đại dịch là dịch bệnh bùng phát và lan qua biên giới các quốc gia và khác với dịch bệnh địa phương ở chỗ số người bị ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều. Trong lịch sử có nhiều đại dịch như đậu mùa và lao. Có lẽ đại dịch chết chóc nhất là Cái chết Đen từng cướp đi mạng sống của 100 triệu người vào thế kỷ 14. Các đại dịch trong lịch sử dường như đều xuất phát từ vấn đề vệ sinh.

Chiến tranh là một thứ đại dịch khác, nhưng chết chóc vẫn không có thua chi đại dịch. Thậm chí còn hơn nữa!

Ví dụ: Trong lịch sử Trung hoa, thời nhà Thanh mới chiếm cứ nước Tàu, đã xảy ra những cuộc thảm sát ghê rợn. Đó là “Dương Châu thập nhật” và “Gia Định tam đồ”.

Mười ngày Dương Châu (Hán ViệtDương Châu thập nhậtchữ Hán: 扬州十日) là một cuộc thảm sát kéo dài 10 ngày do quân đội nhà Thanh tiến hành sau khi họ lấy được thành Dương Châu từ tay chính quyền Nam Minh vào ngày 20 tháng 5 năm 1645. Theo sách Dương Châu thập nhật ký, số người bị giết trong sự kiện này lên tới 800.000 người[1], (ước tính)

Vào thời Chiến Quốc, mỗi lần đánh chiếm một vùng đất, tướng sĩ nước Tần đều lao vào chém giết, lạm sát người dân vô tội

Cuốn “Niên biểu lịch sử trong ngoài” của Tiễn Bá Tán từng thống kê hàng trăm cuộc thảm sát xảy ra dưới trướng Tần triều.

Năm 331 TCN, Tần đánh bại Ngụy, số người bị giết lên tới 8 vạn. Năm 312 TCN, quân Tần đánh vào Đan Dương của nước Sở, cũng chém đầu 8 vạn người.

Năm 307 TCN, Nghi Dương bị phá, binh lính nhà Tần chém chết 6 vạn người. Tới năm 301 TCN, quân Tần đánh bại quân Sở ở Trùng Khâu, tàn sát gần 2 vạn nhân mạng.

Sau đó, những nạn nhân chết thảm dưới tay binh lính Tần quốc ngày càng tăng lên. Năm 293 TCN, nhà Tần đánh bại liên quân Ngụy – Hàn ở Y Khuyết, giết chết 24 vạn người.

Năm 274 TCN, quân Tần đánh bại quân Ngụy ở Hoa Dương, tàn sát 15 vạn dân. Sau khi đánh thắng quân Triệu ở Trường Bình vào năm 260 TCN, số người vong mạng dưới tay lính Tần đã lên tới 45 vạn người.

Từ đó, có thể thấy con đường thống nhất Trung Hoa của Tần quốc được trải trên xương máu và tính mạng của vô số sinh linh. Cho tới ngày nay, số người chết trong những năm tháng máu lửa, binh đao vẫn chưa thể được thống kê chính xác.

Đội quân Mông Cổ từng càn quét qua đại lục Á – Âu, chinh phục 750 dân tộc lớn nhỏ. Vậy nhưng, sự “khét tiếng” của đội quân này không chỉ nằm ở chiến thuật, cách đánh, mà còn bởi bản tính tàn bạo, khát máu.

Mỗi lần chinh phục được một vùng đất, quân đội Mông Cổ đều phá thành, tàn sát dân chúng, cướp đi của cải, tài vật, chỉ để lại những người có tài và các thanh niên, mỹ nữ, trẻ em để…mua vui!

Tuy nhiên, đối với những quốc gia khác, binh lính Mông Cổ chưa bao giờ có khái niệm “nương tay”, “khoan dung”.

Sau khi đánh hạ thủ phủ của Đế quốc Khwarezm, quân Mông Cổ theo lệnh của Thành Cát Tư Hãn đã thảm sát 120 vạn mạng người. Như vậy, bình quân mỗi binh sĩ Mông Cổ giết tới 24 mạng người tại đây.

Trong lần tấn công thành phố Nishapur, con rể của Thành Cát Tư Hãn là Toquchar đã bị một người dân địa phương bắn trúng tên và tử trận.

Xuất phát từ tâmtrả thù riêng, sau khi phá được thành, vị Đại Hãn Mông Cổ này đã ra lệnh giết hết toàn bộ bách tính nơi đây, ngay cả chó, gà cũng không tha.

Trong cuộc Tây chinh lần thứ 2, tướng Bạt Đô sau khi chiếm được thành Moskva, đã ra lệnh cho binh sĩ: giết được một người thì sẽ cắt tai người đó để thu về làm…chiến lợi phẩm. Theo đó, số tai người thu được sau trận chiến đấy lên tới con số 27 vạn!

Cho tới lúc đánh tan liên quân Đức – Ba Lan, lượng tai người thu được đã đầy ắp 9 bao tải khổng lồ.

Vào năm 1254, Mông Cổ phái Đại tướng Trát Khắc Nhi Đái chinh phục Cao Ly. Theo thống kê, số tù binh bị bắt sau trận chiến này là 20,68 vạn người, con số người chết lại càng không đếm được.

Thi hành những hành động chẳng khác nào “chính sách diệt chủng”, sự khát máu của đội quân Mông Cổ khiến cho những đế quốc quân phiệt như Đức, Nhật vào những năm thế chiến thứ II vẫn phải “chào thua”.

Vậy nhưng, Thành Cát Tư Hãn, người khởi xướng cho những việc làm này, lại được sử sách Trung Hoa nhắc tới như một “người anh hùng dân tộc vĩ đại”, thậm chí còn sánh ngang với Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông, Tống Thái Tổ…

Từ xưa tới nay, chân lý “thắng làm vua, thua làm giặc” vẫn luôn là bất biến. Bởi Thành Cát Tư Hãn là “người thắng”, nên những gì ông làm được sẽ trở thành “công lao, sự nghiệp”, những “vết đen” khác cũng nhờ vậy mà trở nên lu mờ.

Thảm sát hàng loạt con người vô tội chính là những chiến công uy hùng của KỂ THẮNG CUỘC!

Và còn nữa, còn nhiều nữa!

       …….

Các bạn xem qua phần trích dẫn còn thiếu sót này, cũng liên tưởng đến sự đẫm máu tàn khốc xảy ra giữa con người với con người! Tại sao, cũng là con người có đầy đủ tim óc và nhân tính như bao nhiêu kẻ khác, mà họ lại nhẫn tâm đến như vậy?

Chúng ta có thể nghĩ như thế này: Bọn hiếu sát dã man đó, thật ra không phải con người. Chúng là hiện thân của sinh linh đến từ cõi khác, vô cùng man rợ, không có trái tim và đầu óc đã bị tê liệt hoàn toàn!

Có lẽ như vậy, chúng nó mới tàn nhẫn tới mức vô nhân tính không thể nào kể hết được.

Đại dịch gồm có: Nạn đói, dịch bệnh và chiến tranh, là 3 thứ nạn tai khủng khiếp của nhân loại. Và chúng ta là những người sống sót trên hành tinh này, chúng ta phải làm một cái gì chứ. Thứ nhất; để tự cứu lấy mình. Xã hội không thể tòn tại, nếu mỗi cá nhân biến mất. Thứ hai, giúp đỡ các đồng loại đang đau khổ như mình.

Phải là một cái gì! Đây là mệnh lệnh tâm linh và là bổn phận cá nhân, nếu chúng ta muốn tồn tại.

……

GIẢI PHÁP CÁ NHÂN

……

KHÔNG CHÚNG TA ĐÀNH NHẮM MẮT CHỊU CHẾT DưỚI NHữNG CƠN ĐẠI DỊCH?

Thuở còn thanh niên, chúng tôi may mắn sống gần kề một bậc thầy, khi ấy, ông đang đọc kinh Upanishad bằng Anh ngữ. Bọn chúng tôi thì làm gì đọc nổi, nhưng được ở gần ông, cũng lõm bõm nghe được vài điều mới lạ. Có những điều được chúng tôi ghi nhớ không quên:

Vào thời buổi suy tàn của chánh pháp, con người dường như bất lực. Không có các chi khác. Không còn cách nào khác. Ngoại trừ việc xưng niệm danh hiệu Đấng Tối Cao mà thôi!

……

Bọn chúng tôi toàn là những người thanh niên, ham mê gái ghiếc và danh lợi thế gian, ở vào cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” thì làm chi mà hiểu chút gì! Đương nhiên ông thầy phải giải thích:

- Đây là giáo lý Bà-la-môn, họ gọi đấng điều hòa mọi sự mọi vật trong vũ trụ lÀ ĐÁNG TỐI CAO.

Như chúng ta gọi Đức Phật A DI ĐÀ là đáng tối cao của người tu Tịnh Độ vậy. Tùy theo niềm tin của mình đặt vào chỗ nào, thì chúng ta gọi đáng giáo chủ của mình là đáng tối cao.

Ví du: Người theo đạo Thiên Chúa thì gọi Đức Je-hô-va hoặc đấng Christ là đáng tối cao. Tên gọi không có quan trọng, mà là niềm kính tín nhiệt thành mình đặt vào đâu?

Người theo đạo Hồi thì gọi Chúa Allah là đáng tối cao. Còn người đông phương thì gọi Ông Trời, Bà Chúa Xứ, … là đấng tối cao.

Chúng tôi là những người theo đạo Phật, môn phái Tịnh độ Chân tông, chúng tôi gọi đức A DI ĐÀ là đấng tối cao của mình, bất cứ lúc nào. Không những để trừ sạch Dịch Bệnh lây nhiễm từ bên ngoài, mà chúng tôi niệm danh hiệu Nam mô A di đà Phật để sống an lạc, để hóa giải mọi mầm dịch bệnh trong Tâm mình và, dĩ nhiên chuyển hóa mọi mầm dịch bệnh khắp cả pháp giới. Có nhiều người chuyên trì niệm Nam mô Quán thế âm Bồ-tát… cũng được.

chúng tôi biết rất rõ rằng:

Có nhiều thứ vai-ruýt nguy hiểm và tàn độc hơn đang nằm trong Tâm con người. Mà danh hiệu Nam mô A di đà Phật mỗi lần xưng niệm, có khả năng vang vọng đến mười phương vũ trụ…

 

Nam mô A di đà Phật…

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.