● 19/03/99 - 25/03/99

30/10/201012:00 SA(Xem: 23837)
● 19/03/99 - 25/03/99

DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ
(Từ năm 1992-1999) 
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Nhà xuất bản Tôn Giáo – Hà Nội 2001

26.

19/03/99 - 25/03/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3

Sư phụ giới thiệu cuốn “Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21”:

 

Vì muốn hoằng pháp ở phương Tây, phải dùng những danh từ khoa học, người phương Tây dễ chấp nhận. Thực tế, Phật phápthực dụng hằng ngày, còn khoa học chỉ căn cứ có thể tích, giải thích theo sức lực của vật chất. Sức lực vật chất, bất kể vật gì, phàm có thể tích đều có từ trường, sức từ trường gọi là từ lực, có sức hút như nam châm.

Người phát hiện đầu tiên về sức hút là ông Newton, khi ông thấy quả táo ở trên cây rơi xuống, ông nghĩ tại sao quả táo rơi xuống mà không bay lên? Từ đó mới phát hiện ra sức hấp dẫn của quả đất và sức hấp dẫn vạn hữu: Tất cả vật chất, vật thể đều có sức hút, đều có từ trường, gọi là từ lực. Nội dung cuốn Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 mà tôi biên soạn, tổng quát về nguồn gốc của Phật pháp, là bắt đầu từ địnhTừ Lực của Newton.

Mọi sinh hoạt văn minh của nhân loại vạn tượng sum la, bao gồm giáo dục, chính trị, văn hóa, kinh tế, y học v.v... đều nhắm chung mục đích mong cầu hạnh .phúc cho con người.

Cho đến nay, khoa học kỹ thuật đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc thực hiện mưu cầu này nhưng chưa thành công. Vì căn bản mọi ngành, mọi môn khoa học, chỉ lợi dụng được những năng lượng phát ra từ vật chất nên vĩnh viễn bị thời gian, không gian hạn chế.

Nay chỉ còn một năm nữa là chúng ta bước vào thế kỷ 21, nếu muốn từ hữu hạn tiến đến vô hạn thì chúng ta nên chú tâm đến một nguồn năng lượng khác: Nguồn năng lượng phát ra từ phi vật chất.

Trong cuốn sách này, các vấn đề lực học Newton, lực học Einstein, và lực học của Thích Ca Mâu Ni sẽ lần lượt được đề cập để chúng ta cùng nhau tham khảo. Rất mong được nhận ý kiến đóng góp của quí vị đồng bước tiến vào Thế kỷ 21.

Kết luận của Vũ Trụ Quan:

Muốn kiến lập lý luận từ tương đối đến tuyệt đối, trước tiên phải bắt đầu từ lực học Newton đến lực học Einstein. Nếu giả thuyết tốc độ vận động của vật chất từ 0 đến 100, thì Newton là từ 0 đến 50, thuộc tánh thuận hành bất biến; còn Einstein thì từ 0 đến 50, rồi lại tiến thêm từ 50 đến 100, thuộc tánh khả biến và chuyển đổi lẫn nhau; còn lực học của Thích Ca Mâu Ni chẳng những từ 0 đến 100, lại từ 100 đến 200, 300 v.v... cho đến vô cùng tận.

Tóm lại, quan điểm của nhà khoa học chỉ hạn cuộc trong khả năng quan sát những vật tương đối trong vũ trụ, vì vạn sự vạn vật đều chẳng thể mỗi mỗi tự độc lập phải nhờ nhân duyên tương đối mà thành: Như gà sanh trứng, trứng sanh gà; như âm dương tương đối, hút đẩy tương đối, đồng tánh thì chống nhau, khác tánh thì hút nhau ... khi hấp lực lớn đến mức độ “N” thì tốc độ ánh sáng có thể bị hấp lực nuốt mất.

Vạn vật trong vũ trụ hoại nhau mà giúp nhau, ăn nuốt lẫn nhau, đã thống nhất, lại mâu thuẫn, biến hóa chẳng định, lại chẳng thể tăng giảm. Như nước có thể diệt lửa, nhưng nếu đem nước phân tích thành hai thứ khí thể H,O, thì lại trở thành lửa, H có thể tự cháy, O có thể giúp cho sự cháy.

Dù hoại nhau, thành nhau, mà cùng tồn tại bất diệt. Chúng ta ở trong hoàn cảnh vạn tượng sum la lăng xăng, phức tạp, nhiễu loạn chẳng ngừng này, mỗi mỗi vì dục vọng của bản thâncạnh tranh lẫn nhau, từ đao kiếm súng ống, chiến tranh kinh tế, từ chiến tranh lạnh đến chiến tranh nóng, và từ chiến tranh nóng qua chiến tranh lạnh; từ chiến tranh cá nhân với cá nhân, cho đến chiến tranh quần thể với quần thể ... Thiên tai nhân họa, tranh nhau mà đến. Xưa kia còn tưởng thiên tai là việc không thể đối phó được, nhưng hiện nay mới phát hiện thiên tai cũng là do nhân loại tạo thành.

Chúng ta ở trong hoàn cảnh thiên tai nhân họa tranh nhau ùa đến chẳng ngừng này, đâu thể hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc? Tại sao con người một mặt tạo ra tai nạn, một mặt lại kêu gọi đóng góp để cứu nạn? Thật là mâu thuẫn tức cười. Cho nên Đức Phật nói “Tất cả do tâm tạo là vậy.

Nếu chúng ta chịu sống theo sự chỉ dạy của Đức Phật về phương cách sống, thì hạnh phúc ở nơi trước mắt, chứ chẳng cần tìm cầu. Nói một cách khác tức là “Vô vi mà vô sở bất vi”. Nói “vô vi” chỉ là giữ cái tâm này chẳng sanh khởi hai chữ “Cho là” mà thôi.

Việc này dù xem như rất đơn giản, nhưng thực tại thì khó làm được, đó là vì tập khí của chúng ta lúc đối cảnh ắt phải khởi tâm động niệm, nhất định phải dùng “cho là” để lạc vào tương đối, rồi từ đó thị phi tốt xấu ùn lên, và phiền não cũng theo đó mà đến. Lực học của Thích Ca Mâu Ni chỉ là như thế, như thế.

Đã vì đói khátăn uống thì cứ ăn uống, chẳng nghĩ cái khác, đã vì che thân chống lạnh mà mặc áo thì cứ mặc áo, chẳng nghĩ cái khác, mỗi mỗi chức nghiệp đều giữ đúng vị trí vai trò của nó, chẳng nghĩ cái khác. Vậy thì, cha giữ đúng vai trò của cha, mẹ giữ đúng vai trò của mẹ, con cái giữ đúng vai trò của con cái, chồng giữ đúng vai trò của chồng, vợ giữ đúng vai trò của vợ v.v... tất cả mỗi mỗi đều giữ đúng vai trò của mình, làm tròn bổn phận, an cư lạc nghiệp, thì tự nhiên mọi người đều được an lạc hạnh phúc, thiên hạ thái bình.

Ghi chú: Vai trò:

Nghĩa là tùy theo truyền thống xưa nay của một dân tộc và nhà nước, phong tục, tập quán, pháp luật khác nhau thì vai trò cũng theo đó khác nhau, như truyền thống Việt Nam, Trung Quốc, truyền thống Mỹ v.v… mỗi mỗi đều khác nhau vậy.

Phật pháp kỳ thật chỉ là hiển bày tâm của mọi người, người ta hiểu lầm, tưởng tâm là bộ não, nếu qua bộ não thì gọi là vọng tâm, chứ chẳng phải chơn tâm. Bộ não là vật chất, hệ thống thần kinh, lục căn đều là vật chất, còn chơn tâm chẳng phải vật chất, là lìa vật chất. Bây giờ người ta chỉ biết đến tâm là một danh từ, ai cũng nói được, nhưng tâm là cái gì thì chẳng ai biết. Kỳ thật, chơn tâm chẳng có thể tích, mặc dù nói tâm như hư không, nhưng người ta cũng không thể tưởng tượng, cho nên, ngài Long Thọ là Tổ thứ mười bốn của Thiền tông giải thích thật kỹ, dùng “Tâm như hư không vô sở hữu” để thí dụ chơn tâm của tất cả chúng sanh.

(Sư phụ đã giảng về hư không vô sở hữu, lược qua).

Nay các nhà khoa học đều tin theo bộ não, đã thành thói quen, muốn dùng sự hiểu biết của bộ não để tìm sự bắt đầu của vũ trụ và sinh mạng, nếu theo lực học của Thích Ca Mâu Ni thì gọi đó là si mê, nhưng bây giờ gọi nhà khoa học là si mê có ai chịu đâu?

Kỹ thuật khoa học dẫn đầu để tạo hạnh phúc cho con người, nhưng tạo hoài mà cái khỗ vẫn nhiều thêm, cũng như y học càng tiến bộ thì vi trùng càng phát triển mạnh, còn khoa học tiến bộ bao nhiêu thì nguyên tử giết người nhanh hơn bấy nhiêu.

Theo lực học của Newton từ 0 đến 50 thuộc tánh thuận hành bất biến, thời đó chưa có xe hơi và máy bay. Đến thời Einstein không những từ 0 đến 50, lại từ 50 đến 100, thuộc tánh khả biến mà chuyển đổi lẫn nhau. Làm sao chuyển đổi? Nhà khoa học biết thể tích nhỏ chừng nào thì từ lực mạnh chừng nấy, nay nhà khoa học phát hiện vật thể nhỏ nhất là quang tử, tốc độ ánh sáng là cao nhất, mỗi giây đi ba trăm ngàn cây số. Lại, vật chất có thể biến thành năng lượng, năng lượng cũng có thể biến thành vật chất, chuyển đổi lẫn nhau. Mặc dù chuyển đổi lẫn nhau, nhưng phải có vật chất mới chuyển đổi thành năng lượng, chứ chẳng thể lìa vật chất.

Còn lực học của Thích Ca Mâu Ni khỏi cần vật chất, tức lìa vật chất, là năng lượng tâm của mọi người. Cho nên, nhà thiên văn đùng tốc độ ánh sáng để tính khoảng cách của không gian, ví như ánh sáng đi một năm đến thì khoảng cách đó gọi là một quang niên, ánh sáng đi mười năm mới đến thì khoảng cách đó gọi là mười quang niên, mà ánh sáng đi mười năm đến thì tâm mình chỉ một niệm liền đến, ánh sáng đi một triệu năm đến thì tâm mình cũng một niệm là đến. Tại sao? Vì nó phi vật chất, chẳng bị số lượng, không gian, thời gian hạn chế, mà nó luôn khắp không gian, khắp thời gian, nhưng người ta không tin, kể cả nhà khoa học cũng không tin.

Về nguồn gốc của Phật pháp:

Thân thể của trí Bát nhã, có người gọi là Phật tánh, tâm Chơn như, Diệu tâm ... Bản thể của nó là tri, mà dụng của nó cũng là tri. Tất cả mọi người trên thế gian, tất cả chúng sanh, cho đến vạn vật trong vũ trụ đều là vật sở tri của nó, nhưng tất cả mọi người, tất cả chư Phật đều chẳng thể biết được nó, vì nó chẳng thuộc về sở tri. Cho nên, nó vĩnh viễn không thể bị ai phát hiện được luôn cả Phật, vì hễ bị phát hiện tức thành sở tri rồi.

Điều này đối với thế gian thật là kỳ diệu, nhưng theo lý toán học mà suy luận cũng chẳng phải kỳ diệu:

Một cuốn sách toán học xuất bản ở Hồng Kông nói:

Có loại con sâu dép cỏ (Paranaccium) là động vật rất nhỏ thân thể của nó cứ mỗi ngày đêm thì nứt thành hai, từ đời thứ nhất đến đời thứ 90 thề tích của nó bằng quả địa cầu. Nếu đảo ngược lại, đem quả địa cầu xẻ 2, xẻ 4, xẻ 8, cứ tiếp tục xẻ qua 130 lần thì trở lại bằng con sâu dép. Theo lý này suy luận, nếu đem con sâu dép cỏ xẻ thêm 130 lần nữa thì đơn vị thịt của con sâu, do con số biểu thị kia có còn thấy được chăng? Nếu đem xẻ thêm 10 lần 130, cho đến trăm ngàn lần 130, con số vẫn có thể biểu thị được đơn vị thịt của con sâu đó, nhưng thực tế chúng ta còn cảm nhận được thịt của con sâu đó không? Căn cứ theo toán học, nếu cho một con sâu làm đơn vị 1; trước 1 đó thêm vào một số 0 thì thành 0.1; thêm một số 0 nữa thành 0,01; cứ theo đó mà suy tiếp, vẽ thêm số 0 cho đến dài bằng vòng quanh một quả đất, rồi hai quả đất, ba quả đất ... vĩnh viễn vô cùng tận.

Giả sử khoa học kỹ thuật cải tiến, kính hiển vi có tốc độ còn nhanh hơn vẽ số 0 thì có thể phát hiện được đơn vị thịt của con sâu đó, những đơn vị ấy thật chưa phải là thực tế vì con số còn có thể phân chia mãi vô cùng cho đến vô cùng.

Việc này Phật Thích Ca gọi là bất khả đắc, cũng là vô thỉ vô sanh. Trong Kinh Lăng Già, Phật nhắc đi nhắc lại với chúng sanh: Cần phải xa lìa “tự tâm hiện lượng”, bởi vì cái năng hiện của tự tâm là TRI và KIẾN, sở hiện của nó là HỮU và VÔ, đều thuộc sản phẩm của bộ não. Nên Kinh Lăng Nghiêm nói “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn”, tri kiếnnăng lập, hữu vôsở lập, khi bộ não biến thành tro thành đất rồi, cái bất khả đắc của bản trụ đâu có thể theo bộ não mà biến thành tro đất?

Theo lời Thế Tôn nói: Bất khả đắc gọi là bất sanh, bất khả biến gọi là bất diệt, pháp bất sanh bất diệt này tức là bản thể của thật tướng vậy.

(Sư phụ đã nói về sức dụng của tâm, lược qua).

Từ trường phát từ vật chất thì bị không gian thời gian hạn chế, còn Phật Thích Ca dạy chúng ta pháp tham thiền để dẹp những cái che khuất (tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết), sẽ hiện ra từ trường của chơn tâm với sức mạnh vô cùng, chẳng bị không gian thời gian hạn chế. Cho nên, tốc độ ánh sáng đi mười triệu năm mới đến thì tâm của mình chỉ một niệm đến.

Phải biết từ trường của mỗi người đều bằng nhau, chỉ là hễ bị che khuất nhiều thì hiện ra ít thôi.

Từ lực chơn tâm mình sẵn có, bằng như chư Phật, chẳng kém hơn một tí nào, do đó, Phật Thích Ca truyền dạy pháp thiền trực tiếp này, đáng lẽ không có tên gọi, từ Đức Phật truyền cho Sơ Tổ, Sơ Tổ truyền cho Nhị Tổ, Nhị Tổ truyền cho Tam Tổ ... do Tổ sư từng đời từng đời truyền xuống, nên gọi là Tổ Sư Thiền.

Hỏi: Môn học khí công khi luyện đến một mức độ nào đó sẽ phát ra công năng đặc dị, và tham thiền cũng phát được một số công năng đặc dị. Vậy môn khí công và môn tham thiềnliên quan gì không?

Đáp: Khí công phát ra cũng là từ vật chất, đó là cơ thể. Nó có thể từ lục căn, lục căn cũng là vật chất, lục thức thì không phải vật chất, luyện theo ý niệm là từ vật chất. Nhà khoa học cũng biết, nếu đem một vật chà xát cho nóng lên sẽ sanh ra từ trường, cũng gọi là điện lực càng chà sức từ trường càng mạnh, nếu ngưng chà thì nó trở lại bình thường. Vậy luyện khí công là phát từ vật chất nên bị hạn chế. Tham thiền là phát từ phi vật chất, chẳng bị không gian thời gian hạn chế.

Trong quyển Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 tôi có giải thích về mỗi căn, mỗi thức. Đại học ở Mỹ gồm các khoa Sinh lý học, Tâm lý học, Triết học, Khoa học tự nhiên, bốn khoa hợp lại giải thích không thông, vì họ cho rằng con người chỉ có một cái thức, đó là bộ não, chỉ biết có hệ thống thần kinh, họ không biết được thức với căn, không thể phân biệt. Hệ thống thần kinhvật chất, còn kinh lạc cũng là vật chất mà chẳng thể dùng kính hiển vỉ thấy được.

Cổ nhân thời xưaTrung Quốc, do tỉnh tọa phát hiện được mười bốn kinh lạc nơi thân thế, gồm ba trăm mấy huyệt, có thể kích thích các huyệt để điều chỉnh thần kinh: Khi hệ thống thần kinh yếu đi hoặc mạnh quá (thái quá hay bất cập) không được quân bình nên sanh ra các bệnh. Ở Mỹ, người ta nghiên cứu tìm kiếm các kinh lạc, huyệt, dùng kính hiển vi mạnh cấp mấy cũng không thấy được, những trường hợp bệnh Tây y trị không hết, nhưng châm cứu lại hiệu quả, thành ra họ phải nhìn nhận. Nay ở Đại học Mỹ cũng có khoa châm cứu.

Thức chẳng có hệ thống, chẳng phải như hệ thống đường đi của kinh lạc. Tổ sư thiền do chư Tổ truyền xuống, tin rồi thực hành. Nếu tin pháp môn 100% thì chưa được, mới chỉ có một nửa. Tại sao? Vì chỉ tin pháp môn, chưa tin tự tâm. Tham thiền là muốn hiện sức của tâm, nếu không tin tự tâm thì sức đó làm sao hiện ra? không tin thì phải thắc mắc, phải hỏi, thắc mắc có năm thứ: Nghi lý, nghi sự, nghi pháp, nghi thầy, nghi mình.

Sự thắc mắc của các vị đều nằm trong năm thứ này, tôi sẽ giải tỏa, nghi lý thì giải tỏa lý, nghi sự giải tỏa sự, nghi mình nghiệp chướng nặng, nghi thầy nói không đúng … tôi đều giải tỏa. Mục đích giải đáp chỉ là giải tỏa năm thứ nghi, chứ chẳng phải cho hiểu thêm giáo lý cao siêu. Sự thật chẳng có giáo lý gì cả, chẳng thể kiến lập cái lý, do kiến lập lý rồi mới có đúng và không đúng, có tương đối mới sanh ra sự tranh cãi.

Hỏi: Lâm Tế nói với Đại Ngu “Chẳng dè Phật pháp của Hoàng Bá có chút xíu”. Sau một năm con học pháp này với Sư phụ, nay con xin sửa lại như thế này: “Nào dè Phật pháp của Hoàng Bá không có gì cả!” Xin Sư phụ khai thị chỗ này?

Đáp: Vì ông không hiểu, nên làm sao dạy cho ông được! ông là người mà chư Phật chẳng thể giáo hóa. Tôi đã nói không cho tìm hiểu, công án của chư Tổ là muốn khiến người ta ngộ, chứ không phải muốn người ta hiểu; còn ông muốn hiểu, là nghịch ý của chư Tổ, vì hiểu là phải có lý, lý thì chẳng thể kiến lập, đúng lý hay không đúng lý, hợp lý hay không hợp lý đều là tương đối.

Đã nói vô thỉ là không thể bắt đầu, vô sanh là không có sự sanh khởi. Hễ có sanh khởi thì phải có sự bắt đầu, tôi đã dùng toán số chứng tỏ không thể bắt đầu: Dầu con số chia mãi chẳng thể chia đến số cực nhỏ, không có cực nhỏ thì không có cực lớn. Hễ chia được số cực nhỏ tức có sự bắt đầu, có số cực lớn tức có cuối cùng, vì không thể tìm được con số bắt đầu, nên Phật nói “bất khả đắc”. Bất khả đắc gọi là bất sanh, không có cuối cùngbất biến, gọi là bất diệt.

Bây giờ khoa học cũng chứng tỏ tất cả vật chất đều y nguyên tồn tại vĩnh viễn bất diệt, bất sanh bất diệt, làm sao có sự bắt đầu? Làm sao kiến lập cái lý? Nay sẽ trích đọc bài Trung Quán Luận cho ông nghe:

Có người hỏi: Phật pháp có thể chia nhiều tông, sao không thể chia nhiều phái? Nên biết Phật pháp là để hiển bày bản thể tự tánh bất nhị, của Diệu giác nên chẳng thể chia. Có thể chia là giáo pháp, chẳng phải Phật pháp, chư Phật chư Tổ vì muốn thích ứng căn cơ trình độ của mọi chúng sanh, vì khế hợp đương cơ nên chia nhiều tông, tức là trên phù hợp ý Phật (Phật pháp chẳng thể chia), dưới khế hợp đương cơ (Giáo pháp có thể chia) là vậy.

Giáo pháp thích hợp với người phương Đông được chia làm năm hệ: Thiền, Giáo, Luật, Tịnh, Mật. Thiền, Luật, Tịnh, Mật, mỗi hệ có một tông, Giáo môn chia thành bốn tông: Thiên thai, Hiền thủ, Tam luận và Duyên thức cộng chung thành tám tông Đại thừa.

Luận này vì muốn phá chấp nhị biên tương đối, nên phương tiện thiết lập Trung Quán. Nguồn gốc của nhị biên là Hữu và Vô. “Hữư” bao gồm hữu vi pháp, “Vô” bao gồm vô vi pháp. Nhị biên đã phá thì “Trung” chẳng có chỗ để an lập. Như thế, đâu có học thuyết cao siêu để cho nghiên cứu mà dựng lập học phái Trung Quán!

Lục Tổ nói thuyết pháp chẳng lìa tự tánh, tự tánh bất nhị, kinh Đại thừa liễu nghĩa do Phật thuyết đều là bất nhị. Chư Tổ căn cứ theo kinh liễu nghĩa lập luận sớ giải cũng là bất nhị. Bất nhị thì chẳng có tương đối, chẳng tương đối thì chẳng thể dùng bộ não suy nghĩ, chẳng thể dùng lời nói văn tự diễn đạt, cho nên, Đại Thừa Khởi Tín Luận nói: Lìa “tướng tâm duyên”, “lìa tướng văn tự ...”

Nên biết, những phương tiện do chư Phật chư Tổ thiết lập chỉ muốn khiến chúng sanh ngay đó khai ngộ, chứ chẳng phải muốn chúng sanh nghiên cứu tìm hiểu lý đạo, nên chẳng thể xem như một học thuyết để nghiên cứu mà chia ra nhiều học phái.

Trung Quán Luận gồm 27 phẩm, mặc dù có quán có phá, kỳ thật quán cũng là phá: Bất cứ hữu vi pháp, vô vi pháp, tất cả đều phá. Như các phẩm Quán Như Lai, Quán Niết Bàn thuộc về phá pháp vô vi, những phẩm Quán Nhân Duyên, Quán Khứ Lai thuộc về phá pháp hữu vi. Hữu, vô tất cả đều phá, phàm có nhị biên tương đối đều phá.

Chư Phật chư Tổ dung pháp phá làm phương tiện để phá sự chấp trước của chúng sanh. Chúng sanh có sở chấp nào thì phá cái sở chấp nấy. Nếu chúng sanh chẳng chấp trước thì pháp phá cũng thành dư thừa. Nay chúng tôi biên tập Yếu Chỉ Trung Quán Luận này, chỉ ở trong mỗi phẩm rút ra vài kệ chủ yếu, để sáng tỏ yếu chỉ về pháp phá của tác giả mà thôi.

Lời kết:

Pháp sư Diệu Nhân, ngày 22 tháng 12 năm 1983, khi đọc Nhập Trung Luận, có bút ký rằng: Các đại luận sư Ấn Độ như: Phật Hộ, Thanh Biện, Nguyệt Xưng, Tịnh Mạng, đều kế thừa học thuyết Trung Quán của ngài Long Thọ, nhưng vì quan điểm chẳng đồng cho với chẳng cho “có ngoại cảnh” mà sanh ra học phái chẳng đồng.

Thanh Biện luận sư phá Duy Thức Luận, trong danh ngôn kiến lập tông phái cho “có ngoại cảnh”, gọi là “Kinh Bộ Hạnh Trung Quán Sư”. Tịnh Mạng luận sư thì lập ra thuyết “vô ngoại cảnh”, phái này gọi là “Du Già Hạnh Trung Quán Sư”.

Nguyệt Xưng luận sư thì cho là Trung Quán Kiến của Phật Hộ luận sư thù thắng nhất mà theo phái Phật Hộ, lại nói đời sau phần nhiều Trung Quán Sư đều tùy thuận học thuyết Phật HộNguyệt Xưng. Còn các phái Tát Ca, Ca Cử và phái Cách Lỗ của Phật giáo Tây Tạng cũng theo Trung Quán Kiến của Nguyệt Xưng luận sư, đồng thời kiến lập Nhật Trung luận Tụng và Giải Thích, cũng cho biết danh hiệu phái Ứng Thành và phái Tự Tục của Trung Quán ...

Than ôi! Tác giả dùng Trung Quán để phá kiến chấp của nhị biên tương đối, nếu nhị biên đã phá thì đâu có cái “trung” để an lập? Tại sao các đại luận sư Ấn Độ, mỗi mỗi đều có “Trung Quán Kiến” của họ mà sanh ra nhiều học phái chẳng đồng, như danh hiệu bốn phái kể trên, thậm chí ảnh hưởng Phật giáo Tây Tạng cũng sanh “Trung Quán Kiến”. Nếu theo đó suy luận thì Phật giáo các nước khác cũng có thể bị nhiễm kiến chấp của họ mà chẳng tự biết, khiến chư Phật chư Tổ muốn phá mà hơi sức đâu phá hết!

Trung Luận là vị thuốc phá kiến chấp nhị biên, nếu chấp thuốc thành bệnh thì chẳng thể trị, như trong phẩm phá “Hành” đã ghi rõ vậy. Nếu bút ký của pháp sư Diệu Nhân là thật, thì các luận sư kể trên cũng thuộc về kẻ chư Phật chẳng thể giáo hóa ư?

Phẩm phá “Hành”:

Hỏi:

Như kinh Phật sở thuyết,

Hư vọng chấp lấy tướng.

vọng chấp chư hành,

Nên gọi là hư vọng.

Phá:

Kẻ hư vọng chấp lấy,

Trong đó lấy cái gì?

Phật thuyết những việc này,

Muốn hiển bày nghĩa không.

Vì các pháp khác nhau,

Biết đều là “vô tính”.

Tính vô pháp cũng vô,

Vì tất cả pháp không.

Đại Thánh thuyết pháp không,

Vì lìa chư kiến chấp.

Nếu lại thấy có không,

Phật chẳng thể giáo hóa.

Giải thích:

“Hành” là hành vi biến hóa. Hành vi biến hóa sát na sanh diệt, nên Phật nói chư hành vô thường. Vô thường thì chẳng thật, chẳng thật nên hư vọng, hư vọng thì chẳng thể chấp lấy. Phật nói hư vọng chẳng thể chấp lấy là muốn hiền bày nghĩa không vậy. Vì các pháp khác nhau thì mỗi mỗi chẳng tự tánh, pháp chẳng tự tánh thì pháp chẳng có, nên nói tất cả pháp không.

Phật thuyết pháp Không là để phá 62 thứ kiến chấp và phá phiền não của nghiệp ái vô minh. “Không” 1à công cụ dùng để phá chấp, nếu trở lại chấp không thì người ấy chẳng thể giáo hóa. Như có bệnh mới cần uống thuốc, nếu chấp thuốc thành bệnh thì chẳng thể trị. Cũng như lửa từ củi ra, dùng nước có thể diệt lửa, nếu lửa từ nước ra thì phải đùng cái gì để triệt?

“Không” dụ cho nước, có thể dập tắt những lửa phiền não, nếu lại ở nơi “không” mà sanh khởi kiến chấp, hoặc cho là có cái không, hoặc cho chẳng có cái không, vì tranh chấp “hữu” “vô” lại sanh khởi phiền não nữa.

Nếu dùng “không” để giáo hóa người này thì họ nói tôi biết “không” đã lâu, nếu lìa “không” thì chẳng có đạo Niết bàn. Như kinh nói: “Không, vô tướng, vô tác, nơi ba cửa này được giải thoát”, đấy chỉ là ngôn thuyết mà thôi. (Không, vô tướng thì chẳng tu, vô tác thì không có tu, vậy đâu thể giải thoát).

Hỏi: Con tập trung tham câu “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?” Lúc trong ý niệm hỏi thì con nhìn vào câu hỏi đó, bất chợt có người nhà mở quạt máy, con ngồi đó nhưng hoàn toàn không biết mở quạt vào lúc nào. Như vậy con có rơi vào vô ký hay lọt vào hôn trầm không?

Đáp: Ông nói tập trung tinh thầnsai lầm. Tổ sư dạy tham thiền không nên tập trung tinh thần, không nên cố gắng, ít phí sức chừng nào tốt chừng nấy, tập trung lâu ngày sẽ bệnh. Chỉ cần giữ cái không biết: Hỏi câu thoại là kích thích niệm không biết, còn khán là nhìn chỗ

không biết và giữ cái không biết đó được kéo dài, chỉ là vậy thôi. Nếu biết thì chẳng phải nghi tình; biết có nghi tình cũng chẳng phải, biết nghi tình nhỏ cũng chẳng phải, biết nghi tình lớn cũng chẳng phải, phàm có cái biết tức không phải tham thiền, tham thiền là không biết.

Hỏi: Như vậy khi con ngồi được một lúc thì ...

Đáp: Khỏi cần ngồi nữa! Tham thiền là đi, đứng, nằm, ngồi đều được, tham thiền chẳng phải ngồi thiền, ngồi thiền chẳng phải tham thiền, tham thiền cũng không có nhập thiền và xả thiền, đã chấp ngồi nên mới có xả. Lục Tổ nói trong Phẩm Tọa Thiền của Pháp Bảo Đàn:

“Đạo do tâm ngộ bất tại tọa”, ngộ là do tâm, chẳng phải do thân, ngài còn nói “Ngồi lâu trói thân, có ích lợi gì!” và có một bài kệ phá chấp ngồi:

Lúc sống thì ngồi hoài,

Khi chết thì nằm mãi.

Chấp giữ bộ xương thúi,

Làm sao công phu được?

Nay người ta cứ chấp cái ngồi, cho ngồi lâu là cao, như thế là sai lầm, là hại người, ông cũng bị trúng độc cái đó.

Hỏi: Con theo dõi công phu của mình thì con thấy, như vật đến thì nhìn thấy, sau cái thấy đó niệm nổi lên, con vẫn giữ cái thấy đó thì tự nhiên nó mất đi, con chẳng quan tâm nó mất hay nổi là tùy nó, vậy như thế nào?

Đáp: Do là tự dối mình thôi! Ấy cũng như đi xem đá banh hay xem hát kịch, lúc đang xem vì kịch hấp dẫn rồi quên cảnh xung quanh, đến chừng hết thì vẫn trở lại bình thường. Có nhà triết học phương Tây cũng sáng lập cái đó nhưng đối với Phật pháp coi đó như ác đạo tà ma.

Hỏi: Quyển Cội Nguồn Truyền Thừa của ngài Nguyệt Khê nói “Nhìn chỗ sơn cùng thủy tận” có giống chỗ Sư phụ dạy hỏi và nhìn không?

Đáp: Sơn cùng thì không có, thủy tận cũng không, không có thì không biết, như vậy đâu có khác! Lời nói khác nhưng ý chẳng khác. Như nói “Tâm như hư không vô sở hữu”, vô sở hữu thì chẳng trói buộc, gọi là giải thoát, vô sở hữu thì trống rỗng nên chẳng khứ lai, gọi là Như Lai, trống rỗng khắp không gian thì tự nhiên khắp thời gian chẳng gián đoạn, gọi là Niết bàn... Mặc dù danh từ khác nhau nhưng ý thì chẳng khác, cũng là trống rỗng vô sở hữu.

Sơn cùng thủy tận là không có, tức trống rỗng, trống rỗng không có cái gì thì lấy gì để biết? Nên không biết.

Hỏi: Tại sao phải “Vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ?”

Đáp: Nếu có sở đắc, có sở cầu, có sở sợ thì có ta, có ta thì chẳng phá được ngã chấp, dẫu cho tu thành cũng thành tà ma ác đạo. Nên chánh pháp phải phá ngã chấp, phá ngã chấp phải thực hành không có cái ta. Không có cái ta lấy gì để cầu? Ai đắc? Ai sợ? Vì vậy, không có ta nên không có đắc, không có cầu, không có sợ.

Hỏi: Người tham thiền khi lâm chung bị đau đớn lại sợ, lúc đó phải làm sao?

Đáp: Nếu hành giả tham thiền giữ được cái không biết thì làm sao có sợ hãi, biết sợ hãi là biết rồi, tức không có tham thiền.

Hỏi: Tâm vốn bất sanh bất diệt, bất khứ bất lai, tại sao người ta chết chỉ thay đổi cái khác mà lại quên tiền kiếp của mình?

Đáp: Vì họ vẫn còn ở trong chiêm bao. Nếu đã nhảy ra ngoài chiêm bao thì làm sao có tiền kiếp, hậu kiếp và sanh tử? Sanh tử, tiền kiếp, hậu kiếp là ở trong chiêm bao mới có, khi ngộ rồi tức nhảy ra ngoài chiêm bao thì mấy cái đó hoàn toàn kết thúc.

Hỏi: Lúc ngồi thiền nhắm mắt thì vọng tưởng nổi lên, mở mắt thì không có vọng tưởng, lúc đi kinh hành nhắm mắt không có vọng tưởng, mở mắt lại có, như vậy làm sao trị?

Đáp: Khỏi cần trị, cứ hỏi và nhìn để giữ cái không biết, không biết làm sao có vọng tưởng? Cũng chẳng biết không có vọng tưởng nữa. Biết có vọng tưởng là biết, biết không có vọng tưởng vẫn là biết, nếu hỏi và nhìn thì mấy cái kia cũng giải quyết luôn.

Hỏi: Con tham thoại đầu không nghĩ gì hết, như thế có phải nghi tình không?

Đáp: Biết không có nghĩ đã là nghĩ rồi.

- Khi tham thoại đầu, mắt con nhìn cảnh vật bên ngoài vẫn thấy, vậy như thế nào?

- Như vậy làm sao gọi là tham thiền? Không biết thì không thấy, làm sao thấy được? Thấy tức biết rồi!

- Nếu không thấy làm sao đi đứng tới lui?

- Không đi đứng tới lui thì không đi đứng tới lui. Nay tôi hỏi ông, ông biết đói bụng không?

- Dạ, biết.

- Ông thấy cái bụng không?

- Dạ không.

- Không thấy sao biết đói bụng?

- Dạ, tự nhiên đói là con biết.

- Phải rồi! ông không thấy bụng cũng biết đói bụng, vậy khỏi cần thấy cũng đi được mà, phải không?

- Dạ phải, cám ơn Hòa thượng.

Hỏi: Khi con đề lên câu thoại đầu thì con nhìn vào chỗ hoàn toàn không biết gì hết, nhưng vẫn có cái biết của cái không biết, biết rõ ràng thấy chỗ mình không biết đó. Rồi đề tiếp câu thoại đầu nữa, vẫn không biết. Hai niệm vẫn không biết thì con có một ý niệm “làm sao thấy được tự tánh là cái gì?” Từ chỗ không biết đó con mới chăm bẩm sao cho thấy được tự tánh? Mà trước sau đều không thấy, thành ra con thấy rất mệt mỏi và có lúc rất đau đầu, con không biết mình rớt vào chỗ nào?

Đáp: Như vậy là sai lầm lớn, vì dùng cái biết tìm hiểu cái không biết. Tham thiền là không hiểu không biết, nay chẳng những không chịu chấm dứt, lại dùng cái biết đó tìm hiểu thêm, tức là tìm hiểu cái nghi tình để biết cái nghi tình. Biết cái không biết vẫn là biết, nếu không biết, làm sao biết mình biết cái không biết? Nếu thật không biết thì làm sao biết cái biết và cái không biết?

Bây giờ cứ hỏi và nhìn để chấm dứt tất cả tìm hiểu, suy nghĩ, ghi nhớ, giống như người khờ ngốc không biết gì mới đúng. Hễ còn biết rõ ràng “có nghi tình không biết” là không đúng.

Hỏi: Con đã tham câu “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?” rồi con thấy câu “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì”câu này có nghi tình hơn câu trên, vậy có nên đổi câu thoại đầu để tham không?

Đáp: Tôi hỏi ông: Khi chưa có trời đất ông là cái gì? Biết không?

- Dạ không biết.

- Không biết là đúng rồi, như vậy cần gì đổi nữa! Không biết thì cứ nhìn chỗ không biết đó, thì cái kia cũng nhìn chỗ không biết vậy!

- Con thấy câu trên dễ nhìn hơn?

Nếu có dễ và khó thì khác rồi ? Biết mới có khác, không biết làm sao có khác được!

Hỏi: Khi con tham câu “Khi chưa có trời đất ta là cái gì” lúc ngủ có chiêm bao thì hiện cảnh giới, khi tham câu “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì?” lúc ngủ không còn chiêm bao, vậy như thế nào?

Đáp: Đó là còn để ý cái biết, còn ham cái biết, bây giờ cứ giữ cái không biết là được.

Hỏi: Thể nào sám hối thập tự mười phương Tăng?

Đáp: Hỏi câu thoại đầu và giữ niệm không hiểu không biết là chơn sám hối. Vì thoại đầutâm niệm không nổi lên thì vọng tâm được ngưng hoạt động. Cho nên, có bài kệ:

Tội từ tâm khởi lấy tâm sám,

Tâm nếu diệt rồi, tội liền tiêu.

Tội tiêu tâm diệt thảy đều không,

Ấy mới gọi là chơn sám hối.

Hỏi: Có phải ngài Ma Ha Ca Diếp chưa viên tịch, còn nhập định ở núi Kê Túc chờ Phật Di Lặc ra đời?

Đáp: Vì chấp có sanh tử nên mới thấy có viên tịch, kiến tánh rồi biết vốn chẳng có sanh tử, chẳng sanh tử làm sao có viên tịch hay không viên tịch? Tâm như hư không vô sở hữu, trống rỗng thì chúng trói buộc, nên gọi là giải thoát. Vốn chẳng bị trói buộc là không có sanh tử.

Hỏi: Ngộ được không có sanh tử tức là liễu thoát sanh tử. Những tội ác đời trước đã làm như: Giết người, cướp của, lường gạt, hãm hại người cô thế ... thì người Phật tử làm sao cho hết các tội trên để tu hành khỏi bị chướng ngại? Chúng con có thể sám hối hồng danh trước bàn Phật không?

Đáp: Sám hối không thể diệt tội được. Theo giới luật nhà phật, sám hối chỉ diệt được tội phá giới, chứ không diệt được tội nhân quả. Muốn hết tội nhân quả phải diệt cái tâm, tâm diệt thì tội tiền tiêu.

Muốn diệt tâm phải tu, như tham thiền đến kiến tánh thì bất cứ tội nặng thế nào đều tiêu cả. Tại sao? Vì tất cả tội đều là việc trong chiêm bao, kiến tánh là ở trong chiêm bao thức tỉnh, lìa khỏi chiêm bao thì tất cả việc làm trong chiêm bao không còn. Ví như ở trong nhắm mắt chiêm bao thấy phát tài rất mừng, khi thức thức tìm đồng xu chẳng có, tạo tội cũng vậy, thức tỉnh liền hết. (Sư phụ đã giảng về hai thứ chiêm bao, lược qua).

Hỏi: Muôn niệm từ đâu khởi?

Đáp: Từ bộ não.

Hỏi : Tâm là cái gì?

Đáp: Phật cũng không biết, vì nó chẳng phải là sở tri. Bài Nguồn gốc Phật pháp trong cuốn Yếu Chỉ Phật Pháp có nói đến vấn đề này.

Hỏi: Có phải khi kiến tánh mới biết là cái gì khởi niệm, phải không?

Đáp: Chưa kiến tánh cũng biết: Ban đêm khởi niệm gọi là nhắm mắt chiêm bao, ban ngày khởi niệm gọi là mở mắt chiêm bao. Niệm niệm không dứt đều do vọng tâm ngày đêm hoạt động hoài.

Hỏi: Những người ăn thịt mà không thấy con vật bị giết hay không thấy con vật đau khổ la rên. vậy họ có mắc tội nhân quả không?

Đáp: Có, Kinh Lăng NghiêmKinh Lăng Già nói: “Ăn tam tịnh nhục, ngũ tịnh nhục đều cấm”. Không nghe, không thấy, không vì mình mà giết gọi là tam tịnh nhục rồi thêm cầm thú ăn dư hay con vật tự chết, cộng chung thành 5 thứ, gọi là ngũ tịnh nhục. Chúng ta dùng đồ có liên quan đến thân thể của con vật thì cũng dính líu nhân quả, như dùng giày dép làm bằng da thú, áo lông thú ...

Hỏi: Theo lời Phật dạy “nhân nào quả nấy” con không hiểu tại sao cứ vào ngày rằm tháng Giêng, hàng Phật tử đến chùa nhờ quý thầy cúng sao giải hạn, thậm chí cũng có quý thầy thúc giục quở trách Phật tử nào không cúng sao thì năm đó sẽ gặp rắc rối về bổn mạng. Vậy điều này có hợp chánh pháp không?

Đáp: Những việc này gọi là tà mạng thực, nên Phật cấm, nhưng người ta không chịu nghe lời Phật dạy. Nếu đã tin nhân quả thì còn hỏi những việc đó làm chi! Vì người đó không tin nhân quả nên mới hỏi.

Hỏi: Minh Tâm kiến tánh thì lấy cái gì để minh, lấy cái gì để kiến?

Đáp: Tâm như hư không vô sở hữu, làm sao lấy gì để minh để kiến? Vì tất cả lời nói đều có ngữ bệnh, như trong kinh nói “Từ vô thỉ đến nay”, đã vô thỉ làm sao có đến nay? Phải hữu thỉ mới có đến nay; rồi nói “Kiến tánh thành Phật”, tánh làm sao kiến? Nếu tự tánh thành sở kiến thì có năng sở, đâu phải bất nhị? Cho nên, tất cả văn tựlời nói chỉ là phương tiện, nếu chấp phương tiện cho là thật thì học cũng uổng công.

Hỏi: Tu thiền dễ đưa đến thanh tịnh giải thoát? Tại sao có vài vị tu thiền một thời gian lại bị điên?

Đáp: Tham thiền không phải muốn thanh tịnh, cũng không mở trói để giải thoát. Tại sao? Vì tâm như hư không trống rỗng, tại có cái Ta, muốn có sở đắc, có sở cầu, có sở sợ nên ma mới nhập được. Nếu không có cái Ta thì ma nhập vào đâu? Những người hỏi câu hỏi này là do bệnh chấp thật quá nặng.

Hỏi: Phật nói trong Phẩm Phổ Môn về nước Quỷ La Sát vậy Quỉ La Sát có ở cõi Nam Diêm Phù Đề này không?

Đáp: Phật nói “Vạn pháp duy tâm tạo, tâm mình chấp thì có, chẳng chấp thì không có. Đại Trí Độ Luận nói “Do chấp Phật thì có Phật, chấp Bồ tát thì có Bồ tát, chấp Đại thừa thì có Đại thừa ... nếu tất cả tánh không thì tất cả trống rỗng”. Tất cả do chấp nên mới có, có và không là tương đối, thuộc sản phẩm của bộ não. Còn thực tế thì chẳng dính đáng đến có và không. Nếu chấp có và không là lọt vào biên kiến trong năm thứ ác kiến.

Hỏi: Ngài Quán Thế Âm được cúng dường xâu chuỗi ngọc vô giá, sao ngài không nhận?

Đáp: Chư Phật chư Tổ muốn chúng ta được ngộ, nếu chúng ta chấp thật thì không bao giờ ngộ được. Cái vô giábản tâm của chúng ta, ngộ được cái tâm mới thật vô giá, nếu chẳng ngộ, đã được vật vô giá, sau khi chết cũng chẳng được gì.

Bây giờ đã có thế lực cao, có sự nghiệp lớn, thành công to, tiền của nhiều, đầy châu báu vô giá v.v... cũng đâu làm chủ những cái ấy được! Không muốn lìa mà nó vẫn lìa, thân này không muốn bệnh nó cũng bệnh, không muốn chết nhưng nó cũng chết ... tự mình còn không làm chủ được, có vật vô giá được ích lợi gì!

Hỏi: Trong lịch sử Thiền tông có ghi: Hòa thượng Cửu Chỉ được ngộ đạo do Thiền sư Thiên Long khai thị giơ một ngón tay, sau này đệ tử cũng bắt chước giơ một ngón tay, ngài biết được mới lập phương tiện mài con dao thật bén để trong túi áo. Một hôm hầu trà. Hòa thượng hỏi, đệ tử giơ ngón tay lên, Hòa thượng chặt đứt. Như vậy Hòa thượng có lỗi không?

Đáp: Người viết sách vì không hiểu gì hết, công án Thiền cũng không biết mà viết ra như thế rất hại người, là tội địa ngục. Công án như thế này:

Hòa thượng Cửu Chỉ chưa ngộ mà tưởng mình đã ngộ, một hôm đang ngồi ở thiền sàng, gặp Ni cô Thật Tế từ ngoài bước vào chùa không chịu bỏ nón xuống, Cửu Chỉ nói:

- Xin cô lấy nón xuống.

Ni cô đi ba vòng rồi nói ba lần: Nói được thì ta bỏ nón xuống.

Cửu Chỉ nói không được, cảm thấy mắc cỡ. Ni cô định ra đi, Cửu Chỉ muốn xin chỉ giáo, nói:

Trời tối rồi, mời Ni cô ở lại một đêm.

Ni cô nói ba lần: Nói được thì ta ở lại.

Cửu Chỉ vẫn không nói được, Ni cô bỏ đi.

Trong Phật pháp, Tỳ kheo ni có bát kỉnh đối với Tỳ kheo, tức là: Tỳ kheo ni gặp Tỳ kheo phải đánh lễ, cho dù Tỳ kheo ni một trăm tuổi hạ cũng phải đảnh lễ Tỳ kheo mới thọ giới. Nhưng Tỳ kheo ni kiến tánh thì Tỳ kheo phải đảnh lễ Tỳ kheo ni.

Cửu Chỉ cảm thấy hổ thẹn, tự nghĩ: “Mình là đại trượng phu mà không bằng người nữ”, định bỏ chùa đi tham học, nhưng đêm đó chiêm bao thấy thần Hộ pháp cho biết: “Ông khỏi đi, ngày mai sẽ có thiện tri thức đến”.

Sáng ra, Thiền sư Thiên Long đến, Cửu Chỉ tiếp đãi tử tế rồi đem chuyện Ni cô Thật Tế kể cho Thiền sư nghe, nhờ Thiền sư chỉ dạy. Thiền sư Thiên Long không nói gì cả, chỉ đưa lên một ngón tay thì Cửu Chỉ liền ngộ.

Về sau, hễ có người đến hỏi pháp thì ngài đưa một ngón tay lên, thị giả thấy và bắt chước, có ai hỏi cũng đưa ngón tay lên. Người ta lại nói với Cửu Chỉ:

- Thị giả của ngài thuyết pháp cũng hay vậy.

- Thuyết pháp như thế nào?

- Có ai hỏi pháp thì thị giả cũng đưa ngón tay lên.

Cửu Chỉ mài sẵn con dao thật bén để trong túi áo, một hôm thị giả bưng trà đến, ngài hỏi:

- Thế nào là Phật?

Thị giả đưa ngón tay lên theo thói quen, ngài liền lấy dao chặt đứt ngón tay, thị giả hoảng sợ bỏ chạy, ngài rượt theo và bảo: “Dừng lại?” Thị giả đứng lại nhìn, ngài hỏi:

- Thế nào là Phật?

Thị giả giơ tay lên, không thấy ngón tay liền ngộ.

Hỏi: Khoa học hiện đã phát minh vô sinhthực hiện ở con bò con cừu, rồi cũng thực hiện bằng cách cấy mô, như vậy con người này do khoa học tạo ra, có phải là chúng sanh bình thường không?

Đáp: Khoa học không chế tạo cơ nhân được, phải nhờ cơ nhân sẵn có, cũng như mình ghép cây này với cây kia, nếu không có cây thì làm sao ghép được? Họ phải dùng tế bào người đó, nếu không thì chẳng thể tự tạo ra tế bào.

Dùng tế bào con dê này thì giống con dê này, chứ không thể giống con dê khác, vì mỗi mỗi cơ nhân khác nhau. Trong cuốn Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 đoạn đề cập về đầu thai có nói rõ hơn sinh lý giải phẫu học của Đại học Mỹ:

“Muốn thuyết minh tình trạng luân hồi của nhân loại nên nhờ câu tụng của Huyền Trang Đại sư để chứng minh:

Bát Thức Quy Củ Tụng có câu: “Khứ hậu lai tiên tác chủ công”, hấp lực tỏa ra do cộng nghiệp của mình và cha mẹ khi cha mẹ giao hợp, khiến thức thứ Tám đến trước nhất (lai tiên), khi chết thức này rời cơ thể sau cùng (khứ hậu). Do tánh chấp ngã của thức thứ bảy kết

hợp với sinh lý của cơ thể, mà làm chủ nhân nơi thân này, đồng thời do tinh cha trứng mẹ kết hợp hình thành thai nhi, nhờ bát thức làm cơ nhân (DNA) mà dần dần hình thành hệ thống thần kinh của bộ não, cùng khắp tác tế bào và ngũ tạng lục phủ của toàn thân, do bộ não làm thủ tướng.

Do sự lôi kéo của ngã chấp, khiến lục thức với lục căn hợp tác mà nghe theo lệnh của bộ não. Nhưng lục căn thuộc sắc pháp (thể vật chất), lục thức thuộc tâm pháp (thể tinh thần), căn có thể hoại diệt, thức thì chẳng thể hoại diệt. Nếu tu hành đến kiến tánh thì chuyển được bát thức thành tứ trí mà ra khỏi luân hồi, chấm dứt sự sanh tử, dứt hẳn sự đầu thai chuyển thế, tự do tự tại vĩnh viễn, chẳng còn tạo nghiệp và bị nghiệp lực trói buộc.

Thức thứ tám là kho chứa tất cả chủng tử thiện ác của kiếp trước làm cơ nhân, cái đó mỗi mỗi khác nhau, nên cơ nhân của mỗi người mỗi khác. Phải dùng cơ nhân bồi dưỡng đều qua tử cung của người đàn bà mới thành thai nhi. Bộ não làm thủ tướng, nhưng có ba bộ phận: Tìm hiểu, suy nghĩ và ghi nhớ.

Bộ phận ghi nhớ mà nhà khoa học đã bắt chước chế tạo thành máy vi tính, còn hai bộ phận tìm hiểusuy nghĩ, cũng có nhà khoa học nói sau này sẽ ra đời. Vì đó là vật chất, có thể y theo mà chế tạo cái máy, ví như ra đa là bắt chước con dơi. Con dơi không có con mắt, nhưng bay không đụng vật là nhờ có ra đa vậy.

Hỏi: Lúc chưa tạo thiên lập địa thì mọi người ở đâu?

Đáp: Chỗ này để các vị tham, không được giải thích, thế mới có câu thoại đầu “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?”. Nếu có thể giải thích thì có thể tìm hiểu, cứ giữ cái không biết mãi, rồi đến chỗ thoại đầu mới kiến tánh thành Phật. Sau này các vị ngộ rồi sẽ tự biết, chưa ngộ mà đoán mò bậy bạ là sai lầm, vì không thể giải được.

Hỏi: Phật tánh siêu việt logic, có đồng với câu “Cứu cánh cùng tột, bất tồn quỷ tắc” của Tín Tâm Minh không?

Đáp: Cũng giống như vậy. Nếu có logic thì có tương đối phải có thí dụ. Còn chơn tâm bất nhị, chẳng tương đối thì không thể dùng lời nói để diễn tả, không thể theo logic để chứng minh, nên nói Phật tánh siêu việt logic. Nếu nói đồng là nhị, nói khác cũng là nhị. Tại sao? Người ta nói “Đồng nhất”. nhưng phải có hai cái mới đồng được, như cái này đồng với cái kia; nói “khác” cũng vậy.

Hỏi: Tự tánh cùng khắp, sao bộ não chẳng cùng khắp?

Đáp: Bộ não là vật chất thì bị không gian thời gian hạn chế nên chẳng cùng khắp, còn tự tánh là phi vật chất nên tự nhiên cùng khắp.

Hỏi: Phương pháp hành thiền tự tánh như: Thiền là tỉnh thức, thiền là an nhiên, thiền là điềm đạm, thiền là không vọng tưởng, thiền là ở sáu căn, thiền là khi tụng kinh, thiền là khi niệm Phật ... tất cả những đề mục trên, có phải oai nghi tế hạnh của người ta không? Hay là Như Lai Thiền?

Đáp: Chẳng phải Như Lai Thiền, mà là tà ma ác đạo thiền, không phải chánh pháp của Phật dạy. Chánh tháp của Phật dạy là bốn thừa: Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, Tối thượng thừa. (Sư phụ đã dẫn dụ ngài Nguyệt Khê giải thích bốn thừa, lược qua).

Hỏi: Trong tác phẩm Nẻo Vào Thiền Học có viết một đoạn kể lại đối thoại giữa hai vị là Thiền giả và Hòa Thượng:

Thiền giả hỏi: Đạo là gì?

Hòa thượng đáp: Đạo là tâm bình thường của con người.

Thiền giả hỏi: Vậy cần gì phải tu?

Đáp: Nếu có tu thì trái với đạo.

Kính xin Sư phụ giảng: Có ý muốn tu là trái với đạo?

Đáp: Vì vô tu vô chứng, tại không phải tu mà thành.

Hỏi: Nghi sự là gì?

Đáp: Sự là công việc, bất cứ công việc gì đều là sự. Như giải đáp của tôi là sự, các vị đi hương, tọa hương trong Thiền thất cũng là sự, tức làm là sự. Như muốn cất nhà phải theo kiến trúc mà xây tường lợp mái, những việc ấy đều là sự.

Nghi sự của mỗi người mỗi khác, cũng như nghi việc tham thiềnđược giải thoát không? Nghi lý tham thiền có đúng lý không?

Hỏi: Tự tánh vốn sẵn có, sao bộ não xen vào tự tánh?

Đáp: Bộ não là nghiệp tạo thành, do chủng tử thiện ác kiếp trước của thức thứ tám đem theo đầu thai. Vì ngã chấp của thức thứ bảy khiến cho lục căn lục thức hợp tác nghe theo lệnh của bộ não.

Bộ não là hệ thống thần kinh theo ngã chấp mà tạo nghiệp nhân thì phải chịu nghiệp quả, chứ chẳng phải là tự tánh, tự tánh bất nhị không có tương đối. Khi chuyển bát thức thành tứ trí mới hiện ra tự tánh bất nhị, còn bây giờ tự tánh bị che khuất, nên lục cănlục thức nghe theo lệnh của bộ não.

Hỏi: Phật từ tại gia tham thiền có những giai đoạn thử thách đau khổ trong cuộc sống, vậy có phải trả nghiệp không?

Đáp: Có thử thách mới gọi là tu, nếu khôngthử thách, giống như người ta nhập thất tự nhất trong phòng, việc ấy chẳng phải tu mà lại có hại, vì không tiếp xúc cảnh vật bên ngoài để khởi tâm động niệm.

Hỏi: Tại sao các Thiền viện chỉ thờ phật Thích Ca và các Tổ Ma Ha Ca Diếp, mà không thờ các vị Phật khác như Phật Di Đà, Phật Quán Thế Âm?

Đáp: Thiền đườngTrung Quốc không có thờ Phật gì hết. Ngày xưa Bá Trượng sáng lập Tòng lâm không có thờ Phật, bây giờ có chùa chỉ thờ Phật Thích Ca, có chùa thờ đủ thứ, chẳng thể kể xiết. Nhưng Thiền tông không nói đến việc thờ, nếu nói đến thờ thì chẳng phải Thiền tông.

Hỏi: Việc vay trả nhân quả không biết đến chừng nào mới hết?

Đáp: Kiến tánh triệt để thì hết. Vì nhân quả là việc trong mở mắt chiêm bao, kiến tánh thì ra ngoài chiêm bao, bất cứ nghiệp chướng nặng cách mấy, khi được giác ngộ là xong.

Hỏi: Lúc mới tham thiền, vọng tưởng nhiều mà nghi tình mạnh nên con dụng công liên tục, còn bây giờ các vọng tưởng lắng dịu, tâm con được thanh tịnh, sự dụng công không còn như trước, thường hay bị gián đoạn. Con biết những căn bản phiền não vẫn còn nằm sâu trong tàng thức chưa diệt trừ hết, vậy làm cách nào để cho sự dụng công được liên tục?

Đáp: Ấy do chẳng phải vì sanh tử, chỉ vì hứng thú mà tu, khi hết hứng thú thì hết tham. Nên ngài Hư Vân nói: “Năm đầu sơ tham, năm thứ nhì lão tham, năm thứ ba hết hứng thú thì không tham”. Ban đầu hứng thú nên công phu mãnh liệt, sau này hứng thú bớt dần, đến năm thứ ba cũng nghĩ tham luôn.

Nếu vì giải thoát sanh tử thì khi nào giải quyết được sanh tử mới hết tham, tức kiến tánh triệt để rồi mới xong việc.

Hỏi: Người phát đại nguyện sanh về Tịnh Độ, nếu giết một con mèo để cứu một vạn con chuột, thì người ấy có trái với đại nguyện đã phát không?

Đáp: Trái.

Hỏi: Chánh trí là gì? Có đồng nghĩa Như Lai không?

Đáp: Chánh trí là trí Bát nhã không có qua bộ não. Diệu dụng của Phật tánh không qua bộ não, nhưng nó làm xong công việc của bộ não mà bộ não làm không được dụng của nó là như như.

Ngũ pháp gồm: Tướng, danh, phân biệt, chánh trí, như như. Nay lược giải như sau:

1/ Tướng: Phàm là vật thể hữu hình mỗi mỗi đều có sự cao thấp, dài ngắn, lớn nhỏ.,màu sắc, chất lượng, luôn cả những khái niệm vô hình như ảo tưởng do sự tưởng tượng dựa theo vật thể hữu hình cũng vậy. Cả hai thứ hữu hình và vô hình đều gọi là tướng.

2/ Danh: Y theo tướng hữu hình và vô hình lập ra tên gọi, gọi là danh.

3/ Phân biệt: Đối với danh tướng kể trên, trải qua sự tư duy phân tích để nhận thức sự thật giả, tốt xấu, giá trị, chất lượng, thị phi, tà chánh v.v... gọi là phân biệt.

4/ Chánh trí: Trí thức chẳng nhờ tác dụng của bộ não, mà do công năng tự động của trí Bát nhã tự hiện, là vốn sẵn có của Diệu giác (Bộ não chẳng thể biết được), có sự tồn tại khách quan. Cái trí huệ chẳng cần tác ý của bộ não mà tự hiện này, là trí huệ chẳng bị không gianthời gian hạn chế, gọi là chánh trí.

5/ Như như: Do nơi chánh trí tự động phát huy, chẳng kể ngày đêm, cổ kim, luôn luôn như bản lai thực tế từ vô thỉ đã sẵn có, chẳng có tương đối, siêu việt biện chứng của logic, gọi là như như.

Gọi chung là Ngũ pháp.

Hỏi: Tham thiền sợ nhất nhận thức thần làm Phật sự hoặc nhướng mày chớp mắt, xoay đầu ngó lại cho là ít nhiều kỳ đặc. Nếu nhận thức thần làm việc chánh là tôi tớ của ác đạo cũng chẳng được, vậy có phải không?

Đáp: Nếu tham Tổ sư thiền thì chỉ hỏi và nhìn là giữ niệm không biết, gọi là nghi tình. Còn biết những cái này là chẳng phải Tổ sư thiền.

Hỏi: Thế nào là Nạp Tăng núi bạc vách sắc?

Đáp: Đây là thí dụ. nếu giữ được nghi tình không biết, thì cũng như núi bạc vách sắt, các thứ phiền não và các thứ khác không vô được. 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/09/2014(Xem: 19658)
01/08/2014(Xem: 11777)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?