Phần II Thái Độ Đúng

26/10/20153:54 SA(Xem: 3641)
Phần II Thái Độ Đúng
SHUNRYU SUZUKI
Đỗ Đình Đồng dịch
TÂM THIỀN, TÂM BAN SƠ
Những bài Tiểu tham về Thiền địnhTu tập của Shunryu Suzuki
Nguyên tác: Zen Mind, Beginner’s Mind
Tác giả: Shunryu Suzuki
 

PHẦN HAI

THÁI ĐỘ ĐÚNG

 

Điểm quan trọng chúng ta nhấn mạnhlòng tin vững chắc nơi bản tánh của chúng ta.”

 

CON ĐƯỜNG NHẤT TÂM  “Dù cho mặt trời mọc ở hướng tây, Bồ-tát chỉ có một đường.”

 

Mục đích bài nói của tôi không phải là cho quí vị một sự hiểu biết nào đó có tính cách lý trí, mà chỉ là bày tỏ lòng biết ơn của tôi về sự tu Thiền của quí vị. Có thể ngồi thiền với quí vị là rất, rất ư khác thường. Dĩ nhiên, bất cứ điều gì chúng ta làm đều khác thường, bởi vì chính cuộc đời của chúng ta rất khác thường. Phật nói, “Biết ơn kiếp người hiếm hoi của mình như đất trên móng tay.” Quí vị biết, bụi bẩn khó dính trên móng tay. Kiếp người của chúng ta hy hữukỳ diệu; khi tôi ngồi tôi muốn ngồi mãi, nhưng tôi tự khuyến khích mình tu một pháp khác nữa, chẳng hạn tụng kinh, hay lễ bái. Và khi tôi lễ bái, tôi nghĩ, “Pháp này kỳ diệu.” Nhưng tôi lại phải đổi pháp tu của tôi sang tụng kinh. Như thế mục đích cuộc nói chuyện của tôi là bày tỏ sự biết ơn của tôi, chỉ thế thôi. Con đường của chúng ta không phải là ngồi để có được một cái gì đó mà là để biểu hiện chân tánh của mình. Đó là cách tu của chúng ta.

     Nếu quí vị muốn biểu hiện chính mình, chân tánh của quí vị, thì nên có một cách biểu hiện nào đó tự nhiênthích hợp. Ngay cả nghiêng qua bên phải hay bên trái khi quí vị ngồi xuống hay đứng lên từ tọa thiền cũng là sự biểu hiện chính mình. Nó không phải là sự chuẩn bị để tu tập, hay thư giãn sau khi tu tập; nó là một phần của tu tập. Vì thế chúng ta không nên thực hiện nó như là chuẩn bị cho một cái gì khác. Điều này đúng trong đời sống hằng ngày của quí vị. Nấu, hay làm một món ăn nào đó, thì không phải là chuẩn bị, theo Đạo Nguyên, ấy là tu tập. Nấu không phải chỉ là chuẩn bị thức ăn cho một người nào đó hay cho chính mình; nó biểu hiện lòng chân thành của quí vị. Như thế khi nấu quí vị nên biểu hiện mình trong hoạt động của quí vị ở nhà bếp. Quí nên để cho mình có nhiều thì giờ, nên làm việc đó với tâm không có gì, và không mong bất cứ điều gì. Quí vị chỉ nấu! Đó cũng là sự biểu hiện lòng chân thành của chúng ta, một phần của tu tập. Cần ngồi trong tọa thiền, theo cách này, nhưng ngồi không phải là cách duy nhất. Bất cứ điều gì quí vị làm, nó nên là một biểu hiện của cùng một sự hoạt động sâu xa. Chúng ta nên biết ơn những gì chúng ta đang làm. Không có sự chuẩn bị nào cho một cái gì khác.

     Con đường của Bồ-tát được gọi là “con đường nhất tâm,” hay “một con đường sắt dài ngàn dặm.” Con đường sắt thì luôn luôn bằng nhau. Nếu nó trở nên rộng hơn hay hẹp hơn, ấy sẽ là tại họa. Quí vị đi bất cứ nơi nào, con đường sắt cũng luôn luôn bằng nhau. Đó là con đường của Bồ-tát. Như vậy dù cho mặt trời mọc hướng tây, Bồ-tát cũng chỉ có một con đường duy nhất. Con đường của Bồ-tát, trong mọi giây phút, là biểu hiện bản tánh và lòng chân thành của ngài.

     Chúng ta nói con đường sắt, nhưng thực ra chẳng có vật gì như thế. Chính lòng chân thànhcon đường sắt. Cảnh vật chúng ta thấy từ đoàn tàu sẽ thay đổi, nhưng chúng ta luôn luôn đang chạy trên cùng đường ray. Và không có sự bắt đầu hay kết thúc đối với đường ray: đường ray không có bắt đầu và không có chấm dứt. Không có điểm khởi đầu hay mục tiêu, không có gì để đạt. Chỉ chạy trên đường ray là cách của chúng ta. Đây là bản tánh tu Thiền của chúng ta.

    Nhưng khi quí vị trở nên tò mò về con đường sắt, nguy hiểm ở đó. Quí vị không nên nhì xem con đường sắt. Nếu quí vị nhìn đường ray quí quị sẽ bị chóng mặt. Chỉ biết ơn quan cảnh mà quí vị nhìn thấy từ đoàn tàu. Đấy là cách của chúng ta. Hành khách không cần phải tò mò về đường ray. Ai đó sẽ chăm sóc nó. Phật sẽ chăm sóc nó. Nhưng đôi khi chúng ta cố gắng giải thích đường ray bởi vì chúng ta tò mò nếu cái gì đó luôn luôn như vậy. Chúng ta hiếu kỳ, “Làm thế nào mà vị Bồ-tát luôn luôn như thế? Ngài có bí mật gì?” Nhưng chẳng có bí mật nào cả. Mọi người đều có cùng bản tánh như đường ray.

     Có hai người bạn thân, Trường Khánh (Chokei) và Bảo Phước (Hofuku). Họ nói chuyện về con đường của Bồ-tát. Trường Khánh nói, “Ngay cả A-la-hán cũng còn ham muốn xấu, đến Như Lai (Tathagata) không có hai lời. Tôi nói Như Lai có lời, nhưng không có lời nhị nguyên.” Bảo Phước nói, “Dù huynh nói thế, lời huynh cũng không toàn hảo.” Trường Khánh hỏi, “Huynh hiểu lời Như Lai thế nào?” Bảo Phước nói, “Chúng ta đã nói đủ rồi, vậy hay uống trà đi!” Bảo Phước đã không cho bạn mình câu trả lời, bởi vì không thể giải thích đạo bằng lời nói. Tuy nhiên, như là phần tu tập của họ, hai người bạn tốt này đã thảo luận về con đường của Bồ-tát, dù cho họ không mong tìm ra sự giải thích mới. Vì thế Bảo Phước đáp, “Chúng ta bàn luận đã xong. Hãy uống trà đi!”

     Đó là một câu trả lời rất hay, phải không? Đối với bài nói của tôi cũng vậy, khi tôi nói xong, quí vị cũng nghe xong. Không cần nhớ tôi nói gì; không cần hiểu tôi nói gì. Quí vị hiểu; quí vị có cái hiểu đầy đủ bên trong chính quí vị. Không có vấn đề gì cả.

 

LẶP ĐI LẶP LẠI  “Nếu quí vị đánh mất tinh thần của sự lặp đi lặp lai, sự tu tập của quí vị trở nên khá khó khăn.”

 

Tư tưởngthực hành của Ấn độ mà Phật gặp phải đặt căn bản trên ý tưởng về con người như là một kết hợp của các yếu tố tinh thần và thể xác. Họ nghĩ rằng bên thể xác của con người ràng buộc với bên tinh thần, vì thế việc tu tập tôn giáo của họ nhằm mục đích làm cho yếu tố thể xác yếu hơn để được tự do và làm mạnh tinh thần. Như thế sự tu tập mà Phật tìm thấyẤn độ nhấn mạnh sự ép xác khổ hạnh. Nhưng khi tu tập ép xác khổ hạnh Phật thấy rằng không có giới hạn nào đối với sự thử tẩy sạch mình về mặt thể xác, và làm cho sự tu tập tôn giáo trở thành rất lý tưởng. Loại chiến tranh này đối với thân chỉ có thể chấm dứt khi chúng ta chết. Nhưng theo tư tưởng này của Ấn độ, chúng ta sẽ trở lại trong một kiếp khác, và một kiếp khác nữa, lặp lại cuộc đấu tranh mãi mãi, mà không bao giờ đạt được giác ngộ toàn hảo. Và nếu như quí vị nghĩ rằng mình có thể làm cho sức mạnh thân xác của mình yếu đi đủ để giải thoát sức mạnh tinh thần, nó chỉ có hiệu quả chừng nào quí vị còn tiếp tục tu tập khổ hạnh ép xác. Nếu quí vị bắt đầu lại cuộc sống hằng ngày của mình, quí vị sẽ phải tăng cường sức mạnh của thân, nhưng rồi quí vị sẽ phải làm yếu nó trở lại để phục hồi sức mạnh tinh thần. Và rồi quí vị sẽ phải lặp đi lặp lại quá trình này mãi mãi. Đây có thể là sự đơn giản hóa rất nhiều việc tu tập của người Ấn độ mà Phật gặp phải, và chúng ta chúng ta có thể cười nhạo việc này, nhưng thực tế một số người vẫn tiếp tục cách tu tập này cho đến ngày nay. Đôi khi vì không nhận thức được điều đó, ý tưởng về khổ hạnh ép xác ở trong hậu trường của tâm họ. Nhưng tu tập theo cách này sẽ không có kết quả tiến bộ gì.

     Con đường của Phật hoàn toàn khác hẳn. Ban đầu ngài học các phép tu Ấn độ giáo của thời gian và khu vực ngài ở, và ngài đã tu luyện khổ hạnh ép xác. Nhưng Phật không thích thú những yếu tố bao hàm trong con người cũng như những lý thuyết siêu hình về hiện hữu. Ngài quan tâm nhiều hơn về chính mình hiện hữu như thế nào trong giây phút này. Đó là điểm quan trọng của ngài. Bánh mì được làm từ bột lúa mì. Đối với ngài, làm sao bột lúa mì trở thành bánh mì khi đưa nó vào lò nướng là điều quan trọng nhất. Làm sao chúng ta trở nên giác ngộ là sự thích thú chính của ngài. Người giác ngộ là một tính cách toàn hào, đáng mong muốn, đối với chính mình và những người khác. Phật muốn tìm ra con người làm cách nào phát triển tính cách lý tưởng này – những hiền nhân khác nhau trong quá khứ làm cách nào trở thành hiền nhân. Để tìm ra làm cách nào cục bột nhồi trở thành bánh mì hoàn hào, ngài làm đi làm lại nó mãi, cho đến khi ngài hoàn toàn thành công. Đó là cách tu tập của ngài.

     Nhưng chúng ta có thể thấy không thích thú gì cả khi nấu đi nấu lại cùng một món mỗi ngày. Quí vị có thể bảo nó nhàm chán quá. Nếu quí vị đánh mất tinh thần của sự lặp đi lặp lại nó sẽ trở nên rất khó khăn, nhưng nó sẽ không khó khăn nếu quí vị tràn đầy sức mạnhsinh lực. Dù sao, chúng ta cũng không thể giữ bất động; chúng ta phải làm một cái gì đó. Như vậy nếu quí vị làm một điều gì đó, quí vị nên quan sát nhiều, cẩn thận, và cảnh tỉnh. Cách của chúng ta là đặt cục bột nhồi vào lò nướng và canh chừng nó một cách cẩn thận. Một khi quí vị biết được cách cục bột nhồi trở thành bánh mì như thế nào, quí vị sẽ hiểu được giác ngộ. Như vậy làm thế nào thân này trở thành hiền nhân là niềm thích thú chính của chúng ta. Chúng ta không quan tâm nhiều về bột lúa mì là gì, hay cục bột nhồi là gì, hay hiền nhân là gì. Một hiền nhân là một hiền nhân. Những giải thích siêu hình về bản tánh con người không phải là điểm quan trọng.

     Vì vậy loại tu tậpchúng ta nhấn mạnh như thế không thể trở thành quá lý tưởng. Nếu một nghệ sĩ trở nên quá lý tưởng, anh ta sẽ tự tử, bởi vì giữa lý tưởng và khả nằng thực tế của anh ta có một khoảng hở to lớn. Bởi vì không có chiếc cầu đủ dài để đi qua khoảng hở đó, anh ta sẽ trở nên thất vọng. Đó là con đường thông thường của tinh thần. Nhưng con đường tinh thần của chúng ta không quá lý tưởng. Theo một nghĩa nào đó, chúng ta nên lý tưởng; ít nhất chúng ta nên thích làm bánh mì có vị ngon và trông đẹp mắt! Cách tu tập thực tế là lặp đi lặp lại mãi cho đến khi quí vị tìm ra làm thế nào trở thành bánh mì. Trong cách của chúng ta không có bí mật. Chỉ thực hành tọa thiền và đưa chính mình vào lò nướng là cách của chúng ta.

 

THIỀN VÀ SỰ KÍCH ĐỘNG   “Thiền không phải là một loại kích động nào đó, mà là sự tập trung vào sinh ho hằng ngày của chúng ta.”

 

Thầy của tôi viên tịch khi tôi được ba mươi mốt tuổi. Mặc dù tôi chỉ muốn hiến mình tu Thiền ở chùa Vĩnh Bình (Eiheiji), tôi phải thừa kế thầy tôi ở tại chùa của ông. Tôi trở nên rất bận rộn, và vì rất trẻ tôi gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn đó đã cho tôi kinh nghiệm nào đó, nhưng so với cách sống chân thực, trầm lặng, tịch tĩnh nó chẳng có nghĩa gì.

     Giữ cách không thay đổi là cần thiết đối với chúng ta. Thiền không phải là một loại kích động nào đó, mà là sự tập trung vào sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Nếu quí vị trở nên quá bận rộn và quá bị kích động, tâm của quí vị trở nên thô kệch và rách nát. Đây không phải là điều tốt. Nếu có thể, hãy cố gắng luôn luôn bình tĩnh, vui vẻ và giữ mình không bị kích động. Thông thường chúng ta càng lúc càng trở nên bận rộn hơn, hết ngày này đến ngày khác, năm này đến năm khác, nhất là trong thế giới hiện đại. Nếu chúng ta trở lại thăm viếng những nơi xưa cũ, quen thuộc sau một thời gian dài, chúng ta kinh ngạc vì những thay đổi. Điều ấy không thể tránh được. Nhưng nếu chúng ta trở nên thích thú trong sự kích động nào đó, hay trong sự thay đổi của riêng mình, chúng ta sẽ trở nên hoàn toàn can thiệp vào đời sống bận rộn, và chúng ta sẽ bị lạc mất. Nhưng nếu tâm của quí vị bình tĩnhkiên định, quí vị có thể giữ mình khỏi thế giới ồn ào ngay cả khi quí vị ở trong đó. Ở giữa ồn ào và thay đổi, tâm của quí vị sẽ bình tĩnhvững vàng.

     Thiền chẳng phải là một cái gì đó để phải kích động. Một vài người bắt đầu tu thiền chỉ vì tò mò, và họ chỉ làm cho mình bận rộn hơn. Nếu việc tu tập làm cho quí vị tệ hơn, thì đáng buồn cười. Tôi nghĩ nếu quí vị cố gắng ngồi thiền một tuần một lần, điều đó cũng đủ làm cho quí vị bận rộn hơn. Chớ quá thích thú Thiền. Khi những người trẻ bị kích động về Thiền, họ thường bỏ học và đi đến một hòn núi hay một khu rừng nào đó để ngồi. Loại thích thú đó chẳng phải thích thú thật.

     Chỉ tiếp tục sự tu tập bình tĩnh, bình thường của mình rồi tính cách của quí vị sẽ được tạo thành. Nếu tâm của quí vị luôn luôn bận rộn, sẽ không có thì giờ để tạo thành, và quí vị sẽ không thành công, nhất là quí vị làm việc quá khó nhọc vì nó. Tạo thành tính cách cũng giống như làm bánh mì – quí vị phải trộn từng chút một, từng bước một, và cần nhiệt độ điều hòa. Quí vị tự biết rất rõ, và quí vị biết cần bao nhiêu nhiệt độ. Quí vị biết chính xác những gì mình cần. Nhưng nếu bị kích động thái quá, quí vị sẽ quên mất nhiệt độ bao nhiêu là tốt cho mình, và qúi vị sẽ mất cách riêng của mình. Điều này rất nguy hiểm.

     Phật đã nói như vậy về người đánh xe bò giỏi. Người đánh xe biết con bò có thể chở nặng bao nhiêu, và anh ta giữ cho con bò không bị nặng quá lố. Quí vị biết cách của mình và tâm thái của mình. Chớ có mang quá nhiều! Phật cũng nói rằng tạo dựng tính cách thì giống như xây một con đê ngăn nước. Quí vị nên rất cẩn thận trong việc xây cái bờ. Nếu quí vị cố gắng làm tất cả ngay một lúc, nước sẽ rò rỉ. Hãy làm cái bờ một cách cẩn thận và quí vị sẽ hoàn thành con đê vững chắc cho cái hồ chứa nước.

     Cách tu tập không có gì kích động của chúng ta có thể có vẻ rất tiêu cực. Nhưng không phải thế. Đó là cách khôn ngoan và hiệu quả để làm việc với chính mình. Đó chỉ là rất bình dị. Tôi thấy điểm này rất khó hiểu đối với nhiều người, nhất là những người trẻ, Mặt khác là, dường như tôi đang nói về sự thành tựu dần dần. Cũng chẳng phải như vậy. Sự thực, đây là cách đột biến, bởi vì khi sự tu tập của quí vị an tĩnhbình thường, đời sống hằng ngày chính là giác ngộ.

 

NỖ LỰC CHÂN CHÍNH  “Nếu sự tu tập của quí vị tốt, quí vị có thể trở nên kiêu hãnh vì nó. Những gì quí vị làm thì tốt, nhưng một cái gì đó đã được thêm vào. Kiêu hãnh là thừa. Nỗ lực chân chínhloại bỏ vật thừa đó.”

    

Điểm quan trọng nhất trong sự tu tập của chúng ta là có nỗ lực chân chính hay hoàn hảo (chánh tinh tấn). Nỗ lực chân chính đúng hướng là cần thiết. Nếu nỗ lực của quí vị sai hướng, nhất là nếu quí vị không ý thức điều này, đó là nỗ lực mê hoặc. Nỗ lực trong tu tập của chúng ta nên hướng từ chỗ đắc (đạt được) đến chỗ bất đắc (không đạt được).

     Thông thường khi quí vị làm một điều gì đó, quí vị muốn đạt được một cái gì đó, quí vị bám lấy một kết quả nào đó. Từ đạt được đến không đạt đượcnghĩa loại bỏ những kết quả không cần thiết và xấu của nỗ lực. Nếu quí vị làm một điều gì đó trong tinh thần bất đắc, trong đó có phẩm chất tốt. Như vậy chỉ làm một điều gì đó mà không có bất cứ nỗ lực đặc biệt nào là đủ rồi. Khi quí vị nỗ lực đặc biệt để đạt một cái gì đó, một tính chất thái quá, một yếu tố thừa can dự vào đó. Quí vị nên loại bỏ vật thừa đó. Nếu sự tu tập của quí vị tốt, mà không ý thức về nó quí vị sẽ trở nên kiêu hãnh về sự tu tập của mình. Kiêu hãnh đó thừa. Những gì quí vị làm thì tốt, nhưng một cái gì đó đã được thêm vào. Vì vậy quí vị nên loại bỏ vật thừa đó. Điểm này rất quan trọng, nhưng thông thường chúng ta không đủ tế nhị để nhận ra nó, và chúng ta đi sai hướng.

     Bởi vì tất cả chúng ta đang làm một việc giống nhau, đang mắc phải sự sai lầm giống nhau, chúng ta không nhận ra điều đó. Vì không nhận ra, chúng ta đang tạo ra nhiều sai lầm. Và chúng ta tạo ra những vấn đề giữa chúng ta. Loại nỗ lực tệ hại này được gọi là “Pháp bị nhiễu loạn” (Dharma-ridden) hay “tu tập bị nhiễu loạn” (practice-ridden). Quí vị bị vướng vào một ý tưởng nào đó về tu tập hay đạt được, và quí vị không thể ra khỏi. Khi quí vị bị vướng mắc vào một ý tưởng nhị nguyên nào đó, có nghĩa là sự tu tập của quí vị không thanh tịnh. Bằng chữ thanh tịnh chúng ta không muốn nói là mài giũa một vật gì đó, cố gắng làm một vật gì đó bất tịnh thành thanh tịnh. Với chữ thanh tịnh chúng ta muốn nói sự vật như chúng hiện hữu.  Khi thêm vào một cái gì, đó là bất tịnh. Khi điều gì đó trở thànhtính chất nhị nguyên, nó bất tịnh. Nếu quí vị nghĩ mình sẽ có được một cái gì đó từ tu tập tọa thiền, thì quí vị đã vướng vào sự tu tập bất tịnh. Nói có tu tập, có giác ngộ thì được rồi, nhưng chúng ta không nên để bị vướng mắc trong lời tuyên bố. Quí vị không nên để bị nó nhuộm màu. Khi quí vị tu tập tọa thiền, chỉ tu tập tọa thiền. Nếu giác ngộ đến, nó đến. Chúng ta không nên bám vào sự đạt được. Phẩm tính thật của tọa thiền luôn luôn ở đó, dù cho quí vị không biết nó, vì thế hãy quên đi tất cả những gì quí vị nghĩ mình có thể đạt được từ tọa thiền. Chỉ tọa thiền thôi. Phẩm chất tọa thiền sẽ tự biểu hiện; rồi quí vị sẽ có nó.

     Người ta hỏi tu tập tọa thiền mà không có ý nghĩ đạt được thì có nghĩa gì, loại nỗ lựccần thiết cho loại tu tập ấy? Câu trả lời là: nỗ lực loại bỏ cái gì thừa trong tọa thiền của chúng ta. Nếu một ý tưởng thừa đến, quí vị nên cố gắng ngừng nó lại; quí vị nên giữ sự tu tập thanh tịnh. Đó là điểm mà nỗ lực của chúng ta hướng đến.   

     Chúng ta nói, “Nghe tiếng vỗ của một bàn tay.” Thông thường tiếng vỗ do hai bàn tay tạo ra, và chúng ta nghĩ rằng một bàn tay không tạo ra được tiếng vỗ. Nhưng thực tế, một bàn tay tiếng vỗ. Quí vị vỗ với hai bàn tay, quí vị có thể nghe tiếng vỗ. Mặc dù quí vị không nghe, vẫn có tiếng vỗ. Nếu quí vị vỗ với hai bàn tay, quí vị có thể nghe tiếng vỗ. Nhưng nếu tiếng vỗ đã không hiện hữu trước khi vỗ tay, quí vị không thể tạo ra tiếng vỗ được. Trước khi quí vị tạo ra, đã có tiếng vỗ rồi. Bởi vì có tiếng vỗ, quí vị có thể tạo nó, và quí vị có thể nghe nó. Tiếng vỗ ở khắp mọi nơi. Nếu quí vị chỉ thực hành, là có tiếng vỗ. Đừng cố gắng lắng nghe nó. Nếu quí vị không lắng nghe nó, tiếng vỗ ấy ở khắp cả. Bởi vì quí vị cố gắng nghe nó, đôi khi có tiếng vỗ, và đôi khi không có tiếng vỗ. Quí vị hiểu không? Mặc dù quí vị không làm gì cả, quí vị luôn luôn có phẩm tính của tọa thiền. Nhưng nếu quí vị cố gắng tìm nó, nếu quí vị cố gắng thấy phẩm tính ấy, quí không có phẩm tính nào cả.

     Quí vị đang sống trong thế giới này như một cá thể, nhưng trước khi quí vị mang hình dáng con người, quí vị đã ở đó rồi, luôn luôn ở đó. Chúng ta luôn luôn ở đây. Quí vị hiểu không? Quí vị nghĩ rằng trước khi sinh ra quí vị đã không ở đây. Nhưng làm sao quí vị có thể xuất hiện trong thế giới này, khi không có quí vị? Bởi vì quí vị đã ở đó, quí vị có thể xuất hiện trong thế giới. Cũng vậy, không thể có vật gì đó không hiện hữu mà nó biến mất. Bởi vì vật gì đó ở đó, vật gì đó biến mất. Quí vị có thể nghĩ rằng khi mình chết, mình biến mất, mình không còn hiện hữu nữa. Nhưng dù cho quí vị biến mất, cái gì đó hiện hữu không thể nào không hiện hữu. Đó là huyền thuật. Chúng ta không thể tự đặt bất cứ thần chú nào lên thế giới này. Thế giới là huyền thuật của riêng nó. Nếu chúng ta nhìn vào một vật gì đó, nó có thể biến mất khỏi tầm nhìn của chúng ta, nhưng nếu chúng ta không cố gắng thấy nó, vật ấy không thể biến mất. Bởi vì quí vị đang nhìn nó, nó có thể biến mất, nhưng nếu không ai nhìn nó, làm sao vật gì có thể biến mất? Nếu ai đó đang nhìn quí vị, quí vị có thể chạy trốn người đó, nhưng nếu không ai nhìn, quí vị không thể chạy trốn chính mình được.

     Như vậy đừng cố gắng thấy cái gì đó một cách đặc biệt; đừng cố gắng đạt một điều gì đặc biệt. Quí vị đã có mọi sự vật trong phẩm tính thanh tịnh riêng của mình. Nếu quí vị hiểu được sự kiện tối hậu này, thì không có sợ hãi nào cả. Dĩ nhiên, có thể có sự khó khăn nào đó, nhưng không có sợ hãi. Nếu người ta có sự khó khăn mà không biết về sự khó khăn ấy, đó là khó khăn thực sự. Họ có thể có vẻ rất tin tưởng, họ có thể nghĩ họ đang tạo một nỗ lực lớn theo đúng hướng, nhưng không biết nó, những gì họ làm phát xuất từ sợ hãi. Một cái gì đó có thể biến mất đối với họ. Nhưng nếu quí vị nỗ lực của đúng hướng, thì không có sự sợ mất bất cứ cái gì. Dù cho có sai hướng, nếu quí vị biết điều đó, quí vị sẽ không bị mê hoặc. Không có gì khác để mất. Chỉ có phẩm tính thanh tịnh bất biến của tu tập đúng.

 

KHÔNG DẤU VẾT  “Khi quí vị làm một điều gì đó, quí vị nên tự đốt cháy mình một cách trọn vẹn, như ngọn lửa mừng, không lưu lại dấu vết nào.”

 

Khi chúng ta tu tập tọa thiền tâm chúng ta an tĩnh và rất đơn giản. Nhưng thông thường tâm chúng ta rất bận rộn và phức tạp, và khó tập trung vào cái gì chúng ta đang làm. Đây là vì trước khi hành động chúng ta suy nghĩ, và sự suy nghĩ này lưu lại dấu vết nào đó. Sự hoạt động của chúng ta bị một ý niệm đã suy nghĩ trước che bóng. Sự suy nghĩ ấy không những chỉ lưu lại dấu vết hay cái bóng nào đó mà còn cho chúng ta nhiều ý niệm khác về các hoạt động và sự vật. Những dấu vết và ý niệm này khiến cho tâm chúng ta rất phức tạp. Khi chúng ta làm một điều gì đó với tâm rất đơn giản, trong sáng, chúng ta không có ý niệm hay bóng che nào cả, và hành vi của chúng ta mạnh mẽ và thẳng thắn. Nhưng khi chúng ta làm một điều gì với tâm phức tạp, liên hệ đến những sự việc khác hay người khác, hay xã hội, hoạt động của chúng ta trở nên phức tạp.

     Đa số người ta có đôi ba ý niệm trong một hoạt động. Có câu nói, “Một đá chọi hai chim.” Đó là điều người ta thường hay cố gắng làm. Bởi vì họ muốn bắt rất nhiều chim họ thấy khó tập trung vào một việc làm duy nhất, và rốt cuộcthể không bắt được chim nào cả! Loại suy nghĩ đó luôn luôn lưu lại cái bóng của nó trên hoạt động của họ. Thực ra cái bóng không phải là sự suy nghĩ. Dĩ nhiên cần phải suy nghĩ hay chuẩn bị trước khi chúng ta hành động. Nhưng suy nghĩ đúng không lưu lại cái bóng nào. Sự suy nghĩ lưu lại dấu vết đến từ cái tâm tương đối bối rối của quí vị. Tâm tương đối là cái tâm tự đặt nó trong liên hệ với những sự vật khác, như thế là nó đang giới hạn chính nó. Nó là cái tâm nhỏ tạo ra những ý niệm về được và lưu lại dấu vết của chính nó.

     Nếu quí vị lưu lại một dấu vết của sự suy nghĩ của quí vị trên hoạt động của mình, quí vị sẽ bị ràng buộc với dấu vết ấy. Chẳng hạn, quí vị có thể nói, “Đây là những gì tôi đã làm!” Nhưng thực ra không phải thế. Trong hồi tưởng quí vị có thể nói, “Tôi đã làm một việc như thế và như thế theo cách đó,” nhưng thực ra điều đó không bao giờ đúng y với những gì đã xảy ra. Khi suy nghĩ theo cách này quí vị giới hạn kinh nghiệm thực tế của mình về những gì quí vị đã làm. Như vậy nếu bám vào ý nghĩ về những gì mình đã làm, quí vị bị vướng mắc trong những ý nghĩ vị ngã.

     Thường chúng ta nghĩ những gì mình đã làm là tốt, nhưng thực tếthể không phải vậy. Khi già, chúng ta thường rất kiêu hãnh về những gì mình đã làm. Khi những người khác lắng nghe người nào đó kiêu hãnh kể điều y đã làm, họ cảm thấy buồn cười, bởi vì họ biết hồi tưởng của người đó là phiến diện. Họ biết rằng những gì người đó kể không đúng y như những gì người đó đã làm. Hơn nữa, người đó kiêu hãnh về những gì mình đã làm, sự kiêu hãnh đó sẽ tạo ra một vấn đề nào đó cho y. Lặp đi lặp lại những hồi tưởng của mình theo cách này, nhân cách của người đó sẽ bị méo mó càng lúc càng nhiều, cho đến khi y trở thành một người rất bướng bỉnh, khó chịu. Đây là một thí dụ về sự lưu lại dấu vết suy nghĩ của con người. Chúng ta không nên quên những gì chúng ta đã làm, nhưng không nên có dấu vết thừa. Lưu lại dấu vết không giống như nhớ lại một điều gì đó. Cần phải nhớ những gì chúng ta đã làm, nhưng không nên trở nên bị ràng buộc với những gì chúng ta đã làm theo một nghĩa đặc biệt nào đó. Những gì chúng ta gọi là “ràng buộc” chỉ là những dấu vết của những ý nghĩhoạt động của mình.

     Để không lưu lại bất cứ dấu vết nào, khi làm điều gì, quí vị nên làm với toàn thể thân tâm; quí vị nên tập trung vào cái gì mình làm. Quí vị nên làm nó một cách trọn vẹn, như ngọn lửa mừng. Quí vị không nên là thứ lửa có khói. Quí vị nên đốt cháy mình trọn vẹn, không để lại một dấu vết nào của mình trong những gì mình làm. Quí vị sẽ có cái gì đó còn lại không bị đốt cháy trọn vẹn. Hoạt động Thiền là hoạt động đốt cháy trọn vẹn, không gì còn lại trừ tro. Đây là mục đích tu tập của chúng ta. Đó là những gì Đạo Nguyên muốn nói khi sư nói, “Tro không trở lại thành củi.” Tro là tro. Tro nên hoàn toàn là tro. Củi nên là củi. Khi loại hành vi này xảy ra, một hành vi bao hàm hết mọi vật.

     Như vậy sự tu tập của chúng ta không phải là chuyện một hay hai giờ, hay một hay hai ngày. Nếu quí vị tu tập tọa thiền với toàn thể thân tâm, dù chỉ một phút chốc, đó là tọa thiền. Như vậy từ giây phút này đến giây phút khác quí vị nên hiến mình cho tu tập. Quí vị không nên để còn lại gì sau khi làm điều gì đó. Nhưng điều này không có nghĩa là quên tất cả những gì về nó. Nếu quí vị hiểu được điểm này, tất cả sự suy nghĩ nhị nguyên và tất cả mọi vấn đề của đời sống sẽ biến mất.

     Khi quí vị tu Thiền quí vị trở thành một với Thiền. Không có quí vị và không có tọa thiền. Khi quí vị lễ bái, không có Phật và không có quí vị. Một lễ bái duy nhất xảy ra, đó là tất cả. Đây là Niết-bàn. Khi Phật truyền pháp tu của chúng ta cho Đại Ca-diếp, ngài chỉ nhặt một bông hoa giơ lên với nụ cười. Chỉ có Đại Ca-diếp hiểu ý ngài muốn nói gì; không người nào khác hiểu. Chúng ta không biết đây có phải là một sự kiện lịch sử hay không, nhưng nó có ý nghĩa nào đó. Nó là một chứng minh con đường truyền thống của chúng ta. Một hoạt động nào đó bao hàm mọi thứ là hoạt động chân chínhbí mật của hoạt động này được truyền từ Phật đến chúng ta. Đây là tu Thiền, không phải một giáo lý nào đó được Phật dạy, hay những qui tắc sống nào đó được ngài dựng lên. Giáo lý hay qui tắc nên được thay đổi theo nơi, hay theo người tuân giữ, nhưng bí mật của pháp tu này không thể thay đổi. Nó luôn luôn đúng.

     Như thế đối với chúng ta, không có cách nào khác để sống trong thế giới này. Tôi nghĩ điều này hoàn toàn là thật; và nó dễ chấp nhận, dễ diểu, và dễ tu tập. Nếu quí vị so sánh loại đời sống đặt căn bản trên pháp tu này với những gì đang xảy ra trên thế giới này, hay trong xã hội loài người, quí vị sẽ thấy chân lý mà Phật đã để lại cho chúng tagiá trị như thế nào. Chân lý thật đơn giản, và pháp tu hoàn toàn đơn giản. Nhưng dù vậy, chúng ta không nên làm ngơ nó; phải khám phá giá trị vĩ đại của nó. Thông thường khi nó rất đơn giản chúng ta nói, “Ô, tôi biết điều đó! Nó hoàn toàn đơn giản. Mọi người biết điều đó.” Nhưng nếu chúng ta không tìm ra giá trị của nó, nó vô nghĩa. Đó giống như không biết. Càng hiểu văn hóa nhiều, quí vị càng hiểu lời dạy này đúng và cần thiết như thế nào. Thay vì chỉ phê bình văn hóa của mình, quí vị nên hiến tâm và thân mình tu tập pháp tu đơn giản này. Rồi xã hộivăn hóa sẽ trưởng thành từ quí vị. Điều này có thể đúng đối với những người quá cố chấp phê bình văn hóa của họ. Thái độ phê bình của họ có nghĩa là họ đang trở lại với chân lý đơn giản mà Phật đã để lại. Nhưng cách tiếp cận của chúng ta chỉ là tập trung vào pháp tu căn bản đơn giản và cách hiểu căn bản đơn giản về cuộc sống. Không nên có dấu vết nào trong hoạt động của chúng ta. Chúng ta không nên chấp vào những ý tưởng hão huyền nào đó hay những sự vật đẹp đẽ nào đó. Chúng ta không nên tìm kiếm một cái tốt nào đó. Chân lý luôn luôn ở gần tầm tay, bên trong tầm với của quí vị.

 

THƯỢNG ĐẾ CHO  “ ‘Cho là không chấp giữ, tức là, chỉ không chấp giữ bất cứ cái gì là cho.”

 

Mọi hiện hữu trong thiên nhiên, mọi hiện hữu trong thế giới con người, mọi tác phẩm văn hóa chúng ta sáng tạo, là một cái gì đó đã cho, hay đang cho chúng ta, nói một cách tương đối. Nhưng vì mọi sự vật vốn là một, chúng ta, trong thực tế, đang cho đi mọi sự vật. Từ giây phút này đến giây phút khác, chúng ta đang sáng tạo một cái gì đó, và đây là niềm vui của chúng ta trong cuộc sống. Nhưng cái “Tôi” này đang sáng tạo và luôn luôn cho đi một cái gì đó thì không phải là cái “tôi nhỏ bé”; nó là cái “Tôi lớn.” Mặc dù quí vị không nhận ra nhất thể của cái “Tôi lớn” này với mọi sự vật, khi quí vị cho một vật gì đó quí vị cảm thấy tốt, bởi vì lúc đó quí vị cảm thấy là một với những gì mình đang cho. Đây là lý do tại sao cảm thấy cho tốt hơn là lấy.

     Chúng ta có câu nói, “Dana prajna paramita.” “Dana” có nghĩa là cho (bố thí), “prajna” là trí tuệ, và “paramita” có nghĩa là vượt qua hay sang đến bờ bên kia.  Cuộc đời của chúng ta có thể xem như là sự đi qua một dòng sông. Mục đích nỗ lực của chúng ta trong đời sống là đi đến bờ bên kia, Niết-bàn. “Prajna paramita” hay bát-nhã ba-la-mật, chân trí tuệ của cuộc sống, là trong từng bước đường, thực sự đi đến bờ bên kia. Đi đến bờ bên kia bằng mỗi bước đi qua là cách sống chân chính. “Dana prajna paramita” hay bố thí bát-nhã ba-la-mật, là cách thứ nhất trong sáu cách sống chân chính. Cách thứ nhì là “sila prajna paramita,” hay trì giới bát-nhã ba-la-mật, là các giới luật Phật giáo. Rồi có “kshanti prajna paramita” hay nhẫn nhục bát-nhã ba-la-mậtnhẫn nhục; “virya prajna paramita” hay tinh tấn ba-nhã ba-la-mật là nỗ lực nhiệt tình và kiên định; “dhyana prajna paramita” hay thiền định bát-nhã ba-la-mậtthiền định hay tu Thiền; và “prajna paramita” hay bát-nhã ba-la-mậttrí tuệ [đi đến bờ bên kia]. Thực ra sáu “prajna paramita” (bát-nhã ba-la-mật) này là một, nhưng vì chúng ta có thể quan sát cuộc sống theo các mặt khác nhau, chúng ta tính là sáu.

     Thiền sư Đạo Nguyên nói, “Cho là không chấp giữ.” Tức là, chỉ không chấp giữ bất cứ cái gì là cho. Cho cái gì không  là vấn đề. Cho một xu hay một chiếc lá là “dana prajna paramita,” là bố thí bát-nhã ba-la-mật; cho một câu, hay ngay cả một lời dạy là “dana prajna paramita.” Nếu cho với tinh thần không chấp giữ, thì cho một đồ vật và cho một lời dạy có giá trị như nhau. Với tinh thần chân chính, tất cả những gì chúng ta làm, tất cả những gì chúng ta tạo ra đều là “dana prajna paramita.” Vì thế Đạo Nguyên nói, “tạo ra một vật gì, tham gia vào hoạt động con người cũng là “dana prajna paramita.” Cung cấp cho người ta một con đò, hay làm cho người ta một cái cầu là “dana prajna paramita.” Thực tế, cho một câu giáo lý có thể tạo thành một con đò cho một người nào đó!

     Theo Ki-tô-giáo, mọi hiện hữu trong thiên nhiên là một cái gì đó do Thượng đế tạo ra cho chúng ta. Đó la ý tưởng toàn hảo về cho. Nhưng nếu quí vị nghĩ rằng Thượng đế tạo ra con người, và quí vị có gì đó cách biệt với Thượng đế, quí vị phải nghĩ mình có trách nhiệm tạo ra cái gì đó tách rời, cái gì đó không do Ngài ban cho. Ví dụ, chúng ta chế tạo máy bay và làm ra xa lộ. Và khi chúng ta lặp đi lặp lại, “Tôi tạo ra, tôi tạo ra, tôi tạo ra,” chẳng bao lâu chúng ta quên mất “tôi” thực sự là ai tạo ra nhiều vật khác nhau; chẳng bao lâu chúng ta quên mất Thượng đế. Đây là mối nguy hiểm của văn hóa con người. Thực ra, sáng tạo với cái “Tôi lớn” là cho, là bố thí; chúng ta không thể tạo ra và sở hữu cái gì chúng ta tạo ra cho chính mình vì mọi vật là do Thương đế tạo ra. Không nên quên điểm này. Nhưng vì chúng ta thực sự quên ai đang thực hiện sự sáng tạolý do sáng tạo, chúng ta trở nên bị ràng buộc vào giá trị vật chất hay giá trị trao đổi. Điều này vô giá trị khi so sánh với giá trị tuyệt đối của sự vật như là sự sáng tạo của Thượng đế. Mặc dù cái gì đó không có giá trị vật chất hay tương đối đối với cái “tôi nhỏ,” nó có giá trị tuyệt đối nơi chính nó. Không bị ràng buộc vào một vật nào đó là biết giá trị tuyệt đối của nó. Nên đặt căn bản mọi sự vật trên sự tỉnh giác như thế, không phải trên những ý niệm giá trị vật chất hay vị ngã. Rồi bất cứ điều gì mình làm cũng là chân bố thí, là “dana prajna paramita.”

     Khi chúng ta ngồi trong tư thế xếp chéo chân [tư thế hoa sen hay tư thế kiết già], chúng ta phục hồi hoạt động sáng tạo nền tảng của mình. Có lẽ có ba loại sáng tạo. Thứ nhất là biết rõ chính mình sau khi chúng ta tọa thiền xong. Khi chúng ta ngồi chúng ta là không, ngay cả chúng ta không nhận ra mình là gì; chúng ta chỉ ngồi. Nhưng khi chúng ta đứng dậy, chúng ta ở đó! Đó là bước đầu trong sự sáng tạo. Khi chúng ta ở đó, mọi vật khác ở đó; mọi vật được tạo ra tức thời. Khi chúng ta hiện ra từ không, khi mọi vật hiện ra từ không, chúng ta thấy tất cả như mới sáng tạo tươi tắn. Đây là không chấp trước. Loại sáng tạo thứ hai là khi quí vị hành động, hay sản xuất hay chuẩn bị một cái gì đó như thức ăn hay trà. Loại thứ ba là tạo ra một cái gì đó bên trong chính chúng ta, như giáo dục, hay văn hóa, hay nghệ thuật, hay một hệ thống nào đó cho xã hội. Như vậy có ba loại sáng tạo. Nhưng nếu quí vị quên loại thứ nhất, loại quan trọng nhất, hai loại kia sẽ giống như trẻ con mất cha mẹ; sự sáng tạo đó sẽ vô nghĩa.

     Thông thường mọi người quên lãng tọa thiền. Mọi người lãng quên Thượng đế. Họ làm việc rất khó nhọc với các loại sáng tạo thứ nhì và thứ ba, nhưng Thượng đế không giúp sự hoạt động ấy. Làm sao Ngài có thể giúp khi Ngài không nhận ra Ngài là ai? Đó là lý do tại sao chúng ta có rất nhiều vấn đề trên thế giới này. Khi chúng ta quên cái nguồn sáng tạo nền tảng của mình, chúng ta giống như những đứa trẻ không biết làm gì khi mất cha mẹ.

     Nếu quí vị hiểu “dana prajna paramita,” quí vị sẽ hiểu làm sao chúng ta tạo ra rất nhiều vấn đề cho chính chúng ta. Dĩ nhiên, sống là tạo ra vấn đề. Nếu chúng ta không xuất hiện trong thế giới này, cha mẹ chúng ta không có khó khăn nào với chúng ta hết! Chỉ vì xuất hiệnchúng ta tạo ra những vấn đề cho họ. Điều này hoàn toàn đúng. Mọi vật đều tạo ra một số vấn đề nào đó. Nhưng thông thường người ta nghĩ rằng khi họ chết, mọi sự đều qua đi, các vấn đề biến mất. Nhưng cái chết của quí vị cũng có thể tạo ra vấn đề! Thực ra, những vấn đề của chúng ta nên được giải quyết và hóa giải trong đời này. Nhưng nếu chúng ta ý thức rằng những gì chúng ta làm hay những gì chúng ta sáng tạo thực sự là tặng phẩm của cái “Tôi lớn,” thì chúng ta sẽ không bị ràng buộc với nó, và chúng ta sẽ không tạo ra vấn đề cho chính mình hay người khác.

     Và chúng ta nên quên, mỗi ngày, những gì chúng ta đã làm; đây đúng là không chấp giữ. Và chúng ta nên làm một cái gì mới. Làm một cái gì mới, dĩ nhiên chúng ta phải biết quá khứ, điều này đúng thôi. Nhưng chúng ta không tiếp tục bám giữ bất cứ điều gì chúng ta đã làm; chúng ta chỉ nên phản ánh nó. Và chúng ta phải có một ý tưởng nào đó về những gì chúng ta nên làm trong tương lai. Nhưng tương lai là tương lai, quá khứquá khứ,; bây giờ chúng ta nên làm việc với một cái gì mới. Đây là thái độ của chúng ta, và chúng ta nên sống như thế nào trong thế giới này. Đây là “dana prajna paramita,” cho hay bố thí, hay tạo ra một cái gì đó cho chính chúng ta. Như vậy, làm một điều gì đó thông suốtphục hồi hoạt động sáng tạo đích thực của chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng ta ngồi. Nếu chúng ta không quên điểm này, mọi sự việc sẽ được thực hiện một cách tốt đẹp. Nhưng một khi chúng ta quên điểm này, thế giới giới sẽ đầy bối rối.

 

 

 

(Tranh con ruồi)

 

SAI LẦM TRONG TU TẬP   “Chính khi sự tu tập của quí vị khá tham lam mà quí vị trở nên nản lòng. Như vậy quí vị nên biết ơn vì mình có được dấu hiệu hay tín hiệu cảnh báo cho thấy điểm yếu trong sự tu tập của mình.      

 

Có mấy cách tu tập nghèo nàn mà quí vị nên hiểu. Thông thường khi tu tập tọa thiền, quí vị trở nên rất lý tưởng, và quí vị dựng lên một lý tưởng hay mục tiêu mà quí vị cố gắng đạt đượcthực hiện. Nhưng như tôi thường nói, điều này phi lý. Khi mang tính cách lý tưởng, quí vị có một ý niệm được nào đó ở bên trong quí vị; theo thời gian quí vị đạt được lý tưởng hay mục đích của mình, ý niệm được của quí vị sẽ tạo ra một lý tưởng khác. Bao lâu sự tu tập của quí vị còn đặt căn bản trên ý niệm được, và sự tu tập tọa thiền của quí vị còn mang tính cách lý tưởng, chừng ấy quí vị sẽ không có thời gian thực sự đạt được lý tưởng của mình. Hơn nữa, quí vị sẽ hy sinh phần cốt yếu của sự tu tập của mình. Bởi vì sự đạt được luôn luôn ở phía trước, quí vị sẽ luôn luôn hy sinh chính mình bây giờ vì một lý tưởng nào đó ở tương lai. Kết cuộc quí vị không được gì cả. Đây là phi lý; không đáng tu tập chút nào. Nhưng còn tệ hơn thái độ lý tưởng này là tu tập tọa thiền thi đua với một người nào khác. Đây là một loại tu tập nghèo nàn, tồi tệ.

     Con đường Tào Động của chúng tanhấn mạnh vào chỉ quán đả tọa (shikan taza), hay “chỉ ngồi thôi.” Thực ra chúng ta không có cái tên nào đặc biệt cho pháp tu của chúng ta; khi tu tập tọa thiền chúng ta chỉ thực hành nó, và dù có được niềm vui trong tu tập hay không, chúng ta chỉ tu tập. Dù cho có buồn ngủ, và có mệt chán vì tu tập tọa thiền, vì sự lặp đi lặp lại cùng một việc ngày này sang gày khác; dù vậy, chúng ta vẫn tiếp tục tu tập. Dù có ai khuyến khích chúng ta tu tập hay không, chúng ta cũng chỉ tu tập.

     Ngay cả khi quí vị tu tập tọa thiền một mình, không có thầy, tôi nghĩ quí vị cũng sẽ tìm được cách nào đó cho quí vị biết cách tu tập của quí vị thích đáng hay không. Khi quí vị mệt mỏi vì ngồi, hay khi chán ghét sự tu tập của mình, quí vị nên thừa nhận đây là một tín hiệu cảnh báo. Quí vị trở nên nản lòng với sự tu tập của mình khi sự tu tập của quí vị mang tính cách lý tưởng. Quí vị có một ý niệm được nào đó trong sự tu tập của mình, và nó không đủ thanh tịnh. Ấy là khi sự tu tập của quí vị khá tham lam mà quí vị trở nên chán nản nó. Vì thế quí vị nên biết ơn là mình có được một dấu hiệu hay tín hiệu cảnh báo cho quí vị thấy điểm yếu của mình trong tu tập. Đồng thời, khi quên tất cả lỗi lầmphục hồi con đường của mình, quí vị có thể phục hồi sự tu tập ban đầu của quí vị. Đây là điểm rất quan trọng.

     Bao lâu quí vị còn tiếp tục tu tập, chừng ấy quí vị còn hoàn toàn an toàn, nhưng khi rất khó tiếp tục, quí vị phải tìm cách nào đó tự khuyến khích mình. Khi khó tự khuyến khích mình mà không can dự vào một loại tu tập nghèo nàn nào đó, một mình tiếp tục pháp tu của mình có thể là khó đấy. Đây là lý do tại sao chúng ta có thầy. Với thầy, quí vị sẽ sửa lại cách tu tập của mình. Dĩ nhiên quí vị sẽ có lúc gặp nhiều khó khăn với thầy, nhưng dù vậy, quí vị sẽ luôn luôn an toàn không bị tu tập sai.

     Đa số các tu sĩ Phật giáo Thiền đã có lúc gặp khó khăn với các bậc thầy của họ. Khi họ nói về những khó khăn của họ, quí vị có thể nghĩ rằng không có loại khó khăn này mình không thể tu tập tọa thiền được. Nhưng điều này không đúng. Dù quí vị có gặp khó khăn trong tu tập hay không, bao lâu quí vị còn tiếp tục tu tập, chừng ấy quí vị còn có sự tu tập thanh tịnh theo chân nghĩa của nó. Ngay cả khi không biết nó, quí vị cũng có nó. Vì vậy Thiền sư Đạo Nguyên nói, “Chớ nghĩ mình nhất thiết phải ý thức về sự giác ngộ của mình.” Dù có ý thức về giác ngộ hay không, quí vị cũng có chân giác ngộ trong sự tu tập của mình.    

     Một sai lầm khác là tu tập vì niềm vui mà quí vị tìm thấy trong tu tập. Thực ra, khi sự tu tập của quí vị can dự vào cảm giác vui vẻ, nó cũng chẳng có vẻ tốt cho lắm. Dĩ nhiên, đây không phải là cách tu tập nghèo nàn, nhưng so với cách tu tập đúng nó không tốt lắm. Trong Phật giáo Tiểu thừa (Hinayana), tu tập được xếp theo bốn cách. Cách tốt nhất là chỉ tu tập mà không có niềm vui trong đó, ngay cả niềm vui tinh thần cũng không. Cách này là chỉ tu tập, quên cảm giác của thân và tâm, quên mình trọn vẹn trong tu tập. Đây là giai đoạn thứ tư, hay giai đoạn cao nhất. Giai đoạn gần với giai đoạn cao nhất là chỉ có niềm vui của thân trong tu tập. Ở giai đoạn này quí vị thấy một lạc thú nào đó trong tu tập, và quí vị sẽ tu tập bởi vì lạc thú mà quí vi tìm thấy trong đó. Ở giai đoạn thứ nhì, quí vị có niềm vui của cả thân và tâm, hay cảm giác tốt. Hai giai đoạn giữa này là những giai đoạn trong đó quí vị thực hành ngồi bởi vì quí vị cảm thấy tốt trong thực hành. Giai đoạn thứ nhất là khi quí vị không có suy nghĩ và không có sự tò mò trong tu tập của mình. Bốn giai đoạn này cũng áp dụng cho sự tu tập của Đại thừa (Mahayaya), cao nhất là chỉ tu tập.

     Nếu quí vị thấy có sự khó khăn nào đó trong tu tập, đó là dấu hiệu cảnh báo rằng quí vị có một ý nghĩ sai lầm nào đó, như vậy quí vị phải cẩn thận. Nhưng đừng bỏ tu tập; hãy tiếp tục, biết điểm yếu của mình. Ở đây không có ý niệm được nào cả. Ở đây không có ý nghĩ cố định về sự đạt được nào cả. Quí vị không nói, “Đây là giác ngộ,” hay “Đó không phải là tu tập đúng.” Ngay cả trong tu tập sai, khi quí vị nhận ra điều đó và tiếp tục, thì có tu tập đúng. Sự tu tập của chúng ta không thể nào toàn hảo, nhưng đừng để điều đó làm nản lòng, chúng ta tiếp tục tu tập. Đây là bí mật của tu tập.    

     Và nếu quí vị muốn tìm sự khuyến khích nào đó trong khi chán nản, trở nên mệt mỏitu tập chính là sự khuyến khích. Quí vị tự khuyến khích mình khi quí vị trở nên chán nó. Khi quí vị không muốn tu tập, đó là tín hiệu cảnh báo. Giống như bị đau răng khi răng của quí vị không tốt lắm. Khi quí vị cảm thấy đau nơi răng, quí vị đi nha sĩ. Đó là cách của chúng ta.

     Nguyên nhân của mâu thuẫn là một ý niệm cố định hay một cái thấy phiến diện nào đó. Khi mọi người biết giá trị của sự tu tập thanh tịnh, chúng ta sẽ có chút ít mâu thuẫn trong thế giới của mình. Đây là bí mật của pháp tu chúng ta và của Thiền sư Đạo Nguyên. Đạo Nguyên lặp đi lặp lại điểu này trong bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng ( Shobogenzo) của sư.

     Nếu quí vị hiểu nguyên nhân của mâu thuẫn là một ý niệm phiến diện hay cố định nào đó, quí vị có thể tìm được ý nghĩa trong nhiều pháp tu khác nhau mà không bị ràng buộc với bất cứ pháp tu nào. Nếu không nhận ra điểm này quí vị sẽ dễ bị vướng kẹt bởi một pháp tu đặc biệt nào đó, và quí vị sẽ nói, “Đây là giác ngộ! Đây là pháp tu hoàn toàn. Đây là cách của chúng ta. Những cách khác không hoàn toàn. Đây là cách tốt nhất.” Đây là một sai lầm lớn. Không có cách nào đặc biệt trong tu tập đúng. Quí vị nên tìm ra cách riêng của mình, và quí vị nên biết quí vị đang có loại tu tập gì ngay bây giờ. Biết những cái lợi và bất lợi của một pháp tu đặc biệt nào đó, quí vị có thể tu tập pháp tu đặc biệt ấy mà không gặp nguy hiểm. Nhưng nếu quí vị có thái độ phiến diện, quí vị sẽ làm ngơ sự bất lợi của pháp tu ấy, chỉ nhấn mạnh phần tốt của nó. Cuối cùng, quí vị sẽ khám phá ra mặt tệ nhất của pháp tu ấy, và trở nên chán nản khi đã quá trễ. Đây là ngu ngốc. Chúng ta nên biết ơn các sư xưa đã chỉ ra sai lầm này.

 

GIỚI HẠN HOẠT ĐỘNG CỦA MÌNH “Thông thường khi một người nào đó tin vào một tôn giáo đặc biệt, thái độ của người ấy càng ngày càng trở thành cái góc sắc bén từ người ấy chỉa ra ngoài. Trong cách của chúng ta, điểm đỉnh của góc luôn luôn hướng về phía mình.”

 

Trong pháp tu của chúng ta, chúng ta không có mục đích hay mục tiêu đặc biệt nào, cũng không có một đối tượng sùng bái đặc biệt nào. Trong khía cạnh này, pháp tu của chúng ta có hơi khác với những pháp tu tôn giáo thông thường. Triệu Châu (Joshu), một Thiền sư vĩ đại của Trung hoa, nói, “Phật đất không qua được nước; Phật đồng không qua được lò nung; Phật gỗ không qua được lửa.” Dù đó là gì, nếu sự tu tập của quí vị hướng đến một đối tượng đặc biệt nào đó, như một tượng Phật bằng đất sét, hay bằng đồng, hay bằng gỗ, nó sẽ không luôn luôn có tác dụng. Như vậy, bao lâu quí vị còn có một mục tiêu trong tu tập, sự tu tập đó sẽ không giúp quí vị một cách hoàn toàn. Nó có thể giúp quí vị chừng nào quí vị còn hướng đến mục tiêu đó, nhưng khi quí vị phục hồi cuộc sống hằng ngày, nó sẽ không có tác dụng.

     Quí vị có thể nghĩ rằng nếu khôngmục đích hay mục tiêu trong tu tập, chúng ta không biết sẽ làm gì. Nhưng có một cách. Cách tu tập không có bất cứ mục tiêu nào là giới hạn hoạt động của mình, hay tập trung vào cái gì quí vị đang làm trong giây phút này. Thay vì có một đối tượng đặc biệt nào đó trong tâm, quí vị nên giới hạn hoạt động của mình. Khi tâm của quí vị lang thang nơi nào khác, quí vị không có cơ hội biểu hiện mình. Nhưng nếu quí vị giới hạn hoạt động của mình ở việc gì quí vị có thể làm bây giờ, trong giây phút này, thì quí vị có thể biểu hiện đầy đủ chân tánh của mình, tức là Phật tánh phổ biến. Đây là cách của chúng ta.

     Khi chúng ta tu tập tọa thiền chúng ta giới hạn hoạt động của mình đến độ nhỏ nhất. Chỉ giữ đúng tư thế và tập trung vào ngồi là cách chúng ta biểu hiện bản tánh phổ biến. Rồi chúng ta trở thành Phật, và chúng ta biểu hiện tánh Phật. Vì vậy, thay vì có một đối tượng sùng bái nào đó, chúng ta chỉ tập trung vào hoạt độngchúng ta làm trong mỗi giây phút. Khi lễ bái, quí vị chỉ nên lễ bái; khi ngồi, quí vị chỉ nên ngồi; khi ăn, quí vị chỉ nên ăn. Nếu quí vị làm như vậy, thì bản tánh phổ biến ở đó. Trong tiếng Nhật chúng tôi gọi nó là ichigyo-zammai hay “nhất hạnh tam muội.” Sammai (hay Samadhi) là “định” hay “sự tập trung.” Ichigyo hay “nhất hạnh” là “pháp tu một.” (one practice).

     Tôi nghĩ một vài người trong quí vị tu tập tọa thiền ở đây có thể tin một tôn giáo nào khác, nhưng tôi không quan tâm. Pháp tu của chúng ta không dính dáng gì đến một niềm tin tôn giáo đặc biệt nào. Và đối với quí vị, không cần phải ngần ngại tu tập cách của chúng ta, bởi vì nó không liên quan gì đến Ki-tô-giáo hay Thần đạo (Shintoism) hay Ấn độ giáo (Hinduism). Pháp tu của chúng ta là cho tất cả mọi người. Thông thường khi một người nào đó tin vào một tôn giáo đặc biệt, thái độ của người ấy càng ngày càng trở thành một cái góc sắc bén chỉa ra ngoài từ người ấy. Nhưng cách của chúng ta không giống như vậy. Trong cách của chúng ta, điểm đỉnh của cái góc luôn luôn hướng về phía chúng ta, không phải chỉa ra từ chúng ta. Vì vậy, không cần phải lo lắng gì về sự khác nhau giữa Phật giáotôn giáo quí vị có thể tin.

     Câu nói của Triệu Châu về các Phật khác nhau quan tâm đến những ai hướng sự tu tập của họ về phía một vị Phật đặc biệt nào đó. Một loại Phật duy nhất sẽ không phục vụ đầy đủ mục đích của quí vị. Quí vị sẽ phải ném nó đi vào lúc nào đó, hay ít nhất sẽ làm ngơ nó. Nhưng nếu quí vị hiểu sự bí mật của pháp tu chúng ta, bất cứ quí vị đi đâu, chính quí vị là “ông chủ.” Bất kể tình thế gì, quí vị cũng không thể chểnh mảng Phật, bởi vì quí vị chính là Phật. Chỉ có Phật này giúp quí vị một cách đầy đủ.   

 

HỌC CHÍNH MÌNH   “Có một cảm tình sâu sắc nào đó về Phật giáo không phải là điểm quan trọng; chúng ta chỉ làm điều gì chúng ta nên làm, như ăn bữa chiều và đi ngủ. Đây là Phật giáo.”

  

Mục đích học Phật giáo không phải là học Phật giáo, mà là học chính mình. Không thể học chính mình mà không có một giáo lý nào đó. Nếu quí vị muốn biết nước là gì, quí vị cần khoa học, và nhà khoa học cần phòng thí nghiệm. Trong phòng thí nghiệm có nhiều cách khác nhau để nghiên cứu nước là gì. Như thế có thể biết nước có loại yếu tố gì, nó mang những thể dạng khác nhau nào, và bản tánh của nó là gì. Nhưng không thể biết nước trong chính nó bằng cách đó. Với chúng ta cũng giống như vậy. Chúng ta cần một giáo lý nào đó, nhưng chỉ học một mình giáo lý ấy thì không thể biết “mình” là gì trong chính mình. Qua giáo lý chúng ta có thể hiểu được bản tánh con người của chúng ta. Nhưng giáo lý không phải chính chúng ta; nó là một sự giải thích nào đó về chính chúng ta. Vì thế, nếu quí vị bị ràng buộc vào giáo lý, hay vào thầy, đó là một sai lầm lớn. Giây phút quí vị gặp thầy, quí vị nên rời thầy, và quí vị nên độc lập. Quí vị cần thầy như thế là để mình trở nên độc lập. Nếu quí vị bị ràng buộc vào thầy, thầy sẽ chỉ cho quí vị cách trở lại với chính mình. Quí vị có thầy cho chính mình, không phải cho thầy.

     Lâm Tế (Rinzai), một Thiền sư Trung hoa thuộc thời kỳ đầu, đã phân tích dạy đệ tử như thế nào theo bốn cách. Đôi khi sư nói về chính người đệ tử; đôi khi sư nói về chính giáo lý; đôi khi sư cho một sự giải thích về người đệ tử hay giáo lý; và cuối cùng, đôi khi sư không cho đệ tử sự chỉ dạy nào cả. Sư biết rằng dù không cho bất cứ sự chỉ dạy nào, đệ tử vẫn là đệ tử. Nói một cách nghiêm túc, không cần phải dạy đệ tử, bởi vì chính y là Phật, dù cho y biết điều này hay không. Và dù cho y có ý thức về chân tánh của mình, nếu y bị ràng buộc vào ý thức này, đó đã là sai rồi. Khi y không ý thức về nó, y có mọi vật, nhưng khi y trở nên ý thức về nó, y nghĩ rằng những gì mình ý thức là chính mình, đây là một sai lầm lớn.

     Khi quí vị không nghe điều gì thầy nói, mà chỉ ngồi, đây gọi là dạy mà không dạy. Nhưng đôi khi như vậy chưa đủ, vì thế chúng ta lắng nghe thuyết giảngthảo luận. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng mục đích tu tập ở chỗ đặc biệt là học chính mình. Để độc lập, chúng ta học. Như nhà khoa học, chúng ta phải có phương tiện nào đó để nghiên cứu. Chúng ta cần thầy bởi vì không thể tự học một mình. Nhưng quí vị chớ nên nhầm lẫn. Quí vị không nên lấy những gì quí vị học từ thầy cho chính mình. Cái học quí vị có được với thầy là một phần của cuộc sống hằng ngày của quí vị, một phần của sự hoạt động không ngừng của quí vị. Theo nghĩa này, không có sự khác biệt giữa tu tậphoạt động của quí vị trong đời sống hằng ngày. Vì thế, tìm thấy ý nghĩa của đời mình trong thiền đườngtìm thấy ý nghĩa của sự hoạt động hằng ngày của quí vị. Ý thức được ý nghĩa của đời mình, quí vị tu tập tọa thiền.

     Khi tôi ở chùa Vĩnh Bình (Eiheiji), mọi người chỉ làm việc gì họ nên làm. Đó là tất cả. Giống như thức dậy lúc sáng; chúng ta phải đứng lên. Ở chùa Vĩnh Bình, khi phải ngồi, chúng tôi ngồi; khi phải lễ bái Phật, chúng tôi lễ bái Phật. Đó là tất cả. Và khi chúng tôi tu tập, chúng tôi không cảm thấy điều gì đặc biệt. Chúng tôi cũng chẳng cảm thấy mình đang sống cuộc sống tự viện. Đối với chúng tôi, đời sống tự việnđời sống bình thường, và những người đến từ thành phố là những người khác thường. Khi thấy họ, chúng tôi cảm thấy, “Ôi, những người khác thường đến kìa!”

     Nhưng một khi tôi rời chùa Vĩnh Bình, ra đi một thời gian, và khi trở lại thì khác. Tôi nghe nhiều âm thanh khác nhau của tu tậptiếng chuông và tiếng tăng nhân tụng kinh – tôi có cảm xúc sâu xa. Những giọt nước mắt chảy xuống từ mắt, mũi, và miệng! Ấy là những người ở bên ngoài tu viện cảm xúc bầu không khí của nó. Những người đang tu tập thực sự không cảm thấy bất cứ điều gì. Tôi nghĩ điều này đúng cho mọi vật. Khi chúng ta nghe tiếng thông reo vào một ngày gió lộng, có lẽ gió chỉ đang thổi, và cây thông chỉ đang đứng trong gió. Đó là tất cả những gì gió và thông đang làm. Nhưng những người lắng nghe gió trong cây sẽ viết một bài thơ, hay sẽ cảm thấy một cái gì phi thường. Tôi nghĩ đó là cách mọi vật hiện hữu.

     Như vậy cảm thấy một điều gì đó về Phật giáo không phải là điểm chính. Dù sự cảm thấy ấy là tốt hay xấu đều là ngoài vấn đề. Chúng ta không quan tâm bất cứ nó là gì. Phật giáo chẳng phải tốt hay xấu. Chúng ta đang làm những gì chúng ta nên làm. Đó là Phật giáo. Dĩ nhiên cần có một sự khuyến khích nào đó, nhưng khuyến khích chỉ là khuyến khích. Nó không phải là mục đích thực sự của tu tập. Nó chỉ là thuốc. Khi trở nên chán nản, chúng ta cần một thứ thuốc nào đó. Khi tinh thần tốt, chúng ta không cần thuốc gì hết. Quí vị không nên nhầm lẫn thuốc với thức ăn. Đôi khi thuốc là cần thiết, nhưng nó không nên trở thành thức ăn.

     Như vậy, trong bốn cách tu tập của Lâm Tế, cách toàn hảo là không cho người học bất cứ sự giải thích nào về chính y, cũng không cho y bất cứ sự khuyến khích nào. Nếu chúng ta nghĩ mình là thân, thì lời dạy có thể là y phục của chúng ta. Đôi khi chúng ta nói về y phục của mình; đôi khi chúng ta nói về thân của chúng ta. Nhưng thực ra thân hay y phục đều chẳng phải chúng ta. Chúng ta chính là hoạt động lớn. Chúng ta chỉ đang biểu hiện phần tử nhỏ nhất của hoạt động lớn ấy, đây là tất cả. Như vậy nói về chính mình tất nhiên là được, nhưng thực ra không cần phải làm thế. Trước khi mở miệng, chúng đang biểu hiện sự hiện hữu lớn, gồm cả chính mình rồi. Như thế mục đích nói về chính mình là sửa lại sự hiểu lầm của chúng ta, khi chúng ta bị ràng buộc vào bất cứ hình tướng hay màu sắc nhất thời nào đó của hoạt động lớn. Cần phải nói về thân của chúng ta là gì và hoạt động của chúng ta là gì, như thế chúng tathể không sai lầm về chúng. Như vậy nói về chính mình thực ra là quên về chính mình.  

     Thiền sư Đạo Nguyên nói, “Học Phật giáo là học chính mình. Học chính mình là quên chính mình.” Khi quí vị trở trên bị ràng buộc vào một biểu hiện nhất thời của chân tánh mình, thì cần phải nói về Phật giáo, nếu không quí vị sẽ nghĩ rằng biểu hiện nhất thờichân tánh. Nhưng biểu hiện đặc biệt này của nó không phải là nó. Song đồng thời nó! Trong một lúc đây là nó; trong phần tử nhỏ nhất của thời gian, đây là nó. Nhưng nó không phải luôn luôn như vậy: giây phút kế tiếp nó không phải như vậy, như thế đây không phải là nó. Để nhận ra sự kiện này, quí vị cần phải học Phật giáo. Nhưng mục đích học Phật giáo là học chính mình và quên chính mình. Khi chúng ta quên chính mình, thực tế chúng tahoạt động đích thực của hiện hữu lớn, hay chính thực tại. Khi chúng ta nhận ra sự kiện này, thế giới chẳng có vấn đề gì cả, và chúng ta có thể hưởng thụ cuộc sống mà không cảm thấy bất cứ khó khăn nào. Mục đích tu tập của chúng taý thức về sự kiện này.

 

MÀI NGÓI  “Khi quí vị trở thành quí vị, Thiền trở thành Thiền. Khi quí vị là quí vị, quí vị thấy sự vật như chúng hiện hữu, và quí vị trở thành một với chung quanh.”

  

Những câu chuyện Thiền, hay các công án (koans), thì rất khó hiểu trước khi quí vị biết chúng ta đang làm gì trong từng giây phút. Nhưng nếu quí vị biết chính xác những gì chúng ta đang làm trong mỗi giây phút, quí vị sẽ không thấy các công án quá khó. Có rất nhiều công án. Tôi thường nói với quí vị về con nhái, và mỗi lần mọi người đều cười. Nhưng một con nhái thì rất thú vị. Quí vị biết, nó cũng ngồi giống như chúng ta. Nhưng nó không nghĩ rằng nó đang làm một việc gì đặc biệt. Khi quí vị đi đến thiền đường và ngồi, quí vị có thể nghĩ rằng mình đang làm một điều đặc biệt. Trong khi chồng hay vợ của quí vị đang ngủ, quí vị đang tu tập tọa thiền! Quí vị đang làm một việc đặc biệt, và vợ hay chồng của quí vị thì lười biếng! Đó có thể là cách hiểu về tọa thiền của quí vị. Nhưng hãy nhìn con nhái. Con nhái cũng ngồi giống như chúng ta, nhưng nó không có ý niệm gì về tọa thiền. Hãy nhìn nó. Nếu cái gì đó quấy nhiễu nó, nó sẽ nhăn mặt. Nếu có vật gì men đến để ăn, nó sẽ chụp lấy và ăn, và nó ăn ngồi. Thực tế đó là sự tọa thiền của chúng ta – không phải là cái gì đặc biệt.

     Đây là một công án thuộc loại con nhái cho quí vị. Mã Tổ (Baso) là một Thiền sư nổi tiếng, người ta gọi sư là ông tổ họ Mã (ngựa). Sư là đệ tử của Nam Nhạc (Nangaku), một trong những đệ tử của Lục Tổ [Huệ Năng]. Một hôm trong khi đang tham học dưới sự chỉ dạy của Nam Nhạc, Mã Tổ đang ngồi, thực hành tọa thiền. Mã Tổ là một người có thân hình to lớn; khi sư nói, lưỡi của sư đụng đến mũi; tiếng rất lớn; và việc tọa thiền của sư phải rất tốt. Nam Nhạc thấy sư ngồi như một hòn núi lớn hay như một con nhái. Nam Nhạc hỏi, “Ông đang làm gì đó?” “Con đang ngồi thiền,” Mã Tổ đáp. “Ông ngồi thiền để làm gì?” “Con muốn giác ngộ; con muốn thành Phật,” người đệ tử nói. Quí vị có biết thầy của sư làm gì không? Nham Nhạc nhặt một miếng ngói, và bắt đầu mài nó. Ở Nhật, sau khi lấy ngói ra khỏi lò nung, chúng tôi mài nó để cho nó nước bóng láng đẹp sau cùng. Mã Tổ, đệ tử của sư, hỏi, “Thầy đang làm gì vậy?” Nam Nhạc nói, “Tôi muốn mài miếng ngói này thành viên ngọc. Mã Tổ hỏi, “Làm sao có thể mài ngói thành ngọc được?” Nam Nhạc đáp, “Thế làm sao ngồi thiền có thể thành Phật được?” Nam Nhạc lại hỏi, “Ông muốn thành Phật chăng? Không có Phật nào ngoài cái tâm bình thường của ông. Khi cái xe không đi, ông đánh cái nào, cái xe hay con ngựa?”

     Ý của Nam Nhạc ở đây là quí vị làm bất cứ điều gì, đó là tọa thiền. Tọa thiền đích thực ở bên kia ở trên giường hay ngồi trong thiền đường. Nếu chồng hay vợ của quí vị ở trên giường, đó là tọa thiền. Nếu quí vị nghĩ, “Tôi đang ngồi ở đây, còn chồng (hay vợ) tôi thì ở trên giường,” thì dù quí vị đang ngồi ở đây trong tư thế xếp chéo chân, đó chẳng phải là tọa thiền chân thực. Quí vị nên luôn luôn như con nhái. Đó là tọa thiền chân thực.

     Thiền sư Đạo Nguyên bình công án này. Sư nói, “Khi Mã Tổ trở thành Mã Tổ, Thiền trở thành Thiền.” Khi Mã Tổ trở thành Mã Tổ, tọa thiền của sư trở thành tọa thiền chân thực, và Thiền trở thành Thiền. Thế nào là tọa thiền chân thực? Khi quí vị trở thành quí vị! Khi quí vị là quí vị, thì bất cứ quí vị làm gì, đó là tọa thiền. Dù cho quí vị ở trên giường, quí vị có thể không là quí vị trong phần lớn thời gian. Dù cho quí vị đang ngồi trong thiền đường, tôi muốn biết quí vị có phải là quí vị hay không, theo nghĩa thực.

     Đây là một công án nổi tiếng khác. Thụy Nham (Zuikan) là một Thiền sư luôn luôn nói chuyện với chính mình. Sư tự gọi, “Thụy Nham?” Rồi sư tự trả lời, “Dạ!” “Thụy Nham?” “Dạ!” Dĩ nhiên là sư sống một mình trong thiền đường nhỏ của sư, và dĩ nhiênbiết mình là ai, nhưng đôi khi sư bị lạc mất mình. Và bất cứ khi nào sư bị lạc mất mình, sư tự nói chuyện với chính mình, “Thụy Nham?” “Dạ!”

     Nếu chúng ta giống như con nhái, chúng ta luôn luôn là chính mình. Nhưng ngay cả con nhái đôi khi nó cũng lạc mất nó, và nó nhăn mặt. Và nếu có vật gì men đến, nó sẽ chụp lấy và ăn. Vì thế tôi nghĩ con nhái luôn luôn nói chuyện với chính nó. Tôi nghĩ quí vị cũng nên làm như vậy. Ngay cả trong tọa thiền quí vị cũng sẽ lạc mất mình. Khi quí vị trở nên buồn ngủ, hay khi tâm quí vị bắt đầu lang thang đây đó, quí vị lạc mất mình. Khi chân của quí vị trở nên đau đớn – “Tại sao chân ta đau thế này?” – quí vị lạc mất mình. Bởi vì quí vị lạc mất mình, vấn đề của quí vị sẽ là vấn đề cho quí vị. Nếu quí vị không lạc mất mình, thì dù cho quí vị gặp khó khăn, thực ra cũng chẳng có vấn đề gì. Quí vị chỉ ngồi trong vấn đề; khi quí vị là một phần của vấn đề, hay khi vấn đề là một phần của quí vị, không vấn đề gì cả, bởi vì quí vị chính là vấn đề. Vấn đề chính là quí vị. Nếu là như vậy, không có vấn đề gì cả.

     Khi đời sống của quí vị luôn luôn là một phần của những gì ở chung quanh – nói cách khác, khi quí vị được gọi trở lại với chính mình, trong giây phút hiện tạilúc ấy chẳng có vấn đề gì cả. Khi quí vị bắt đầu lang thang đây đó trong mê hoặc nào đó mà nó là một cái gì đó tách rời khỏi chính mình, lúc ấy những gì chung quanh quí vị không còn là thực nữa, và tâm của quí vị cũng không còn là thực nữa. Nếu chính quí vị bị mê hoặc, thì những gì chung quanh quí vị cũng là mê hoặc mù mờ. Một khi quí vị ở trong mê hoặc, mê hoặc không có chấm dứt. Quí vị sẽ bị vướng mắc trong những ý niệm mê hoặc hết cái này đến cái khác. Đa số người ta sống trong mê hoặc, vướng mắc trong vấn đề của họ, cố gắng giải quyết vấn đề của họ. Nhưng sống thực tế chỉ là sống trong những vấn đề. Và giải quyết vấn đề tức là, là một phần của nó, là một với nó.

     Như vậy, quí vị đánh cái nào, cái xe hay con ngựa? Quí vị đánh cái nào, chính mình hay vấn đề? Nếu quí vị bắt đầu nghi vấn mình đánh cái nào, đó có nghĩa là quí vị đã bắt đầu lang thang đây đó. Nhưng khi quí vị thực sự đánh con ngựa, cái xe sẽ đi. Thực ra, cái xe và con ngựa không khác nhau. Khi quí vị là quí vị, không có vấn đề quí vị sẽ đánh cái xe hoặc con ngựa. Khi quí vị là quí vị, tọa thiền trở thành tọa thiền chân thực. Vì thế khi quí vị tu tập tọa thiền, vấn đề của quí vị cũng sẽ tu tập tọa thiền, và mọi vật khác cũng sẽ thực hành tọa thiền. Dù cho chồng hay vợ của quí vị ở trên giường, ông ta hay bà ta cũng tu tập hành tọa thiền – khi quí vị tu tập tọa thiền! Nhưng khi quí vị không có tọa thiền chân thực, thì có chồng hay vợ của quí vị, và cả chính quí vị, mỗi người hoàn toàn khác nhau, hoàn toàn tách rời nhau. Như thế nếu chính quí vị có tu tập chân thực, thì mọi vật khác cũng đồng thời đang tu tập cách của chúng ta.     

     Đó là lý do tại sao chúng ta nên luôn luôn nói với chuyện với chính mình, kiểm tra chính mình như một bác sĩ tự vỗ nhẹ chính mình. Điều này rất quan trọng. Loại tu tập này nên được tiếp tục từng giây phút, không gián đoạn. Chúng ta nói, “Khi đêm ở đây, bình minh đến.” Điều này có nghĩa là không có kẽ hở nào giữa bình minh và đêm tối. Trước khi hết mùa hè, mùa thu đến. Chúng ta nên hiểu đời sống của chúng ta theo cách này. Chúng ta nên tu tập với cách hiểu này, và giải quyết vấn đề theo cách này. Thực tế, chỉ vận hành với vấn đề, nếu quí vị làm điều đó với nhất tâm nỗ lực, là đủ rồi. Qui vị chỉ nên mài ngói; đó là cách tu tập của chúng ta. Mục đích của tu tập không phải là làm miếng ngói thành viên ngọc. Chỉ tiếp tục ngồi; đó là chân nghĩa của tu tập. Có thể thành Phật hay không, có thể thành ngọc hay không, chẳng là vấn đề. Chỉ làm việc và sống trong thế giới này với cách hiểu này là điểm quan trọng nhất. Đó là pháp tu của chúng ta. Đó là tọa thiền chân thực. Vì thế chúng ta nói, “Khi quí vị ăn, hãy ăn!” Quí vị biết mình nên ăn món gì có ở đó. Đôi khi quí vị không ăn món đó. Mặc dù đang ăn, tâm của quí vị ở chỗ khác. Quí vị không biết mùi vị của món gì ở trong miệng mình. Bao lâu quí vị có thể ăn khi đang ăn, là được rồi. Đừng lo gì hết. Điều đó có nghĩa là quí vị là chính mình.

     Khi quí vị là quí vị, quí vị thấy sự vật như thực, và quí vị trở thành một với những gì ở chung quanh. Ở đó là chân ngã của quí vị. Ở đó quí vị có tu tập chân chính; quí vị có cách tu của con nhái. Nó là tấm gương tốt cho sự tu tập của chúng ta – khi con nhái trở thành con nhái, Thiền trở thành Thiền. Khi quí vị hiểu thông suốt con nhái, quí vị đạt giác ngộ; quí vị là Phật. Và quí vị cũng tốt cho người khác: chồng hay vợ hay con trai hay con gái. Đây là tọa thiền.

 

KIÊN ĐỊNH  “Những người biết cảnh giới chơn không sẽ luôn luôn có thể hóa giải các vấn đề của họ với sự kiên định.”

 

Thông điệp cho chúng ta ngày nay là “Hãy tu dưỡng tinh thần của mình.” Điều này có nghĩa là không đi tìm cái gì đó bên ngoài chính mình. Đây là điểm rất quan trọng, và nó là cách duy nhất để tu Thiền. Dĩ nhiên nghiên cứu kinh sách hay tụng kinh hay ngồi là Thiền; mỗi hoạt động này nên là Thiền. Nhưng nếu sự nỗ lực hay tu tập của quí vị không đúng hướng, nó sẽ không tác dụng gì cả. Không những không tác dụng mà nó còn có thể làm hư hỏng bản tánh thanh tịnh của quí vị. Rồi càng biết nhiều về Thiền, quí vị sẽ càng trở nên hư hỏng. Tâm của quí vị sẽ đầy rác rến; tâm của quí vị sẽ bị dơ bẩn.

     Rất thường là chúng ta góp nhặt những mảnh thông tin từ những nguồn khác nhau, nghĩ rằng bằng cách này sẽ tăng thêm kiến thức của mình. Thực tế, theo cách này cuối cùng chúng ta không biết gì cả. Sự hiểu về Phật giáo của chúng ta không nên chỉ là góp nhặt nhiều mảnh tin tức, tìm kiếm để có được kiến thức. Thay vì góp nhặt kiến thức, quí vị nên làm trong sáng tâm mình. Nếu tâm của quí vị trong sáng, chân tri thức đã là của quí vị rồi. Khi quí vị lắng nghe giáo lý của chúng ta với tâm thanh tịnh, trong sáng, quí vị có thể chấp nhận nó như là quí vị đang nghe một điều gì đó mà mình đã biết rồi. Đây gọi là chơn không, hay ngã toàn năng, hay biết tất cả. Khi quí vị biết mọi thứ, quí vị giống như bầu trời u tối. Đôi khi một ánh chớp sẽ lóe lên qua bầu trời u tối ấy. Sau khi nó đi qua, quí vị quên toàn bộ về nó, và không còn lại gì ngoài bầu trời u tối. Bầu trời không bao giờ ngạc nhiên khi đột nhiên một tiếng sét bức phá xuyên qua. Và khi ánh chớp lóe lên, người ta có thể thấy được quan cảnh kỳ diệu. Khi chúng ta có chơn không chúng ta luôn luôn sẵn sàng nhìn ánh chớp.

     Ở Trung Hoa, Lô sơn (Rozan) nổi tiếng vì cảnh khói mù của nó. Tôi chưa đến Trung Hoa, nhưng ở đó phải có những hòn núi đẹp. Ngắm mây trắng và sương mù đến và đi qua những núi ấy phải là một cảnh kỳ diệu. Dù là kỳ diệu, một bài thơ Trung Hoa nói, “Lô sơn nổi tiếng vì những ngày mưa mù, và dòng Chiết giang vĩ đại vì sóng triều của nó đến và đi. Chỉ có vậy thôi.” Tất cả chỉ có thế, nhưng nó tuyệt đẹp. Đây là cách chúng ta cảm nhận sự vật.

     Vì thế quí vị nên chấp nhận kiến thức như là mình đang nghe một điều gì đó đã biết rồi. Nhưng điều này không có nghĩa là nhận những mảnh tin tức khác nhau chỉ như tiếng vọng của những ý kiến của mình. Điều đó có nghĩa là quí vị không nên ngạc nhiên vì bất cứ cái gì mình thấy hay nghe. Nếu quí vị nhận sự vật chỉ là tiếng vọng của chính mình, quí vị không thực sự thấy chúng, quí vị không hoàn toàn chấp nhận chúng như chúng hiện hữu. Vì thế khi chúng ta nói, “Lô sơn nổi tiếng vì những ngày mưa mù của nó,” không có nghĩa là cảm nhận quan cảnh này bằng cách hồi tưởng một cảnh đẹp nào đó mà chúng ta đã nhìn thấy trước kia: “Nó không kỳ diệu gì mấy. Tôi đã thấy cảnh đó trước kia.” Hay “Tôi đã vẽ những bức tranh đẹp hơn thế nhiều! Lô sơn chẳng có gì đáng kể!” Đây không phải là cách của chúng ta. Nếu quí vị đã chấp nhận sự vật như chúng hiện hữu, quí vị sẽ nhận chúng như những người bạn cũ, dù cho quí vị cảm nhận chúng với cảm giác mới.

     Và chúng ta không nên tích lũy kiến thức; chúng ta nên độc lập với kiến thức của mình. Nếu quí vị góp nhặt những mảnh kiến thức khác nhau, làm một bộ sưu tập thì có thể là rất tốt, nhưng đây không phải là cách của chúng ta. Chúng ta không nên cố gắng làm người ta ngạc nhiên bằng những kho tàng của mình. Chúng ta không thích thú một điều gì đặc biệt. Nếu quí vị muốn cảm nhận trọn vẹn một cái gì đó, quí vị nên quên mình đi. Quí vị nên chấp nhận nó như ánh chớp lóe lên trong bầu trời hoàn toàn u tối.

     Đôi khi chúng ta nghĩ mình không thể nào hiểu được một điều gì đó không quen thuộc, nhưng thực ra không có điều gì không quen thuộc với chúng ta. Một vài người có thể nói, “Hầu như không thể hiểu được Phật giáo bởi vì bối cảnh văn hóa của chúng ta rất khác. Làm sao chúng ta có thể hiểu được tư tưởng Đông phương?” Dĩ nhiên không thể tách rời khỏi bối cảnh văn hóa của nó; điều này đúng. Nhưng nếu một người Phật giáo Nhật Bản đến Hoa Kỳ, y không còn là người Nhật Bản nữa. Tôi đang sống trong bối cảnh văn hóa của quí vị. Tôi đang ăn những thức ăn gần giống như những thức ăn của quí vị, và tôi đang giao thiệp với quí vị bằng ngôn ngữ của quí vị. Mặc dù quí vị không hiểu tôi hoàn toàn, tôi muốn hiểu quí vị. Và tôi có thể hiểu quí vị rõ hơn bất cứ người nào nói và hiểu tiếng Anh. Điều này là thật. Dù cho tôi không thể hiểu tiếng Anh gì cả, tôi nghĩ tôi có thể giao thiệp với người ta. Luôn luôn có một khả năng hiểu được bao lâu chúng ta còn hiện hữu trong bầu trời hoàn toàn u tối, bao lâu chúng ta còn sống trong chơn không.

     Tôi đã luôn luôn nói rằng quí vị phải rất kiên nhẫn nếu quí muốn hiểu Phật giáo, nhưng tôi đã tìm kiếm một chữ nào đó hay hơn chữ kiên nhẫn. Cách dịch thông thường chữ nin (nhẫn)  trong tiếng Nhật là “patience” (kiên nhẫn), nhưng có lẽ chữ “constancy” (kiên định) thích hợp hơn. Quí vị phải tự ép mình kiên nhẫn, nhưng trong kiên định không có sự nỗ lực nào xen vào – chỉ có khả năng thay đổi để chấp nhận sự vật như chúng hiện hữu. Đối với những người không có ý niệm nào về chơn không, khả năng này có thể có vẻ như là kiên nhẫn, nhưng thực ra kiên nhẫn có thể là không kiên nhẫn. Những người biết, dù cho chỉ là một cách trực giác, cảnh giới chơn không luôn luôn mở ra khả năng chấp nhận sự vật như chúng hiện hữu. Họ có thể cảm nhận mọi sự vật. Trong mọi điều họ làm, dù cho có thể rất khó, họ sẽ luôn luôn có thể hóa giải vấn đề bằng kiên định.

     Nhẫn là cách chúng ta tu dưỡng tinh thần. Nhẫn là cách tu tập liên tục của chúng ta. Chúng ta nên luôn luôn sống trong trong bầu trời u tối rỗng lặng. Bầu trời luôn luôn là bầu trời. Nếu như mây và ánh chớp đến, bầu trời cũng không bị quấy nhiễu. Nếu như ánh chớp giác ngộ đến, sự tu tập của chúng ta quên nó hoàn toàn. Rồi nó sẵn sàng cho một giác ngộ khác. Chúng ta cần thiết phải có hết giác ngộ này đến giác ngộ khác, nếu có thể, từ giây phút này đến giây phút khác. Đây là cái gọi là sự giác ngộ trước khi quí vị đạt nó và sau khi quí vị đạt nó.

 

THÔNG TRI  “Không có bất cứ cách tự điều chỉnh nào có tính cách chủ ý, mộng tưởng, để tự biểu hiện như mình là cái quan trọng nhất.”

 

Thông tri rất quan trọng trong tu Thiền. Bởi vì tôi không thể nói giỏi ngôn ngữ của quí vị, tôi luôn luôn tìm cách nào đó để thông tri với quí vị. Tôi nghĩ loại nỗ lực này kết quả sẽ là một cái gì đó rất tốt. Chúng ta nói rằng nếu không hiểu lời thầy, thì không phải là đệ tử của thầy. Hiểu lời thầy, hay ngôn ngữ của thầy, là hiểu thầy. Và khi hiểu thầy, quí vị thấy ngôn ngữ của thầy không phải chỉ là ngôn ngữ thông thường, mà còn là ngôn ngữ theo nghĩa rộng hơn. Qua ngôn ngữ của thầy, quí vị hiểu nhiều hơn những gì lời thầy thực tế nói.

     Khi chúng ta nói điều gì, luôn luôn bị chủ ý chủ quan hay tình thế can dự. Vì thế không có lời nói toàn hảo; một sự bóp méo nào đó luôn luôn hiện diện trong câu nói. Tuy nhiên, qua câu nói của thầy chúng ta phải hiểu chính sự kiện khách quan – sự kiện tối hậu. Với sự kiện tối hậu, chúng ta không nói cái gì đó vĩnh cửu hay điều gì đó bất biến, chúng ta muốn nói sự vật như chúng hiện hữu trong từng giây phút. Quí vị có thể gọi nó là “hiện thể” hay “thực tại.”

     Hiểu thực tại như là kinh nghiệm trực tiếp là lý do tu tập tọa thiền, và là lý do chúng ta học Phật giáo. Qua học Phật giáo, quí vị sẽ hiểu bản tánh con người của mình, khả năng lý trí của mình, và sự thật hiện diện trong hoạt động con người của quí vị. Và quí vị có thể xét đến bản tánh con người của mình khi quí vị tìm hiểu thực tại. Nhưng chỉ bằng tu Thiên thực sự quí vị có thể kinh nghiệm trực tiếp thực tại và hiểu chân nghĩa những câu nói của thầy hay của Phật. Theo nghĩa nghiêm túc thì không thể nói về thực tại. Tuy nhiên, nếu quí vị là người học Thiền, quí vị phải hiểu nó một cách trực tiếp qua lời thầy.

     Câu nói trực tiếp của thầy có thể không phải là chỉ ở trong lời nói; cách hành xử của ông ấy cũng là cách ông ấy tự biểu hiện mình. Trong Thiền, chúng ta nhấn mạnh cử chỉ hay cách hành xử. Bằng hành xử chúng ta không muốn nói một cách đặc biệt mà quí vị phải đối xử, nhưng đúng hơn là cách biểu hiện tự nhiên của chính mình. Chúng ta nhấn mạnh sự thẳng thắn trung thực. Quí vị nên chân thật với cảm giác của mình, và với tâm của quí vị, biểu hiện mình mà không có sự giữ lại nào. Điều này giúp người nghe hiểu dễ hơn.

     Khi quí vị lắng nghe một người nào đó, quí vị nên bỏ tất cả những ý niệm đã có sẵn và những ý kiến chủ quan của mình; quí vị chỉ nên lắng nghe người ấy, chỉ quan sát cách người ấy [biểu hiện] như thế nào. Chúng ta rất ít đặt nặng vào đúng và sai hay tốt và xấu. Chúng ta chỉ thấy sự vật như chúng hiện hữu với người ấy, và chấp nhận chúng. Đây là cách chúng ta thông tri với nhau. Thông thường khi quí vị lắng nghe một câu nói nào đó, quí vị nghe nó như một thứ tiếng vọng nào đó của chính mình. Thực tế quí vị đang lắng nghe ý kiến riêng của mình. Nếu nó hợp với ý kiến của mình, quí vị có thể chấp nhận nó, nhưng nếu nó không hợp, quí vị sẽ bác bỏ nó hay quí vị có thể không thực sự nghe nó nữa. Đó là một nguy hiểm khi quí vị lắng nghe một người nào đó. Một nguy hiểm khác là bị câu nói ấy giữ lại. Nếu quí vị không hiểu chân nghĩa câu nói của thầy, quí vị dễ bị giữ lại bởi một cái gì đó có liên quan với ý kiến chủ quan của mình, hay bởi một cách diễn đạt đặc biệt nào đó của câu nói. Quí vị sẽ xem những gì thầy nói chỉ là một câu nói, mà không hiểu tinh thần phía sau lời nói. Loại nguy hiểm này luôn luôn ở đó.

     Khó có sự thông tri tốt giữa cha mẹ và con cái bởi vì cha mẹ luôn luôn có chủ ý của họ. Chủ ý của họ hầu như luôn luôn tốt, nhưng cách họ nói, hay cách họ biểu hiện, thường không tự do; nó thường quá một chiều và không thực tế. Chúng ta có cách biểu hiện riêng của mình, và khó thay đổi cách ấy cho phù hợp với hoàn cảnh. Nếu cha mẹ có thể tự khiến họ biểu hiện mình theo những cách khác nhau phù hợp với mỗi hoàn cảnh, sẽ không có nguy hiểm nào trong sự giáo dục con của họ. Tuy nhiên, điều này khá khó. Ngay cả một Thiền sư cũng có cách riêng của ông ấy. Khi Thiền sư Nishiari trách mắng các đệ tử, sư luôn luôn nói, “Hãy cút đi!” Một trong các đệ tử của sư hiểu sư theo nghĩa đen và bỏ chùa ra đi! Nhưng ông thầy không có ý trục xuất người đệ tử ấy. Đó chỉ là cách sư biểu hiện mình. Thay vì nói, “Hãy cẩn thận!” sư nói, “Hãy cút đi!” Nếu cha mẹ của quí vị có thói quen này, quí vị sẽ dễ hiểu lầm họ. Nguy hiểm này luôn luôn có mặt trong đời sống hằng ngày của quí vị. Vì vậy, là một người lắng nghe hay một đệ tử, thì cần phải làm cho tâm mình rõ ràng, không có những méo mó này. Một cái tâm đầy những ý niệm đã có sẵn, những chủ ý chủ quan, hay các thói quen thì không mở ra cho sự vật như chúng hiện hữu. Đó là lý do tại sao chúng ta tu tập tọa thiền: làm cho tâm chúng ta rõ ràng những gì liên quan đến một điều gì khác.

     Để hoàn toàn tự nhiên với chính mình, và cũng theo những gì người khác nói hay làm theo cách thích hợp nhất, thì khá khó. Nếu chúng ta cố gắng tự điều chỉnh mình chủ ý theo cách nào đó, thì không thể tự nhiên được. Nếu quí vị cố gắng tự điểu chỉnh mình theo cách nào đó, quí vị sẽ lạc mất mình. Vì thế, không có bất cứ cách tự điều chỉnh nào có tính cách chủ ý, mộng tưởng, để tự biểu hiện mình một cách tự do như mình hiện hữu là điều quan trọng nhất làm cho mình hạnh phúc, và làm cho người khác hạnh phúc. Quí vị sẽ có được loại khả năng này bằng cách tu tập tọa thiền. Thiền không phải là một nghệ thuật sống mộng tưởng, đặc biệt nào đó. Giáo lý của chúng ta là chỉ sống, luôn luôn trong thực tại, theo đúng nghĩa của nó. Nỗ lực, từ giây phút này đến giây phút khác, là cách của chúng ta. Theo nghĩa chính xác, điều duy nhất chúng ta thực sự có thể học trong đời sống là điều mà chúng ta đang tác động đến trong từng giây phút. Chúng ta không thể học dù là lời của Phật. Học lời của Phật theo nghĩa chính xác là học những lời ấy qua một hoạt động nào đó mà quí vị đối diện từ giây phút này đến giây phút khác. Vì thế chúng ta nên tập trung toàn bộ tâm và thân của mình vào cái gì mình làm; và chúng ta nên trung thành, một cách chủ quan hay khách quan, với chính mình, và nhất là với tình cảm của chúng ta. Ngay cả khi quí vị không cảm thấy tốt lắm, tốt hơn là biểu hiện mình cảm thấy như thế nào mà không có bất cứ sự ràng buộc hay chủ ý đặc biệt nào. Quí vị có thể nói, “Ô, tôi xin lỗi, tôi không cảm thấy tốt. Thế đủ rồi. Quí vị không nên nói, “Anh khiến tôi như vậy!” Nói như vậy thì quá nhiều. Quí vị có thể nói, “Ô, tôi xin lỗi. Tôi rất giận anh.” Không cần phải nói mình không giận khi quí vị giận. Quí vị chỉ nên nói, “Tôi giận anh.” Thế đủ rồi.

     Sự thông tri chân thật tùy thuộc vào sự thể hiện thẳng thắn với nhau của chúng ta. Các Thiền sư rất thẳng thắn. Nếu quí vị không hiểu thực tại một cách trực tiếp qua lời thầy, ông ấy có thể dùng gậy với quí vị. Ông ấy có thể nói, “Cái gì đây?” Cách của chúng ta rất trực tiếp. Nhưng quí vị biết thực tế đây không phải là Thiền. Nó không phải là cách truyền thống của chúng ta, nhưng khi muốn biểu hiện nó, đôi khi chúng ta thấy biểu hiện nó theo cách này dễ hơn. Nhưng cách thông tri tốt nhất có thể là chỉ ngồi mà không nói gì. Rồi quí vị sẽ có Thiền đầy đủ ý nghĩa. Nếu tôi dùng gậy với quí vị cho đến khi tôi lạc mất mình, hay cho đến khi quí vị chết, thì vẫn chẳng đủ. Cách tốt nhất là chỉ ngồi.

 

TIÊU CỰCTÍCH CỰC  “Tâm lớn là cái để biểu hiện, không phải là cái để hình dung. Tâm lớn là cái quí vị có, không phải là cái để tìm kiếm.”

 

Càng hiểu sự suy nghĩ của chúng ta, quí vị càng thấy khó nói về nó. Mục đích tôi nói là cho quí vị một ý niệm nào đó về cách của chúng ta nhưng thực tế, nó không phải là cái để nói, mà là cái để thực hành. Cách tốt nhất là chỉ thực hành mà không nói gì. Khi chúng ta nói về cách của mình thì có khuynh hướng hiểu lầm nào đó, bởi vì cách đúng luôn luôn có ít nhất hai mặt, tiêu cựctích cực. Khi chúng ta nói về mặt tiêu cực, thì mất mặt tích cực, và khi chúng ta nói về mặt tích cực, thì mất mặt tiêu cực. Chúng ta không thể nói cùng một lúc cả hai mặt theo cách vừa tích cực vừa tiêu cực. Vì thế chúng ta không biết nói gì. Hầu như không thể nói về Phật giáo. Như thế không nói gì cả, chỉ thực hành nó, là cách tốt nhất. Giơ một ngón tay hay vẽ một vòng tròn có thể là cách, hay một cách đơn giảnlễ bái.

     Nếu hiểu điểm này, chúng ta sẽ hiểu nói về Phật giáo như thế nào, và chúng ta sẽ có sự thông tri toàn hảo. Nói về một điều gì đó sẽ là một trong những tu tập của chúng ta, và lắng nghe nói về nó cũng là tu tập. Khi tu tập tọa thiền chúng ta chỉ tu tập tọa thiền, không có bất cứ ý niệm được nào. Khi chúng ta nói một điều gì đó chúng ta chỉ nói điều đó, chỉ mặt tích cực hay mặt tiêu cực, mà không cố gắng diễn đạt một ý niệmtính cách lý trí, phiến diện nào. Và chúng ta nghe mà không cố gắng khám phá ra một cái hiểu có tính cách lý trí nào, không cố gắng hiểu chỉ theo một quan điểm phiến diện. Đây là cách chúng ta nói về giáo lý và cách chúng ta lắng nghe bài nói.

     Cách của Tào Động luôn luôn có hai nghĩa, tích cựctiêu cực. Và cách của chúng ta vừa là Tiểu thừa vừa là Đại thừa. Tôi luôn luôn nói cách tu của chúng tatính cách rất Tiểu thừa. Thực tế chúng ta có cách tu Tiểu thừa với tinh thần Đại thừa – cách tu có hình thức cứng ngắc với tâm có không hình thức. Mặc dù cách tu của chúng ta trông có vẻ rất hình thức, tâm của chúng ta không hình thức. Mặc dù chúng ta tu tập tọa thiền mỗi sáng theo cùng một cách, mà không lý do gì để gọi nó là hình thức. Sự phân biệt của quí vị làm nó thành hình thức hay không hình thức. Bên trong chính pháp tu, không có hình thức hay không hình thức. Nếu quí vị có tâm Đại thừa, cái mà người ta gọi là hình thức có thể là không hình thức. Như thế chúng ta nói rằng tuân giữ giới luật theo cách Tiểu thừavi phạm giới luật theo cách Đại thừa. Nếu quí vị giữ giới luật của chúng ta theo cách hình thức, quí vị đánh mất tinh thần Đại thừa. Trước khi quí vị hiểu điểm này, quí vị luôn có một vấn đề: hoặc quí vị nên giữ cách của chúng ta theo nghĩa đen, hoặc quí vị không nên tự mình quan tâm về tính cách hình thức của chúng ta. Nhưng nếu quí vị hiểu cách của chúng ta một cách hoàn toàn, thì chẳng có vấn đề gì cả, bởi vì quí vị làm bất cứ điều gì cũng là tu tập. Bao lâu quí vị còn có tâm Đại thừa, chừng ấy không có cách tu Đại thừa hay Tiểu thừa nào cả. Mặc dù dường như quí vị đang vi phạm giới luật, thực tế là quí vị đang tuân giữ chúng theo chân nghĩa. Điểm quan trọng là quí vị có tâm lớn hoặc tâm nhỏ. Vắn tắt, khi quí vị làm bất cứ điều gì mà không nghĩ nó là tốt hay xấu, và khi quí vị làm điều gì đó với toàn thể tâm thân mình, thì đó là cách của chúng ta.

     Thiền sư Đạo Nguyên nói, “Khi ông nói điều gì với ai, người ấy có thể không chấp nhận nó, nhưng chớ cố gắng làm cho người ấy hiểu nó một cách lý trí. Đừng tranh luận với người ấy; chỉ lắng nghe những phản bác của người ấy cho đến khi chính người ấy thấy có điều sai trong đó.” Điều này rất thú vị. Chớ cố gắng cưỡng ép người nào đó chấp nhận ý nghĩ của mình, nhưng tốt hơn hãy nghĩ về nó với họ. Nếu quí vị cảm thấy mình đã thắng cuộc thảo luận, đó cũng là thái độ sai. Đừng cố gắng thắng cuộc tranh luận; chỉ lắng nghe nó; nhưng hành xử như là mình thua thì cũng sai. Thông thường khi nói điều gì, chúng ta có khuynh hướng cố gắng chào bán giáo lý của mình hay cưỡng ép người khác chấp nhận ý nghĩ của mình. Giữa những người học Thiền không có mục đíchđặc biệt trong khi nói và trong khi lắng nghe. Đôi khi chúng ta lắng nghe, đôi khi chúng ta nói; đó là tất cả. Nó giống như: “Chào buổi sáng!” Chúng ta có thể phát triển cách của chúng ta qua loại thông tri này. 

     Không nói bất cứ điều gì có thể là rất tốt, nhưng không có lý do tại sao chúng ta nên luôn luôn im lặng. Bất cứ quí vị làm gì, gồm cả không làm, cũng là cách tu tập của chúng ta. Đó là một biểu hiện của tâm lớn. Như thế tâm lớn là cái để biểu hiện, nhưng nó không phải là cái để hình dung. Tâm lớn là cái quí vị có, không phải là cái để tìm. Tâm lớn là cái để nói đến, hay để biểu hiện bằng hoạt động của mình, hay để thưởng thức. Nếu chúng ta làm điều này, theo cách tuân giữ giới luật thì không có cách Tiểu thừa hay cách Đại thừa nào cả. Chỉ vì quí vị tìm kiếm để được cái gì đó qua sự tu tậphình thức cứng ngắc khiến nó trở thành vấn đề đối với quí vị. Đôi khi vấn đề của chúng ta là tâm lớn rất phức tạp; đôi khi tâm lớn quá đơn giản để hình dung. Đó cũng là tâm lớn. Nhưng bởi vì quí vị cố gắng khám phá nó là gì, bởi vì quí vị muốn đơn giản hóa cái tâm lớn phức tạp, nó trở thành vấn đề đối với quí vị. Vì thế quí vị có vấn đề trong đời sống của mình hay không tùy thuộc vào thái độ của quí vị, vào cách hiểu riêng của quí vị. Bởi vì bản tánh nhị bội hay nghịch lý của chân lý, sẽ không có vấn đề về hiểu nếu quí vị có tâm Đại thừa. Loại tâm này sẽ đạt được qua tọa thiền đúng.

 

NIẾT-BÀN, CÁI THÁC NƯỚC “Sinh và tử của chúng ta là cùng một thứ. Khi nhận ra sự kiện này, chúng ta không sợ chết nữa, cũng không có khó khăn thực tế nào trong đời sống của mình.”

 

Nếu quí vị đến Nhật Bản và viếng chùa Vĩnh Bình, ngay trước khi vào chùa quí vị sẽ thấy một chiếc cầu nhỏ gọi là Bán Thạch kiều (Hanshaku-kyo), có nghĩa là “cầu nửa thạch.”[1] Bất cứ khi nào Thiền sư Đạo Nguyên múc nước từ dòng sông, sư chỉ dùng một nửa, trả phần còn lại về với dòng sông, mà không vất bỏ đi. Đó là lý do chúng tôi gọi cầu đó là “Bán Thạch kiều” (cầu nửa thạch). Ở chùa Vĩnh Bình, khi rửa mặt, chúng tôi đổ nước vào thau đầy khoảng bảy mươi phần trăm sức chứa của thau. Sau khi rửa xong, chúng tôi đổ hết nước về phía thân mình, hơn là đổ đi. Điều này biểu hiện sự kính trọng nước. Loại tu tập này không đặt căn bản trên bất cứ ý niệm kinh tế nào. Có thể là khó hiểu tại sao Đạo Nguyên trả một nửa nước sư múc về với dòng sông. Loại tu tập này ở bên kia suy nghĩ của chúng ta. Khi chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông, khi chúng ta là một với nước, chúng ta làm điều đó theo cách của Đạo Nguyên một cách trực giác. Ấy là chân tánh của chúng ta làm vậy. Nhưng nếu chân tánh của quí vị bị những ý niệm kinh tế che lấp, thì cách của Đạo Nguyên vô nghĩa.

     Tôi đã đến Công Viên Quốc Gia Yosemite, và tôi thấy một vài thác nước khổng lồ. Cái cao nhất 408 mét, từ trên đỉnh núi nước đổ xuống như một tấm màng. Dường như nó không đổ xuống nhanh như bạn mong đợi; dường như nó đổ xuống rất chậm bởi vì khoảng cách. Và nước không đổ xuống như một dòng duy nhất, mà tách ra thành nhiều dòng nhỏ. Từ xa nó trông giống như một tấm màng. Và tôi nghĩ đấy phải là một kinh nghiệm rất khó khăn cho từng giọt nước rơi xuống từ một đỉnh núi cao như thế. Quí vị biết, phải mất một thời gian lâu cho nước cuối cùng đến đáy thác. Và đối với tôi dường như đời người có thể cũng giống như vậy. Chúng ta có nhiều kinh nghiệm khó khăn trong đời sống của mình. Nhưng đồng thời, tôi nghĩ, nước vốn không phải bị phân chia mà là một dòng sông nguyên vẹn. Chỉ khi bị phân chia nó mới rơi một cách khó khăn. Dường như nước không có bất cứ cảm giác đau đớn nào khi nó là một dòng sông nguyên vẹn. Chỉ khi bị phân chia thành giọt nó mới có thể bắt đầu có hay biểu hiện một cảm giác nào đó. Khi thấy một dòng sông nguyên vẹn chúng ta không cảm thấy sự sinh hoạt của nước, nhưng khi múc phần nước vào cái gàu, chúng ta kinh nghiệm một cảm giác nào đó của nước, và chúng ta cũng cảm thấy giá trị của người dùng nước. Khi cảm nhận chính mình và nước theo cách này, chúng ta không thể dùng nó chỉ theo cách vật chất. Nó là vật sống.

     Trước khi sinh ra, chúng ta không có cảm giác; chúng ta là một với vũ trụ. Đây gọi là “duy-tâm,” hay “thể tánh của tâm,” hay “tâm lớn.” Sau khi chúng ta bị sự sinh phân chia với nhất thể này, như nước rơi từ thác nước bị gió và đá phân chia, lúc ấy chúng tacảm giác. Quí vị có khó khăn bởi vì quí vị có cảm giác. Quí vị bám vào cảm giác quí vị không biết loại cảm giác này được tạo ra như thế nào. Khi không nhận ra rằng mình là một với dòng sông, hay là một với vũ trụ, quí vị có sự sợ hãi. Dù nó có bị phân chia thành giọt hay không, nước vẫn là nước. Sự sống và sự chết của chúng ta là cùng một thứ. Khi nhận ra sự kiện này chúng ta không sợ chết nữa, và chúng ta không có khó khăn thực sự nào trong đời sống của chúng ta.

     Khi nước trở về với nhất thể nguyên gốc của nó với dòng sông, nó không còn bất cứ cảm giác cá thể nào với nó; nó phục hồi bản tánh riêng của nó, và tìm thấy yên tĩnh. Phải vui biết bao là nước trở lại với dòng sông nguyên thủy! Nếu là như thế, khi chúng ta chết chúng ta sẽ có cảm giác gì? Tôi nghĩ chúng ta giống như nước trong cái gàu. Lúc ấy chúng ta sẽ có sự bình tĩnh, hoàn toàn bình tĩnh. Ầy có thể là quá hoàn toàn cho chúng ta, chỉ bấy giờ, bởi vì chúng ta có quá nhiều ràng buộc với cảm giác riêng của mình, với sự hiện hữu cá nhân của mình. Đối với chúng ta, chỉ lúc bấy giờ, chúng ta có chút sợ chết nào đó, nhưng sau khi chúng ta phục hồi nguyên tánh chân thật của mình, có Niết-bàn. Đó là lý do tại sao chúng ta nói, “Đạt Niết-bàn là qua đời.” “Qua đời” không phải là cách diễn đạt thích đáng lắm. Có lẽ “đi qua,” hay “đi tiếp,” hay “nhập vào” thích đáng hơn. Quí vị sẽ cố gắng tìm cách diễn đạt nào hay hơn về chết không? Khi quí vị tìm được, quí vị sẽ có cách giải thích hoàn toàn mới về cuộc đời mình. Nó sẽ giống như kinh nghiệm của tôi khi tôi thấy nước nơi cái thác lớn đó. Hãy tưởng tượng! Nó cao hơn 408 mét!

     Chúng ta nói, “Mọi sự vật đến từ tánh không.” Một dòng sông nguyên vẹn hay một cái tâm nguyên vẹn là tánh không. Khi chúng ta đạt đến cái hiểu này chúng ta thấy chân nghĩa cuộc đời. Khi chúng ta đạt đến cái hiểu này chúng ta sẽ thấy cái đẹp của cuộc sống con người. Trước khi chúng ta nhận ra sự kiện này, mọi sự vật chúng ta thấy chỉ là mê hoặc.  Đôi khi chúng ta đánh giá quá cao cái đẹp; đôi khi chúng ta đánh giá quá thấp hay làm ngơ cái đẹp bởi vì cái tâm nhỏ của chúng ta không phù hợp với thực tại.

     Nói về nó cách này thì rất dễ, nhưng có được cảm nhận thực tế thì không dễ. Nhưng quí vị có thể tu dưỡng cảm nhận này bằng tu tập tọa thiền. Khi quí vị có thể ngồi với toàn bộ thân và tâm của mình, và với nhất thể của thân và tâm dưới sự kiểm soát của đại tâm, quí vị có thể đạt được loại hiểu đúng này một cách dễ dàng. Đời sống hằng ngày của quí vị sẽ được đổi mới mà không bị ràng buộc vào cách giải thíchsai lầm về cuộc đời. Khi quí vị nhận ra sự kiên này, quí vị sẽ thấy rằng cách giải thíchvô nghĩa như thế nào, và nỗ lực của quí vị vô dụng như thế nào. Quí vị sẽ tìm thấy chân nghĩa của cuộc đời, và dù cho quí vị có khó khăn rơi ngay từ đỉnh thác xuống chân núi, quí vị cũng sẽ vui hưởng cuộc sống.



[1] “Thạch” là đơn vị đo lường theo Trung Hoa xưa, tương đương với “giạ” của Việt Nam. Nửa thạch, khoảng 18 lít. ND.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/01/2018(Xem: 9925)
25/01/2012(Xem: 58360)
11/09/2012(Xem: 49013)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.