Phương Thức Niệm Phật Của Phật Giáo Nam TôngBắc Tông

19/02/20224:15 SA(Xem: 3285)
Phương Thức Niệm Phật Của Phật Giáo Nam Tông Và Bắc Tông
PHƯƠNG THỨC NIỆM PHẬT
CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNGBẮC TÔNG 
Thích Thiện Mãn

Phuong-thuc-niem-Phat-cua-Phat-giao-Nam-tong-va-Bac-tong1. Khái niệm về niệm Phật

Khái niệm về niệm Phật được ghi trong Từ điển Phật học Huệ Quang như sau: “Niệm Phật (S: Buddhānusmrti; P: Buddhānussati): tâm nghĩ nhớ pháp thân Phật hoặc quán tưởng thân tưởng Phật, quán niệm công đức Phật hay miệng xưng danh hiệu Phật”[1].

Bên cạnh đó, trong Kinh Lăng Nghiêm, Bồ tát Đại Thế Chí đã dùng hình ảnh tình thương mẹ congiải thích về cách thức niệm Phật“Ví như có người một lòng nhớ nghĩ, một người thì hay quên, hai hạng người như thế nếu gặp hay không gặp, hoặc thấy hay chẳng thấy, cả hai người nhớ nhau, hai người nghĩ đến nhau thân thiết, như thế cho đến từ đời này sang đời khác, giống như hình với bóng không bao giờ cách xa nhau. Chư Như Laimười phương thương xót nghĩ nhớ đến chúng sinh, ví như mẹ nhớ con, mà con bỏ trốn mẹ, thì tuy mẹ nhớ cũng đâu giúp được gì. Khi con nhớ đến mẹ, như lúc mẹ nhớ đến con, thì mẹ con suốt đời không cách xa nhau”[2].

Vì sao phải niệm Phật? Bởi vì tâm chúng ta mãi lăng xăng như con khỉ chuyền cành, như voi say rong ruỗi trong năm dục (tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống và ngủ nghỉ) để rồi ba nghiệp gây tạo bao điều bất thiện như giết người, trộm cắp, tà dâm, nói dối,… khiến cho nghiệp duyên ngày một chất chồng. Chính vì thế, chúng ta phải làm thầy của tâm, chớ để tâm làm thầy. Nhờ nhiếp tâm niệm Phật, ba nghiệp (thân, khẩu, ý) không gây tạo ác nghiệp thì thân giớitâm tuệ vững như núi[3].

2. Quan điểm niệm Phật của Phật giáo Nam tông

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Một pháp, đức Phật dạy rằng: “Có một pháp, này các Tỳ kheo, được được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”[4].

Pháp niệm Phật được cụ thể hóa là niệm “bậc Ứng Cúng A-la-hán, Chính Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”[5]. Tức là thực hành nhớ nghĩ về mười hiệu của đức Phật trong lộ trình tu tập giác ngộ giải thoát. Nhờ thực hành niệm Phật như vậy, hành giả sẽ đạt được kết quả “tâm được tịnh tín, hân hoan sinh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận”[6].

Trong khi thực hành pháp niệm Phật cũng như các pháp niệm khác như niệm pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới, niệm thiên, niệm thân, niệm hơi thở, niệm an tịnh, niệm chết,…vị đó cần phải hướng đến sự an trú tâm xả tương ưng với thiện. Đây là điều mà đức Thế Tôn ân cần nhắc nhở hàng xuất giatại gia trong khi thực hành các pháp niệm qua bài kinh Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi thuộc Kinh Trung Bộ[7].

3. Quan điểm niệm Phật của Phật giáo Bắc tông

Để chứng đắc thần thông, dứt trừ các loạn tưởngthành tựu Niết Bàn giải thoát, hành giả đó cần phải:

“Niệm Phật, pháp, thánh chúng,
Niệm giới, thí và thiên,
Dừng nghĩ và hơi thở,
Sau cùng niệm thân chết”[8].

Phật giáo Nam Tông thì chỉ tôn thờ và niệm danh hiệu đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngược lại, Phật giáo Bắc tông niệm rất nhiều danh hiệu Phật và Bồ tát: A Di Đà Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật, Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, Quán Thế Âm Bồ tát, Địa Tạng Vương Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát,…

Đối với tông Tịnh độ, hành giả cần thực hành một số bản kinh như Kinh Bát Chu Tam Muội, Kinh A Di Đà, Kinh Đại A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác,… Với ba oai lực (Phật lực, tam muội lực và công đức hành giả lực) trong Kinh Bát Chu Tam Muội giúp người niệm Phật thấy đức Phật Di ĐàTây phương nói riêng và mười phương chư Phật nói chung. Bản Kinh A Di Đà được ngài Cưu Ma La Thập dịch vào năm 401 trước Tây lịch, khuyến tấn việc trì danh niệm Phật hướng đến tâm chuyên nhất, không điên đảo,… cần phải gieo trồng thiện căn, phước đứcnhân duyên tu tập.

Đức Phật cũng trải qua nhiều kiếp tu tập, phát ra 48 đại nguyện hóa độ chúng sinh siêu sinh về cảnh giới Tây phương. Điều này được ghi lại trong bản Kinh Đại A Di Đà. Bản này được Chi Khiêm phiên dịch thành hai quyển vào thế kỷ III Hậu Hán. Lúc bấy giờ, Chi Lâu Ca Sấm dịch bản Kinh Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác. Ngoài ra còn có bản kinh như Kinh Quán Lượng Thọ dạy về 16 phép quản tưởng về y báo (quán tưởng mặt trời, quán tưởng nước, quán tưởng đất, quán tưởng cây, quán tưởng hồ báu, quán tưởng cảnh Tây phương, quán tưởng tòa sen) và chính báo (quán tưởng hình tượng Phật A Di Đà ngồi trên tòa sen, quán tưởng thân tướng Phật A Di Đà, quán tưởng Quán Thế Âm Bồ tát, quán tưởng Đại Thế Chí Bồ tát, quán tưởng thấy mình vãng sinh, quán tưởng Phật và Bồ tát, thượng phẩm sinh quán, trung phẩm sinh quán, hạ phẩm sinh quán)[9].

Nếu trong Kinh Vô Lượng Thọ giới thiệu về 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà trước khi thành Phật thì Kinh Bi Hoa trình bày đến 52 đại nguyện tiền thân của Phật A Di Đà. Bản Kinh Bi Hoa được ngài Đàm Vô Sấm dịch vào năm 401 Tây lịch, dịch thành 10 quyển. Ngoài ra, có một số ngụy kinh đề cập đến Phật A Di Đà như Kinh Vãng Sinh, Knh A Di Đà Phật Giác Chư Đại Chúng Quán Thân,… [10].

Pháp môn Tịnh độ được truyền bá bởi hai đại luận sưLong ThọThế Thân. Ngược lại, Tịnh độ tông phát triển mạnh qua các triều đại:

1. Thời Nam Bắc triều (thế kỷ V – VI): Huệ Viễn, Đàm Loan,…
2. Thời Tùy Đường (618 – 907): Đạo Xước, Thiện Đạo, Thừa Viễn, Pháp Chiếu, Thiếu Khang,…
3. Thời Tống (960 – 1127): Võ Tôn, Vĩnh Minh, Tĩnh Thường, Nguyên Chiếu,…
4. Thời Minh (1368 – 1644):
Vân Thê, Hám Sơn, Trí Húc,…
5. Thời Thanh (1644 – 1911): Hành Sách, Thật Hiền, Mộng Đông,…
6. Thời cận đại: Ấn Quang,…

Đối với Phật giáo Việt Nam, tiêu biểu như Trần Thái Tông có viết bài “Niệm Phật luận” khuyên mọi người tu tập hướng thiện. Với bậc thượng căn, Ngài dạy rằng: “tâm tức Phật, không phải nhờ thêm sự tự tu hành; ý nghĩ bụi trấn không vướng một mảy”[11]. Bậc căn trí bậc trung thì phải tập trung ý chí, tạo tác thiện nghiệp,…: “chú ý tinh cần, luôn luôn niệm mà không quên tì tâm tự mình ắt tự thuần thiện”[12]. Còn lại là những con người thuộc bậc hạ trí thì cần phải tinh cần niệm Phật để loại bỏ niệm bất thiện [13].

Hoặc như hình ảnh thiền sư Thạch Liêm khuyên bà Tống Thị (mẫu thân của chúa Nguyễn Phúc Chu) niệm Phật trước khi về lại Trung Hoa như sau: “Sự hội họp, chia lìa của con người không phải ở nơi hình hài. Nếu quốc mẫu thường xuyên làm việc lànhnhất tâm niệm Phật không chút gián đoạn thì đó là thầy trò gần gũi nhau mãi mãi. Còn nếu tâm niệm thường theo đuổi việc trần thì dù lão tăng có ở đây hàng ngày đối diện cũng là xa cách ngàn dặm, rốt cuộc không có ích gì”[14].

4. Giá trị thiết thực của niệm Phật trong đời sống tu học hiện nay

Phật là bậc giác ngộ, bậc đạo sư của tất cả chúng sinh. Nhớ nghĩ Phật là nhớ đến con đường giác ngộ, hướng tâm sống tỉnh thứcchính niệm trong các thiện pháp. Đức Phật dạy rằng:

“Không làm mọi điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Tâm ý giữ trong sạch
Chính lời chư Phật dạy”[15].

Niệm Phậtpháp môn độ sinh lẫn độ tử. Nhờ hạnh nguyện của đức Phật A Di Đà cùng chư đại Bồ tát như Quan Thế Âm Bồ tát, Địa Tạng Vương Bồ tát,… đã hóa độ chư vị vong linh siêu sinh Tịnh độ. Tu tập niệm Phậtpháp môn thích hợp với mọi căn cơ, đang được thịnh hành phổ biến tại Việt Nam.

Tóm lại, nhờ sự nhiếp niệm, trú tâm trong việc niệm Phật, ba nghiệp không còn gây tạo các điều bất thiện, phiền não vơi dần, cùng sự gia hộ tha lực của đức PhậtBồ tát, hành giả tạo sự an lạc cho tự thân, hoàn thiện dần đạo đức bản thân, khuyến tấn người khác thực hành các thiện phápniệm Phật, đem lại nhiều lợi ích cho đạo phápnhân sinh, góp phần xây dựng cõi Tịnh độ giữa nhân gian.

Thích Thiện Mãn
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2022

***

CHÚ THÍCH:
[1] Thích Minh Cảnh (chủ biên, 2016), Từ điển Phật học Huệ Quang, tập III, Nxb. Tổng hợp Tp. HCM, tr. 2824. [2] Tham khảo Thích Thiện Phước (dịch, 2016), Thích thị yếu lãm, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.284-85.
[3] Thích Nguyên Chơn (chủ biên, 2018), Hương hoa vườn giáo pháp, tập 2, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.853.
[4] Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền (2018), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương Một pháp, Kinh Niệm Phật, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.67.
[5] Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền (2018), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương Ba pháp, Đại phẩm, Kinh Các Lễ Uposatha, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.238.
[6] Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền (2018), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương Ba pháp, Đại phẩm, Kinh Các Lễ Uposatha, Sđd, tr.238.
[7] Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền (2018), Kinh Trung Bộ, tập 1, Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi, Sđd, tr.242.
[8] Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền (1997), Kinh Tăng Nhất A-hàm, tập 1, Thích Thanh Từ (dịch), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, tr.42.
[9] Thích Đồng Thành (2021), “Tịnh độ tông: lịch sử và tư tưởng”, Bài 3: Kinh điển Tịnh độ và quá trình phiên dịch tại Trung Quốc, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM, khoa Hoằng pháp.
[10] Thích Đồng Thành (2021), “Tịnh độ tông: lịch sử và tư tưởng”, Bài 3: Kinh điển Tịnh độ và quá trình phiên dịch tại Trung Quốc, Tư liệu đã dẫn.
[11] Viện Văn học (1989), Thơ văn Lý – Trần, tập 2, quyển thượng, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 84-85. [12] Viện Văn học (1989), Thơ văn Lý – Trần, tập 2, Sđd, tr. 84-85.
[13] Viện Văn học (1989), Thơ văn Lý – Trần, tập 2, Sđd, tr. 84-85.
[14] Nguyễn Lang (2008), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2, Nxb. Văn học, Hà Nội, tr.623.
[15] Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền (2018), Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Kinh Pháp Cú, kệ số 183, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 68.


Bài đọc thêm"
Buddho


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.