Ryokan ra đời trong năm 1758 (ngày chính xác không rõ), tại ngôi làng hẻo lánh ven biển Izumozaki, thuộc tỉnh Echigo, bây giờ gọi là Quận Niigata. Vùng này, Honshu phương bắc, còn đuợc gọi là “xứ tuyết,” nơi các trận tuyết mùa đông dày ngập tới nổi buộc cư dân phải rời nhà và vào lại nhà họ bằng tầng [lầu] thứ nhì. Quận cũng khét tiếng về một số trận động đất tệ hại nhất trong lịch sử Nhật Bản, và nổi tiếng với hòn đảo Sado dễ thương, nơi lưu đày loạn quân và là nơi có những mỏ vàng được các tướng quân khai thác. Cha của Ryokan, Inan (1738—95), là người được kế thừa cha truyền con nối làm trưởng làng, và là một tu sĩ Thần Đạo. Inan cũng là một nhà thơ mà vài người ghi nhận là có liên hệ xa với trường phái thơ hài cú Basho. Dưới đây là một bài của ông:
Liên
tục cứ biến đổi,
Các
đám mây hè lên lười biếng,
Cao
trên các ngọn đồi.
Không có mấy thông tin về mẹ của Ryokan, chỉ biết bà ra đời trên đảo Sado, nhưng từ những gì chúng ta có thể ghi nhận từ thơ của Ryokan thì bà như dường là một người dịu dàng và yêu thương:
Trong
các giấc mơ của tôi
Hình
dạng của mẹ hiện ra
Ban
sáng và ban đêm,
Trong
sương mù xa vây phủ
Các
bờ của đảo Sado.
Tên thời thơ ấu của Ryokan là Eizo. Một cậu bé lặng lẽ, siêng năng, yêu thích sách, cậu ghi danh ở một trường Khổng Giáo khoảng năm lên mười, và nơi đó được nền học vấn căn bản của sách thánh hiền Trung Quốc và Nhật Bản. Nhiều năm sau, Ryokan thăm nấm mộ của vị thầy đầu tiên là Omori Shiyo (chết năm 1791), và làm bài thơ cảm động này để tưởng niệm:
Một
nấm mộ cũ nằm ẩn dưới chân đồi hoang vắng,
Tràn
ngập bởi cỏ rậm năm này qua năm kia;
Không
còn ai để chăm sóc ngôi mộ,
Và
chỉ một bác tiều phu thỉnh thoảng đi ngang.
Một
thời con là học trò của thầy, cậu bé có tóc tua tủa,
Học
thâm sâu từ thầy bên Dòng Sông hẹp.
Một
sáng, con khởi hành trên chuyến đi cô đơn
Và
nhiều năm trôi qua lặng lẽ giữa thầy trò.
Bây
giờ con về, thầy đã an nghỉ nơi đây.
Làm
sao con tưởng niệm hương linh thầy?
Con
rưới chút nước trong lên trên bia mộ thầy
Và
dâng thầy một bài kinh im lặng.
Mặt
trời đột nhiên lặn sau ngọn đồi,
Và
con bị vây bọc bởi gió bạt từ rừng thông.
Con
tìm cách tự kéo mình ra nhưng không thể;
Một
dòng thác nước mắt ướt đẫm các tay áo con.
Dưới hướng dẫn của Shiyo, Ryokan đã có một đam mê cả đời kinh điển Khổng Giáo. Thường thì mẹ cậu gửi cậu ra khỏi nhà để dự vài lễ hội của làng, chỉ để lại thấy sau đó cậu bé ngồi thu mình dưới một trụ đèn đá trong vườn và đọc cuốn Luận Ngữ. (Khi Ryokan lớn hơn, cậu mô tả về vị thầy Trung Hoa [Khổng Tử] không phải như một mẫu mực của tính chính thống và là cái hành thiện ngột ngạt, nhưng như là một người, khiêm tốn và nồng ấm và độc lập, đi tìm sự thật, người đã bị các người đương thời gọi một cách bất công là mơ tưởng thiếu thực dụng!) Khi còn trẻ, Ryokan hầu như vui hưởng các cuộc đi bộ cô đơn dọc theo bờ biển, phía hướng ra Biển Nhật Bản đầy sóng bão, hay là mơ tưởng lặng lẽ dưới một gốc thông già trong vườn nhà. Ngay từ khi còn bé, cậu không bao giờ nói dối hay cãi nhau với các cậu bé khác.
Người cha thất thường và xốc nổi Inan mong muốn chuyển giao nghề trưởng làng cho cậu con trai cả ngay khi nào Ryokan tới tuổi trưởng thành. Không may, với nhiều lý do khác nhau, chàng thanh niên Ryokan 17 tuổi lại không thích hợp với việc đó. Bản chất lương thiện và hoà giải, chàng không ưa tranh chấp dù là kiểu nào; cực kỳ ngây thơ, chàng không thể hiểu được vì sao những người khác lại không nhiệt tình như mình. Sau khi trải qua một khủng hoảng tâm linh, chàng quyết định rời nhà và trở thành một nhà sư.
Nhiều giải thích khác nhau đưa ra cho hành vi quyết định này: Ryokan nhận thấy là chàng thiếu cái xảo quyệt cần thiết của một lãnh tụ chính trị; chàng chấn động bởi cuộc xử tử hình đẫm máu một dân làng bị kết trọng tội (người trưởng làng phải làm nhân chứng chính thức trong các buổi xử tử như thế); chàng đột nhiên thấy ánh sáng sau một đợt vui chơi phóng đãng.
Khi còn thanh niên, con mọt sách Ryokan có vẻ như có thời gian ngắn trở thành một Don Juan – “các dân làng nói về chàng, “Khi thằng đó lảng vảng, nhớ phải cảnh giác mấy đứa con gái của mình.” Theo một chuyện kể, Ryokan một lần trong một bữa tiệc với cô kỹ nữ chàng ưa thích. Tiệc càng vào đêm, nhưng chàng càng lúc càng sầu muộn. Cô tình nhân tìm mọi cách làm chàng vui, nhưng không gì có thể xua đi nỗi buồn tràn ngập của chàng. Sau khi xài tiết tiền, chàng về nhà trong tuyệt vọng sâu thẳm.
Sáng hôm sau, gia đình thấy chàng có chiếc đầu cạo trọc và quấn mình trong bộ áo kimono trắng. Không nói nhiều, chàng tới ngay ngôi chùa gần đó để xin đi tu. Trên đường, chàng tình cờ gặp nàng kỹ nữ, và cô nài nỉ chàng xét lại. Ryokan vẫn im lặng và vẫn kiên quyết hướng mình chọn.
Sự thật, nhiều phần là chính sự kết hợp các yếu tố trên đã dẫn Ryokan vào chùa. Cũng vậy, với nếp văn hóa trưởng thành của chàng – nhiều người khác trong gia đình của chàng cũng đã xuất gia vào chùa – thì không ngạc nhiên gì khi chàng đi tìm niềm vui trong tôn giáo. Chức trưởng làng mới truyền cho em của Ryokan là Yoshiyuki (1762—1834), người lại trở thành hành chánh trưởng quan tệ hại nhất có thể có, và rồi phung phí hết tài sản của gia đình.
Ryokan làm sa di ở Kosho-ji, ngôi chùa Thiền Tào Động địa phương, trong nhiều năm. Khoảng năm 1780, thiền sư Kokusen (viên tịch 1791) viếng thăm Kosho-ji, và Ryokan, người cảm xúc thâm sâu vì cách sống nghiêm túc và chân thật của vị thầy, mới xin và được phép để chính thức trở thành môn đệ của Kokusen. Sau đó, họ cùng nhau trở về chùa Entsu-ji, ngôi tự viện của Kokusen tại Tamashima (bây giờ là Quận Okayama).
Chùa Entsu-ji chỉ nhỏ thôi, dễ thương, gồm một hồ sen và rừng tre đẹp, nằm trên một ngọn đồi nhìn ra hải cảng Tamashima. (Hầu hết các khu nhà từ thời Ryokan bây giờ vẫn còn.) Tamashima là một trung tâm giao thương thịnh vượng, và chùa Entsu-ji đã lớn dậy dưới hướng dẫn của Kokusen, không bao giờ dưới 40 sư đang tu học. Cũng như vị thầy Kaso của Ikkyu, và vị thầy Shoju của Hakuin, Kokusen là một vị thầy có lối dạy cụ thể, người tuyên bố kiều Thiền của mình gồm cả việc “khiêng đá và đổ đất.” Nghĩa là, tu Thiền phải thực hiện ngay giữa các việc làm hàng ngày trong đời thường.
Một trong những vị trong chúng mà Ryokan ưa thích là Senkei, một vị sư hiện thân cho giáo pháp của Kokusen.
Sư
Senkei, người chân thực của Đạo!
Sư
làm việc trong lặng lẽ—không lời dư thừa nào cho sư.
Trong
30 năm, sư trong chúng của thầy Kokusen.
Sư
không bao giờ tọa thiền, không bao giờ đọc kinh,
Không
bao giờ nói một chữ về đạo Phật—
Chỉ
làm việc cho lợi ích của nhất thiết chúng.
Tôi
đã thấy sư, nhưng không thực sự thấy sư;
Tôi
đã gặp sư, nhưng không thực sự gặp sư.
A
ha, sư không ai có thể bắt chước được,
Sư
Senkei, người chân thực của Đạo!
Ryokan trong 10 năm sau đó tại chùa Entsu-ji đã tận hiến cho tu tập Thiền, và học sâu thêm về cổ thư Trung Hoa, kinh Phật, thi ca, và thư pháp. Sau đó trong đời, Ryokan gợi lại những năm ở Entsu-ji trong các bài thơ sau:
Nơi
chùa Entsu-ji ngày xưa đó—
Bao
nhiêu lần đông đi xuân tới?
Vượt
qua cổng một ngàn ngôi nhà
Nhưng
không hề một người quen.
Khi
áo bẩn, ta giặt áo;
Khi
hết gạo, chúng ta ra phố khất thực.
Ta
suy ngẫm về đời các sư siêu quần
Và
hiểu được lời các sư ngợi ca cái nghèo bậc thánh.
Nghĩ
lại, ta nhớ những ngày ở Entsu-ji
Và
cuộc chiến đơn độc truy tầm Đạo.
Vác
củi làm ta nhớ tới Cư Sĩ Ho;
Khi
ta giã gạo, lại nhớ Lục Tổ.
Ta
luôn luôn ở hàng đầu để nghe lời dạy của thầy,
Và
không bao giờ bỏ qua một giờ tọa thiền.
Ba
mươi năm bay vèo qua
Từ
khi ta rời các ngọn đồi lam và biển xanh của nơi yêu thương
đó.
Các
bạn đồng môn cũ của ta bây giờ ra sao?
Và
làm sao ta có thể quên từ tâm của thầy kính yêu?
Nước
mắt tuôn xuống không thôi, hòa lẫn với thác nước.
Cũng có vài giây phút nhẹ nhàng tại Entsu-ji cho Ryokan:
Những
ngày hè dài tại Entsu-ji!
Nhất
thiết đều tươi mới và thanh tịnh.
Cảm
xúc thế tục không bao giờ thấy nơi đây.
Trong
bóng mát, ngồi đọc thơ, vẻ đẹp vây chung quanh,
Ta
chịu đựng hơi nóng bằng cách lắng nghe
Tiếng
bánh xe nước quay làm mát.
Trên
ngọn đồi, sau Entsu-ji, chúng ta vào ẩn trong rừng,
Thoát
khỏi hơi nóng, và uống sake để thư giãn.
Chúng
ta nốc hết hũ rượu và làm vài bài thơ.
Không
bị bỏ quên, chúng ta ngồi hạnh phúc tới khi có chuông gọi
vào.
Trong khi ở tại Entsu-ji, Ryokan say mê các bài viết của Dogen (1200—53; Việt: Đạo Nguyên), sơ tổ của Thiền Tào Động tại Nhật Bản. Sư đặc biệt ưa thích Dogen với Tứ Đại Công Đức: Từ Thiện, Lời Tử Tế, Việc Tốt và Đồng Cảm. Ryokan áp dụng tứ đại công đức này trong cách cụ thể, như chúng ta thấy trong chuyện sau. Vào những ngày đó, bọn cướp thường giả trang làm các vị sư, và chàng Ryokan trang phục rách rưới đã bị các quan lại đa nghi bắt giam nhiều lần khi đi khất thực. Gợi nhớ tới chuyện Hakuin và em bé sơ sanh, Ryokan cũng không nói gì biện hộ ngay cả khi bị đe dọa đánh đập. Và lần nào cũng vậy, lời tử tế của sư, phong thái bình an và bất bạo động của sư đã chiến thắng, và sư được thả ra an ổn.
Năm 1790, khi 32 tuổi, Ryokan được bổ nhiệm làm thủ chúng tu viện này, và được trao tặng một inka (chứng nhận giác ngộ). Không giống như các kinh nghiệm ngộ đạo căng thẳng, gần như gay cấn, của Ikkyu và Hakuin, Ryokan hiển nhiên không có bất kỳ bước nhảy quyết liệt đơn độc nào; thay vào đó, sự giác ngộ của sư đơn giản là sự nở hoa tự nhiên phù hợp truyền thống Thiền Tào Động của “chỉ ngồi như Phật thôi” và “tu chứng nhất như.”
Lúc đầu khi thọ giới, sư được đặt tên là “Ryokan Taigu.” Chữ “Ryo” có nghĩa là “tốt lành, thiện” và “kan” nghĩa là “quảng đại” trong nghĩa rộng lượng và đại bi. Còn chữ “Taigu” nghĩa là “Đại Ngu,” chỉ vào tính thơ ngây trẻ dại và thiếu vắng cái giả hình. Kokusen gợi tới các phẩm chất này trong tờ inka trao cho môn đệ hàng đầu của thầy.
Ryo
trông ngu ngơ, nhưng đã đi qua Đại Đạo;
Không
ngăn ngại, ai có thể hiểu thấu sư?
Ta
trao chứng nhận này cùng với một cây gậy làm bằng gỗ
trên núi;
Bất
cứ nơi đâu lang thang, sư sẽ vẫn giữ được sự bình an
thành tựu giữa các bức tường này.
Bản
văn này là tài sản trân quý nhất của Ryokan, và sư giữ
nó bên mình cho tới cuối đời.
Kokusen
viên tịch năm sau đó, và Ryokan rời Entsu-ji để đi chuyến
du phương dài, lang thang với mây và trôi với nước. Ryokan
như dường hầu hết là ghé vào các miền quê trong suốt thời
kỳ năm năm, ngủ trên các cánh đồng hay ngả lưng trong các
căn lều dã chiến, và tránh các trung tâm đô thị và tu viện
lớn. Tuy nhiên, sư có tìm Thiền sư Shuryu tại chùa Daitoku-ji,
ngôi bản tự của Ikkyu.
Khi Ryokan tới cổng chùa Daitoku-ji, sư bị đẩy ra lạnh lùng, nghe nói rằng Shuryu bây giờ đang sống hưu dưỡng và không muốn gặp ai. Không nản, Ryokan lẻn vào trong sân chùa, nhảy qua bức tường khổng lồ, và chờ bên ngoài nơi ẩn tu của sư trụ trì. Rồi Ryokan để một lá thư gửi cho Shuryu, dằn cục đá lên, để bên cái chậu nước rửa tay bằng đá, hy vọng sư trụ trì sẽ thấy nó khi ngài bước ra cho khóa công phu sáng sớm. Vài vị sư có bắt gặp Ryokan, nhưng khi họ tới đuổi sư ra thì ngài Shuryu xuất hiện, đọc lời cầu xin chân thành của Ryokan, và nói sư cứ tới thăm bất cứ khi nào sư thích. Ryokan sau đó kể lại cho các bạn rằng sư đã hưởng lợi ích rất nhiều từ cách dạy Thiền kiểu Lâm Tế của Shuryu.
Câu chuyện khác duy nhất mà chúng ta có về cuộc lang thang của Ryokan là lời của Kondo Manjo (chết năm 1848), người gặp sư ở Shikoku ở phía nam.
Khi tôi bước vào đầu các năm hai mươi tuổi, tôi du hành tới quận Tosa. Vào một đêm, tôi gặp mưa bão lớn, và vì lúc đó khá xa thị trấn, tôi mới trú vào một túp lều nhỏ đơn độc bên đường. Một nhà sư trang phục rách rưới đang ngụ trong đó mời tôi vào, với lời xin lỗi rằng không có gì để ăn, cũng không có giường nằm gì cả. Sau cuộc nói chuyện ban đầu, vị kia không nói gì nữa chỉ trừ ngồi lặng lẽ trong tư thế thiền tọa. Tôi nghĩ rằng vị đó trong đầu có một chút suy yếu.
Tôi ngủ, và sáng hôm sau vị đó chia phần cháo nhỏ với tôi. Những gì duy nhất trong lều là một tượng Phật nhỏ, một bàn nhỏ và hai quyển sách. Cuốn tôi cầm lên là ấn bản đời Đường tác phẩm của Trang Tử; bên trong là bản viết các bài thơ bởi vị ẩn tu này trong nét chữ thảo tuyệt đẹp. Tôi mới nhận ra rằng đây không phải một vị sư bình thường. Tôi mới xin sư đề chữ vào hai chiếc quạt trống tôi mang theo mình. Trên một chiếc, sư vẽ hoa đào nở, và trên chiếc khác sư vẽ Núi Phú Sĩ. Sư ký tên vào chúng là “Ryokan, sinh quán Echigo.” Vị sư từ chối lấy tiền, nhưng vui vẻ nhận lấy một số giấy thư pháp.
Mẹ của Ryokan đã từ trần trong khi sư ở tại chùa Entsu-ji, và cha của sư, vẫn cứ xốc nổi và nóng nảy, rời nhà và tới ngụ ở Kyoto, nơi một trong những người em trai của Ryokan thành danh là một học giả. Nơi đó, vào năm 1795, ông Inan đã kết thúc cuộc đời rắc rối của ông bằng cách tự trầm trong Sông Katsura. Đau buồn trước tin về cái chết bi thảm của cha, Ryokan đi tới Kyoto để làm lễ cầu siêu cho cha, và rồi đi hành hương tới ngọn núi linh thiêng Koya để cầu nguyện cho hương linh của cả cha mẹ được an lành.
Tại Kyoto, Ryokan nhận được bản viết các bài thơ cuối cùng của cha và rồi viết:
Các
tờ chép thơ
Của
cha ta trở thành
Nhòa
đi với nước mắt ta
Như
ta gợi nhớ
Những
thời bên nhau xưa thật xưa.
Với cương vị người nối pháp của Kokusen, một trong những vị Thiền sư Tào Động lớn nhất lúc đó, Ryokan có thể dễ dàng giữ chức trụ trì một chùa lớn, nhưng những năm tự nguyện sống khó nghèo và tự do trên các cánh đồng đã làm cho sư không thích bị ràng buộc với gánh nặng ngôi chùa. Thêm nữa, có sự kình chống nhau kịch liệt giữa các phe chùa Eihei-ji và chùa Soji-ji của Thiền Tào Động, và với tư cách trụ trì Ryokan sẽ phải bị lôi kéo vào tranh chấp.
Không kế hoạch cụ thể nào trong đầu, Ryokan năm 40 tuổi về lại nơi mình ra đời, dọc đường vui với những nơi có cảnh đẹp và các nơi linh thiêng của Nhật Bản. Khi Ryokan cuối cùng về tới Echigo, sư ghi lại trong hai bài thơ sau:
Ta
đã về lại ngôi làng cũ, và
Ngả
bệnh, ta nghỉ nơi một lữ quán địa phương.
Ta
lắng nghe tiếng mưa—
Một
y, một bát là những gì ta có.
Mạnh
hơn một chút, ta nhấc tấm thân yếu này,
Dậy
thắp hương, và ngồi thiền tọa;
Cả
đêm, mưa rơi buồn bã
Như
ta mơ về chuyến hành hương dài của các năm qua.
Từ
xưa rồi, ta bỏ thế gian để tìm chân sư,
Về
lại ngôi làng xưa sau hai mươi năm,
Tài
sản duy nhất chỉ một y, một bát.
Ta
hỏi về các bạn cũ—
Hầu
hết đã trở thành tên khắc trên bia mộ phủ rêu.
Một hôm, một vị sư sương gió tả tơi bước tới Gomoto, một ngôi làng khoảng 10 dặm phía bắc Izumozaki. Sư được phép vào cư ngụ ở một túp lều đổ nát và chẳng bao lâu đã trở thành hình ảnh thường thấy quanh thị trấn. Khi sư nhận lãnh nhiều lương thực hơn mức cần trong một ngày, sư đem chia bớt cho chim chóc và thú vật. Dân địa phương nhanh chóng cảm phục sư và bắt đầu cúng dường sư y áo và lương thực, nhưng vị sư vẫn chia những gì nhận lãnh cho những người ăn mày tệ hại hơn sư. Nhiều dân làng thấy sư mang máng quen thuộc, nên một người mới tới thăm sư. Túp lều thì trống trơn, chỉ trừ vài bài thơ nét chữ tuyệt đẹp treo trên vách. Người này mới tìm cách thông báo cho gia đình của Ryokan rằng người anh cả đi từ lâu rồi bây giờ đã về lại quê nhà. Tuy nhiên, Ryokan từ chối về lại nơi sinh, và gửi lại hầu hết phẩm vật mà gia đình sư gửi tới.
Ryokan sống trong nhiều nơi ẩn cư gần đó, trước khi cuối cùng về ngụ tại am viện Gogo-an, một tự viện được xây kiên cố nhưng cô lập trong một khu rừng dầy đặc các cây tùng và thông già phía sau chùa Kokujo-ji trên Núi Kugami. Tên của nơi ẩn tu này có nghĩa “năm chén,” tức là số lượng gạo nhận mỗi ngày bởi vị cựu trụ trì Chân Ngôn Tông của chùa Kokujo-ji, người đã ra lệnh xây am Gogo-an để ngài lui về hưu dưỡng.
Ryokan sống tại Gogo-an từ năm 1797 tới 1802, và từ 1804 tới 1816. (Giữa các năm 1802 và 1804, một vị trụ trì về hưu của chùa Kokujo-ji đã dùng nơi cư trú đó, và trong thời kỳ này Ryokan cư trú tại các ngôi chùa Chân Ngôn Tông khác trong vùng.) Ryokan tự sống như người ẩn tu, nhưng không phải kiểu tự ly cách hoàn toàn với con người. Ryokan hy vọng học theo Đức Phật, người đã có thể qua lại tự tại giữa các cõi thánh và cõi phàm:
Đây
là Con Đường mà Ngài đã đi để giải thoát thế giới;
Đây
là Con Đường mà Ngài đã đi để về lại thế giới.
Cũng
thế, con tới và đi theo Thánh Đạo
Bắc
cầu ngang bờ Sinh và Tử, và vượt qua mê vọng.
Là một ẩn tu, Ryokan ngồi trên thiền sàng và sống nhiều phần hệt như các vị tổ sư Thiền xa xưa, tìm giác ngộ sâu trong các rặng núi:
Trong
vắng lặng, bên cửa sổ trống
Ta
ngồi thiền tọa, mặc phẩm phục trang nghiêm,
Rún
và mũi thẳng đường,
Tai
song song với vai
Aùnh
trăng ngập cả phòng;
Mưa
đã ngưng, nhưng mái hiên còn nhỏ giọt.
Toàn
hảo giây phút này—
Trong
tánh không vô tận, hiểu biết ta thẳm sâu.
Vào
đêm, sâu trong núi,
Ta
ngồi trong thiền tọa
Chuyện
nhân gian không bao giờ tới đây;
Tất
cả đều vắng lặng và rỗng rang,
Nhang
đã tàn trong đêm vô tận.
Aùo
ta đã đẫm sương.
Không
ngủ được, ta bước vào rừng—
Đột
nhiên, trên đỉnh cao, trăng tròn hiện.
Đời
ta nghèo
Nhưng
tâm ta sáng tỏ
Khi
ta qua
Ngày
lại ngày
Trong
lều cỏ này.
Như
dòng suối nhỏ
Len
lỏi qua
Các
vách núi rêu,
Ta
cũng lặng lẽ
Trở
thành sáng tỏ và trong trẻo.
Khi
các niệm
Đã
vắng cả rồi
Ta
lẩn vào rừng [pháp]
Và
gom nhặt
Một
xấp tiền của mục đồng.
Rách
rưới và tả tơi, rách rưới và tả tơi
Rách
rưới và tả tơi là đời này.
Lương
thực? Rau cỏ dại bên đường.
Những
bụi cây mọc quanh lều ta.
Trăng
và ta thường ngồi chung cả đêm,
Và
hơn một lần, ta đi lạc giữa rừng hoa dại,
Quên
lối về nhà.
Không
ngạc nhiên gì, ta rời khỏi chúng:
Làm
sao một ông sư khùng như thế sống trong chùa?
Sống sâu trong núi, tất cả thiên nhiên trở thành bạn của Ryokan:
Nếu
nơi ngươi ẩn tu
Nằm
sâu trong rặng núi
Chắc
chắn là mặt trăng,
Hoa
và lá đỏ thắm
Sẽ
trở thành bạn ngươi.
Hoa
mẫu đơn dại
Đã
hoàn mãn
Nở
ra tròn đầy:
Quá
trân quý để hái về,
Quá
trân quý để không hái về.
“Phong
Lan”
Sâu
trong thung lũng, một vẻ đẹp ẩn mình:
Thanh
tĩnh, vô song, ngọt ngào vô lượng.
Trong
bóng mát im vắng của bụi tre
Như
tiếng thở dài nhẹ cho tình nhân.
Cây
và hoa
Ta
trồng quanh lều
Bay
giờ ta giao lại
Cho
ý muốn
Của
ngọn gió.
Một
ngày xuân, Ryokan ghi nhận thấy ba chồi tre mọc dưới hàng
hiên. Tre lớn dậy nhanh chóng, và rồi tre mọc thúc vào sàn.
Ryokan lo ngại, vì sư không muốn thấy bất cứ gì chịu đau,
ngay cả cây cỏ. Sư quyết định khoét một lỗ hở nơi sàn
và đốt cho thủng một lỗ trên mái tranh đang che mái hiên,
để cho tre mọc không cản ngại, nhung khi Ryokan đưa ngọn
nến tới phần mái đó, toàn bộ mái hiên bắt lửa và cháy
rụi. Ryokan làm một tang lễ cho cây tre bị thiêu rụi, và
rồi dựng một hàng hiên không mái với mặt sàn là các tấm
gỗ kéo qua lại, để sẽ cho các chồi tre mọc xuyên qua.
Mặc
dù Ryokan rời bỏ thế gian, nhưng sư không ghét bỏ nó:
Không
phải là
Ta
không muốn
Hòa
hợp với người khác
Nhưng
sống đơn độc trong tự do
Là
Con Đường tốt hơn cho ta.
Khi
ta nghĩ
Về
khổ đau
Của
chúng sinh cõi này,
Nỗi
buồn của họ
Trở
thành của ta.
Ô,
tấm áo thầy chùa của ta
Đủ
lớn rộng
Để
bao lại hết tất cả
Những
người đau khổ
Trong
trần gian trôi nổi này.
Theo “Mười Tranh Chăn Trâu,” cao điểm của tu Thiền là “trở về xóm chợ với hai bàn tay trao cho người những niềm an lạc,” và Ryokan, hệt như Ikkyu và Hakuin trước sư, đã về hòa lẫn với đủ mọi hạng người – các lãnh chúa, ăn mày, nông dân, thương gia, người bán cá, chủ quán trọ, kỹ nữ, trẻ em, người bị ruồng bỏ—mà không mang tâm hạ mình hay ngăn ngại.
Ryokan là một trong vài nhà sư Nhật Bản sống toàn bộ nhờ khất thực. Trong khi Ikkyu và Hakuin cũng có lúc đi khất thực, nhưng hầu hết trong đời hai vị này—cũng như gần như tất cả tăng sĩ [Nhật], quá khứ và hiện tại—hoặc là dựa vào các thí chủ giàu có hay là một nhóm Phật Tử thường xuyên cúng dường. Tuy nhiên, Ryokan đã ca ngợi việc khất thực như là “huyết mạch của đời sống tự viện,” một pháp tu linh thiêng do chính Đức Phật thiết lập, và sư đã trung thành theo luật sống khó nghèo trong suốt đời mình.
Mây
đã tan,
Bầu
trời trong trẻo—
Đi
xin ăn
Với
tâm thanh tịnh
Là
ơn phước từ trời.
Ryokan một lần viết, “Thực phẩm nên được đón nhận như các con ong hút mật từ hoa; người ta nên khất thực một cách khiêm tốn như ánh trăng chiếu sáng cánh đồng.”
Trong một bài thơ, Ryokan viết, “Ta sẽ ghé mọi nhà, ngay cả nhà kẻ bán rượu và dân bán cá, y hệt như Hoàng Tử Của Những Người Khất Thực [Đức Phật].”
Ryokan cũng trích dẫn từ một kinh trong đó một vị sư bị khiển trách vì không chịu ghé xin ăn ở một số nhà nào đó, “Trên đường khất thực, tất cả mọi người phải được đối xử bình đẳng.”
Do vậy, Ryokan sẽ dừng chân, không do dự, để xin ăn trước nhà của các cô bán dâm. Có lúc, khi các cô không bận rộn, các cô bước ra và chơi môn thể thao bắn bi với Ryokan. Khi Yoshiyuki nghe về phong cách kỳ quái của anh mình, ông mới giễu sư Ryokan bằng bài thơ sau:
Oâng
sư áo đen
Chơi
thể thao với
Các
cô gái giang hồ—
Cái
gì bên trong
Tâm
của sư này?
Ryokan trả lời bằng thơ:
Thể
thao và thể thao,
Khi
ta đi xuyên qua cõi trôi nổi này.
Tìm
thấy mình nơi đây,
Không
phải tốt sao
Khi
xua tan ác mộng của người khác?
Yoshiyuki vẫn chưa hài lòng:
Thể
thao và thể thao
Trong
khi đi qua cõi này
Có
lẽ là tốt,
Nhưng
sao sư không nghĩ
Về
cõi sắp tới?
Kết luận của Ryokan là:
Chính
trong cõi này,
Với
tấm thân này
Mà
ta thể thao.
Không
cần nghĩ ngợi
Về
cõi sắp tới.
Một lần, Ryokan du hành với một vị sư trẻ. Tại một tiệm trà, họ được cúng dường thức ăn trong đó có lẫn cá. Vị sư trẻ không động tới con cá, theo đúng truyền thống Phật Giáo chính thống, nhưng Ryokan ăn sạch không nghĩ ngợi.
Vị sư mới nói với Ryokan, “Thức ăn đó có cá, thầy biết.”
Ryokan đáp với nụ cười, “Đúng vậy, nó ngon tuyệt.”
Đêm đó, một nông dân đón họ vào trú ngụ, và sáng hôm sau vị sư trẻ mới than phiền, “Chí rận cắn như khùng điên, và con thức suốt đêm. Nhưng sao thầy ngủ ngon như con nít. Sao vậy?”
“Ta ăn cá khi được cúng dường, nhưng ta cũng để chí rận và muỗi mòng ăn tiệc trên thân ta. Không gì làm phiền ta cả,” Ryokan trả lời như thế. (Ryokan ngủ trong mùng, không phải để ngăn muỗi, nhưng là để bảo vệ chúng—sư sợ sư có thể vô ý giết chúng trong khi đang ngủ. Tuy nhiên, sư thò một chân ra ngoài mùng để cho muỗi không phải đói.)
Y hệt như Phật, Ryokan với lòng biết ơn đón nhận bất cứ gì đặt vào bình bát khất thực của sư:
Vì
lợi ích cho chúng ta
Các
con sò trai và cá
Tự
hiến thân mình
Không
hề ích kỷ
Để
làm thức ăn.
Ryokan viết các bài thơ sau về công đức khất thực:
Mùa
xuân—chậm rãi tiếng chuông an bình
Từ
cây trượng xin ăn của ta vang về làng.
Trong
các vườn, các cây liễu xanh;
Hoa
lá nổi thanh tĩnh trên hồ.
Bát
của ta thơm hương gạo ngàn nhà;
Tâm
của ta đã rời mọi danh vọng phú quý.
Lặng
lẽ giữ gìn hồi ức về các vị cổ Phật,
Ta
đi bộ tới làng thêm một ngày xin ăn.
Sau
cả ngày khất thực trong làng
Ta
ngồi an bình dưới một mỏm đá trong đêm mát.
Đơn
độc, với một y, một bát—
Đời
một sư Thiền thực sự tự do nhất!
Theo Phật Giáo truyền thống, các thí chủ nên biết ơn vì chính họ đang thu góp công đức khi cúng dường thức ăn cho một vị sư, nhưng Ryokan luôn luôn nhớ một câu được nhắc trong Thiền Tông: “Hãy nhớ tới công khó của nông dân khi gieo trồng gặt hái thức ăn này.” Thay vì nhìn thẳng về phía trước trong im lặng và đón nhận thức ăn mà không ghi nhận gì, như luật đòi hỏi, Ryokan lại nâng bát lên một cách tôn kính với trọn tấm lòng biết ơn, mỗi lần sư được cúng dường. Ryokan chắp tay vái chào và xin ơn Phật gia hộ bất cứ khi nào sư đi ngang qua các nông dân đang làm việc trên đồng ruộng, và sư để ra nhiều giờ trong lều ẩn tu để tụng kinh hồi hướng cho họ.
Mùa
xuân mưa phùn,
Mùa
hè mưa rào,
Mùa
thu khô.
Xin
nguyện cho thời tiết an lành
Và
chúng ta đều được thịnh vượng.
Nếu mùa màng trúng đặc biệt, có khi Ryokan cũng tự mình lấy, khỏi chờ cúng. Một lần sư treo bài thơ này trên một cây trong vườn của một nông dân địa phương.
Xin
đừng nhầm ta
Với
một con chim
Khi
ta bước
Vào
vườn của ngươi
Để
ăn các quả táo dại.
Đôi khi phẩm vật cúng dường tới bất ngờ:
Sau
khi gom củi từ trong núi
Ta
về lại căn lều
Và
thấy các quả mận đã ngâm dấm và khoai
Để
dưới cửa sổ bởi một vị khách.
Các
quả mận được gói giấy,
Khoai
để trong cỏ xanh,
Và
một mẩu giấy ghi tên thí chủ.
Sâu
trong núi, thức ăn thì vô vị—
Hầu
hết là củ cải và quả xanh—
Nên
ta mau chóng nấu sôi chúng lên với tàu hủ và muối.
Làm
đầy bao tử vẫn thường trống trơn của mình
Với
ba chén đầy.
Nếu
bạn ta đã để lại chút rượu sake
Thì
đã trở thành bữa tiệc thực sự.
Ta
thưởng thức một phần năm món quà và cất của dư;
Vỗ
bụng đầy, ta trở lại việc thường ngày.
Trong
6 ngày nữa sẽ là lễ Phật Thành Đạo
Và
ta không biết lấy gì cúng dường,
Nhưng
bây giờ ra giàu rồi—
Phật
sẽ ăn tiệc với mận và cháo khoai ngon tuyệt.
Ryokan nổi tiếng vì không phí chút thức ăn nào. Nếu có gì còn dư, sư lại cất vào một nồi đất sành. Một cách tự nhiên, các thức ăn này dần dà lên men và hư đi, đầy các con giòi. Một vị khách một lần thấy Ryokan ăn từ nồi này.
Vị
khách la lên, “Đừng ăn thế. Nó hư rồi và có sâu trong
đó.”
Ryokan
mới trấn an khách, “Không sao, được mà. Ta đã gạt giòi
ra ngoaì rồi mới ăn, bây giờ thì ngon lắm!”
Ryokan
thường chia sẻ thức ăn với chim, và với chó mèo lạc. Bên
cạnh những lúc dư thừa, dù vậy, vẫn có lúc gian nan:
Trên
trời xanh, một con ngỗng mùa đông kêu lên;
Núi
trần trụi, chỉ trừ lá rơi.
Hoàng
hôn—trở về dọc con đường lạnh,
Đơn
độc, mang một bát cơm trống.
Không
xin ăn
Một
lần nữa hôm nay
Trong
làng.
Tuyết
rơi
Và
rơi.
Hôm
nay không may trong chuyến khất thực;
Ta
tự lê thân từ làng này sang làng kia.
Tới
hoàng hôn, thấy mình trong núi, cách lều nhiều dặm.
Gió
thốc vào thân gầy của ta
Và
bình bát nhỏ trông tội nghiệp—
Nhưng
đây là đường ta chọn và đã dẫn ta
Xuyên
qua thất vọng và đau đớn, lạnh và đói.
Mặc dù Ryokan dựa hoàn toàn vào khất thực, sư thường ngây ngất bởi vẻ đẹp của các mùa trong khi đi bát.
Ta
đi nơi đó
Để
xin cơm,
Nhưng
bụi cỏ ba lá nở bông
Giữa
các đá tảng
Làm
ta quên cả lý do đi.
Ryokan rất ưa thích cái bình bát nhỏ và thô nhám của mình, nguyên là vật cúng dường từ một gia đình mà họ từng dùng làm nồi nấu ăn.
Trong
bát khất thức nhỏ của ta
Hoa
tím và hoa vàng
Lẫn
vào nhau
Làm
vật cúng dường lên
Chư
Phật của Ba Cõi.
Nhặt
hoa tím
Bên
đường, ta vô tâm
Để
quên bình bát nhỏ lại—
Ô
tội nghiệp chiếc bát nhỏ!
Ta
đã quên
Bát
khất thực nhỏ lần nữa—
Không
ai sẽ nhặt ngươi,
Chắc
chắn không ai sẽ nhặt ngươi,
Chiếc
bát nhỏ và buồn của ta!
Trên
đường khất thực, Ryokan thường ngừng chân để giúp các
gia đình việc bếp núc—rửa rau, chẻ củi, nhóm lửa. Nếu
không có việc cụ thể nào để làm, sư ngồi lặng lẽ thiền
tọa trong góc nhà. Sư cũng là một thầy lang dân gian xuất
sắc, và chữa trị người bệnh trong gia đình thí chủ bằng
xoa bóp, ngải cứu và thuốc dược thảo. Tuy nhiên, khi gia
đình mời sư tới thăm họ ngày kế tiếp, sư luôn trả lời,
“Rất tiếc, không hứa được. Chúng ta không bao giờ biết
ngày mai ra sao.”
Ryokan
thích ngừng chân và chơi kusa-awase (trò chơi kéo dây, bằng
các dây cỏ bện vào nhau) với các cậu trai làng, và
chơi temari (thảy banh vải) với trẻ gái làng.
Một
lần nữa, trẻ con và ta giao chiến bằng dây cỏ xuân
Bây
giờ tiến, bây giờ lui, mỗi lần thêm tinh luyện.
Hoàng
hôn—mọi người về nhà;
Mặt
trăng sáng, tròn giúp ta chịu đựng nỗi cô đơn.
Những
ngày đầu xuân, trời xanh, mặt trời sáng.
Tất
cả đều đang dần dà tươi xanh.
Mang
bình bát, ta đi chậm vào làng.
Ngạc
nhiên thấy ta, trẻ em
Vui
mừng vây quanh, mang
Chuyến
khất thực của ta tới một cổng chùa.
Ta
đặt bát trên một tảng đá trắng và
Treo
túi lên cành cây.
Nơi
đây chúng ta chơi với cỏ dại và ném banh.
Mỗi
lần ta chụp banh, trong khi trẻ em hát;
Rồi
đây là phiên của ta.
Chơi
thế này, nơi đó và đây, ta quên thời gian.
Người
qua đường chỉ và cười ta, hỏi,
“Sao
lại ngốc nghếch thế?”
Ta
không đáp, chỉ cúi chào sâu;
Ngay
cả nếu ta đáp, họ sẽ không hiểu.
Hãy
nhìn quanh, không có gì khác đâu!
Ryokan được gọi là “Vị Thầy Môn Chơi Temari” trong tỉnh, và luôn luôn giữ hai hay ba quả banh vải trong tay áo, sẵn sàng kéo ra ngay khi trẻ em xuất hiện:
Chúng
ta ném quả banh nhỏ tới và lui.
Ta
không muốn khoe tài nhưng...
Nếu
ai hỏi bí mật tài này, ta sẽ nói,
Một,
hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy!
Chơi
banh temari
Với
trẻ em làng
Ngày
xuân
Am
áp, và sương mù—
Không
ai muốn ngưng.
Trong
cõi Phật mười phương
Chỉ
có Nhất Thừa.
Khi
thấy rõ xong, sẽ không còn dị biệt trong các giáo pháp.
Có
gì để mất? Có gì để được?
Nếu
chúng ta được gì, thì nó đã ở đó ngay bước đầu;
Nếu
chúng ta mất gì, thì nó chỉ bị giấu gần bên.
Hãy
nhìn quả banh vải trong tay áo ta—
Chắc
chắn, nó là bảo vật của giác ngộ!
Ryokan thương yêu trẻ em và đã viết nhiều bài thơ về các bạn nhỏ này.
Trẻ
em!
Chúng
ta sẽ đi
Tới
Iyahikp
Để
xem ngọn đồi
Đầy
hoa tím nở?
Tay
trong tay
Trẻ
em và ta
Hái
rau mùa xuân.
Có
gì mà
Tuyệt
diệu hơn?
Mới
bắt đầu tháng chín
Khi
chúng ta đi tới Gò Đuôi Thông (Pine Tail Ridge).
Con
ngỗng cô đơn bay trên đầu,
Hoa
cúc đã nở trọn.
Trẻ
và ta đã tới rừng thông này.
Chúng
ta chỉ đi bộ khoảng ngắn,
Nhưng
thế giới hàng trăm dặm cách xa rồi.
Khi
ta nhìn
Trẻ
chơi đùa hạnh phúc
Mà
không nhận ra thế
Mặt
ta
Đầy
nước mắt.
Mùa
xuân tới rồi,
Cây
mọc xanh tươi lại,
Và
những lá mùa thu trước đã đi xa.
Ta
phải vội vã
Tìm
gặp bọn trẻ!
Một lần, Ryokan đang chơi trốn tìm với trẻ con, và sư chạy nấp trong một chái nhà gần đó. Trẻ con biết chỗ sư nấp và quyết định giỡn sư—chúng bỏ chạy mất mà không cho sư biết trò chơi xong rồi. Sáng hôm sau, một phụ nữ nông dân tới chái nhà này và kinh hoảng thấy Ryokan ẩn mình trong góc. Bà hỏi, “Thầy làm gì ở đây vậy, thầy Ryokan?” Sư mới thì thầm, “Suỵt, xin im lặng giùm. Nếu không thì bọn trẻ sẽ kiếm ra ta.”
Ryokan là chuyên gia về giả chết. Sư ngả sấp người và để trẻ em chôn sư bằng cỏ và lá. Một lần, bọn trẻ thấy là sư ngưng thở. Bọn trẻ khóc rống lên, “Ồ, đừng. Thầy Ryokan lần này chết thật rồi!” Đột nhiên, Ryokan chồm dậy với một tiếng hét, hù bọn trẻ. Nhiều năm dài tọa thiền và kiểm soát hơi thở đã tập cho Ryokan nín thở và giữ không nhúc nhích trong nhiều phút.
Một lần khác, Ryokan đang đi bộ gần làng thì nghe có tiếng la nhỏ, “Cứu con với! Xin cứu con, làm ơn!” Một cậu bé bị kẹt trên mấy cành cao nhất của một cây hồng vàng. Ryokan giúp cho cậu nhỏ xuống, và nói là sư sẽ hái vài trái cho cậu bé. Ryokan trèo lên cây và hái một trong các quả hồng vàng. Sư quyết định nếm thử trước, bởi vì quả hồng vàng chưa chín thì làm tê lưỡi, và sư không muốn làm cậu bé thất vọng. Ryokan thấy quả hồng vàng này rất ngọt, nên sư hái thêm quả nữa, và rồi cũng ngọt nữa. Quả này sau quả kia, sư ăn liên tục, la lên, “Ô, ngọt quá!” Sư đã hoàn toàn quên bẵng cậu bé đói khát đang chờ bên dưới, cho tới khi cậu la lên, “Thầy Ryokan ơi! Cho con vài quả với!” Sư Ryokan mới sực nhớ, cười to và chuyền các quả hồng vàng cho cậu nhỏ.
Ryokan đã viết bài thơ tưởng niệm sau cho tất cả trẻ em chết trong một trận dịch đậu mùa:
Khi
mùa xuân tới
Từ
đầu các cành
Hoa
sẽ nở,
Nhưng
các lá đỏ của năm ngoái
Những
chiếc lá nhỏ,
Sẽ
không bao giờ trở lại nữa.
Ryokan cũng vui thú nhấp rượu sake—thứ “nước nóng của trí tuệ siêu việt” và thuốc “tốt nhất trong mọi phương thuốc”—với dân làng trong những khi nông dân rãnh rỗi:
Đi
bộ dọc bên sông nước trong,
Ta
đến một nhà nông.
Hơi
đêm lạnh đã lui, để chỗ cho hơi ấm mặt trời.
Đàn
chim sẻ vào một vườn tre,
Tiếng
ríu rít nơi đây và kia.
Ta
gặp một cụ nông dân từ ruộng về;
Oâng
chào ta như bạn lâu ngày gặp.
Trong
nhà, vợ nông dân này hâm nóng rượu sake
Trong
khi chúng ta ăn rau mới hái và hàn huyên.
Cùng
nhau, say mềm người, chúng ta không còn biết
Ý
nghĩa của điều không vui.
Giữa
mùa hè—
Ta
chống gậy đi.
Các
nông phu già thấy ta
Và
gọi ta vào uống chút.
Chúng
ta ngồi trong cánh đồng
Lấy
lá làm đĩa.
Say
vui vẻ và hạnh phúc như thế,
Ta
trôi dạt bình an
Nằm
dài người ra trên bờ ruộng.
Uống
rượu sake ngọt ngào
Với
các nông dân
Trong
khi lông mày chúng ta
Đổi
màu trắng
Vì
tuyết vương.
Ngày
mai?
Ngày
sau đó?
Ai
biết?
Chúng
ta say
Hôm
nay mà!
Đôi khi Ryokan ghé thăm các bạn già. Các bạn này kể về sư như sau:
Khi Ryokan ghé thăm, cứ hệt như mùa xuân tới trong một ngày mùa đông u ám. Nhân cách sư thanh tịnh, và sư không hề có tính mưu mẹo và hai lòng. Cao và gầy, Ryokan trông giống như một vị tiên mà văn chương cổ và tôn giáo nói tới. Sư không có chút xíu khoa trương nào, và sư toát ra hơi ấm và từ bi. Sư không bao giờ giận dữ, và cũng không chịu nghe chuyện chỉ trích người khác. Giọng nói của sư luôn luôn trong trẻo và sáng ngời. Khi sư vào ngồi trong một căn nhà nào, mọi rắc rối trong gia đình đó như dường biến mất, và ngôi nhà sẽ vẫn giữ được nhiều ngày an bình sau chuyến viếng thăm đó. Chỉ đơn giản gặp sư thôi, mọi người cũng thấy mình tốt đẹp ra.
Trong khi nhiều vị sư thuyết giảng nhiều giờ về sự thâm diệu của kinh điển, hay là làm các buổi lễ phức tạp (và tốn kém), Ryokan chỉ đơn giản lang thang trong bộ y tả tơi, luôn luôn mỉm cười và cúi chào mọi người, một bài thuyết giảng sống không khác gì Thánh Francis of Assisi, “Gã Khờ của Thiên Chúa.” Vị thánh bảo hộ cho Ryokan là Jofukyo, “Thường Bất Khinh Bồ Tát.”
Buổi
sáng, cúi lạy tất cả;
Buổi
tối, cúi lạy tất cả.
Tôn
kính mọi người là nhiệm vụ duy nhất của ta—
Nam
Mô Thường Bất Khinh Bồ Tát
Trong
khắp đất trời, ngài đứng đơn độc.
Một
vị sư chân thực
Cần
Chỉ
một thứ—
Một
tâm hệt như
Thường
Bất Khinh Bồ Tát.
Ryokan dịu dàng quở trách các sư bạn vì quá chú trọng tới chi tiết và phân chia tông phái, chữ nghĩa và khái niệm:
Khi
ta thấy các sư uyên bác giảng kinh,
Lời
hùng biện của họ trôi chảy thành vòng tròn;
Ngũ
Thời Phán Giáo và Bát Thuyết—
Những
lý thuyết đẹp, nhưng ai cần chúng?
Người
sính chữ thì nhét đầy đầu,
Nhưng
hãy hỏi họ các chuyện quan trọng thật
Và
bạn chỉ nghe các lời trống rỗng.
Đức
Phật có vô lượng pháp môn,
Mỗi
pháp hiển lộ sự thật thanh tịnh nhất
Hệt
như mỗi làn gió mát và mỗi giọt mưa
Làm
tươi mát cánh rừng.
Không
kinh nào mà không đưa tới giải thoát.
Hãy
nắm yếu nghĩa của mỗi tông phái,
Và
ngưng xếp hạng Phật pháp.
Không
gì làm ta
Hạnh
phúc hơn
Là
lời nguyện Phật A Di Đà
Để
cứu
Tất
cả chúng sinh.
Trong một làng, có một người chèo đò chuyên gây rắc rối. Người này bực bội vì cứ nghe mọi người ca ngợi sư Ryokan, và khi sư Ryokan lên ghe người này để qua sông, người này mới lắc thuyền dữ dội, và Ryokan té xuống sông. Ryokan gần như chết đuối, cho tới khi người chèo đò kéo sư lên. Không biết là người lái đò cố ý làm sư té sông, Ryokan cảm ơn người đó vô kể. Người chèo đò không mong đợi sự đáp ứng đó, và bắt đầu ân hận về chuyện này và về tất cả việc xấu đã làm. Oâng đưa Ryokan lên bờ, và sư một lần nữa bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Sau đó, khi Ryokan quay lại cho chuyến trở về, người lái đò mới thú tội và xin sư Ryokan tha lỗi. Ryokan chỉ mỉm cười và nói người này đừng lo lắng gì nữa. Họ cùng chia nhau một hũ rượu sake và người lái đò sau đó sống an lành tử tế.
Một lần khác, một nhà sư say rượu bỗng nhiên lên cơn và tấn công Ryokan. Sư Ryokan chỉ lặng lẽ chịu đựng những cú đánh của nhà sư kia, cho tới khi hung thủ bị dân làng trấn áp. Đêm đó, một trận bão xô tới, nhưng Ryokan, lúc đó đang ngụ tại nhà một người bạn, đột nhiên bước ra ngoài. Lo ngại cho sự an toàn của Ryokan, người bạn mới ra theo sư, thì thấy Ryokan lấy một chiếc áo mưa bằng rơm che cho nhà sư khùng kia, người đang ngủ mê man trong một cánh đồng.
Một lần, một thân nhân của Ryokan yêu cầu sư nói chuyện với cậu con trai hư hỏng của người này. Ryokan tới thăm gia đình này, nhưng không nói một lời khiển trách nào với cậu kia. Sư ở lại qua đêm, và sửa soạn rời vào sáng hôm sau. Khi cậu con trai hư hỏng kia giúp buộc đôi dép rơm của Ryokan, cậu cảm thấy có một giọt nước ấm trên vai mình. Ngẩng lên, cậu thấy Ryokan đang nhìn xuống cậu, mắt sư đầy nước mắt. Ryokan quay trở lại am viện Gogo-an, và cậu thanh niên kia từ đó về sau hoàn toàn tu tỉnh.
Ryokan không bao giờ tìm kiếm đệ tử, nhưng sư có một người bạn, Saichi, người cùng họ với sư. Khi Saichi chết, Ryokan cảm xúc đau đớn:
Ah...
người cư sĩ Thiền sinh của ta.
Ngươi
theo ta học hai thập niên;
Ngươi
là người thật sự
Hiểu
các thứ
Những
người khác đã bỏ sót hoàn toàn.
Vị tướng quân của một vùng địa phương muốn xây một ngôi chùa khổng lồ và để Ryokan làm trụ trì. Vị này tới tìm gặp Ryokan ở Gogo-an, nhưng Ryokan lúc đó đang ra ngoài hái hoa, và vị tướng quân và tùy tùng phải chờ cho tới khi sư trở về với bình bát đầy các hoa thơm. Vị tướng quân nói lên thỉnh nguyện, nhưng Ryokan giữ im lặng. Rồi sư lấy cọ viết bài thơ hài cú và trao cho tướng quân:
Ngọn
gió mang tới
Đủ
lá rơi
Để
nhóm một ngọn lửa.
Vị
tướng quân gật đầu ra dấu hiểu, và về lại lâu đài.
Một
lần, một tên trộm nhầm lẫn vào am Gogo-an, nhưng dĩ nhiên
không thấy gì giá trị. Thất vọng, tên trộm mới lấy chiếc
mền cũ và tả tơi và chiếc bồ đoàn thiền tọa của sư.
Khi Ryokan về lại căn lều, thấy chuyện xảy ra mới viết
bài thơ hài cú sau:
Tên
trộm để lại phía sau—
Mặt
trăng
Nơi
cửa sổ.
Ryokan yêu thích dự các buổi nhảy múa suốt đêm của Lễ Hội Bon giữa mùa hè, nhưng vì là thầy chùa, nên sư phải ngụy trang bằng cách trùm một vuông khăn lớn và mặc bộ áo kimono phụ nữ. Dĩ nhiên, tất cả dân làng đều biết đó là Ryokan, và tới một năm, nhiều người dân làng quyết định trêu chọc sư. “Cô gái yêu kiều này là ai vậy?” họ thì thầm với nhau nhưng đủ lớn cho Ryokan nghe. “Cô này chắc chắn là một người nhảy múa hay lắm!” Rất mực khoái trá, sư say mê với vai trò của nữ vũ công, nhảy tới nhảy lui với vẻ diễm kiều đầy nữ tính.
Ryokan không thích lễ lạc long trọng. Một hôm, sư được mời dự một lễ trà đạo chính thức tại nhà một gia đình giàu có. Người chủ hãnh diện về các bộ đồ trà đắt giá, thanh lịch, và các vị khách khác tới trong các bộ kimono bằng gấm Kyoto đắt tiền. Khi Ryokan, mặc bộ đồ thường lệ rách rưới chắp vá, nhấp hớp trà, rồi nhăn mặt và la lên, “Đắng quá—hương vị ghê quá!” Rồi sư mới nhổ trà vào lại tách. Để gây rối thêm, Ryokan mới khạy mũi của mình và tìm cách quẹt vào tay áo của vị khách ngạo mạn ngồi kế bên sư.
Mặc dù Ryokan hài lòng với đời sống của một ẩn tu, vẫn có những lúc cô đơn sâu thẳm:
Đôi
khi ta ngồi lặng lẽ,
Lắng
nghe tiếng lá rơi.
Thật
sự bình an là đời sống của một vị sư,
Cắt
lìa khỏi tất cả chuyện đời.
Mà
sao ta rơi nước mắt?
Trong
thế giới này
Nếu
có ai
Cùng
tâm này—
Chúng
ta có thể cả đêm
Nói
chuyện trong căn lều nhỏ của ta!
Ryokan vui sướng khi có khách thăm, và thường gửi các bạn thư mời bằng thơ:
Nếu
bạn không ngại
Tiếng
vang thung lũng
Và
các ngọn núi đầy sao trời,
Sao
không đi xuyên rặng cây tùng
Và
tới thăm ta?
Xuân
tới rồi!
Trân
châu và vàng bạc
Khắp
mọi nơi—
Làm
ơn, làm ơn
Tới
thăm ta.
Các
cành cây sẽ
Dùng
làm củi mùa thu
Vẫn
còn đang nở hoa—
Hãy
gom cỏ đẫm sương
Và
tới thăm ta.
Tối
rồi
Hãy
tới lều của ta—
Các
dế mèn sẽ
Hát
ru bạn, và ta sẽ
Giới
thiệu bạn với rừng đầy trăng.
Khi
có khách tới thăm Ryokan, sư mang ra cho họ một chiếc bát
dùng làm chậu rửa tay. Họ sẽ phản đối, “Đó là bình
bát để ăn của sư mà—chúng tôi không thể dùng nó để
rửa tay mình!”
Ryokan
sẽ trấn an họ, “Không, không. Đây là chiếc bát duy nhất
ta có, và nó dùng được cho cả nấu ăn, bát đựng nước,
và chậu rửa tay. Thêm nữa, ta thấy nó bị ném bỏ trong một
bụi cây. Có ai ném nó đi mà, nhưng ta đã cho nó một nơi
ở mới!”
Bosai (1752—1826), một học giả nổi tiếng từ kinh đô Edo, từ lâu muốn gặp vị Thiền sư kỳ dị xứ Echigo. Oâng tìm tới lều của Ryokan, nhưng khi tới thì Ryokan đang ngồi tọa thiền ở hàng hiên. Không muốn làm gián đoạn, Bosai chờ cho tới khi Ryokan hết thời thiền tọa, gần như ba giờ đồng hồ sau đó. Ryokan rất mực vui mừng được gặp học giả nổi tiếng này, và họ nói chuyện về thi ca, triết học, và văn chương suốt cả ngày hôm đó. Khi đêm tới, Ryokan muốn đi tìm chút rượu sake. Ryokan bảo Bosai chờ một chút, trong khi sư chạy xuống một nhà nông dưới núi để mượn chút rượu. Bosai chờ và chờ, nhưng Ryokan không trở lại.
Cuối cùng, Bosai mới đi tìm sư. Oâng kinh ngạc gặp sư cách lều có vài trăm thước, ngồi dưới một gốc thông, nhìn mơ mộng vào trăng rằm.
“Thầy Ryokan! Thầy ở đâu vậy? Tôi chờ thầy mấy giờ liền! Tôi nghĩ thầy gặp chuyện bất trắc!”
“Bosai ơi! Bạn tới vừa đúng lúc. Không phải trăng đẹp tuyệt vời sao?”
“Vâng, vâng, nó đẹp tuyệt vời. Nhưng rượu sake đâu?”
“Sake hả? Ô, vâng, rượu sake. Xin tha lỗi cho tôi. Tôi sẽ lấy nó ngay mà!” Ryokan chồm dậy và phóng xuống núi, để Bosai đứng nhìn ngơ ngẩn.
Khi bạn hữu ghé thăm, Ryokan thường đón bạn bằng thơ:
Sâu
trong rừng,
Vây
phủ giữa mùa đông
Một
lão già như ta—
Ai
sẽ là người đầu tiên tới thăm?
Ta
biết đó sẽ là bạn!
Trong
khi dứt hạt mưa
Ta
đi hái vài
Rau
ngò tây dại
Để
bạn thưởng thức
Trong
khi viếng thăm.
Thật
vô tâm
Cho
các chùm tuyết
Không
chịu rơi
Vào
ngày
Bạn
quý thăm.
Đối với các bạn sắp chia tay, Ryokan viết:
Hãy
chờ ánh trăng
Trước
khi bạn đi—
Lối
mòn xuống núi
Dầy
đặc những
Hạt
dẻ rơi!
Phủ
dầy sương, lối núi
Đường
sẽ giá lạnh.
Trước
khi bạn rời
Hãy
thử nha
Một
tách cuối rượu ấm?
Ryokan không phải một nhà khổ hạnh chán đời, tim lạnh cho dù là đang ở phố chợ hay nơi ẩn cư:
Cả
đêm dài
Trong
gian lều cỏ
Sưởi
ấm bởi nét bút
Chúng
ta nói chuyện và nói chuyện.
Làm
sao ta quên đêm tuyệt diệu đó.
Xuống
lũng sâu để hái phong lan
Mặt
đất phủ đầy sương và giá
Và
mất cả ngày để tìm hoa.
Ta
hốt nhiên nghĩ về một bạn cũ
Cách
biệt nhiều dặm núi sông.
Chúng
ta có bao giờ gặp lại?
Ta
nhìn lên trời xa
Dòng
lệ chảy xuống đôi má.
Cũng như với Ikkyu và Hakuin, thi ca và thư pháp là trọng tâm Thiền của Ryokan, và thơ của sư được dùng làm các bài giảng Phật Giáo kín đáo. Về mặt kỹ thuật, Ryokan bị ảnh hưởng bởi kinh điển thi ca Trung Hoa và Nhật Bản, nhưng sư phần lớn viết những khi nào sư thích và nói chung thì bỏ lơ các luật về thơ.
Ai
nói thơ ta là thơ?
Thơ
ta không phải thơ.
Sau
khi ngươi biết thơ ta không phải thơ,
Thì
chúng ta có thể bàn về thơ!
Ryokan cảm thấy thích đặc biệt nhân vật Hàn San (Nhật: Kanzan; Hoa: Han-shan; Việt: có khi được phiên âm là Hàn Sơn), nhà thơ Thiền kỳ dị đầy huyền thoại của Thiền Tông Trung Hoa, thời nhà Đường. (Hàn San cũng được ưa chuộng đặc biệt bởi Hakuin, người đã viết một bài luận giảng dài về thơ Hàn San và vẽ vị này thường xuyên trong hội họa.) Dưới đây là một bài điển hình của Hàn San:
Nhà
ta là hang động, không vật gì bên trong—
Thanh
tịnh và rỗng rang diệu kỳ,
Sáng
tỏ và trong trẻo như mặt trời.
Một
dĩa rau núi là đủ,
Và
một áo vá đủ che thân ta.
Hãy
để thiên ma hiện lên hứa dâng đủ thứ
Ta
đã có Tối Thắng Phật nơi đây rồi!
Ryokan làm bài thơ sau, cùng phong cách đó:
Về
nhà sau một ngày khất thực;
Rau
thơm đã phủ nơi cửa.
Giờ
đây, một nắm lá đốt chung với củi.
Lặng
lẽ, ta đọc thơ Hàn San,
Bên
tiếng gió thu rít qua mái tranh.
Ta
duỗi thẳng chân và nằm xuống.
Có
gì để lo lắng nữa?
Có
gì để ngờ vực nữa?
Thư pháp của Ryokan còn được trân quý hơn thơ của sư—vẻ đẹp tinh tế và nét khác thường quyến rũ trong chữ sư viết, kết hợp với sự thanh tịnh và nồng ấm hiển lộ trong từng nét bút dẫn tới một ảnh hưởng, có lẽ, không gì ngang hàng được trong nghệ thuật Nhật Bản. Thực sự, hiện tượng những người thưởng ngoạn sành điệu ưa thích thơ và thư pháp của Ryokan lại mang tính bi hài, vì Ryokan một lần nói rằng trong vài thứ sư không ưa là “thơ viết bởi một nhà thơ, và thư pháp viết bởi một nhà thư pháp.”
Ryokan vẫn liên tục tập luyện thư pháp, trân trọng viết Thousand Character Classic (Sách Một Ngàn Chữ) mỗi buổi sáng, và làm đen kịt các tờ giấy tập viết. Ngay cả trong các chuyến đi khất thực, sư cũng dùng ngón tay kẻ chữ trên không hay lên mặt cát dưới chân mình. Từ khi thư pháp của sư được đánh giá cao, đủ thứ loại người mới tới xin các bản thư pháp của sư:
Ta
cạo đầu, làm Thiền sư,
Mất
nhiều năm tìm Đạo xuyên rừng cỏ rối.
Nhưng
bây giờ, người ta chỉ nói với ta,
“Viết
cho con bài thơ với! Viết cho con bài thơ với!”
Khi người ta bắt đầu say mê tìm các bức thư pháp của sư chỉ để trưng bày, trong khi bỏ lơ nội dung Thiền tính, Ryokan bắt đầu thoái thác. Điều này đã dẫn tới một trận chiến gài mưu rất buồn cười.
Một hôm, một thương gia giàu có thèm muốn vài tấm thư pháp của Ryokan mới nói với nhà sư ngây thơ rằng một họa sĩ nổi tiếng sắp tới viếng nhà ông. Ông mời Ryokan tới để gặp họa sĩ, và khi Ryokan tới nhà thương gia, Ryokan được dẫn vào một phòng lớn trong đó đặc biệt sửa soạn cho tác phẩm của một bậc thầy: bột mực tươi, thơm, một bộ cọ tốt nhất, hàng xấp giấy thư pháp. Thương gia mới nói dối, “Họa sĩ sẽ tới đây sớm. Xin thầy cứ tự do sử dụng các vật liệu này cho tới khi hoạ sĩ tới.” Đúng như thương gia đã tính toán, Ryokan không chống cự nổi, và chẳng bao lâu căn phòng chất đầy các tấm thư pháp của Ryokan. Khi Ryokan rời khỏi cơn thơ mộng, sư mới nghĩ rằng thương gia sẽ nổi giận vì sư đã xài hết mực và giấy, nên sư mới ngượng ngập rời khỏi nhà vị thương gia. Vị này đã có điều ông muốn.
Trong một chuyện tương tự, Ryokan được để đơn độc trong một phòng với các cánh cửa mới dán giấy. Sư bị màu trắng của giấy mới thu hút, nên cầm bút viết các bài thơ của Hàn San khắp lên đó. Mặc dù việc này không tính toán trước, vị chủ nhà rất mực hài lòng và sau đó cho bóc giấy ra khỏi các khung cửa, và treo vào các cuộn thư pháp.
Ryokan rất thích hoa, và người bạn Yamada của sư có một ngôi vườn đầy các hoa mẫu đơn tuyệt diệu. Yamada không để cho ai chạm tới các cành hoa quý giá này, nhưng một hôm ông bắt gặp Ryokan, người không thể tự giữ mình lâu hơn, tìm cách lẻn ra với một cành hoa. Thấy ngay một cơ hội để xin một số thư pháp từ Ryokan, Yamada mới hô lên, “Cho dù thầy là một Thiền sư, thầy cũng không thể thoát đi với nó!”
Yamada dẫn nhà sư Ryokan đang mắc cỡ ra giao cho viên cảnh sát trong làng, và để giam sư trong một căn phòng nhỏ. Yamada mới vẽ phác thảo cảnh sư Ryokan trộm hoa mẫu đơn và nói với sư. “Hãy nghe đây, sư trộm hoa! Tôi sẽ để sư đi nếu sư vẽ một bài viết bên phác thảo này.” Ryokan viết một cách ân hận:
Ryokan
bị bắt
Quả
tang
Đang
trộm hoa.
Giờ
thì mọi người
Sẽ
luôn luôn biết thế.
Một đại tác phẩm thư pháp Nhật Bản cũng được kiếm bằng phương thức đầy thủ đoạn tương tự. Khi Ryokan tới gần một nhóm trẻ con đang làm diều, các em khóc lên, “Ryokan! Ryokan! Xin thầy viết cái gì lên đi, để làm cho diều của tụi con bay!” Ryokan suy nghĩ chút xíu, rồi viết lên tờ giấy bản mà các em đưa cho sư “Trời—Lên—Gió—Lớn.”
Vẻ đẹp của bốn chữ này—trong các mẫu tự đơn giản nhất của ngôn ngữ Nhật mà tất cả trẻ em đều biết—được viết một cách hồn nhiên với cây bút vay mượn, lên tờ giấy đặt trên mặt đất, thì không có thể mô tả được, và tác phẩm này trở thành một bảo vật thật sự. Nhưng thực sự, trẻ con đã bày trò xin là do một người hàng xóm thông minh xúi giục.
Dù vậy, trong nhiều trường hợp, Ryokan đã chơi gác cơ. Một lần, Ryokan bị gạt lên lầu của một căn nhà lớn, và bị kẹt nơi đó khi gia chủ rút thang ra. Họ mới nói với tù nhân, “Tụi con sẽ không để thầy xuống, cho tới khi thầy viết một số thư pháp cho tụi con.”
Ryokan nói, “Tốt lắm.” Sư mới viết ào ạt mấy tấm thư pháp, cầm lên cho họ xem, và họ mới đặt thang vào lại. Nét viết rất khó đọc, nhưng sau đó họ mới thấy là tất cả các tấm đều viết cùng một câu: “Không có thang, ta không có chân.”
Trong một hoàn cảnh tương tự, khi Ryokan gặp một trận mưa lớn và cần nơi núp mưa, sư bị buộc phải viết chữ lên nhiều chiếc quạt. Một chiếc quạt ghi chữ, “Khi trời mưa, Ryokan rất buồn.”
Một trường hợp khác, một vị sư bạn mang một số giấy tới cho Ryokan và nói, “Người ta nói thư pháp của sư không đẹp như trước kia, bởi vì sư không thực tập đủ. Đây, sư có thể thực tập trên giấy này.” Ryokan viết nguệch ngoạc lên, “Đường ngọt, thuốc đắng.”
Ryokan một lần vẽ một đầu lâu, một chủ đề được ưa chuộng của các họa sĩ Thiền, cho một nhà sư bạn. Vị sư này muốn Ryokan viết thêm vào mấy chữ, nhưng Ryokan nghĩ tấm tranh thế là đủ. Nhưng vị sư cứ nài nỉ, đòi Ryokan phải viết chữ gì đó mỗi lần sư ghé thăm. Cuối cùng, Ryokan mới viết lên dòng chữ: “Hôm nay, Ryokan đã viết chút gì.”
Một lần, sau một mùa đông dài giam hãm, Ryokan được bác thợ hớt tóc cạo phân nửa chiếc đầu bờm xờm, và rồi đòi “tiền chuộc” để cạo phân nửa còn lại: một mẫu thư pháp của Ryokan. Ryokan mới viết tên một vị thần của Thần Đạo. Loại kẻ chữ này dùng như một lá bùa may mắn, nên bác thợ cạo mới gắn vào cuộn tre và treo trong nhà. Một hôm, một người bạn nói, “Thiếu một mẫu tự trong tên vị thần này.” Tình hình thiếu chữ này làm hỏng hiệu quả thư pháp dùng như lá bùa may mắn, nên bác thợ cạo mới tìm tới Ryokan, thì mới nghe đáp, “Thì ngươi làm thiếu cho ta, nên ta mới làm thiếu cho ngươi. Còn như bà già tử tế dưới phố kia cứ luôn luôn cho ta thêm bánh, nên bức thư pháp ta cho bà cụ có thêm mẫu tự khác nữa trong đó!”
Ryokan yêu thích chơi môn cờ Go, nhưng sư không muốn thua, điều rất là bất hạnh vì sư không phải cao thủ. Một lần, sau một ván cờ thua suýt soát, sư muốn đấu lại, và bấy giờ đối thủ mới nói, “Chỉ [đấu lại] khi nào thầy hứa cho con một bức thư pháp mỗi lần thầy thua cờ.” Ryokan do dự đồng ý, nhưng sư lại cứ thua hoài thôi. Đối thủ của sư mong đợi thắng nhiều giải thưởng thư pháp đầy Thiền ngữ, nhưng tất cả những gì kiếm được lần này chỉ là các tấm sư viết:
Hái
các quả hồng vàng—
Hai
hòn dái ta lạnh cóng
Vì
gió thu.
Ryokan thường vô ý bỏ sót một số chữ khi sư viết các bài thơ dài hay trích dẫn từ trí nhớ, và một lần có người than phiền về điều này. Ryokan đáp, “Bất kỳ ai có thể đọc thư pháp của ta đều có thể dễ dàng kiếm ra chữ bị sót; còn những ai không đọc được thì họ không thấy bị thiếu chữ nào!”
Một người bạn của Ryokan xin một tấm thư pháp để mang may mắn và thịnh vượng cho gia đình ông. Ryokan viết một chữ “Shi” đơn độc lên một tấm giấy khổ lớn. Người bạn hỏi, “Thế là nghĩa gì?” Như gợi lại công án của Hakuin, sư Ryokan trả lời, “Tử. Sự chết. Khi người ta cứ nghĩ hoài về sự chết, họ không hoang phí thì giờ hay tiền bạc gì nữa.”
Một lần, chủ một tiệm nước tương ở Nagaoka đi một chuyến đường dài tới căn lều của Ryokan với thỉnh cầu đặc biệt. Tấm bảng hiệu trước tiệm của ông được kẻ chữ quá xấu, và người chủ thấy đó là lý do làm khách không vào tiệm ông. Ryokan có sẽ giúp người này bằng cách viết chữ cho tấm bảng hiệu mới? Ryokan đồng ý và viết lên “Giấm—Nước Tương—Joshuya.” Người chủ tiệm cực kỳ vui thích và hãnh diện trưng bảng hiệu khi về lại. Vài ngày sau, Bosai (vị học giả nổi tiếng đã nói ở một đoạn trên) tình cờ đi ngang tiệm này và thấy bảng hiệu. Bosai bước vào, thông báo cho chủ tiệm rằng tấm bảng hiệu với nét chữ đó đã trở thành rất mực quý giá, đừng nên để ngoài gió mưa như thế, và học giả này viết cho bảng hiệu mới. Tấm bảng của Bosai được treo lên, và rồi được nhìn thấy bởi một nhà thư pháp khác, mà vị sau này nổi tiếng chỉ thua Ryokan và Bosai. Tình hình này được lập lại lần thứ tư—tiệm này giaù lên và chủ tiệm trở thành người sở hữu hãnh diện của bốn tấm bảng hiệu tuyệt vời.
Đôi khi, danh tiếng thư pháp của Ryokan cũng tiện dụng. Trong một chuyến du phương, Ryokan buộc phải thuê một con ngựa thồ để qua một đường núi nguy hiểm. Sư không có đồng nào để trả khoản tiền 16 đồng sen, nên sư nói với người lái, “Ngươi có thể đánh vào đầu ta 16 cái.” Người tài xế nhận ra Ryokan, nên nói, “Không. Thầy viết 16 chữ lên giấy này, thì con không tính tiền.”
Tương tự, khi Ryokan gặp một người lữ hành đang cần nơi trọ, tất cả điều sư làm là viết một lá thư nhỏ để giới thiệu: “Hãy đưa thư này cho bất kỳ ai trong làng, và ngươi chắc chắn sẽ có nơi trọ.”
Bên cạnh chuyện thư pháp trên diều đã nói, có hai tác phẩm lớn khác của Ryokan là “Một—Hai—Ba, I—Ro—Ha [A—B—C]” và “Tâm—Nguyệt—Luân” (Heart—Moon—Circle). Cặp đầu tiên của cuộn thư pháp treo là viết cho một chủ tiệm, người xin cho một cái gì đơn giản mà ai cũng có thể đọc. Bức thứ nhì được viết trong nhà bếp của một trong các bạn của Ryokan. Cái nắp gỗ cũ kỹ đậy nồi cơm gia đình đã nứt ra và được đặt qua bên chờ làm củi. Ryokan cảm thấy tội nghiệp cái nắp, nên sư viết các chữ “Tâm—Nguyệt—Luân” lên nắp, biết rằng người ta sẽ không hủy nắp này nếu có chữ sư trên đó. Nét bút cực kỳ uy nghi tới nỗi gia đình này đưa nắp đi hàn lại, và bức thư pháp này thế là khảm vào gỗ.
Trong các tài sản được trân quý nhất của những người dân trong vùng gần Ryokan cư ngụ là các chữ mà họ nhận được từ vị sư kỳ dị này trong những năm sư ngụ ở Gogo-an và Đền Otogo. Khi sư ngày càng suy yếu với tuổi già, tình hình khó khăn cho Ryokan để đi các chuyến khất thực hàng ngày, và các bạn sư bắt đầu cung cấp các thứ cần dùng đơn giản—một áo vải sợi, một cặp vớ tabi, một mũ vải, nhang, một quả banh temari, trà, gạo, đậu hũ, thuốc lá, dưa chua, dầu, rau cải, trái cây, rượu sake, và, như một quà tiệc, cả bánh ngọt nữa—bởi một người đem tới. Bất cứ khi nào Ryokan nhận đồ cúng dường như thế, sư gửi một lá thư nhỏ, hay một bài thơ xác nhận món quà và cảm ơn thí chủ có tâm cúng dường như thế. Thực sự, cách bảo đảm nhất để có một mẫu thư pháp của Ryokan là cúng sư một phẩm vật—sư luôn luôn gửi một thư cảm ơn! Dưới đây là hai bài thơ như thế:
Rong
biển,
Rượu
sake, và rau cải:
Với
các quà tặng tốt như thế
Mùa
xuân của ta
Không
còn đơn độc nữa!
“Món
Quà Bảy Quả Lựu”
Xẻ
chúng ra,
Tách
chúng rời ra,
Bẻ
chúng làm đôi:
Ăn,
ăn, ăn—
Không
để chúng rời miệng ta!
Nếu Ryokan thấy đồ dùng vơi cạn, sư sẽ gửi các bài thơ kêu gọi:
Thời
tiết đẹp và
Ta
có nhiều khách thăm
Nhưng
thực phẩm còn ít.
Còn
quả mận ngâm giấm nào
Để
dành không?
Trời
lạnh giá
Đom
đóm
Hết
chiếu sáng nổi:
Sẽ
có ai tử tế
Gửi
ta chút nước vàng?
(“Đom đóm” là một trong các tên gọi thân mật của Ryokan; “nước vàng” là rượu saké.) Trong các trường hợp hiếm hoi, Ryokan được cúng tiền, thì sư cẩn trọng viết một tấm biên lai, một loại thư pháp giấy nợ và sau đó tấm này được treo lên làm tranh nghệ thuật. Một lần, Ryokan viết cho một thân nhân, “Ta đã tích tụ một số tiền lớn. Hãy tới đây mà lấy.” Số tài sản lớn này hóa ra chỉ là một đồng cắc bằng bạc.
Tình cờ, có người nói với Ryokan rằng nếu người ta thấy tiền trên đường đi, thì họ sẽ rất là hạnh phúc. Một hôm, sau khi nhận nhiều đồng cắc trong chuyến khất thực, sư quyết định để xem lời đó có thật hay không. Ryokan rải các đồng cắc dọc theo đường và rồi nhặt chúng lên. Sư làm thế nhiều lần mà không cảm thấy gì háo hức, nên thắc mắc không biết người kia muốn nói gì. Ryokan thử thế thêm vài lần và trong khi làm thế, sư mất toàn bộ số tiền đó trong cỏ. Sau khi lục tìm thời gian lâu, sư cuối cùng thấy các đồng cắc sư đã mất. Ryokan rất là hạnh phúc. Sư nghĩ, “Bây giờ ta hiểu. Tìm ra tiền thật sự là một niềm vui.”
Ryokan cũng gửi thư tới các bạn học giả để xin sách, và cũng để chia sẻ các kết quả nghiên cứu học hỏi riêng của sư. Lá thư sau đây cho thấy có vẻ rằng Ryokan khá quen thuộc với tác phẩm “Đêm Nói Chuyện Trên Thuyền” của Hakuin:
Mùa
đông này, ta áp dụng lời dạy của nhà hiền triết
Lão
Giáo Hakuyu và đã học điều này:
Ta
tránh đuổi theo cái này và cái kia,
Và
ngậm kín miệng, im lặng nghiêm ngặt.
Ta
chỉ ăn khi bụng đói
Và
gõ nghiến răng sau khi tỉnh từ một giấc mơ.
Ta
đang đọc truyện về Hakuju
Và
học về cách giữ sức khỏe tốt
Bằng
cách giữ cho Khí quân bình.
Và
không bị gây rối bởi những chuyện hư xấu, bất lương.
Ryokan
đã trao đổi bí quyết công thức thuốc dược thảo với
các bạn học giả, và cũng yêu cầu họ gửi cho sư giấy,
cọ, và mực dư của họ.
Một
lần Ryokan gửi một vị sư bạn lời chúc Năm Mới này:
“Chúc
Mừng Năm Mới!”
Ngày
mai, mùa xuân tới:
Không
cần tới ai giúp!
Tim
ta đập
Nhanh
hơn và nhanh hơn
Và
ta không thể ngủ:
Xuân
tới ngày mai.
Sau trận động đất kinh hoàng năm 1831, khi đó 10,000 nhà bị phá hủy và 1,200 người chết, Ryokan gửi lá thư kể lại cho một người lo lắng:
Động đất thật kinh hoàng. Cái lều nhỏ của tôi bình yên. May mắn là không ai chết trong số gia đình và các bạn của bạn. Khi các thiên tai như thế xảy ra, chúng ta đừng tuyệt vọng; khi sự chết chạm trán chúng ta, chúng ta phải gặp nó trực diện. Ngay cả khi chết và tai họa có một chỗ trong bản chất của các pháp. Vẫn còn...
Mặt
đối mặt
Với
sự chết,
Nhưng
vẫn sống để
Thấy
thế giới đau khổ
Như
dường quá buồn để chịu đựng.
Ryokan gửi nhiều lá thư tới người em bướng bỉnh của sư, Yoshiyuki:
Cậu
ra sao
Mấy
hôm rày, hả em nhỏ của ta?
Tuyết
đang tan
Nhưng
gió vẫn
Thổi
quá lạnh.
Các lá thư khác cảm ơn Yoshiyuki về các món quà, đặc biệt một mảnh da thuộc mà nhà sư cần kiệm Ryokan dùng làm áo khoác, làm tấm trải giường và làm thảm cho phòng. Ryokan cũng dịu dàng xin người em đừng hoang phí đời cho rượu và đàn bà, nhắc nhở em trong một lá thư rằng “biết đủ là tài sản chân thật.”
Một hôm, một người đưa tin tới lều của Ryokan với một lá thư cần đáp ứng tức khắc. Lúc đó, Ryokan đang mê mải tìm cách xoay chiếc bình bát trên một đầu cây gậy, một màn mà sư từng thấy biểu diễn bởi các nghệ sĩ đường phố. Ryokan nguệch ngoạc viết liền thư đáp, nhưng rồi người đưa thư đã trở lại sớm.
“Oâng chủ nổi sùng với con. Ông không hiểu nổi thư đáp của thầy, và nghĩ là con đã hiểu nhầm lời dạy của thầy.”
Khi Ryokan ngó lại thư mình viết mới thấy chữ sư viết, “Cái bát phải xoay và xoay.”
Ryokan xin lỗi người đưa thư, “Ồ, thầy xin lỗi. Lần này thầy sẽ cho con câu trả lời đúng!”
Bởi vì Ryokan ưa quên, nên sư tự viết cho mình các tờ ghi nhớ và danh sách các việc sư cần nhớ:
Nhớ
là đừng:
nói
quá nhiều;
nói
quá mau;
nói
lúc không ai hỏi;
nói
với một cách vô cớ;
nói
với hai tay;
nói
về chuyện đời;
nói
trả thô bạo;
cãi
nhau;
mỉm
cười coi thường lời kẻ khác;
dùng
thành ngữ Trung Hoa lịch thiệp;
khoe
khoang;
tránh
nói trực tiếp;
nói
với kiểu ẩn ý;
nhảy
từ chuyện này sang chuyện kia;
dùng
các chữ cầu kỳ;
nói
về các chuyện cũ không thể đổi nữa;
nói
trịnh trọng;
tránh
câu hỏi trực tiếp;
nói
xấu người khác;
nói
huênh hoang về giác ngộ;
say
rượu phá phách;
nói
kiểu hiểm độc;
la
hét trẻ con;
bịa
chuyện hoang đường;
nói
khi giận dữ;
nói
tên người [thế lực để dọa người đối thoại];
làm
lơ người đối thoại;
nói
giả mộ đạo về Phật, về Trời;
dùng
lời đường mật;
dùng
lời nịnh bợ;
nói
về chuyện mình không biết;
nói
độc quyền;
nói
sau lưng người khác;
nói
kiêu căng;
nói
xấu kẻ khác;
tụng
kinh kiểu phô trương;
than
phiền về phẩm vật cúng dường;
thuyết
pháp dài dòng lê thê;
nói
kiểu giả tạo như nghệ sĩ;
nói
kiểu giả tạo như một thầy trà đạo.
Phải
dâng hương hoa cúng Phật;
Trồng
cây và hoa, rửa và tưới vườn;
Thường
đốt ngải cứu hai chân;
Tránh
ăn cá có dầu;
Phải
ăn nhẹ, tránh thức ăn dầu mỡ;
Đừng
ngủ quá giấc;
Đừng
ăn quá no;
Đừng
ngủ trưa lâu;
Đừng
làm mệt quá sức;
Đừng
vô ý;
Đừng
nói khi không có gì để nói;
Đừng
giấu gì trong lòng;
Luôn
luôn uống rượu sake ấm;
Cạo
đầu;
Cắt
móng tay;
Súc
miệng và xài tăng;
Phải
tắm;
Giữ
cho giọng rõ ràng.
Kinh
Dịch viết:
Hạnh
phúc là sự hòa hợp thích nghi của:
nóng—lạnh
tốt—xấu
đen—trắng
đẹp—xấu
lớn—nhỏ
trí—ngu
dài—ngắn
sáng—tối
cao—thấp
phần
nhỏ—toàn thể
thư
thả—mau chóng
tăng—giảm
sạch—dơ
chậm—mau.
Ryokan luôn luôn để các thứ lại phía sau. Nhiều lá thư gửi bạn hữu vẫn còn tồn tại, đầy các bản tóm lược các bài viết mà sư để lạc và hỏi họ xem họ có thấy các thứ để quên nào đó ở đâu không. Đôi khi sư tới khất thực cùng một nhà tới hai lần trong cùng ngày, vì quên là trước đó có tới rồi, và bị bà chủ nhà ra la mắng là sao sư tham thế. Đây là một danh sách khác mà sư viết:
(1)
Các thứ nhớ mang theo
Mũ
bông, khăn tắm, giấy thấm, giấy, quạt, các đồng tiền,
banh, bi.
(2)
Các thứ cần thiết
Mũ
tre, vải bó chân, găng tay, day lưng, gậy, áo lễ ngắn.
(3)
Cho các chuyến du phương
Aùo
quần, áo mưa rơm, bát, túi xách.
Nhớ đọc bảng này trước khi rời nhà, nếu không thì sẽ rắc rối!
Khi sư vào lứa tuổi sáu mươi, Ryokan khó đi xa hơn, nên vào năm 1816, sư dọn tới một nơi cư trú mới kế bên Đền Otogo, nơi chân núi Kugami. Khi sư rời Gogo-an, Ryokan làm bài thơ này:
Nơi
sườn núi của
Kugami,
Trong
bóng mát của núi
Bao
nhiêu năm
Ta
về ở lều này?
Giờ
là lúc
Để
nó lại trống trơn—
Ký
ức ta sẽ mờ nhạt
Như
cỏ mùa hè.
Lui
và tới
Ta
bước vòng quanh lều
Và
rồi bước ra đi
Tới
khi căn lều biến mất
Giữa
rừng cây.
Khi
ta bước, ta vẫn
Nhìn
về sau, mỗi lần quẹo,
Nhìn
về sau nơi đó.
Cuộc sống của Rykan tại Đền Otogo nhiều phần hệt như hồi ở am Gogo-an, sáng hòa lẫn với tối:
Tại
Rừng Otogo, dưới Núi Kugami
Ngươi
sẽ thấy chiếc lều nhỏ, nơi ta qua những ngày.
Vẫn
không có chùa hay dinh thự cho ta!
Ta
vẫn ưa sống với gió mát và trăng sáng,
Chơi
vớí trẻ làng hay làm thơ.
Nếu
bạn hỏi về tôi, bạn có lẽ sẽ nói,
“Ông
sư ngốc đó làm gì bây giờ?”
Một
ông già yếu đuối, sáu mươi tuổi
Sống
kế bên ngôi đền, cách biệt làng.
Nửa
đêm—mưa dữ dội tuôn vào đá;
Dưới
cửa sổ, ánh sáng đơn lẻ chập chờn.
Khi
nhỏ, ta học cổ thư Trung Hoa nhưng không hiểu hết;
Tới
thanh niên, ta tu Thiền nhưng không truyền được.
Giờ
sống bên ngôi đền,
Nửa
là thầy cúng Thần Đạo, nửa là sư Phật Giáo.
Ryokan cuối cùng cũng bị buộc rời nơi cư trú ở Đền Otogo:
Trong
túp lều ba phòng xiêu vẹo
Ta
già lão và mệt mỏi;
Cơn
lạnh mùa đông này là
Tệ
hại nhất ta từng chịu qua.
Ta
húp cháo loãng trong khi chờ
Đêm
lạnh cóng qua đi.
Ta
có thể sống còn tới khi mùa xuân tới?
Không
thể đi xin cơm về,
Làm
sao ta sống qua cơn lạnh?
Ngay
cả thiền cũng không giúp nữa được;
Không
còn gì nữa để làm, trừ làm thơ
Để
tưởng nhớ các bạn đã từ trần.
Năm 1826, khi sư được 68 tuổi, Ryokan rời Đền Otogo và tới sống với gia đình Kimura tại Làng Shimazaki. Sư được cúng một căn nhà nhỏ nơi phía sau, nhưng nó không thực sự thích nghi với sư. Sư tự so sánh mình với những con chim lồng mà gia đình Kimura nuôi:
Bây
giờ và hồi đó
Ngươi
[chim] hẳn thèm khát
Tự
do của rừng sâu—
Ta
cũng trân quý
Các
suy nghĩ như thế.
Ryokan viếng thăm am Gogo-an lần cuối:
Ta
chống gậy và chậm rãi đi
Tới
căn
lều nơi ta đã ở nhiều năm.
Các
bức tường đã sụp đổ, và bây giờ cho cáo và thỏ.
Giếng
bên rừng tre đã khô,
Và
màng nhện dày phủ cửa sổ, nơi ta từng đọc dưới trăng.
Các
bậc thềm đầy cỏ dại,
Và
một con dế cô đơn gáy trong cơn lạnh buốt.
Ta
bước quanh thất thường, không thể chạy vụt đi
Như
mặt trời lặn buồn bã.
Trong một không khí hạnh phúc hơn, chính lúc sư đang ngụ tại nhà Kimura thì nhà sư 70 tuổi Ryokan gặp và yêu thương ni cô trẻ đẹp Teishin (1798—1872). Mặc dù đó hiển nhiên là một quan hệ trong sáng và cao thượng, nhưng ràng buộc yêu thương giữa họ cũng sâu như giữa Ikkyu và Phu Nhân Mori. Sau khi Teishin lần đầu gặp Ryokan, ni cô viết bài thơ này:
Có
phải đó thực sự là thầy
Con
đã thấy,
Hay
đây là niềm vui
Con
vẫn còn cảm thấy
Chỉ
là một giấc mơ?
Trả lời của Ryokan là:
Trong
thế giới mộng huyễn này
Chúng
ta ngủ chập chờn
Và
nói về các giấc mơ—
Hãy
mơ, mơ nữa đi,
Nhiều
bao nhiêu mà ni muốn.
Cũng có trao đổi như sau:
Nơi
đây với thầy
Con
có thể giữ
Im
lặng như trăng sáng
Trong
vô lượng ngày và năm,
Chúng
ta nhìn nhau.
(Teishin)
Nếu
tim ni
Giữ
không đổi,
Chúng
ta sẽ buộc chặt vào nhau
Như
dây leo vô tận
Trong
thời gian vô lượng.
(Ryokan)
Khi Teishin không đến thăm Ryokan đuợc, sư gửi ni cô bài thơ than thở sau:
Ni
đã quên ta
Hay
lạc đường tới đây?
Bây
giờ ta chờ ni
Suốt
ngày, mỗi ngày.
Nhưng
ni không tới.
Teishin viết đáp, than phiền là bận chuyện trần gian không tới đuợc:
Mặt
trăng, con biết chắc,
Đang
chiếu sáng
Cao
trên các rặng núi,
Nhưng
các đám mây buồn
Phủ
các đỉnh trong bóng đen.
Ryokan gửi lại lời khuyên:
Ni
phải trổi cao vượt
Các
đám mây ảm đạm
Đang
phủ đỉnh núi.
Nếu
không, làm sao ni sẽ
Thấy
được ánh sáng?
Vì tuyết rơi suốt mùa đông, Teishin không thể thăm Ryokan cho tới khi xuân làm ấm lại. Khi sư gặp ni cô, Ryokan thốt lên:
Trong
tất cả đất trời,
Không
có gì
Quý
giá hơn
Việc
ni tới thăm
Vào
ngày đầu mùa xuân.
Bởi vì áo tràng đen của sư và vẻ mặt rám nắng, Ryokan được gọi thân mật là “Con Quạ” bởi Teishin và các bạn của họ. (Ở vùng Viễn Đông, con quạ là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu.) Rất mực hài lòng, Ryokan viết bài thơ này:
Tự
do như một con chim
Để
đi bất cứ đâu ta muốn,
Từ
ngày mai
Ta
sẽ lấy tên “Con Quạ”
Được
trao cho ta bởi các bạn.
Teishin lập tức đáp:
Khi
chàng quạ núi
Bay
về nhà chàng,
Chàng
sẽ không mang theo
Chim
nhỏ cánh mềm
Yêu
thương của chàng?
Ryokan trả lời với một nụ cười:
Ta
muốn mang
Ni
đi bất kỳ đâu
Mà
ta đi,
Nhưng
thiên hạ sẽ không nghi chúng ta
Là
cặp tình nhân?
Cho tới hết đời Ryokan, họ thường gần nhau, làm thơ, bàn chuyện văn học và tôn giáo, và đi bộ xuyên qua các cánh đồng và các ngôi làng kế cận.
Ngâm
những bài thơ cũ,
Làm
những bài thơ mới,
Chơi
temari
Cùng
nhau trên cánh đồng—
Hai
người, một trái tim.
Gió
mát,
Trăng
sáng—
Cùng
nhau
Hãy
nhảy múa tới bình minh
Như
lời từ giã cho tuổi già của ta.
Vào mùa đông năm 1830, sức khỏe của Ryokan hoàn toàn hỏng. Bị chứng tiêu chảy kinh hoàng, Ryokan dùng thơ để than phiền:
Đó
là một
Tình
trạng dễ dàng
Để
nói tới,
Nhưng
các khúc ruột quặn thắt
Đang
giết ta!
Thể chất sư suy yếu mau chóng, và khi Teishin chạy tới bên giường hấp hối của sư, Ryokan nói về tình yêu sư giành cho ni cô:
“Khi
nào, khi nào?” Ta thở dài.
Người
ta mong chờ
Cuối
cùng đã tới;
Với
ni bây giờ,
Ta
có tất cả những gì ta cần.
Ni cô trả lời:
Chúng
ta tu sĩ được học
Phải
vượt qua cõi
Của
sinh và tử—
Nhưng
con không thể chịu được
Nỗi
buồn chia xa thầy.
Ryokan trả lời một cách lặng lẽ:
Bất
cứ nơi đâu ni nhìn
Lá
đỏ
Tan
tác—
Từng
chiếc lá,
Tới
trước và lui.
Ryokan viên tịch sáng sớm ngày 6 tháng giêng, năm 1831. Tang lễ của sư, được làm lễ bởi các vị sư thuộc đủ mọi tông phái nhà Phật, được tham dự bởi mọi người trong làng và các làng kế bên.
Cái gì sẽ vẫn là di sản của ta?