Tiểu Phẩm Iii: Hiển Đại Quả

25/08/201012:00 SA(Xem: 11720)
Tiểu Phẩm Iii: Hiển Đại Quả

NGHIÊN CỨUPHIÊN DỊCH ĐẠI PHẨM THỨ NHẤT
MA HA CHỈ QUÁN 
PHÁP MÔN VIÊN ĐỐN
(The Great Calming and Contemplation)
THIÊN THAI TRÍ KHẢI
Neal Donner & Daniel B. Stevenson biên soạn - Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch
Nhà xuất bản Phương Đông TP. HCM 2009

Tiểu Phẩm Ba 
Hiển Đại Quả

[20a24] Trong phẩm ba chúng ta giải thích làm cách nào Chỉ và Quán được thuyết nhằm mục đích chiếu soi sự thanh tịnhquả báo (kuo-pao) (1) [mục tiêu chân chính] của Bồ Tát. Nếu sự thực hành xa lìa trung đạo (2), [Bồ Tát] sẽ chứng nghiệm quả hoặc báo từ hai cực đoan [luân hồiNiết Bàn]; nếu sự thực hành thuận theo trung đạo, chư vị sẽ chứng đắc được kết quả vi diệu. Dù họ không sinh ra trong lục đạo [luân hồi] (3), hoa quả báo [mà họ có được trong đời nầy](4) sẽ trổ ở cõi bảy phương tiện [trên đất Phật](5). Cõi thực báo (6) lại càng vi diệu hơn. Cõi nước Nhất Thiết Hương, với bảy tầng lớp và những chiếc cầu bắc ngang như tranh vẽ, là hình ảnh của cõi Phật nầy (7). Phần nầy sẽ được nói chi tiết trong đại phẩm VIII (8). 
Vấn: {‘Thứ Đệ Thiền Môn’ cũng giải thích về ‘tu chứng’(hsiu-cheng) (9), tương hợp như thế nào với những điều được nói đến ở đây?}.
Đáp: {Trong ‘Thứ Đệ Thiền Môn, ‘tu’ chỉ cho những giới luật hằng ngày, và ‘Chứng’ có nghĩa là chứng nghiệm [kết quả] dưới hình thức hiển lộ. Lại nữa, ‘tu’ ở điểm nầy là ‘tập nhân’ (hsi-yin), và ‘chứng’ là ‘tập quả’ (hsi-kuo) (10). Cả hai đều có thể chứng được trong đời nầy. Tuy nhiên, kết quả nói đến [trong phẩm nầy] ứng vào kiếp vị lai. Về mặt ‘chứng’ có khác trong ‘Thứ Đệ Thiền Môn’. Nhị Thừa chỉ có ‘tập quả’ trong kiếp hiện tại, mà không có quả báo trong kiếp vị lai; nhưng Đại Thừa thì có cả hai}. 

Tham Khảo

1 Hai chữ ‘kuo-pao’ dịch là ‘quả’ hoặc ‘báo’ có thể chỉ cho kết quả hổ tương hoặc nghiệp quả (tức báo) cũng như sự kết trái từ đường lối thực hành (tức quả). Trong phẩm nầy, hai chữ trên mang nghĩa thứ hai, tức quả vị Bồ Đề. Như Chan-jan (T46.214c20-21) nói: {Quả hoặc báo có nghĩa rằng quả đến dưới hình thức báo. [Thí dụ], nếu có người diệt vô minh, người ấy chứng đắc vô-sinh-pháp-nhẫn (anutpatika-dharma-ksanti)}.
2 Chan-jan (T46.214c7-8) nói: {‘Xa lìa trung đạo’ chỉ có nghĩa rằng [Bồ Tát] chưa diệt được hết vô minh và chưa chứng đắc trung đạo đế. Trụ trong pháp thân từ sơ trụ đến thập trụ tức ‘thuận’ [theo trung đạo]. Chỗ nầy có nghĩa rằng Bồ Tát chưa vào được quả vị chính của thập trụ hoặc phần-chứng-tức trên đường đi của Viên giáo}.
3 ‘Phần đoạn sinh tử’ (fen-tuan-sheng-ssu) mô tả vòng tái sinh trong sáu cõi (tức tam giới) của phàm phu. Các cõi nầy trái với các cõi siêu luân hồi, hóa sinh vào cõi tịnh (tức A na hàm hoặc A la hán) hoặc đi vào luân hồi như một Bồ Tát đã giác ngộ muốn cứu độ chúng sinh.


4 Kinh Niết Bàn (T12.717a) phân biệt giữa quả báo trong kiếp nầy (như hoa) và quả báo kiếp sắp đến (như quả). Đại Trí Độ Luận (T25.140c), mặt khác, gọi quả báo an lạc trong kiếp nầykiếp sau là ‘bóng cây’, quả vị Thanh VănDuyên Giác là ‘hoa’, và quả Phật là ‘quả’. Ở đây bản văn theo kinh Niết Bàn.
5 Cõi nước Phật và cõi ‘Bảy Phương Tiện’ là cõi thấp nhất thứ hai trong bốn cõi được Trí Khải phân biệt. (Đọc Maha Chỉ Quán, phẩm I, ghi chú 108). Bốn cõi gồm có: Phàm Thánh Đồng Cư Độ, Phương Tiện Hữu Dư Độ, Thực Báo Vô Ngại Độ, và Thường Tịch Quang Độ. Tất cả bốn cõi đều gọi là Phật độ vì Phật vào tất cả những cõi nầy để thuyết pháp cho chúng sinh và hướng chúng sinh về chỗ giác ngộ.
Đối với cõi ‘Bảy Phương Tiện’, hai chữ ‘phương tiện’ chỉ cho bảy loại chúng sinh đến được cõi nầy, không qua phương pháp hoặc cách thức của thế gian. Theo Chan-jan (T46.215a 12-13) con số bảy chỉ cho Người, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác của Nhị Thừa, Bồ Tát Thông giáo, Biệt giáo, và Viên giáo là những vị chưa hoàn toàn chứng ngộ trung đạo. Cõi Thực Báo Vô Ngại Độ thứ ba- chỉ có Bồ Tát bắt đầu diệt được vô minh và chứng được nghĩa trung đạo (tức Thập Địa của Biệt giáo hoặc Thập Trụ Phần-Chứng-Tức của chân Viên giáo). Cõi thứ tư là mật tạng của tất cả chư Phật. Chan-jan (T46.214c3 và 214c17) nói rằng cõi Phật được các hành giả Viên Đốn Chỉ và Quán nầy chứng đắc là cõi thứ ba, Thực Báo Vô Ngại Độ.
6 Theo kinh Niết Bàn, cõi nầy có nghĩa là quả báo kiếp vị lai. Chan-jan (T46.214c21-23) và Kogi (2.82) đồng ý rằng quả báo nầy ở quốc độ thứ ba.
7 Từ câu chuyện nổi tiếng của Bồ Tát Dharmodgata và học trò là Sadapralapa (Thường Khóc) trong Pancavimsati. (Đọc Đại Trí Độ Luận, T25.734a-b). Bồ Tát Dharmodgata ở trong thành Nhất Thiết Hương (Sarvagandha). Ngài Sadapralapa khó nhọc tìm đến nơi để được nghe pháp. Cõi nước trong kinh mô tả có bảy lớp ‘đẹp như tranh vẽ’ và mặt đất bằng phẳng, sạch sẽ.
8 Như chúng tôi đã nói trong phần giới thiệu, đại phẩm VIII (Quả hoặc Báo), phẩm IX (Giáo hóa chúng sinh), và phẩm X ( Chỉ Quy) đã không được hoàn thành vì những bài giảng của Trí Khải trong Maha Chỉ Quán dừng lại sau phẩm VII (Chánh Quán). Tiểu phẩm 3 về quả hoặc báo nầy là đại ý của đại phẩm VIII.
9 Phẩm 7 (tức năm phẩm sau cùng) của Thứ Đệ Thiền Môn (T46. 508a-548c) luận về tu chứng đối với pháp thiền thuộc thứ đệ tiệm tiến chỉ và quán. Như Maha Chỉ Quán, Thứ Đệ Thiền Môn cũng có thêm ba phẩm- (8) Quả Báo, (9) Giáo Hóa, và (10) Chỉ Quy- cũng không bao giờ được hoàn thành. Trong sự liên hệ với Thứ Đệ Thiền Môn, có người muốn biết tại sao đại sư thuyết về ‘tu chứng’ (phẩm 7) hơn là về ‘quả báo’ (phẩm 8).
10 Sabhaga-hetu và Nisyanda-phala hoặc ‘tập nhân’ và ‘tập quả’ mô tả những trường hợp các niệm thiện, ác, và vô ký; nối tiếp cái trước mà phát khởi cái sau. Pháp thiền quán trong Thứ Đệ Thiền Môn trình bày cùng phương thức đưa ra quả báo đặc thù. Như vậy trong [tiền] tu có thể thấy được [hậu] chứng, như ‘tập nhân’ và ‘tập quả’.

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/07/2013(Xem: 25021)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.