Tâm thiền, tâm ban sơ

26/10/20159:18 SA(Xem: 15085)
Tâm thiền, tâm ban sơ
SHUNRYU SUZUKI
Đỗ Đình Đồng dịch
TÂM THIỀN, TÂM BAN SƠ
Những bài Tiểu tham về Thiền địnhTu tập của Shunryu Suzuki
Nguyên tác: Zen Mind, Beginner’s Mind
Tác giả: Shunryu Suzuki
Thu âm & Biên tập: Marian Derby
Hiệu đính: Trudy Dixon
Việt dịch: Đỗ Đình Đồng

Kính dâng Thầy tôi
Đại Hòa Thượng Gyokujun So-on

 

Zen-Mind-Beginners-Mind-Shunryu-Suzuki-BookTrong sứ mệnh truyền Thiền từ Nhật Bản sang phương Tây, cụ thể và trực tiếp là Hoa kỳ, trong thế kỷ 20, có hai hình ảnh nổi bật cùng mang họ Suzuki là: Daisetz Suzuki và Shunryu Suzuki.

     Daisetz Suzuki (Linh Mộc Đại Chuyết, 1870-1966), với kinh nghiệm tu tập và sống Thiền, và với kiến thức rất uyên thâm về Thiền, ông đã chủ yếu quảng bá Thiền với người phương Tây qua những bài viết có hệ thống và đã được in thành sách tạo  ảnh hưởng sâu rộng khắp nơi trên thế giới, như Essays in Zen Buddhism, The Zen Doctrine of No Mind, Manual of Zen, The Training of the Zen Buddhist Monkv. v… Đồng thời ông cũng đã giảng dạy Thiền ở một số trường đại họcdiễn thuyết về Thiền nhiều nơi trên đất nước Hoa Kỳ cũng như một vài nước khác ở châu Âu. Nói chung, Thiền được Daisetz Suzuki truyền bá là Thiền công án.

     Shunryu Suzuki (Linh Mộc Tuấn Long, 1905-1971) chủ yếu truyền Thiền bằng cách tự mình ngồi thiền và những người muốn tu học cùng đến tham gia ngồi thiền với sư, dần dần họ trở thành nhóm. Rồi khi ngồi thiền với người học, sư bắt đầu nói những điểm cần thiết và quan trọng trong phép ngồi chỉ quán đả tọa (shikantaza), tức phép ngồi Thiền sư Đạo Nguyên chủ yếu xiểng dương. Những bài nói của sư được các đệ tử ghi âm, chép lại, hiệu đính thành sách và cho xuất bản như Zen Mind, Beginner’s Mind, Not Always So, Branching Streams Flow in the Darkness, v.v… 

     Một trong các tập sách đó, Zen Mind, Beginner’s Mind (Tâm Thiền, Tâm Ban Sơ) đã trở thành kinh điển cho những ai tu tập Thiền theo sự chỉ dạy của sư. Trong Zen Mind, Beginner’s Mind và Not Always So (Không Phải Luôn Luôn Như Vậy), Shunryu Suzuki xiểng dương rất sâu rộng pháp tu chỉ quán đả tọa, là pháp tu chỉ ngồi mà không dùng công án, và dùng pháp tu này để huấn luyện đệ tử của mình. Thiền của sư thuộc dòng Thiền Tào Động Nhật Bản, tức là được truyền xuống từ Thiền sư Đạo Nguyên ở thế kỷ 13.


Mục lục
Lời người dịch 
Lời tựa của Huston Smith 
Dẫn nhập của Richard Baker 
Mở đầu: Sơ tâm
Phần I   Tu Tập Đúng
Tư thế 
Thở  
Kiểm soát 
Sóng tâm
Sơ Tâm
Sơ Tâm,  Thư pháp của
Shunryu Suzuki
Cỏ tâm
Cốt tủy của Thiền
Bất nhị
Lễ bái
Không gì đặc biệt 
Phần II   Thái Độ Đúng
Con đường nhất tâm
Lặp đi lặp lại
Thiền và sự kích động 
Nỗ lực chân chính 
Không dấu vết 
Thượng đế cho  
Sai lầm trong tu tập
Giới hạn hoạt động của mình 
Học chính mình 
Mài ngói  
Kiên định  
Thông tri 
Tiêu cựctích cực 
Niết-bàn, cái thác nước 
Phần III   Hiểu Đúng
Tinh thần Thiền truyền thống 
Vô thường
Phẩm tính của hiện thể 
Tự nhiên
Tánh không    
Sẵn sàng, chú tâm    
Tin vào không
Ràng buộc, không ràng buộc
Yên tĩnh
Kinh nghiệm, không phải triết lý
Phật giáo nguyên thủy
Bên kia ý thức
Giác ngộ của Phật
Lời cuối sách: Tâm thiền
Vài nét tiểu sử của Lão sư Suzuki
Thư mục

 

Cùng Người Dịch:

Đã dịch:
Góp Nhặt Cát Đá                           Thiền sư Muju
Milarepa, Con Người Siêu Việt       Rechung/Tsang Nyon
Gửi Lại Trần Gian                           Jetsun Milarepa
Ba Trụ Thiền                                 Philip Kapleau
Thiền Vô Niệm                              Daisetz T. suzuki
Dạo Bước Vườn Thiền                    Đỗ Đình Đồng
Tiếng Sáo Thép                            Thiên Khi Như Huyễn
Trung Luận                                  Bồ-tát Long Thọ
Đạo Ca Milarepa                            Jetsun Milarepa
Du-già Tây tạng, Giáo Lý & Tu Tập   Garma C. C. Chang
Sáng Tỏ Tâm Bình Thường                Dakpo Tashi Namgyal
Tánh Không trong Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng  Thrangu Rinpoche
Luận Phật Tánh (Uttara Tantra)        Bồ-tát Di Lặc & Vô Trước
Đôi Lời Phật Dạy                             Đỗ Đình Đồng
Tâm Thiền, Tâm Ban Sơ                   Shunryu Suzuki
Đang dịch:
Tâm Bình Thường, Tâm Phật             Shunryu Suzuki

ĐỌC SÁCH ONLINE NƠI CỘT MỤC LỤC BÊN TRÊN TAY PHẢI.
DOWNLOAD VỀ NHÀ NGUYÊN BẢN PDF DƯỚI ĐÂY:


pdf_download_2
TÂM THIEN, TÂM BAN SO A5




Thư mục Tác Gìa trên Thư Viện Hoa Sen:
Đỗ Đình Đồng







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/01/2018(Xem: 10400)
25/01/2012(Xem: 59110)
11/09/2012(Xem: 50163)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :