Thư Viện Hoa Sen

Chương Vi Những Bức Thư Ngộ Của Yaeko Iwasaki Gửi Lão Sư Đại Vân Và Những Lời Bình Của Ông

10/07/201212:00 SA(Xem: 7142)
Chương Vi Những Bức Thư Ngộ Của Yaeko Iwasaki Gửi Lão Sư Đại Vân Và Những Lời Bình Của Ông

Thiền sư PHILIP KAPLEAU
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
BA TRỤ THIỀN
GIÁO LÝTU TẬPGIÁC NGỘ
Nguyên tác: The Three Pillars of Zen
Cập Nhật và Hiệu Đính
theo Ấn Bản Kỷ Niệm Năm Thứ 35 của Nguyên Tác Tiếng Anh

PHẦN HAI
GIÁC NGỘ

Chương VI
Những Bức thư Ngộ 
của Yaeko Iwasaki gửi Lão sư Đại Vân
và những Lời bình của Ông

DẪN NHẬP CỦA NGƯỜI BIÊN TẬP

 

Trong lịch sử Phật giáo Thiền Nhật bản hiện đại, không một cái tên nào sáng chói hơn tên của một cô gái 25 tuổi, Yaeko Iwasaki, người đã đạt ngộ sau năm năm tọa thiền, phần lớn là trên giường bệnh, và rồi trong năm ngày liên tiếp đã phát triển cái ngộ của mình sâu đến mức hiếm thấy tại Nhật bản ngày nay. Một tuần lễ sau, hoàn toàn đúng như dự cảm của cô, cô đã qua đời. Nếu ở Ấn độ cô đã được dự báo như một vị thánh và sẽ được hàng nghìn người sùng bái. Ở Nhật bản, câu chuyện về cuộc đời dũng cảm của cô và thành tựu vinh quang tột đỉnh ấy hầu như không ai được biết đến ngoài giới Thiền.

Đây là những bức thư cô ấy đã viết vào tháng 12 năm 1953, gửi cho vị thầy hướng dẫn cô, Thiền sư Đại Vân Tổ Nhạc Nguyên Điền (Daiun Sogaku Harada), lúc ấy 65 tuổi, kể lại những gì cô đã nhận thức, cảm thấysuy nghĩ trong năm ngày anh hùng ca ấy, cùng với những lời bình minh xác của ông. Chúng tôi tin rằng trong văn học tôn giáo không có nhiều những tài liệu tiết lộ về tâm thức giác ngộ sâu xa một cách chua cay hay hùng hồn như các bức thư này. Mặc dù số lượng ít và tương đối ngắn, chúng vẫn chuyển vận được cái cốt tủy của Phật giáo sống. Sản sinh trong nghịch lý và tràn ngập biết ơn, các phẩm chất của chúng rõ ràng đã phân biệt kinh nghiệm tâm linh sâu xa với các mức độ nội kiến nông cạn hơn và xuyên suốt qua đó là sợi chỉ thanh tịnh duy nhất, một khát vọng nồng cháy muốn thành tựu viên mãn, không chỉ vì riêng cô mà còn vì những người khác cũng có thể đạt được Tự viên mãnbình an lâu dài bên trong qua các nỗ lực làm cho Đạo của Phật được biết đến. Cái chết không đúng lúc của cô – không đúng lúc chỉ vì người ta tính theo khoảng thời gian sống của một đời người – đã không chấm dứt nghiệp mệnh làm cho Pháp được biết đến. Nếu có một cái gì đó, nói một cách nhã nhặn, cho nó một động lực mới, theo lời Lão sư Đại Vân: “Cuộc đời dũng cảm của cô ấy thật là đầy hứng khởi và ảnh hưởng của nó thật là xa vời đến độ chắc chắn nó sẽ nâng cao sự truyền bá Phật giáo và làm lợi ích cho loài người.”

 

Thuộc dòng dõi quí tộc của người sáng lập tổ hợp kỹ nghệ Mitsubishi giàu có, Yaeko Iawasai có đủ mọi thứ có thể mua được bằng tiền, trừ sức khỏe. Lúc lên hai, cô đã bị bệnh trầm trọng suýt chết và hậu quả cả hai van tim bị suy nhược để lại cho cô thân thể gầy yếu trong suốt quãng đời còn lại của cô. Không thể chịu đựng nổi những đòi hỏi của việc theo học ở trường hàng ngày, cô được dạy kèm tại nhà cho đến khi cô gần 11 tuổi. Khi sức khỏe có vẻ khả quan hơn, cô ghi tên học các lớp tương đương của trường phổ thông cấp hai. Bất chấp không đủ sức khỏe để tham dự một số các hoạt động ở trường, cô đã hoàn tất cấp hai cũng như cấp ba với chúng bạn với một kỷ lục học tập tuyệt vời. Với tâm trí sắc bén, sống động, tính tình vui vẻ, nồng nhiệt, tinh thần độ lượng, cô đã chiếm được sự ngưỡng mộ và lòng yêu mến của các bạn đồng lớp.

Sau khi tốt nghiệp, cô bắt đầu học cắm hoa và trà đạo, các nghệ thuật truyền thống của người Nhật, nhằm tu dưỡng tinh thần trầm tĩnh và ôn nhu, tất cả để chuẩn bị cho hôn nhân và làm mẹ tương lai.

Nhưng định nghiệp đột ngột đưa cô theo một chiều hướng khác. Vào khoảng 20 tuổi, cô bắt đầu ho ra máu và được chẩn đoán là lao phổi. Bác sĩ bảo cô phải nằm yên trên giường và ra lệnh cho cô phải tịnh dưỡng từ hai đến ba năm. Rất có thể trạng thái không hoạt động kéo dài này có ảnh hưởng đến thể chấttinh thần của cô, đã phát triển trong cô sự nhạy cảmtính chất quyết định đối với sự nở hoa tâm linh phong phú của cô.

Một cách trực tiếp hơn, những gì thúc đẩy cô hướng đến Thiền là sự phát triển đột nhiên liên quan đến cha cô, người cô yêu mến sâu xa. Ông được bảo là tình trạng tim của ông có thể khiến ông chết bất ngờ bất cứ lúc nào, và nỗi lo sợ chết bất ngờ bám giữ, ông đã theo dự bài thuyết giảng của Lão sư Đại Vân nói về nỗi lo âu cơ bản nhất này của con người và làm thế nào người ta có thể giải quyết nó qua tọa thiềncuối cùnggiác ngộ. Cha của Yaeko Iawasaki tin chắn vào những gì ông nghe đến độ ông đã trở thành đệ tử của Lão sư Đại Vân và ông đã bắt đầu tọa thiền tại nhà riêng. Vì tình trạng tim của ông, ông không thể theo dự đều đặn được các khóa nhiếp tâm, ông đã cố gắng mời thẳng Lão sư Đại Vân mỗi tháng đến nhà ông một lần, trong chuyến du hành thường lệ của lão sư đến Tokyo, ban cho gia đình và bạn bè ông một bài thuyết giảng và một kỳ độc tham.

Với nhiệt tình do nỗi sợ chết quá độ, cha của Yaeko đã hiến mình cho tọa thiền và chưa đầy một năm ông đã đạt được kiến tánh. Kinh nghiệm này đã quét sạch tất cả sợ hãi và đem lại cho ông làn sóng sinh lực và lòng tự tin đến độ một lần nữa ông lại gánh vác trách nhiệm của người đứng đầu xí nghiệp kỹ nghệ của gia đình. Nhưng với sức mạnh không khôn ngoan, sự rán sức tỏ ra quá nhiều đối với ông, và một hôm ông đã chết vì một cơn đau tim không báo trước.

Cái chết đột ngột ghê gớm của người cha dội lên Yaeko vẫn còn bệnh liệt giường sức mạnh bi đát, sự tiêu hao dần mòn sức sống và thực thế trần truồng của cái chết đẩy cô vào những suy tư tìm kiếm nhất về ý nghĩa cuộc đời, và kiếp người. Cho đến khi cha cô giác ngộ, cô đã nghe những bài giảng hàng tháng của lão sư Đại Vân ở tại nhà, nhưng vẫn chưa nhận độc tham hay thử tọa thiền. Song sự biến này nung đốt những tưởng tượng của cô, mẹ cô, hai người em gái cô đến nỗi họ bắt đầu sùng mộ tọa thiền đều đặn. Lão sư đã chỉ định cho cô tham công án Mu, và chỉ dẫn cô tham công án liên tục ngay cả trong lúc nằm trên giường. Với cái chết của người cha và sự tìm kiếm linh hồn do nó gợi ra, tọa thiền và sự quan tâm trọn vẹn về Phật giáo của cô mang ý nghĩa cấp bách sâu xa và mới mẻ. Những lời bình luận dài của Lão sư Đại Vân về bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng của Đạo Nguyên mà cô đã đọc mười bảy lần, ngấu nghiến mọi chữ, và trong lúc vẫn còn rất yếu cô đã thực hiện tọa thiền, ngồi theo tư thế cổ truyền Nhật bản, thay đổi nó với tư thế kiết già. Lúc này các giai đoạn tệ hại nhất của bệnh lao phổi đã qua và cô không cần ở trên giường nữa. Song căn bệnh đã lưu lại những dấu vết của nó nơi thể chất vốn đã yếu ớt của cô và bác sĩ thúc giục cô đến dưỡng bệnh ở Kumakura đầy nắng ấm, nơi đây gia đình cô có một biệt thự riêng.

Ở nơi ẩn cư mới này, càng ngày cô càng mất hút trong tọa thiền, mãi quay lưng lại với những bận tâm mà chúng đã có lần có nhiều ý nghĩa đối với cô. Cô hăng hái theo đuổi Con Đường của Phật đến độ cô đã van xin Lão sư Đại Vân đến Kamakura để tiếp tục những bài bình luận và các giờ độc tham của ông. Nhìn thấy nơi sự nhiệt tâm và lòng sùng mộ phi thường của cô một tinh thần hiếm có, Lão sư Đại Vân đã đều đặn mỗi tháng một lần đặc biệt đến hướng dẫn cô, Lão sư Bạch VânLão sư Taji – hai môn đệ được kính trọng nhiều nhất của Lão sư Đại Vân – thỉnh thoảng cũng đã làm như vậy.

Khoảng năm năm trôi qua từ khi cô bắt đầu tọa thiền trên giường cho đến khi cô đạt kiến tánh đầu tiên vào ngày 22 -12- 1955. Trong những ngày kế tiếp, như các bức thư này tiết lộ một cách sống động, con mắt Tâm của cô đã mở ra trọn vẹn trong một cơn lụt ánh sáng và tri kiến. Niềm hân hoan phát sinh, từ đó cô khám phá ra rằng ngay sự giác ngộ viên mãn cũng không thêm cho người ta cái gì mà họ vốn không có, do đó trạng thái cực lạc này cũng chỉ là một loại điên mà thôi. Điều này cùng với thừa nhận đầy hoan hỉ của Lão sư Đại Vân về tinh thần Bồ-tát của cô và lời khiển trách nhẹ nhàng của ông về cái “mùi” giác ngộ của cô đủ sức cung cấp một nội kiến chân thực, như nó đang chiếu sáng một cách hiếm có vào quá trình giác ngộ phức tạptu dưỡng đầy nghịch lý.

Chết như Yaeko đã chết với dự cảm về cái chết trước một tuần, không đau đớnhoàn toàn bình thản, như Lão sư Đại Vân nêu ra, là mục tiêu của tất cả mọi Phật tử, dù ít ai đạt được. Điều mà Yaeko có thể thành tựu được chính là độ cao phi thường của tâm thức mà cô đã vươn tới với niềm tin thuần khiết, lòng can đảm và sự kiên trì đã khiến nó khả hữu. Ai có thể đọc lời tường thuật chua chát của Lão sư Đại Vân về những giờ phút cuối cùng của cô với ông mà không xúc độngtinh thần dũng cảm và sự vô ngã hoàn toàn của cô. Người y sĩ chứng kiến cái chết của cô, mà về mặt chuyên môn ông cho là sưng phổi, hồi tưởng: “Tôi chưa từng thấy ai chết đẹp đến như thế!” Nhưng cống hiến lớn lao nhất có lẽ là ở trong lễ kỷ niệmcử hành tại chùa Phát Tâm trong tuần nhiếp tâm xảy ra sau khi cô qua đời. Gần cuối tuần nhiếp tâm, Lão sư Đại Vân, trong nước mắt, kể lại với khoảng 90 người tham dự, những bất ngờ trong cuộc chiến đấu hào hùng để nhận ra Tự tánh của Yaeko và chung cuộc mỹ lệ của nó. Cuối tuần nhiếp tâm, do tác động như thế, hơn hai mươi người, một con số chưa từng có, đã đạt kiến tánh.

 

Những bức thư này đầu tiên xuất hiện trên một tạp chí Phật giáo chẳng bao lâu sau khi Yaeko chết, trong một bài xã luận do Lão sư Đại Vân viết. Những lời bình của ông (ở đây tất cả được in nghiêng) do chính ông ghi lại trên các bức thư đã nhận được, song các lời bình tổng kết và các đề mục do thêm vào đặc biệt cho bài báo cốt để hướng dẫn người đọc Phật giáo cũng như để làm sáng tỏ các bức thư này. Dĩ nhiên Yaeko không bao giờ có dịp xem những lời bình này trước khi cô qua đời.

Khoảng một năm sau, chính tài liệu này được in trong một tập sách gọi là Yaezakura (Hoa Đào Hai Lần Nở) là một tường thuật ngắn về cuộc đời của Yaeko do gia đình Iwasaki in riêng để kỷ niệm cô vào tháng 12 năm 1937, bản dịch này được thực hiện theo tập sách ấy.

Tất cả những ngoặc móc trong cả các bức thư lẫn các lời bình của Lão sư Đại Vân là của người dịch [Philip Kapleau].

 

 

VÀI NÉT TIỂU SỬ CỦA

LÃO SƯ ĐẠI VÂN

 

Tổ Nhạc Nguyên Điền (Sogaku Harada) [pháp danh Đại Vân], người được Yaeko Iwasaki gửi các bức thư và những lời bình của ông đi kèm các bức thư ấy, mất ngày 12–12–1961, lúc 91 tuổi. Trong tang lễ của ông, kế bên di ảnh ông, người ta treo một cuộn giấy có mấy dòng chữ do chính tay ông viết:

 

Bốn mươi năm bán nước 

Bên bờ sông 

Ô hô! 

Lao nhọc ấy hoàn toàn không công đức.

 

Những dòng theo phong cách Thiền này đúng là một bài minh trên bia mộ vì không một Thiền sư Nhật nào trong những thời gian gần đây đã cần mẫn nỗ lực hơn Lão sư Đại Vân để dạy môn sinh rằng không có gì để học cả. Mười bốn người thừa kế Pháp và vô số môn sinh, tín đồ đã giác ngộ khắp nước Nhật chứng kiến những nỗ lực của ông, nếu nói “không công đức” vô hình trung là vô lý.

Mang danh nghĩa phái Tào Động, ông đã hàn gắn những cái hay nhất của Tào ĐộngLâm Tế lại với nhauhệ thống phối hợp kết quả, ấy là một thứ Phật giáo gây chấn động đã trở thành một trong những dòng giáo lý vĩ đại tại Nhật bản ngày nay. Có lẽ hơn ai hết, qua nội kiến tâm linh sâu xa của mình, ông làm sống lại những lời dạy của Thiền sư Đạo Nguyên đã bị dần dà hao mòn sức sống do sự hiểu biết nông cạn của các tu sĩhọc giả Tào Động cho đến bấy giờ họ còn nắm trong tay quyền giải thích những lời dạy ấy. Lời bình luận của ông về cuốn Tu Chứng Nghĩa (Shushoghi), một biên tập pháp điển của bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng của Đạo Nguyên, đã được công nhận là một trong những bình luận thâm áo nhất thuộc loại này.

Chùa Phát Tâm, tự viện của Lão sư Đại Vân, nằm trên Biển Nhật bản, chìm trong những cơn mưa không ngớt thường xuyên bị những cơn bão tuyết bao phủ, những trận lụt lớn có định kỳ trấn áp từ bên ngoài và nội qui nghiêm khắc chưa từng có “đu đưa” từ bên trong, đã nổi tiếngThiền viện khắc nghiệt nhất trong khắp nước Nhật, và chính Lão sư Đại Vân là người điều hành Thiền nghiêm chỉnh nhất. Hơn một lần ông đã từ chối những lời mời lãnh đạo các tự viện ở những vùng thời tiết ôn hòa hơn của nước Nhật, chủ trương rằng điều kiện khí hậu khắc nghiệt này giúp thúc đẩy tâm con người vào hốc bụng của họ, nơi mà cuối cùng họ sẽ tìm thấy bí mật của vũ trụ ở đó. Hàng trăm người cả đàn ông lẫn đàn bà đã kéo nhau đến chùa Phát Tâm trong những ngày cực thịnh của nó, do hấp lực phi thường của lão sư lôi cuốn và đưa họ đến Tự giác ngộ.

Giống như những bậc thầy có mức phát triển tâm linh cao, ông là vị thẩm phán có cá tính sắc bén nhất, ông phát hiện cũng như phanh phui nhanh chóng sự giả bộ, giả vờ. Những môn sinh bất bình thường bị tống khứ không thương xót, đối xử với họ bằng những phương cách hay nhất mà họ có thể chịu đựng được. Vì tất cả những gì ông đòi hỏi là lòng chân thành không thể không(sine qua non) và sự gắng bó tuyệt đối với những lời dạy của ông, không chịu bất cứ sự lệch lạc nào dù nhỏ nhất. Những người quan sát bình thường thấy ông cứng ngắt và hẹp hòi, nhưng môn đệmôn sinh tin tưởng nơi lời dạy của ông đều biết ông trí tuệtừ bi.

Bên cạnh tính cách nghiêm khắc ấy, Lão sư Đại Vân có khía cạnh dịu dàng, và mặc dù ông không lấy vợ bao giờ mà chỉ là một tăng nhân theo đúng nghĩa của từ, ông thích đùa dỡn với trẻ con và rất thích súc vật, đặc biệt là chó.

Hoàn toàn đặt căn bản trên giáo lý và nội qui của hai phái Tào ĐộngLâm Tế, một cách nổi bật, Lão sư Đại Vân xứng đáng dạy một thứ Thiền toàn bích. Lên bảy ông đã nhập vào đời sống chùa chiền Tào Động như một chú tiểu mới bắt đầu và tiếp tục tu tập ở nhiều chùa Tào Động suốt những năm tiểu học và trung học.

Lúc 20 tuổi ông phải đối mặt với sự đối lập cố chấp của người cố vấn Tào Động của ông, ông trở thành tăng nhân của chùa Shogen, trong thời gian đó nó là một tự viện Lâm Tế, vì ông đã không thể tìm được một bậc thầy thâm ngộ trong phái Tào Động. Trong hai năm rưỡi tu tập phi thường ở đó, ông đã đạt kiến tánh, nhưng sự giác ngộ của ông còn thiếu sự giả thoát hoàn toàn.

Năm 27 tuổi, do người cha khăng khăng muốn ông học phổ thông thêm nũa, ông đã từ giã chùa Shogen và ghi tên vào đại học Kamazawa (Câu Trạch), do phái Tào Động đỡ đầu. Sau khi tốt nghiệp ông tiếp tục thêm sáu năm nữa để nghiên cứu Phật giáo dưới sự hướng dẫn của các học giả nổi tiếng. Nhưng trong khi kiến thức Phật giáo của ông phát triển, nó không đem lại cho ông sự giải thoát mà ông mong muốn. Vì thế ông quyết định đi Kyoto, mục đích là để gặp Lão sư Độc Trạm (Dokutan-roshi), trụ trì chùa Nam Thiền (Nanzen-ji), có tiếng là Thiền sư giỏi nhất còn sống.

Ông được Độc Trạm nhận làm môn đồ và trong hai năm kế tiếp, hàng ngày ông đến tham công ánđộc tham với thầy, trong lúc ông sống với một người bạn ở Kyoto, người mà ông phụ giúp các công việc của chùa. Qua hai năm, Lão sư Độc Trạm xúc độngtrí thông minh phi thường, nhiệt tâm nóng cháy và khát vọng chân lý của người môn đồ đã ban bảo ông làm thị giả. Mặc dù lúc ấy tuổi đã gần 40, Tổ Nhạc Nguyên Điền đã lẹ làng nhận vinh dự đặc biệt này và đến sống tại chùa Nam Thiền. Ở đó ông lao mình vào tọa thiền kịch liệt và hoàn tất mọi công án, cuối cùng con mắt Tâm của ông đã mở ra trọn vẹn và đã nhận ấn khả của Lão sư Độc Trạm.

Lúc bấy giờ Đại học Kamazawa lại gọi ông dạy học theo hợp đồng đã ký. Việc này dẫn đến 12 năm giảng dạy Phật giáo ở Komazawa, phần thời gian ấy, ông đã sống như một giáo sư thực thụ.

Lão sư Đại Vân – giờ đây ông đã xứng đáng với danh hiệu Lão sư – là một hiện tượng hiếm có trong giới Phật giáo hàn lâm, một giáo sư trong năm học và một Thiền sư trong kỳ nghỉ hè hướng dẫn các khóa nhiếp tâm ở nhiều chùa khác nhau. Trong một thời gian ngắn ông đã nổi tiếng là người giới luật nghiêm khắc.

Không thỏa mãn với cuộc sống hàn lâm hạn hẹp và sự đặt nặng lý thuyết của nó, đi đôi với cơ hội có giới hạn mà nó cung cấp đủ để ông huấn luyện người qua nhiếp tâm theo kinh nghiệp trực tiếp với Pháp đã lên đến đỉnh do sự thỉnh cầu lặp đi lặp lại nhiều lần rằng ông đảm đương chức vụ trụ trì chùa Phát Tâm. Cuối cùng, ông đã chấp nhận, và 40 năm kế đó ông đã sống như một bậc sư của tự viện này và nó nổi tiếng là một trong những trung tâm huấn luyện Thiền kiệt xuấtNhật bản.

Cho đến khi tuổi đã gần 90, Lão sư Đại Vân vẫn còn hướng dẫn những tuần nhiếp tâm kịch liệt tại chùa Phát Tâm, sáu lần một năm vào tháng tư, tháng năm, tháng sáu, tháng mười, tháng mười một, và tháng mười hai. Và giữa các lần ấy, ông còn tổ chức những tuần nhiếp tâm ở nhiều nơi khác của nước Nhật. Năm ngày trước khi ông trút hơi thở cuối cùng, ông đã ngã xuống trong cơn mệt lả và không đau đớn, càng lúc càng trở nên yếu hơn, từ trạng thái hôn mê một phần cho đến vô thức hoàn toàn. Ông mất đúng vào lúc thủy triều xuống. Lão sư Đại Vân thực đã cùng hạ xuống với nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THƯ VÀ LỜI BÌNH

 

  1. CHỨNG KIẾN TÁNH

 23-12

Lão sư Đại Vân thân mến,

Con rất cảm ơn thầy đã đến thăm con ngày hôm kia mặc dù thầy rất bận. Xin thầy cẩn thận chứng cảm hàn. 

Lúc độc tham sáng hôm qua thầy bảo: “Những gì con đã nhận thức được vẫn còn mù mờ,” vì thế con cảm thấy phải tìm kiếm sâu hơn nữa. Nửa đêm hôm qua khi chợt thức giấc, nó đã rõ ràng hơn nhiều.

  • Trâu(1) đã đến gần hơn cả trăm dặm!

 

và tất cả những gì con có thể làm được là chắp tay lên vì vui, hoàn toàn vì vui. 

  • Phải, nhưng ít ai biết sự kiệný nghĩa này.

 

Ngay cả thầy, lão sư của con, cũng không còn đáng kể mấy trong mắt con. Lòng biết ơn và niềm hân hoan của con thực không thể tả được. Bây giờ con có thể khẳng định rằng chừng nào chúng ta còn ý thức về giác ngộ chừng ấy chưa phải là chân giác ngộ. 

Làm sao con có thể bày tỏ hết được lòng biết ơn của con khiến con có thể đền đáp được, dù chỉ trong khoảng nhỏ này(2), món nợ vô lượng mà con nợ chư Phật? Lòng

------------------------------------------------

(1) Trâu chỉ Tâm giác ngộ. Xem Tranh Chăn Trâu ỏ Chương VIII.

(2) Tức là, qua sự giác ngộ của cô ấy.

 

biết ơn của con không thể nói thành lời – không có gì có thể viết hay nói được. Bây giờ con viết vì con nghĩ chỉ có một mình thầy là có thể hiểu được niềm hạnh phúc của con và sẽ vui cùng con.

Giờ đây con mắt Tâm của con đã mở, thệ nguyện độ tất cả chúng sinh đã tức thời xuất hiện trong con. Con rất biết ơn thầy và chư Phật, con lấy làm xấu hổ [vì các khuyết điểm của con] và sẽ tạo mọi nỗ lực để tu sửa tánh tình của con.

  • Con đã thấy rõ Trâu nhưng điểm bắt lấy Trâu vẫn còn xa vạn dặm. Kinh nghiệm của con vẫn còn nhuốm màu tư niệm.
  •  

Con cũng quyết tâm quét sạch hết các tư niệm tồn tại lâu đời. Thầy là người duy nhất con có thể tin cậy. Mọi người khác con sợ lắm, sẽ hiểu lầm và nghĩ con khoác lác nếu bỗng dưng con nói tất cả điều này.

  •  Thầy rất hài lòng sự tự chế của con.

 

Hãy tin con đi, trong kiếp này không bao giờ con mong mỏi được ưu ái như thế [đạt đến giác ngộ]. Con nợ thầy nhiều lắm. Con thành thật chắp tay biết ơn thầy.

 

Xin thầy giữ mình kẻo bị lạnh. Con hoan hỉ mong được gặp thầy vào hai mươi bốn tháng tới.

 Yaeko

 

Tổng bình:

 

Tôi xác nhận rằng cô ấy đã thực thấy Trâu, vì trong kinh nghiệm của cô ấy có sự tự khẳng định thâm sâu, ước mong độ tất cả chúng sinhquyết tâm tự tu sửa về mặt tinh thần trong đời sống hàng ngày. Chỉ có tâm thái như thế mới có thể gọi là Tâm thực trẻ thơ của Phật. Nhưng vẫn còn chủ thể thấy. Nhà Tâm của cô ấy còn xa lắm. Cô ấy phải tìm kiếm kịch liệt hơn nữa.

 

 

2. CHỨNG ĐẠI NGỘ

 25-12

Lão sư Đại Vân thân mến,

Hôm nay lần đầu tiên con đạt đại ngộ. Con quá vui đến nỗi cả người con đã nhảy múa bất chấp tình trạng sức khỏe. Ngoài thầy ra không ai có thể có khả năng hiểu được trạng thái ngây ngất như thế.

Con đã đạt đến điểm thực sự bắt được Trâu và tuyệt đối không có mê hoặc nào hết.

  • Bây giờ lần đầu tiên con đã tìm thấy Đạo, đã nhận ra trọn vẹn Tâm con. Con đã thoát khỏi mê hoặc, nó không còn bám rễ nữa. Kỳ diệu thay! Kỳ diệu thay!

 

Không có Trâu cũng không có người. Về mặt cá nhân con phải đến tạ ơn thầy lập tức, nhưng vì phải giữ gìn sức khỏe, con không thể đến được, vì thế con xin tỏ lòng biết ơn sâu xa qua lá thư này, từ tận đáy lòng, con xin chắp tay cảm ơn thầy.

Chư Phật và chư Tổ đã không lừa dối con!(3) Con đã thấy Bộ mặt trước khi cha sinh mẹ đẻ của con rõ hơn viên kim cương trong lòng bàn tay. Chân lý tuyệt đối từng

---------------------------------------------

(3) Đây là cách nói theo truyền thống, rằng giác ngộ do Phật và chư Tổ đã dạy, giờ đây đã trở thành hiện thực của kinh nghiệm cá nhân.

 

lời của chư Tổ và các kinh đã hiện ra trước mắt con với vẻ trong sáng như pha lê. Con không còn cần độc tham nữa, và bây giờ đối với con, tất cả mọi công án tựa như những vật vô dụng. Dù cho con có muốn độ, cũng không có chúng sinh nào để độ. Những ai chỉ mới đạt kiến tánh sẽ không biết được tâm thái tự do vô hạn và bình an sâu xa này. Thực ra người ta không thể biết nó cho đến lúc đạt giác ngộ viên mãn. Nếu sau khi đọc thư này mà thầy còn nói với con những lời vô nghĩa(4), con sẽ không ngần ngại mà nói rằng: nhận thức của thầy còn thiếu sót.

Lành thay! Lành thay! Đây là giai đoạn đứng trên đỉnh núi cô đơn, hay đã trở về nhà. Song ta vẫn phải nói những chuyện vô lý với con. Ngày nào đó con sẽ hiểu tại sao.

 

Con nợ thầy nhiều lắm. Khi nghĩ rằng đã thực hiện đại nguyện của mình qua vô số kiếp quá khứ mà bây giờ con có thể theo thầy độc tham được, con biết ơn vô cùng.

Cũng còn quá sớm. Song ngày nay, trong số những người gọi là đại ngộ, có mấy ai tạo được sự kiên định nội tâm như thế. Thầy rất vui vì điều ấy đã tiết lộ qua lời con.

 

Con mắt Tâm của con tuyệt đối giống y như con mắt Tâm của thầy. Chư Phật và ma quỉ cũng không thể nào làm con nản lòng được(5). Trạng thái này thách thức mọi

----------------------------------------------

(4) Ở đây ám chỉ đối với chân ngộ, tất cả những gì người ta nói về ngộ đều vô nghĩa.

(5) Nghĩa là cô ấy có thể đứng vững trước cái nhìn sâu sắc của Phật cũng như sắc thái đe dọa của quỉ. Đây ám chỉ sự tự tin hoàn toàntuyệt đối không sợ hãi.

 

ngôn từ diễn đạt. Con đã quên hết mọi sự và trở về Nhà đích thực của con với hai bàn tay trắng.

Tổ Đạo Nguyên trở lại đó ư?(6) Đây là Pháp thân thanh tịnh, tức Phật Tì-lô-xá-na [Vairochana].

 

Thế giới của con đã được cách mạng. Những phấn đấu đầy lo lắng của con trong quá khứ thực vô ích và không cần thiết! Theo sự chỉ dạy trí tuệ và khuyên nhủ kiên nhẫn của thầy, con sẽ không cho phép con hài lòng yên nghỉ với sự bình an nhỏ bé(7) mà tâm vẫn còn mê hoặc của con tin là xứng đáng. Con không thể nào nói được con vui như thế nào và biết ơn làm sao vì trạng thái hiện tại của con. Đây là toàn bộ kết quả của sự tọa thiền liên tục, của quyết tâm không bao giờ ngừng vì một thành công nhỏ nào và sẽ tiếp tục bất chấp qua bao nhiêu kiếp.

  • Lòng sùng mộ của con – và con là một tín đồ tại gia – thực đáng kinh ngạc.

 

Giờ đây con có thể bắt đầu việc làm vô tận là độ tất cả chúng sinh. Việc này khiến con vô cùng sung sướng đến độ khó có thể giấu kín được.

Tất cả sáng ngời, sáng ngời thuần khiết. Giờ đây con có thể tiến mãi hướng về sự toàn hảo hòa hợp tự nhiên với cuộc sống hàng ngày.

 

---------------------------------------------

 (6) Ở đây Lão sư Đại Vân so sánh câu nói của Yaeko: “Con đã quên hết mọi sự và trở về Nhà đích thực của con với hai bàn tay trắng,” với câu nói của Đạo Nguyên khi ông từ Trung quốc trở về: “Tôi đã trở về Nhà với hai bàn tay trắng. Tôi không còn dấu vết gì của Phật giáo. Tôi chỉ có thể nói như thế này: mắt ngang, mũi dọc.”

(7) “Bình an” ở đây hàm ý sự chắc chắnbình tĩnh phát xuất từ kinh nghiệm kiến tánh đầu tiên của cô.

 

 

  • Con đã thực hiểu rồi đấy. Điều ấy đúng biết bao. Ngày nay có mấy ai gọi là Thiền nhân có được nhận thức sâu xa như thế.

 

Con đã sống lại vĩnh viễn như thầy và mọi sự vật khác. Con tin khi đọc thư này thầy cũng nhỏ lệ tạ ơn.

  • Thầy rất biết ơn vì đã có được một đệ tử như con. Đến độ giờ đây thầy có thể chết một cách sung sướng.

 

Chỉ có một mình thầy là có thể hiểu được con. Song không có thầy cũng không có con. Thân tâm con thực ra đã được xả bỏ hoàn toàn.

Con sẽ cố gắng cải thiện sức khỏe của con, tu dưỡng đạo hạnhcảnh giác thời cơ để dạy Phật giáo. Con đang đứng ở giữa Con Đường Lớn, nơi đây mọi sự vật đều tự nhiên, không gượng ép, không vội vã cũng không ngập ngừng, không có Phật, không có thầy, không có gì hết, nơi đây con không thấy bằng mắt, không nghe bằng tai. Không còn dấu vết gì của những lời con viết, không có giấy cũng không có chữ, không có gì hết.

Vì không thể nói được điều này với ai trừ với người tự thân kinh nghiệm nó, nên con viết cho thầy. Con tưởng thầy phải sung sướng vì có một đứa học trò như thế khi con đã uống rất sâu dòng suối trí tuệ của thầy. Con xin quì lạy chín lần(8) để tỏ lòng chân thành biết ơn.

 

 Yaeko

 

----------------------------------------------

(8) Số lần người ta chính thức lễ lạy trước một vị Phật.

 

Tổng bình:

 

Độ giác ngộ này gọi là “bắt được Trâu,” nói cách khác là đạt chân Đạo. Ấy là trở về Nhà hay thành tựu Trí Căn bản. Tiến thêm bước nữa là thể hiện Trí Thâm áo. “Trâu” này đã có sự trang nghiêm và sáng chói vô lượng.

 

 

  3. CHỨNG THÂM NGỘ

 26-12

Lão sư Đại Vân thân mến,

Con thực hối tiếcxấu hổ. Lá thư con gửi thầy hôm 25 chắc phải khiến thầy nghĩ con đã hóa điên.

  • Con không cần phải tự trách, trạng thái mê sảng này chỉ là phản ứng sơ khởi của những người đã có ngộ sâu.

 

Con đã lên đến đỉnh cực lạc, đến độ con không biết mình đang làm gì và cũng không thể tự dung chứa mình nữa. Khi lấy lại được ý thức và bắt đầu suy nghĩ, con bật cười và nghĩ rằng tình cảm của con đã trở nên điên đảo làm sao. Rồi con đã có thể thưởng thức được câu chuyện Diễn-nhã-đạt-đa, người đã hóa điên vì tin rằng mình bị mất đầu và cô ta đã làm được cái việc vĩ đại là đã khám phá ra nó, dĩ nhiên là không bao giờ cô ta không có nó. Nhưng một lần nữa con là chính con, vậy không cần lo gì về mình.

 

Một mặt, con luôn luôn có cảm giác sợ rằng nguyện vọng đối với Phật sự của con có thể yếu đi vì sự vô nghĩa và bất lực của mình. Mặt khác, vì sợ rằng nếu con chết mà không thực sự có được kinh nghiệm chân lý của Pháp thì có thể con sẽ không nhận ratrở lại trong nhiều kiếp.

  • Phải, thật đau đớn khủng khiếp cho những ai tin tuyệt đối vào Pháp mà đến lúc chết không kinh nghiệm nó. Chỉ do cảm biết cách ấy mà người ta có thể tu tập thành khẩn như con.

 

Nhưng giờ thì con đã thấm nhập sâu xa và đạt tâm nguyện không lay chuyển đối với Phật sự, rõ ràng là con có thể tiếp tục tu luyện tinh thần mãi mãi và bằng cách này con có thể thể hiện nhân cách của con đến độ đầy đủ nhất, nhờ đại nguyện tự nhiên xuất hiện trong con, thúc đẩy độ tất cả chúng sinh.

  •  Ta bị nước mắt thắng rồi!

 

Con không biết lời nào để diễn đạt niềm vui và lòng biết ơn của con.

Hoàn toàn không chểnh mảng tọa thiền, mọi tâm ý con đều làm tăng sức mạnh định lực.

  • Phải, phải, con thực đã hiểu!

 

 Con ý thức sâu xa nhu cầu chuyên cần tự tu và hiểu rõ giá trị của độc tham. Con thề không bao giờ viết lại bất cứ điều gì huênh hoang tự phụ như con đã viết hôm qua, nói rằng con đã giác ngộ hoàn toàn và do đó có thể dạy người khác độc tham.

  • Con thực đã tỉnh!

 

 Xin thầy tha thứ cho con. Con thực đã hóa khùng đến độ mất hết sự quân bình giác thức. Sau khi bình tĩnh suy nghĩ thêm, con thấy rằng chuyện ấy khá khôi hài, song nếm được hương vị niềm vui sáng ngời như thế dù chỉ ngắn ngủi cũng là một kỷ niệm quí giá biết bao.

  • Chư Phật và chư Tổ của Pháp đã kinh nghiệm niềm vui lớn này ít nhất cũng một lần.

 

Con nghẹn ngào với những giọt nước mắt biết ơn, vì giờ đây con đã thực hiểu thiện với ác, và cố gắng tiến tới một cách vững mạnh và tu tập đạo hạnh của mình trong và qua cuộc sống hàng ngày. Con cảm ơn thầy từ tận đáy lòng.

 

Xin thầy giữ gìn sức khỏe. Con rất mong lần viếng thăm sắp tới của thầy.

 

 Yaeko

 

Tổng bình:

 

Ở giai đoạn này người ta đạt cái gọi là “Diệu quán sát trí” hay “Hậu đắc trí.” Ngộ vị của cô ấy có thể phân định theo Năm Vị do Tổ Động Sơn thiết lập(9). Độ sâu nhận thức tiết lộ trong bức thư thứ nhì tương ứng với vị thứ ba – shochurai [chánh trung lai: ở cảnh giới này, trực quan về cái Một là tối thượngý thức phân biệt lắng xuống.] Và ngộ vị trong bức thư này tương ứng với vị thứ tư henchushi [thiên trung chí: ở cảnh giới này, người ta sống giữa vạn vật mà không có dấu vết tự thức nào về giác ngộ.] Bây giờ có thể thực hiện các đạo hạnh được qui cho Phổ Hiền hay Quan Âm. Trong Thiền, đây là thực hiện Bồ-tát nguyện, là sống trong Tịnh độ.

Sau khi kiến tánh, đa số các hành giả thường mất từ năm năm đến mười năm mới đạt đến giai đoạn này, cô ấy đã đạt đến đây trong vòng chưa đầy một tuần. Ấy rõ ràng

---------------------------------------------

(9) Xem “Năm Vị của Động Sơn” ở Chương X.

 

là nhờ lòng tin sâu xathuần khiết vào Phật giáo, nhờ thệ nguyện bao la vô hạn [cô ấy đã lập qua vô số kiếp và bao trùm tất cả chúng sinh]. Và nhờ cô ấy đã lắng nghe với lòng tin mọi lời dạy của Phật giáo chánh thống. Thành tựu của cô ấy thật hiếm thấy trong thời hiện đại. Câu chuyện đáng chú ý về quyết tâm và nhiệt tình của cô ấy đáng được ghi lại bằng đại tự để làm nguồn hứng khởi bất tử cho tất những người theo Thiền.

 

4. CHỨNG TRỰC NGHIỆM

 ĐẠI ĐẠO PHẬT GIÁO

 

 26-12

Lão sư Đại Vân thân mến,

Xin thầy tha thứ cho con vì con cứ viết thư cho thầy hoài. Con đã đạt được mức chứng ngộ cuối cùngthể đạt được khi còn là một đệ tử.

  • Quả thực con đã đạt.

 

 Con thường nghĩ: “Một người giác ngộ hẳn phải vĩ đại biết bao,” và “Người hiến mình trọn vẹn cho Phật sự hẳn đáng ngưỡng mộ biết bao.” Nhưng con đã lầm nhiều lắm. Từ nay con sẽ tu dưỡng đạo hạnh hơn nữa và không bao giờ ngừng tu tập.

Trước khi giác ngộ con rất lo lắng và thường nghĩ: “Kẻ nào trở về Nhà với bình anhài lòng hẳn cao quí biết bao!” Nhưng khi giác ngộ đầy đủ,

  • Kinh nghiệm của con nêu lên sự khác biệt

 

 

 giữa Thiền vô thực (buji)(10) và Thiền chính thống.

 

Bây giờ con tự bảo: “Tại sao mi lại quá kích động như thế?” Vì con đã có sự đảo ngược khác hẳn với cái gọi là ngộ. (11)

  • Thầy rất hài lòng khi nghe con nói những lờì này. Nhưng phải giác ngộ viên mãn mới có thể đưa được Thiền của con vào thực tế đời sống hàng ngày. (12)

 

Con đã quên hẳn giây phút giác ngộ của con và những gì xảy ra sau đó. Song con có thể nói rằng con đã được con mắt ngộ chân thực, nói ví như vậy. Nó làm con phải bật cười tự bảo: “Ậy, giác ngộ viên mãn đấy!”

Con không thể nói cho thầy biết là con biết ơn biết bao nhiêu vì đã là một với chân Pháp mãi mãi một cách trọn vẹntự nhiên.

Đồng thời con cũng cảm thấy mình rất ngu ngốc vì đã để cho sảng khoái lôi cuốn. Chuyện này chắc chắn khiến thầy phải mỉm cười: “Các mê hoặc” của ta về mọi sự vật đã tự động biến mất. Chúng ta chớ nói với ai điều này vì phải

 

---------------------------------------

(10) Thiền vô thực (buji Zen): là Thiền không có thực chất, thứ Thiền phủ nhận giá trị của kinh nghiệm ngộ. Những kẻ theo nó chủ trương rằng nói trở nên giác ngộ là trái ngược, vì tất cả chúng ta bẩm sinh đã ngộ rồi.

(11) Vì ngộ không đem lại cho cô ấy cái gì cô ấy vốn không có, chấp nhận sự ca ngợi giác ngộ cũng như chấp nhận rằng, ví dụ, mình có hai chân.

(12) Điều Lão sư Đại Vân muốn nói là sự phát triển đầy đủ nhất của mọi tiềm năng nhân cách và cá tánh chỉ có thể xảy ra sau khi giác ngộ viên mãn.

 

kính trọng Pháp.(13)

 

  • Nếu thầy nói với người khác một cách thận trọng về kinh nghiệm của con, có thể sẽ giúp ích mà không làm hại họ, thế con đừng lo nhé!

 

 Một cách đơn giản là con không hiểu tại sao con luôn luônlàm một việc như thế về kính trọng Phật giáo,(14) ngộ nhỡ có ai đạt giác ngộ viên mãn thì sao, con có mộng không?

 

 Yaeko

 

Tổng bình:

 

Mộng ư? Hẳn rồi. Song những giấc mộng đi vào thế giới này thì không thể là mộng bình thường của đa số mà là mộng có ý nghĩa phi thườnglâu dài, thấm nhập kịch liệt trong Phật Pháp.

Giai đoạn này tương ứng với vị thứ năm hay vị cao nhất gọi là kenchuto [kiêm trung đáo: cảnh giới“tự nhiên” (naturalness)(15) tuyệt đối mà sự tương tức tương nhập

---------------------------------------------

(13) Đây có lẽ cô ấy muốn nói rằng, nói về sự giác ngộ của cô ấy một cách không phân biệt có thể đưa đến sự làm sai lệch Pháp do những người không thể hay không muốn tin kinh nghiệm của cô ấy là khả hữu.

(14) Vì cốt tủy của đạo Phật không gì khác hơn là sống hài hòa với những hoàn cảnh thay đổi của đời người, không phải gắng sức hay gượng ép, vậy có gì để kính trọng? 

(15) “Với chữ tự nhiên tôi muốn nói là mọi sự vật hiện hữu y như chúng hiện hữu theo bản tánh của chúng, cách biệt hẳn với tất cả mọi ảnh hưởng bên ngoài.” – Đại sư Hoằng Pháp (Kubo daishi) (dẫn trong Honen, the Buddhist Saint của Coates và Ishizuka, trg. 133).

 

của thế giới phân biệtthế giới bình đẳng trọn vẹn đến độ người ta không biết cả hai, về mặt ý thức.]

 

Tôi thấy lạ lùng vì cô ấy đã đạt đến điểm này rất nhanh. Cô ấy làm được như thế chỉ có thể do lòng tin kịch liệt vào những lời Phật dạy và do cô ấy có tinh thần Bồ-tát dũng mãnh. Một người đạt được đến mức độ này là đã hoàn tất những gì sự tu tập Thiền có thể thực hiện được dưới sự hướng dẫn của một bậc thầy và bắt đầu bước vào con đường tự tu đích thực. Ngày nay mấy ai hiểu được trọn vẹn như thế? Katsu! (16)

 

 

5. CHỨNG ĐẠT TÂM KHÔNG THỐI LUI

 CỦA PHỔ HIỀN

 27-12

Lão sư Đại Vân thân mến,

 

Cảm ơn thầy, con đã nhận ra rõ ràng rằng Phật không gì khác hơn là Tâm(17), con biết ơn vô cùng, ấy là nhờ ơn thầy từ bi hướng dẫn, cũng như lòng mong ướcnỗ lực kịch liệt của con, vì Phật sự mà con nghĩ mình có thể độ được tất cả chúng sinh.

  • Thầy đã không ngờ con là một người có tâm nguyện mãnh liệt như thế đối với Phật sự. Thực thầy không minh mẫn chút nào: rõ ràng con là hóa thân của một đại Bồ-tát.

 

---------------------------------------------

(16) Tiếng hét.

(17) Tâm là toàn bộ trực thức, tức là, chỉ nghe khi lắng nghe, chỉ thấy khi nhìn. 

 

Biết bao giờ con có thể cảm ơn thầy cho đủ nhỉ? 

Bây giờ con thấy rằng, trong tương quan với Pháp con phải

 tự kính trọng mình(18). Xin thầy chỉ rõ con còn cần điều gì nữa. Con biết ơn biết bao vì đã có thể tự mình gột sạch hết suy tư và cảm giác mê hoặc, không còn tí nào.

  • Con chưa nhổ hết gốc rễ của cảm giác mê hoặc đâu.(19) Song một người đã nhận thức sâu xa như con cũng có thể sống một cuộc sống trong sạch.

 

Dầu vậy con cũng muốn được thầy hướng dẫn trong tất cả mọi khía cạnh, vì e rằng con có thể hướng dẫn sai lầm người khác trong sự tu tập hay hiểu Phật giáo. Giờ đây tâm thái của con hoàn toàn khác hẳn với tâm thái lúc kiến tánh

  • Kiến tánh là giai đoạn chỉ thấy Trâu.

 

Quả thật, càng tiến xa hơn trên Con Đường Vô Thượng, nó càng trở nên cao cả hơn. Bây giờ thì con đã kinh nghiệm rằng tada(20) chính là cái toàn hảo, cuối cùng con có thể đền đáp được công ơn vô lượng của thầy và con vui quá. Đạt đến giai đoạn thâm sâu và có tính chất quyết định, con thực cần gặp thầy sớm.

--------------------------------------------------------

 (18) Ý của câu nói này có thể là qua nhận thức rằng mình là hóa thân của Pháp, nên cô ấy tự thấy mình có trách nhiệm dạy Phật giáo. Do đó, tự kính trọngbảo vệ mình là cô ấy kính trọngbảo vệ Pháp.

(19) Trong khi kinh nghiệm ngộ quét sạch vọng niệm về “ta” và “người,” nó không đồng thời đem lại sự thanh tịnh cho tình cảm. Làm cho tình cảm được thanh tịnh đòi hỏi tu tập không trì hoãn

(20) Tada: “duy”, “chỉ”, “đơn độc.” Như vậy, nếu một người đang ăn, y phải thấm nhập vào chỉ ăn thôi. Nếu tâm y ưa thích bất cứ ý niệm hay suy nghĩ trong lúc ăn, ấy không phải là tada. Mọi thoáng chốc của cuộc sống đều sống như là tada là cái Bây Giờ vĩnh cửu.

 

 

  • Ước gì thầy có thể bay đến bên con để khuyên bảo thêm, nhưng bây giờ đã cuối năm(21), vì quá bận công việc của chùa, nên thầy không thể đi được lúc này.

 

Xin thầy tha thứ cho con vì việc con yêu cầu thầy bằng thư như thế này, nhưng bệnh hoạn đã ngăn con không đến thăm thầy được.

Thầy ắt phải vui mừng vô cùng vì con đã thực sự thành tựu. Không bao giờ con dám mơ rằng trong kiếp này con được chứng kiến Phật giáo được truyền từ một vị Phật bằng xương bằng thịt đến Bồ-tát Di Lặc,(22) con xin tự hứa sẽ mãi mãi hành động với sự thận trọng nhất trong mọi chi tiết trong cuộc sống hàng ngày của con.

Con cầu nguyện thầy được khỏe mạnh.

 

 Yaeko

 

Tổng bình:

 

Cốt tủy của Phật giáo sống thực có thể tóm tắt trong chữ tada. Phật Thích-ca Mâu-ni là ai? Di Lặc là ai? Những người ấy không khác quí vị. Xem! Xem!

Cô ấy đã đạt đến giai đoạn tada này, nên tự nhiên cô ấy cảm thấy niềm vui sâu xa cũng như trách nhiệm nặng

nề là kính trọng Pháp thâm sâu. Hành động lưu xuất từ một

------------------------------------------------------

 (21) Ở các tự viện Thiền Nhật bản, thời gian năm ngày lễ Tết là thời gian hướng dẫn nghi thứcnghi lễ hoàn chỉnh. Vì vậy, thời gian trước lễ là thời gian bận rộn của lão sư cũng như tăng chúng.

(22) Người ta nói Phật giáo sống thực được truyền từ Phật đến Bồ-tát bất cứ khi nào một đệ tử đạt đến cùng một mức độ giác ngộ như thầy.

 

Tâm như thế là hành động của Phổ Hiền hay Di Lặc hóa thân.

 

 

6. CHỨNG AN LẠC 

 ĐƯỢC HỢP NHẤT VỚI PHÁP

 

 27-12

Lão sư Đại Vân thân mến,

Xin hãy cùng vui với con! Cuối cùng con đã thấy rõ Bộ mặt trước khi cha sinh mẹ đẻ của con với sự sáng tỏ xuyên thấu từ trời cao đến tận lòng đất. Song con không bao giờ tự xem mình là kẻ tìm kiếm tuyệt vọng.

Thầy và con đều ấp ủ một hư vọng sâu xa, ấy là phấn khởi thệ nguyện độ tất cả chúng sinh mê mờ dù phải mất vô số kiếp.

  • Nhưng người ta gọi một người có mê hoặc như thế là Bồ-tát. Nhận ra rằng không có chúng sinh nào để độ là [chân] độ vậy.

 

Ôi buồn cười làm sao! Song lòng con kính trọng thầy như một Lão sư không biết đâu là bờ bến. Quả thực ngoài thầy ra không ai có thể hiểu được ý nghĩa sự giác ngộ của con. Con cảm thấy nếu thầy nói với người khác rằng con, một người không có sự cao quí và tầm vóc nào cả, đã đạt giác ngộ đầy đủ là thầy không thông minh, vì điều đó có thể khiến cho họ coi nhẹ Phật giáo. (23)

---------------------------------------------

(23) Những gì ở đây ám chỉ là sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu là một cao tăng, chẳng hạn, đạt được thâm ngộ, nhưng khi một cô gái 25 tuổi mảnh mai, yếu ớt lại đạt được giác ngộ thâm sâu, điều này rất có thể khiến cho những người từ chối sẽ không tin một sự kiện như thế có thể xảy ra và sẽ coi nhẹ Pháp.

  • Theo một quan điểm, điều ấy có thể đúng. Mặt khác, nhiều người sẽ cảm thấy phấn khích mà nỗ lực nhiều hơn, vì thế không cần phải bận tâm.

 

Chỉ một vài người ngoai lệ sẽ không nghi ngờ kinh nghiệm của con. Ôi thật là nhẹ nhàng vô cùng khi khám phá ra rằng: Con chỉ là con không thiếu gì hết! Ôi vui làm sao khi biết rằng thầy và con sẽ cùng nhau trường cửu.

Phật giáo vô dụng cho những ai đã thoát khỏi mê hoặc.

 Con cười nhẹ khi biết mình luôn luôn vốn là Phật. Con không nghi ngờ điều nay chút nào. Song con chỉ nói điều nay với những ai đã đạt được sự giác ngộ tương đương với con. Đối với những người có nhận thức kém hơn, con sẽ nói một cách khác.

Với lòng đầy biết ơn, con chắp hai tay cảm tạ ơn thầy.

Chân Pháp thực cao cả biết bao, từ đầu đến cuối hợp lý biết chừng nào. Con cảm thấy đây thật là kỳ diệu.

Với lòng đầy bình an, con mong Năm Mới đến. 

Xin thầy trân trọng.

 

 Yaeko

 

Tái bút: Giờ đây con có thể thấy rõ một kiến tánh yếu ớt thật là phiến diện nguy hiểm biết bao. (24)

  • Con đúng đó, sự giác ngộ của đa số những

 

---------------------------------------------

24) Với một kiến tánh yếu ớt người ta vẫn còn thấy Không giới như là khác với sắc giới, và chưa nhận ra sự tương tức tương nhập của chúng.

người dạy Thiền ngày nay thuộc loại này.

 Nhưng cái ngộ phiến diện vẫn là cái ngộ phiến diện, dù cho người ta có vượt qua bao nhiêu công án. Điều mà những người này không nhận ra là họ có thể phát triển cái ngộ của họ đến vô cùng.

 

Tổng bình:

 

Sống một cuộc sống như là tada là đi trên con đường vô thượng mà chư Phật đã đi. Khi một người thấy không cần Phật giáo nữa thì Phật giáo đích thực sẽ hiện thân. Song nếu người ấy còn ấp ủ, ngay cả ý niệm này, thì đời y cũng vẫn còn bị mê hoặc che mờ. Hãy thành khẩn quét sạch [màn sương mù] của sự ràng buộc như thế, rồi cuộc sống sẽ vĩnh viễn tràn ngập nắng xuân ấm áp.

 

 

7. CHỨNG THÊM AN LẠC

 ĐƯỢC HƠP NHẤT VỚI PHÁP

 

 27-12

Lão sư Đại Vân thân mến,

Xin hãy để con viết thường xuyên cho thầy.

Cuối cùng con đã lấy lại bình tĩnh với nhận thức rằng Phật là chính con. 

  • Ta là Phật. Ta là Ta. Ta là Ta Vô Ngã.

 

Con đã hiểu rõ tình thươngnhất tâm kính trọng

 

 

 

đối với thầy. (25)

Con đã tự loại trừ được mùi ngộ rồi.

  • Chưa hẳn vậy đâu. Hiện con đang phát ra cái mùi ngộ khủng khiếp đấy. 

 

lòng biết ơn của con đối với thầy và Pháp tất cả còn sâu hơn. Lòng con cảm thấy đầy biết ơnnhận ra rằng bám lấy trạng thái mê hay ngộ phát sinh ra, bất chấp chính mình, mong ước nồng nhiệt càng lúc càng gia tăng sự theo đuổi Pháp với cường độ lớn hơn [để đạt sự an tâm vô thượng]. (26)

  • Một người không bao giờ mệt mỏi thực hiện đạo hạnh của mình được gọi là Phật. Tuy nhiên, sự chấp trướcPháp thì không phải là một đạo hạnh và không dễ giải trừ được sự chấp trước này.

 

Mê và ngộ có sức tấn công ngang nhau, thầy có cảm

----------------------------------------------

(25) Ấy là tình thương lưu xuất từ Phật Tâm giác ngộ nơi Lão sư Đại Vân và chính cô ấy.

(26) Chừng nào nội kiến của chúng ta còn chưa có điểm hội tụ và chúng ta thấy lầm mình và thế giới như là phân cách và biệt lập thay vì như là một Toàn thể không thể phân chia được, chừng ấy chúng ta vẫn còn mê hoặc. Sự lệch lạc này (vô minh cơ bản của chúng ta) nhuộm màu cái nhìn và phản ứng của chúng ta đối với mọi sự vật, do đó chúng ta không thấy – tức kinh nghiệm – sự vật như chúng đang tồn tại trong chân tánh của chúng. Giác ngộ, trong khi vén mở sự liên kết của chúng ta với mọi sự vật (như thế là đưa nội kiến lệch lạc của chúng vào điểm hội tụ chính xác), một cách nghịch lý, nó phát sinh một đám sương mù kiêu mạn trang nhã, và sự kiện này làm hỏng tánh thanh tịnh vốn có của Tâm. Bao lâu sự ô nhiễm này còn tồn tại thì sự bất an vẫn còn. Nhưng chính sự bất an này tác động như một động cơ thúc đẩy tiếp tục tu tập cho đến khi nào dứt bỏ được sự ràng buộc với cái ngộ của mình và đạt được sự bình antự do vô thượng.

 

 

thông với con rằng con mãn nguyện phi thường biết bao, và cuối cùng qua chứng ngộ đầy đủ con khám phá ra rằng con chỉ là con không thiếu gì hết?

  • Thầy biết con cảm thấy như thế nào. Ngay cả đức Thích-ca Mâu-ni cũng đã bám vào [hương] vị giác ngộ đến ba tuần lễ. Song trừ phi con tự loại bỏ được sự tự mãn ấy thì con không thể hiểu được chân Phật giáo.

 

Chính vì thâm hiểu nghiệp duyên của con với thầy, khiến cho con càng tự trọng và thận trọng hơn.

Bây giờ con đã có một cái ngộ lớn và năm cái ngộ nhỏ. Đến hôm nay con đã quên cả con là ai, ở đâu, và đang làm gì.

  • Đi mà không biết mình đi, ngồi mà không biết mình ngồi - ấy là chân tam muội trong Thiền. Trừ phi đã tống khứ được cái ta đến độ này thì không thể có sự tái sinh hoàn toàn. Con đã làm được việc ấy tốt lắm. Không Tử đã quên ăn ba ngày vì thâm nhập âm nhạc.

 

Con đã quét sạch [các mê hoặc của] con và đã thâm nhập sâu đến độ không thể trở lại với trạng thái bình thường được.

  • Hãy cứ để nó như vậy.

 

Con đã yêu cầu và được độc tham với Lão sư Taji và lúc ấy ông ta chỉ rõ rằng đấy là do kết quả sự tập trung sâu xa của con.

  • Phải, đấy là sức mạnh phát sinh từ sự tập trung sâu xa của tâm.

 

 Con nghĩ có lẽ phải yêu cầu thầy đến chỉ bảo thêm cho, nhưng lúc ấy một nội kiến sâu xa lại đến với con và con đã cầu nguyện trước đức Phật. Sau đó con đã biến mất trong chỉ quán đả tọa đến ba tiếng đồng hồ.

  • Không cần phải cầu nguyện.

 

Cuối cùng con đã trở lại trạng thái bình thường. Thiền mà con thực hành [sau khi ngộ] tưởng còn chút cặn bã nào đó phải được quét sạch thì thực là tuyệt vọng. Con đã biết rõ rằng con không bao giờ có thể bỏ tọa thiền được. Con biết ơn, rất biết ơnnhận ra rằng hết kiếp này đến kiếp khác con chỉ ở trong trạng thái toàn hảo.

Trong khắp vũ trụ Ta là vô thượng và điều này hoàn toàn tự nhiên.

  • Giữa vô số hiện tượng trong vũ trụ, chỉ Một là tự hiện thân không tì vết. Nó là cái gì nếu không phải là con!

 

Con kinh ngạc… 

  • [Kinh ngạc] theo cái nhìn của thế gian mê hoặc… 

 

Khi thấy rằng mình là cái Một đó. Kỳ diệu thay! Nhiệm mầu thay! 

Con đã ở trong thần thái tốt, xin thầy đừng lo cho con.
Với niềm hân hoan lớn nhất, con mong được gặp thầy.

 

T.B.: Nước mắt biết ơnvui sướng dâng lên trong con khi con nghĩ rằng mình đã hoàn tất việc tu tập Thiền từ đầu đến cuối không gắng sức, và con có thể thọ nhận sự

 

hướng dẫn mãi mãi của thầy. (27)

 Yaeko

 

Tổng bình:

 

Lời Thiền xưa nói rằng bị ràng buộc vào sự giác ngộ của chính mình cũng là một chứng bịnh. Nó biểu hiện một cái ta tác động điên cuồng. Quả thật, ngộ càng sâu, bịnh càng nặng, trường hợp của cô ấy, tôi nghĩ phải mất hai hay ba tháng các triệu chứng rõ ràng nhất mới biến mất; hai hay ba năm cho các triệu chứng ít rõ hơn, và bảy hay tám năm cho các triệu chúng nhiệm nhặt hơn. Những triệu chứng như thế ít được bộc lộ nơi một người dịu hiền như cô ấy. Nhưng ở một vài người thật đáng buồn nôn. Những ai tu Thiền phải đề phòng chống lại các triệu chứng ấy. Bệnh của tôi kéo dài đến ngót mười năm. Ha!

 

6. DỰ CẢM VỀ CÁI CHẾT

 28-12

Lão sư Đại Vân thân mến,

Dù sao con cũng phải gặp thầy trước khi hết năm. 

Hãy cho con nói với thầy một điều đáng buồn. Con cảm thấy rất mãnh liệt rằng giờ con xa thầy đã đến gần rồi. Vì thế con xin thầy đến gặp con với bất cứ giá nào. Vì Pháp vậy. Con yêu cầu thế này, sau khi đã suy nghĩ rất kỹ. Con

--------------------------------------------------

 (27) Vì kính trọng và khiêm tốn, một môn đệ bao giờ cũng mong được thầy và các bậc tiền bối hướng dẫn. Thiền sư Đạo Nguyên trong cuốn Hotsugammon (Phát nguyện văn) cũng đã cầu mong được chư Phật và chư Tổ hướng dẫn mãi mãi.

 

 bảo đảm với thầy ấy không phải là ảo tưởng.

 

 

Lời bình tổng kết:

 

Trong bức thư này, rõ ràng Yaeko đã tiên đoán cái chết của mình. Khi xem nội dung rực rỡ của bảy lá thư trước, tôi đã bị kích động nhiều và rất buồn vì giọng bất tường của lá thư này. Tôi đã hy vọng rằng dù sao cái chết của cô ấy sẽ không đến sớm như thế. Ôi! Đáng thương xót biết bao!

Một trong các kinh nói rằng chết lý tưởng là chết với sự biết trước một tuần, với chút ít đau đớnbuồn phiền, với tâm tịch nhiên bất động, hoàn toàn không ràng buộc với thân. Đây là lý tưởng mà tất cả Phật tử ấp ủ, nhưng không dễ gì thực hiện được như thế.

Sư Trung Phong (Chubo) đã một lần trang nghiêm tuyên bố: “Tôi muốn chết với sự biết trước cái chết một tuần, với tâm tịch nhiên bất động hoàn toàn không ràng buộc với thân, như thế để được tái sinh nơi cõi Phật, nhờ đó, cuối cùng sẽ đạt được giác ngộ vô thượng và nhận sự thọ ký của chư Phật để tôi có thể độ tất cả chúng sinh khắp vô số thế giới được tốt hơn.”

Cái chết của Yaeko nằm trong tinh thần này, trước bức thư này, tôi đã nhận được một điện tín khẩn cấp yêu cầu tôi đến gặp cô ấy vào ngày 29 tháng 12 năm 1935. Khi gặp và nói chuyện tôi đã xác nhận con mắt Tâm của cô ấy đã mở.

Cô ấy khóc, tôi cũng thế. Tôi khóc vì vui và buồn. Về phần cô ấy, cô ấy không chút sợ chết mà chỉ nghĩ đến Pháp và sự giác ngộ của những người khác. Cô ấy hiểu rất sâu rằng bạn bè và những người quen biết có thể hiểu lầm sự tu tập Thiền hay kinh nghiệm ngộ của mình, khiến cô ấy không an tâm. Cô ấy sợ một sự tin tưởng sai lầm như thế có thể khiến cho những người chưa thật tin Phật giáo sẽ khước từ Pháp. Nếu điều này xảy ra, cô ấy sẽ mắc phải trọng tội, về mặt nghiệp, không những phản lại Pháp mà còn phản lại chính những người đó nữa. Hơn nữa, cô ấy còn cảm thấy mình mắc tội bất tín và vô trách nhiệm đối với chư Phật và tất cả mọi người

Những ý nghĩ này đeo nặng trên cô ấy, mặc dù cô ấy nguyện chịu khổ nơi địa ngụchậu quả của sự bội nghịch như thế. Nghĩ rằng mình có thể dẫn dắt người khác theo hướng sai lầm là không thể tha thứ được. Suốt ngày và đêm hôm ấy, tôi đã ở lại và cô ấy đã bàn luận với tôi về các mối bận tâm này. Tôi đoan chắc với cô ấy rằng không có lý do nào để lo ngại cả ,vì tôi sẽ đính chính bất cứ một ý nghĩ sai lầm nào như thế.

Tôi đã thường xuyên lưu ý cô ấy phải đề phòng sự cố gắng quá sức, vạch rõ rằng việc ấy trái với Chánh Pháp và hơn nữa những người có ý chí có thể thực hiện tu Thiền không cần gắng sức. Dĩ nhiên như vậy, không thể nào cô ấy có thể vô tình không biết sự cảnh cáo của tôi, không quan tâm đến sức khỏe của mình mà để nó bị ngấm ngầm phá hoại do sự gắng sức quá độ khiến cô ấy chết nhanh hơn. Nỗi lo sợ lớn nhất của cô ấy là sợ rằng người ta có thể hiểu lầm nguyên nhân cái chết của mình [họ trách Pháp đòi hỏi côấy quá mức] rồi đi đến khinh rẻ Pháp. (28)

 

--------------------------------------------

(28) Mối quan tâm sâu xa của Yaeko về những hiểu lầm có thể xảy ra đối với cái chết của mình có vẻ như không hợp lý. Tại sao cô ấy cảm thấy mình có trách nhiệm đối vơi cung cách mà người khác chọn để phân tích cái chết của cô? Nhưng có thể hiểu dược cảm nghĩ của cô ấy khi chúng ta nhớ lại rằng sự giác ngộ chân thật, bằng cách tiết lộ mối tương quan với nhau của tất cảt cả chúng sinh và những ảnh hưởng =>

Dù sao đạo hạnh của cuộc đời cô ấy vẫn nằm trong tấm gương tuyệt hảohoàn toàn có thể tu tập Thiền một cách đúng đắn và ngay cả kinh nghiệm sự giác ngộ viên mãn ngay tại nhà mà một phần là ở trên giường bệnh. Nếu có quyết tâm mãnh liệt, người ta luôn luôn có thể thực hành tọa thiền ngay cả với một thể chất yếu đuối và không thể đi dự nhiếp tâm được. Điều này đã nâng cao kinh nghiệm phi thường của cô ấy và đáng được ghi vào lịch sử Thiền hiện đại.

Giờ đây Yaeko đã ra đi, thực là một mất mát lớn. Song cuộc đời dũng cảm của cô ấy thực đầy hứng khởi và ảnh hưởng của nó thực xa vời đến độ chắc chắn sẽ nâng cao sự truyền bá Phật giáolợi ích cho loài người.

 

 

 

 

 

 

 

-----------------------------------------------

=> của nó đối với các sinh thể khác trong mọi hành động phát sinh ý thức trách nhiệm không chỉ đối với những gì người ta làm mà còn với những gì người ta không làm trong bất cứ hoàn cảnh nào cho phép.

 


Tạo bài viết
01/09/2015(Xem: 18906)
16/09/2014(Xem: 21243)
01/08/2014(Xem: 12648)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: