Tâm Không

01/09/20155:56 CH(Xem: 18717)
Tâm Không

TÂM KHÔNG
Truyền Bình

Vũ trụthế giới của con người

nguyen-tu(《大正藏》冊15,650 經,Sarvadharmāpravṛttinirdeśa《諸法無. 行經》,鳩摩羅什譯)Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển 15, trang 650, Kinh Chư Pháp Vô, Cưu Ma La Thập dịch, chép : 佛言。曼殊尸利。説諸衆生唯是其一。畢竟不生遠離於名。一異不可得故。彼是此種子句。Phật ngôn, Mạn Thù Thi Lợi (tức Văn Thù Sư Lợi 文殊師利), thuyết chư chúng sinh duy thị kỳ nhất, tất cánh bất sinh, viễn ly ư danh, nhất dị bất khả đắc cố. Bỉ thị thử chủng tử cú. [Phật nói, này Văn Thù Sư Lợi, nói các chúng sinh chỉ là một, nghĩa tất yếu là bất sinh, xa rời danh từ, một chút khác nhau cũng không thể có. Đó là nghĩa hạt giống (nghĩa cơ bản) của câu “cái này tức là cái kia” (ta tức là người)]

Ý nghĩa của câu này là tất cả chúng sinh đều cùng một tâm, không có chút khác nhau nào, thậm chí toàn thể vạn vật cũng chỉ là một, tất cả sự phân biệt chỉ là vọng tưởng, là khái niệm, là danh từ mô tả không có nghĩa thật. Xa hơn nữa, tất cả đều không có thực thể (chư pháp vô) không phải có, cũng không phải không có.

Con người ngày nay quan niệm rằng mình đang sống trong vũ trụ vô cùng rộng lớn. Đường kính của vũ trụ hiện nay là 93 tỉ quang niên. Quang niên là khoảng cách mà ánh sáng di chuyển trong một năm. Vận tốc của ánh sáng là 300.000km/giây. Một ngày đêm có 86.400 giây. Vậy :

Quang niên = 300.000 x 86400x 365 = 9.460.800.000.000 km (chín ngàn bốn trăm sáu chục tỉ tám trăm triệu kí lô mét)

Vũ trụ lại rộng tới 93 tỉ quang niên, nên sự rộng lớn của vũ trụvô cùng khủng khiếp.

Trong vũ trụvô số thiên hà, mỗi thiên hà có hàng tỉ ngôi sao, mỗi ngôi sao có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn gấp bội mặt trời của chúng ta, và cũng có thể có hệ hành tinh quay xung quanh tương tự như thái dương hệ của chúng ta. Vũ trụ được xem là kiến trúc vĩ mô.

Bên trong vật chất hay bên trong chính cơ thể của chúng ta là các phân tử và nguyên tử. Các nhà triết học Trung Quốc xưa nghĩ rằng Trí tri tại cách vật 致知在格物 Hiểu biết đến cùng nằm ở chỗ khám xét vật chất đến chỗ tận cùng. Nghĩa là nếu muốn hiểu vũ trụ hay trời đất đến cùng thì phải khám xét vật chất đến chỗ tận cùng của nó. Nhà triết học Vương Dương Minh 王陽明 (1472-1529 tên thật Vương Thủ Nhân王守仁) đời Minh muốn tiến hành cách vật, ông ta lấy một ống tre chẻ nhỏ ra để khám xét nhưng chẳng thấy đạo lýđặc biệt. Bởi vì sự khám xét đó còn xa lắm mới tới chỗ tận cùng.

Vào năm 1808, John Dalton cho xuất bản cuốn sách “Lý thuyết nguyên tử“ (The Atomic Theory). Dalton đã xác định rằng tất cả vật chất đều do nguyên tử tạo thành và ông cho rằng nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất, không thể phân chia nhỏ hơn nữa được.

Và vào năm 1869, giáo sư trường đại học Petersbourg là Dmitri Mendeleev (1834 – 1907) đã tiến hành nghiên cứu việc phân loại các nguyên tố. Cuối cùng Mendeleev đã phát hiện ra sự thay đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố theo khối lượng nguyên tử (thời đó người ta gọi là nguyên tử lượng) của chúng.  Ông sắp xếp 63 nguyên tố hóa học đã được phát hiện vào thời kỳ đó vào bảng tuần hoàn các nguyên tố. Đó có thể nói là bước đi sơ khởi về cách vật.

Năm 1891 nhà vật lý người Ireland, George Johnstone Stoney suy đoán sự hiện hữu của một loại hạt nhỏ hơn nguyên tử mà ông đặt tên là electron. Năm 1897 nhà vật lý người Anh Joseph John Thompson (1856-1940) khám phá ra hạt electron mang điện tích âm trong thực tế. Năm 1913 nhà vật lý người Anh Henry Gwyn Jeffreys Moseley (1887-1915) khám phá ra hạt proton mang điện tích dương. Năm 1932, nhà vật lý người Anh James Chadwick (1891-1974) khám phá một loại hạt trung hòa về điện, ông đặt tên là neutron. Proton và neutron là hai loại hạt cấu tạo nên hạt nhân của nguyên tử vật chất, electron chạy cực nhanh quanh hạt nhân, tạo thành nguyên tử vật chất. Đó là 3 loại hạt nhỏ hơn nguyên tử, được gọi là hạt cơ bản (elementary particles). Năm 1964, hai nhà vật lý Murray Gell-Mann và George Zweig đề xuất một cách độc lập, sự tồn tại của một số loại hạt nhỏ hơn proton và neutron mà họ gọi là quark, với 3 loại là quark up, quark down và quark strange. Năm 1968, những thí nghiệm được tiến hành trên máy gia tốc tuyến tính ở Standford, Mỹ, khám phá ra 3 loại quark này trong thực tế. Sau đó người ta khám phá thêm 3 loại quark khác là quark charm, quark bottom và quark top.

Từ năm 1950, Frederick Reines và Clyde Cowan tìm thấy bằng chứng hiện hữu của một loại hạt cơ bản sinh ra từ phản ứng hạt nhân mà họ gọi là neutrino. Và đến năm 1956 thì Bugey và Chooz tìm thấy chúng trong thực tế. Loại neutrino phát sinh từ các máy gia tốc được Brookhaven phát hiện là neutrino muon năm 1962, thí nghiệm CHARM II năm 1974, và các thí nghiệm NOMAD hay CHORUS năm 1995 xác nhận loại neutrino này. Một loại neutrino thứ ba phát sinh từ mặt trời. Nó cực kỳ nhỏ, hầu như không có khối lượng và có mặt ở khắp mọi chỗ. Mỗi giây có khoảng 65 tỷ neutrino đi qua mỗi một centimet vuông của Trái đất. Hạt neutrino hầu như không tác động gì tới vật chất. Mỗi giây có hàng tỉ hạt neutrino đi xuyên qua cơ thể chúng ta mà chẳng gây ra hậu quả gì hết.

Ngày 4/7/2012 tại Geneva, Thụy Sĩ, Hội đồng Nghiên cứu Nguyên tử Châu Âu (Conseil Européenne pour la Recherche Nucléaire – CERN) đã công bố khám phá về hạt Higgs hay boson Higgs (theo tên của nhà vật lý Peter Higgs người Anh). Hạt higgs là loại hạt cơ bản tạo ra khối lượng của vật chất, là loại hạt cơ bản cuối cùng được tìm thấy trong mô hình chuẩn của vật lý hạt (Standard model of particle physics).

Sau khi khám phá hạt higgs, nhân loại đã hoàn thành mô hình chuẩn của vật lý hiện đại bao gồm 17 loại hạt cơ bản dưới nguyên tử như sau :

higgs-mohinhchuanTrong mô hình này có 3 nhóm chính :

Nhóm Quarks gồm 6 loại hạt nặng trong đó 2 loại quan trọng là quark up và quark down cấu tạo thành hạt proton mang điện dương và hạt neutron trung hòa về điện.

Nhóm Leptons gồm 6 loại hạt nhẹ trong đó electron là hạt quan trọng nhất, kết hợp với hạt proton và neutron để tạo thành nguyên tử vật chất. Trong bảng phân loại tuần hoàn hiện đại có 118 nguyên tố, cũng có nghĩa là vật chấtcon người đã biết, có 118 cách cấu trúc nguyên tử khác nhau để tạo ra 118 nguyên tố đó.

bang-phan-loai-tuan-hoanBảng tuần hoàn tiêu chuẩn 18 cột. Màu sắc thể hiện các nhóm nguyên tố khác nhau.

Nhóm Forces (lực tương tác) là các hạt truyền lực, nhờ chúng mà các hạt quark và electron rời rạc được kết dính với nhau thành proton, neutron, hạt nhân nguyên tử (nucleus) và nguyên tử là 4 kiểu cấu trúc nền tảng của vật chất. Tất cả vật chất trong thái dương hệ mà con người đã biết đều có những cấu trúc như vậy. Chúng tạo ra 4 loại lực cơ bản trong vũ trụ gồm :

Lực tương tác mạnh (strong force) trong hạt nhân nguyên tử là do tác dụng của hạt gluon.

Lực tương tác yếu (weak force) và lực điện từ (electromagnetic force) là do tác dụng của hai hạt W và Z. Hai lực này có thể thống nhất thành một lực duy nhất gọi là lực điện-yếu (electro-weak force). Lực điện-yếu chính là loại lực tạo ra sự ổn định, bền vững, cứng chắc của nguyên tử vật chất, những cái mà chúng ta thấy là núi sông, nhà cửa, xe cộ, cơ thể sinh vật… là do tác dụng của lực này ở bên trong và biểu hiện cho chúng ta thấy bằng loại hạt tương tác gọi là photon tức ánh sáng.

Tác dụng của ánh sáng (hạt photon) là hiển thị, tạo ra cảm giác thấy. Hạt photon có hai hình thái mâu thuẫn nhưng bổ sung cho nhau, đó là dạng sóng và dạng hạt. Tất cả các loại hạt khác cũng vậy, dạng sóng là vô hình, không phải vật chất, dạng hạt là vật chất. Khoa học đã khảo sát kỹ lưỡng về hạt electron, thấy rằng hạt có những tính chất kỳ bí, từ đó người ta đã xây dựng nên vật lý lượng tử hiện đại, sẽ nói ở phần sau.

Hạt higgs đứng riêng một mình, mới tìm thấy gần đây là loại hạt truyền khối lượng cho vật chất, khiến cho các hạt cơ bản và các cố thể vật chất có một khối lượng xác định.

Ngoài 4 loại hạt truyền lực đã biết kể trên, còn một loại hạt tạo ra tương tác hấp dẫn cũng rất quan trọng ở tầm vĩ mô gọi là graviton. Lực này kết nối các thiên thể thành nhóm, chẳng hạn Mặt trời và các hành tinh, vệ tinh, được lực hấp dẫn này kết nối tạo thành thái dương hệ. Tuy nhiên người ta chưa bao giờ tìm thấy hạt graviton trong thực tế, do đó nó chưa có mặt trong bảng mô hình chuẩn của vật lý học.

Hạt electron ngoài sự góp phần vô cùng quan trọng tạo ra cấu trúc nguyên tử, nó còn có một tác dụng cũng hết sức quan trọng là tạo ra dòng điện, một dạng năng lượng rất phổ biến và rất thiết yếu trong đời sống con người ngày nay. Một nước nghèo đang phát triển như Việt Nam cũng đã điện hóa gần xong, số hộ dân nông thôn được cung cấp bằng điện lưới quốc gia đến cuối năm 2014 đạt 97,83%, chỉ còn những hộ ở vùng sâu, vùng xa là chưa có điện.

Ngoài ra, hạt electron cũng còn một tác dụng rất to lớn nữa là tạo ra ngành tin học (informatics) vô cùng phát triển hiện nay. Với những phát minh máy vi tính (computer), mạng internet, điện thoại di động thông minh (smartphone), con người ngày nay có khả năng tiếp xúc dễ dàng với toàn thế giới. Đó quả là cách vật trí tri (nghiên cứu đến tận cùng vật chất thì đạt tới hiểu biết đến cùng) mà nhà triết học đời Minh, Vương Dương Minh mong ướcnhân loại ngày nay đang tiến gần.

Những phát hiện mới vượt ngoài hiểu biết phổ thông

Nhưng khi tiến hành cách vật thật sâu thì kết quả đạt được lại vượt ra ngoài khả năng tưởng tượng của con người. Chẳng những đạt tới những kết quả rực rỡ, cao siêu, mà ngành tin học đang thể hiện, môn vật lý lượng tử hiện đại lại cũng đặt ra những vấn đề rất lớn về mặt triết học mà các nhà khoa học ngày xưa như John Dalton, người viết ra quyển sách Lý Thuyết Nguyên Tử, không thể hình dung nổi. Những vấn đề đó như sau :

Năm 1927 Werner Heisenberg phát hiện ra một điều lạ lùng mà ông gọi là Nguyên lý bất định (Uncertainty principle), một hạt cơ bản như electron là bất định, không thể đồng thời xác định vị trí và động lượng của nó. Sau đó các nhà khoa học lại phát hiện một hiện tượng lạ lùng nữa là sự vướng víu hay liên kết lượng tử (quantum entanglement), một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời tại hai vị trí cách xa nhau trong không gian, và chúng liên kết với nhau, nghĩa là khi ta tác động lên hạt này thì hạt kia bị tác động y hệt mà không mất chút thời gian nào, nghĩa là không có vấn đề truyền tín hiệu, hai hạt giống như là một hạt. Hiện tượng này lạ lùng khó hiểu tới nỗi nhà bác học số một của thế kỷ 20 là Albert Einstein phải bối rối, thốt lên “Spooky action at a distance !” (Tác động ma quái từ xa !). Đây là chứng cớ rõ ràng, khoa học, của câu Kinh ở đầu bài “bỉ (彼cái này) tức là thử (此cái kia)”.

Dựa trên lý thuyết của ngành vật lý các hạt cơ bản, qua những phương tiện quan sát, tính toán và kết quả thực nghiệm trong những máy gia tốc, vật lý thiên văn hiện đại cho rằng vũ trụ được tạo ra cách đây khoảng 15 tỷ năm do một vụ nổ nguyên thuỷ vĩ đại gọi là Big Bang (Vụ Nổ Lớn). Các nhà khoa học có tham gia vào việc hình thành thuyết Big Bang gồm :

Albert Einstein (1879 – 1955) đặt nền tảng đầu tiên cho vũ trụ dãn nở mà lý thuyết tương đối tổng quát của mình đã đưa ra. Theo quan niệm lúc bấy giờ (thập niên 1920) tất cả mọi người đều nghĩ rằng vũ trụbất biến không thay đổi. Chính trên quan niệm đó mà Einstein đã rất bối rối khi tìm ra các nghiệm phương trình của chính mình, đúng ra là hai nghiệm mô tả vũ trụ hoặc là đang dãn nở hoặc là đang co lại. Ông đã chữa cháy bằng cách thêm vào phương trình của mình một số hạng chứa “Hằng số vũ trụ” để được một nghiệm mô tả vũ trụ bất biến. Vũ trụ dãn nở là điểm mấu chốt thứ nhất, Einstein muốn bỏ qua nhưng người khác tiếp tục.

Alexander Friedmann (1888 – 1925). Ông là một nhà khoa học nghiên cứu các vấn đề khí động học phục vụ pháo binh. Vào năm 1920, ông bắt đầu làm quen với các phương trình Einstein. Friedmann đã loại bỏ ngay “Hằng số vũ trụ”. Bằng giấy và bút chì ông đã giải được các phương trình Einstein. Tất cả các nghiệm  được chia làm hai loại, dẫn đến hai mô hình vũ trụ dãn nở mãi mãi hoặc vũ trụ dãn nở đến một thời điểm nào đó rồi co lại do lực hấp dẫn lấn át xu hướng dãn nở. Như vậy trong trường hợp thứ hai toàn bộ vật chất sẽ tập trung tại một điểm, thể tích bằng không, siêu đặc, rồi sau đó vũ trụ lại tham gia vào một pha dãn nở mới, rồi co lại, cứ như vậy. Friedmann xác định lại mấu chốt thứ nhất là vũ trụ dãn nở mà Einstein bỏ qua.

Georges  Lemaître (1894 – 1966) là một vị linh mục  người Bỉ, đồng thời là một nhà khoa học rất lớn,  Lemaître nghiên cứu các công trình của nhiều nhà thiên văn Mỹ, trong đó có Edwin Hubble và rút ra kết luận là trong vũ trụ tồn tại nhiều thiên hà và các thiên hà đang chạy ra xa nhau với vận tốc lớn, bởi vì vũ trụ đang dãn nở. Ngoài ra  Lemaître đưa thêm một ý tưởng thiên tài rằng: vũ trụ có một thời điểm khởi đầu. Đó là điểm mấu chốt thứ hai của thuyết Big Bang. Nếu Friedmann chỉ tiên đoán sự dãn nở của vũ trụ bằng toán học thì Lemaître tìm thấy chứng cứ thực tế về vũ trụ dãn nở.

George Gamow (1904 – 1968): Vào những năm 1940, vật lý hạt nhân đang còn ở giai đoạn thiếu thời, không ai có thể tin được ý tưởng vũ trụ khởi đầu là một siêu hạt nguyên thuỷ của Friedmann. Gamow về phần mình lại tin vào Vụ Nổ lớn nóng, nóng khủng khiếp và đã giải thích được tỷ lệ các nguyên tố hoá học trong thiên nhiên: 72% hydro, 7% heli, còn tất cả những nguyên tố nặng hợp lại không đến 1%. Gamow cùng các đồng nghiệp cũng đã đề cập đến mấu chốt thứ ba của thuyết Vụ Nổ lớn bằng cách cho rằng ngày nay vẫn phải còn tồn tại một dấu vết gì đó của nồi xúp nguyên thuỷ, đó là bức xạ “tàn dư” lan tràn khắp tận cùng sâu thẳm của vũ trụ. Ông cũng tính được bức xạ này có nhiệt độ là 5K. Đây là điểm mấu chốt thứ ba được suy luận của thuyết Big Bang. Mấu chốt này nói rằng vũ trụ khởi đầu bằng vụ nổ của một vi hạt cực nhỏ.

Robert W. Wilson và Arno Pentias, hai chàng kỹ sư trẻ tuổi: 31 và 34 tuổi lúc bấy giờ vào năm 1965, họ dùng bàn chải kỳ cọ nhẹ nhàng ăngten Radio có dạng cái phễu kích thước 1,2m. Thiết bị siêu nhạy này của công ty Bell Telephone được lắp đặt vào năm 1960 ở Gawford Hill, tiểu bang New Jersey, với mục đích thu nhận các tín hiệu radio từ vệ tinh ECHO, họ phát hiện tiếng ồn radio đến từ nơi tận cùng của vũ trụ, rất xa bên ngoài Thiên hà của chúng ta. Phát hiện của Pentias và Wilson đã tạo công ăn việc làm cho cả ngàn nhà Vật lý trong suốt 20 năm. Người ta tính toán đo đạc kỹ lưỡng và đi đến kết luận chính xác là bức xạ nền tàn dư của vũ trụ, có nhiệt độ 2,70K. Đây là điểm mấu chốt thứ ba của thuyết Vụ Nổ lớn được tìm thấy trong thực tế, đem lại chiến thắng cho lý thuyết này.

Hiện tượng vướng víu, liên kết lượng tử (quantum entanglement) được thí nghiệm và xác định lại rõ ràng vào năm 1982 tại Paris do Alain Aspect tiến hành, rút ra được những tính chất mới vô cùng quan trọng và khác thường của vật chất : đó là tính chất ảo, phi hiện thực (non realism) của hạt cơ bản, và vì là ảo nên hạt không có vị trí nhất định trong không gian, tức bất định xứ (non locality). Thí nghiệm này xác định chắc chắn một phát biểu của Niels Bohr nói rằng các hạt cơ bản chỉ là hạt ảo. “Isolated material particles are abstractions”(Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật).

Thuyết Big Bang là chứng cớ cho thấy tất cả vạn vật trong vũ trụ đều có cùng một nguồn gốc là một siêu vi hạt cực kỳ nhỏ, tất cả sự khác biệt của vạn vật trong vũ trụ đều chỉ là trình hiện, là mô tả (danh từ, khái niệm) chứ không phải sự thật, không gian, thời gian và số lượng cũng như đặc tính của các sự vật đều chỉ là tưởng tượng của tâm.

Thuyết Big Bang là một thực tế rõ ràng cho tính chất ảo hóa của vũ trụ. Làm thế nào mà một siêu vi hạt với thể tích bằng không, đường kính 10-33   cm nổ lớn một cái, biến thành vũ trụ ngày nay có đường kính 93 tỉ quang niên. Vũ trụ đó chắc chắn phải là ảo, số lượng không có thật hay phi số lượng (non quantity). Năm 2012, Maria Chekhova của đại học Mat-xcơ-va có thể cho một photon xuất hiện đồng thời ở 100.000 vị trí khác nhau trong không gian, càng củng cố cho lý thuyết vật chất là ảo, vũ trụ là ảo. Cũng trong năm 2012, nhóm GEO600 của Đức phát hiện tiếng ồn toàn ảnh (holographic noise) càng chứng tỏ vũ trụ là ảo, vũ trụ là thông tin, vũ trụ là số (digital).

Đối chiếu những khám phá mới của khoa học với Phật pháp

Như vậy công cuộc cách vật của các nhà khoa học đã đi tới một bước ngoặt quan trọng. Những điều tưởng chừng như mâu thuẫn, trái ngược nhau, hóa ra không hề khác nhau. Ngày nay các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã bắt đầu hiểu được mệnh đề : Vật chất tức là phi vật chất. Thật tức là ảo. Xác định tức là bất định. Các nhà khoa học càng sửng sốt hơn khi họ chợt nhớ rằng những gì họ mới khám phá trong thế kỷ 21, thì trong kinh điển Phật giáo đã từng nêu ra từ hơn 2000 năm trước. Ví dụ Bát Nhã Tâm Kinh nói : Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc. Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc.

Những bậc giác ngộ kiến tánh như Huệ Năng từ xưa cũng từng nói :

Bản lai vô nhất vật 本來無一物 Xưa nay không có vật gì

Hà xứ nhạ trần ai 何處惹塵埃 Chỗ đâu mà để bụi trần bám vô

Bởi vì vũ trụ là ảo nên không có vật gì là hiện thực, từ hạt cơ bản như electron cho tới cố thể vật chất như núi sông, biển đảo, đều là phi hiện thực (non realism) như thí nghiệm của Alain Aspect tại Paris năm 1982 đã chỉ ra, và cũng trong thời kỳ ấy, cuộc biểu diễn của Trương Bảo Thắng lấy một trái táo ra khỏi cái thùng sắt bị hàn kín tại Đại Lễ Đường Nhân Dân Bắc Kinh, cho thấy cố thể vật chất cũng ảo  không khác hạt cơ bản.

Bởi vì vật là ảo nên bất định xứ (non locality) thể hiện rõ trong hiện tượng liên kết lượng tử. Thí nghiệm này đã được thực hiện lại một cách rõ ràng, chuẩn xác vào năm 2008 do Nicolas Gisin của đại học Geneva, Thụy Sĩ tiến hành. Về mặt thực nghiệm đối với cố thể vật chất thì các nhà đặc dị công năng như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý đã nhiều lần thực hiện. Chẳng hạn, sợi dây nịt mà một nhà xã hội học được giấu tên, đang mang trong người, ngay trong lúc ông ta đang đăng đàn đả kích đặc dị công năng, thì nó đã tùy tiện chạy vào tay của Trương Bảo Thắng. Một gói thuốc lá hiệu Đỗ Quyên Hoa, giá 5 hào 7 xu, từ nơi sản xuất là huyện Lạc Đô tỉnh Thanh Hải, đã tùy tiện biến mất và xuất hiện nơi phòng của Hầu Hi Quý và các diễn viên của Hoa Cổ kịch đoàn, cách xa 1600km, một cách tức thời, giống như photon trong hiện tượng quantum entanglement.

Ngày nay, người bình thường chúng ta cũng hoàn toàn có thể thực nghiệm tính bất định xứ của vật ảo, chẳng hạn file âm thanh sau đây do thầy Duy Lực thuyết minh về tính chất “chỉ là khái niệm” của không gian, thời gian và số lượng vật chất

Bạn chỉ cần mở smartphone có nối mạng, vào trang (này hay) Duy Lực Thiền, mở bài này và bấm vào đường dẫn trên thì sẽ gặp nó.

Thuyết minh của thầy Duy Lực không phải là nói suông không có chứng minh, các nhà khoa học đã cố gắng cách vật từ hơn hai thế kỷ gần đâyđến nay thì đã chứng tỏ được vũ trụ ảo như trình bày ở phần trên.

Tóm lại như Bồ Tát Long Thọ đã nói trong Trung Quán Luận : “Tâm như hư không vô sở hữu” (Tâm giống như hư không, không có thật) Tâm đó trống không nên nhan đề của bài này lấy tên là Tâm Không để trình bày nó, nó không có cái gì là thật cả, nhưng nó tạo ra được vũ trụ ảo mà chúng ta đang sống trong đó. Các nhà đạo học, triết học và khoa học từ bao đời nay đã cố gắng tìm hiểu cái vũ trụ đó. Các nhà đạo học dùng thiền quán. Các nhà triết học dùng tư duy phân tích. Các nhà khoa học dùng phương pháp cách vật. Kết quả, Đức Phật đã giác ngộ, hiểu hết mọi lẽ huyền vi của Tâm và Vật và đứng lên tuyên thuyết Đạo Phật (tức Đạo giác ngộ) cách nay hơn 2500 năm. Các nhà triết học thì hầu như thất bại, họ không đạt tới cứu cánh, họ không hiểu cặn kẽ vũ trụ, họ vẫn còn ở trong Hóa thành (virtual city) chỉ đạt tới một quan niệm về nhân sinh tương đốiđạo lý, chẳng hạn Khổng Tử, chỉ tạo ra được một xã hội tương đốitrật tự, có đạo lý, có một nề nếp để suy nghĩ và hành động, tạo ra được một xã hội đông đảo, một nền văn minh và một quốc gia hùng mạnh, nhưng chưa đạt tới cứu cánh giác ngộ. Các nhà khoa học trong những thế kỷ gần đây đạt được sự tiến bộ liên tục trong nghiên cứu, họ có rất nhiều phát minh sáng chế, đã cải tạo đáng kể đời sống vật chất của nhân loại. Tới thế kỷ 21 thì các nhà khoa học đã đi gần tới mức cách vật trí tri. Tri kiến khoa học hiện nay đã tiệm cận với những thuyết lý của Phật giáo. Tuy nhiên giữa hai bên vẫn còn khoảng cách không nhỏ. Sự khác nhau như thế nào ?

Phật giáobất nhị, các pháp khôngtự tính, nhất niệm vô minh chính là nguồn gốc của mọi phân biệt. Hành giả PG tìm cách dừng nhất niệm vô minh, dừng được là định, định sinh huệ. Huệ là giác ngộ, là hợp nhất giữa ý thức cá nhân và tâm bản lai, đạt tới vô phân biệt trí, vũ trụ vạn vật chỉ là Tâm, là Tánh Không. Giác ngộ giống như chiêm bao tỉnh dậy, sinh tử luân hồi chỉ là chuyện trong chiêm bao.

Khoa học là nhị nguyên và chấp thật. Các nhà khoa học vẫn còn tưởng vũ trụ là có thật, thời gian, số lượng là có thật. Họ vẫn tưởng vật có đặc tính riêng, có vật chất ở ngoài, độc lập đối với ý thức. Chính tư tưởng nhị nguyên khiến họ tưởng rằng xác định khác với bất định. Trước kia họ cho rằng thế giới là xác định. Ngày nay với các khám phá mới, họ quay ngược lại, cho rằng thế giớibất định. Dù cho là thế nào, họ vẫn còn lọt vào tứ cú, tức là 4 câu hay 4 mệnh đề : Có, Không, Vừa Có Vừa Không, Không Có Không Không, lọt vào cú nào cũng vẫn là chấp, là vướng mắc. Thiền sư Lâm Tế hướng dẫn cách phá tứ cú bằng 4 giai đoạn từ thấp đến cao gọi là tứ liệu giản 四料簡.

Đoạt nhân bất doạt cảnh 奪人不奪境 (bỏ người không bỏ cảnh, tức phá ngã chấp).

Đoạt cảnh bất đoạt nhân 奪境不奪人(bỏ cảnh không bỏ người tức phá pháp chấp, phá được pháp chấp thì ngã không bỏ cũng tiêu).

Nhân cảnh câu đoạt 人境俱奪 (tức phá đồng thời ngã chấppháp chấp).

Nhân cảnh câu bất đoạt 人境俱不奪 (giác ngộ ắt biết không có gì phải bỏ, tâm vốn là vô nhiễm, tự tại, vẫn sống trong thế lưu bố tưởng nhưng không sinh trước tưởng).

Nhà khoa học dùng cái nhất niệm vô minh để tìm hiểu, phát minh, sáng chế. Họ có thể cải thiện đời sống vật chất của nhân loại nhưng nhân loại vẫn sống trong nhà lửa, đầy nguy hiểm rình rập, đầy thiên tai nhân họa, đầy áp bức bất công mạnh hiếp yếu do chấp ngã, chấp pháp, và không bao giờ giác ngộ, bởi vì họ vẫn không ngừng sinh ra trước tưởng, vẫn sống trong sinh tử luân hồi. Chỉ khi nào nhà khoa học dừng được nhất niệm vô minh mới tương đồng với Phật pháp.

Tóm lại, Hoa Nghiêm Kinh nói : Tất cả các pháp đều không có tự tính 一切法無自性 (nhất thiết pháp vô tự tính). Cho nên tất cả những gì con người có thể nói ra hay diễn tả, tất cả khám phá của khoa học, đều không có nghĩa thật, bởi vì tất cả cảnh tượng, tất cả đặc điểm, đặc trưng của pháp, của vật, đều là do nhất niệm vô minh của con người gán ghép cho nó, chứ pháp không có thật, vật không có thật, chỉ là ảo hóa, là tưởng tượng, như Huệ Năng đã nói : Xưa nay không có một vật gì cả ( Bản lai vô nhất vật 本來無一物 ).

Bên phương Tây, có nhà triết học Immanual Kant (1724-1804) có nhận thức gần giống như thế. Ông nói rằng Người ta không thể nhận thức được vật tự thể (Ding an sich), mà chỉ nhận thức được sự trình hiện (Erscheinung) của nó. Bởi vì vật vốn không có thật, người ta chỉ tưởng tượng về nó.

Phật pháp có thiên kinh vạn quyển để hiển bày Tâm hay tánh Không của vạn pháp, để hướng dẫn con người giác ngộ, giải thoát. Giải thoát tức là ngộ ra sự trói buộc là không có thực chất, không có thật, chứ không phải là xưa nay bị trói buộc rồi bây giờ mới tìm cách thoát ra. Ngã, Pháp đều không, thì ai bị trói buộc, có cái gì trói buộc ?

Truyền Bình
(Duy Lực Thiền)


Bài đọc thêm:
Trịnh Xuân Thuận
Vật lý học lượng tử và Phật giáo (Phạm Xuân Yêm)

Tạo bài viết
13/04/2016(Xem: 18610)
29/11/2015(Xem: 10643)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…