LỜI KHUYÊN THA THIẾT CỦA MỘT ĐẠO SƯ ĐẠI ẤN – Chuẩn bị cho Cái Chết Việc thực hành Pháp có được ý nghĩa Bởi ta đã thực hành trong cuộc đời, ta sẽ không sợ hãi khi tiến trình của sự hấp hối bắt đầu. Chúng ta sẽ bám rễ vào niềm tin và biết rõ thái độ nào là lợi lạc và thái độ nào không có lợi trong tiến trình này. Ta sẽ thu hoạch trái quả của một cuộc đời được dâng hiến cho việc thực hành Pháp. Tuy nhiên, nếu ta chỉ bắt đầu thực hành của ta vào giây phút cuối cùng, các kết quả tốt lành của nó sẽ không trở thành hiện thực. Hậu quả của những hành vi có hại của ta sẽ đi theo chúng ta vào quá trình của sự hấp hối giống như một cái bóng và dẫn tới những kinh nghiệm về nỗi khổ ghê gớm. Vì thế, ta nên áp dụng những giáo huấn không chút trì hoãn và giải tan gánh nặng của những hành vi ác hại khi vẫn còn thời gian. Có lẽ ta tự nhủ rằng nếu ta không suy nghĩ quá nhiều về cái chết thì tốt hơn bởi dù sao chăng nữa ta cũng không thể ngăn ngừa nó, và sự suy nghĩ về nó có lẽ chỉ làm ta kinh hãi hay ngã lòng. Nhưng kềm chế tư tưởng về cái chết không phải là điều khôn ngoan. Chỉ khi ta nhượng bộ sự thực của cái chết, đầu hàng điều không thể tránh khỏi và không thể đoán trước của nó, ta mới có thể tự chuẩn bị về nó và nhìn nó bằng đôi mắt an bình và một tâm thức trong trẻo. Cái chết của ta có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, hoặc bởi một tai nạn, một chứng bệnh bất ngờ, thực phẩm hư hỏng – hầu như mọi sự đều có thể trở thành nguyên nhân cho cái chết của ta. Ta không thể biết được thời điểm sẽ tới của ta. Và dù có thể cố gắng, ta không thể ngăn ngừa cái chết sẽ đến – giống như ta không thể làm dừng lại tiến trình của mặt trời. Đối diện với cái chết, mọi của cải và quyền lực sẽ tuyệt đối không thể giúp ta được gì. Ta sẽ phải bỏ lại mọi sự ở phía sau. Nếu ta dùng toàn bộ cuộc đời mình để tích tập mọi sự, nỗ lực chiến thắng bè bạn, tạo dựng quyền lực và thành tựu danh vọng, thì điều đó có nghĩa là ta đã đặc biệt theo đuổi khuynh hướng chấp-ngã và bị vướng sâu vào chúng một cách đầy cảm tính. Vào lúc chết, ta sẽ không còn cơ hội để tự giải thoát khỏi tình cảnh này. Mọi nỗ lực ta đã dùng khi nỗ lực bòn rút hạnh phúc cho chính mình từ cuộc đời này sẽ chỉ dẫn tới một núi nghiệp tiêu cực, khi mọi hành động của ta được thúc đẩy bởi sự quy-ngã. Vào lúc chết, năng lực của những hành vi có hại này sẽ ném ta vào một trong ba cõi hiện hữu có đặc điểm là đau khổ, nghĩa là các cõi địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Trong những cõi này sự đau khổ ghê gớm trội vượt thì mãnh liệt hơn nỗi khổ ở cõi người rất nhiều. Nếu ta không đủ động lực để thực hành tâm linh, điều đó ngụ ý rằng ta đã cho là mình am tường về lẽ vô thường và cái chết. Ta có thể không muốn nghĩ đến các hậu quả của một cuộc đời đã bị phí phạm với những hoạt động vô nghĩa; như thế ta chỉ khẳng định rằng việc tự chuẩn bị cho cái chết và thời gian sau đó là điều không cần thiết. Ta bị dính mắc vào đời sống thế tục và những lạc thú của nó và coi hạnh phúc hiện tại của ta là điều quan trọng nhất. Nhưng cuối cùng ta sẽ phải chấp nhận hậu quả của những hành động của ta, và khi đó sẽ quá trễ để thay đổi mọi sự. Khi ta đầu hàng sự thực của cái chết, nhiều điều trước đây bị che dấu bởi cái nhìn của ta, thì nay với ta chúng sẽ trở nên rõ ràng. Ta sẽ không chỉ thấy cái chết nhất định xảy ra mà cũng thấy rằng việc nó xảy đến hoàn toàn không thể đoán trước. Cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào. Ta không có thời gian để uổng phí. Ta nên bắt đầu sự chuẩn bị của mình tức thì và kềm chế mọi hành động dẫn tới những tái sinh đau đớn. Việc thiền định về năng lực quyết định-tất cả của nghiệp, quyết định ta sẽ xử sự ra sao trong tương lai, là một động cơ mạnh mẽ đối với ta để tham gia vào những hành động tốt lành, hiến mình cho Pháp và ngừng đánh mất thêm thời gian trên con đường dẫn tới giác ngộ. Những hậu quả của nhiều hành động có hại mà chúng ta đã đảm nhận tạo nên nguy hiểm to lớn nhất trong cái chết. Ta phải lập tức học tập cách thức giải quyết những chủng tử này với sự trợ giúp của Pháp và thay vào đó là những hạt giống của cây trái hạnh phúc. Chỉ có Pháp, con đường của sự giải tan tính chất hoàn toàn-quy ngã là có năng lực này. Vì thế, ta phải lập tức áp dụng các phương pháp của Giáo pháp. Trong quá trình hấp hối và sau đó, khi ta tìm kiếm sự che chở một cách tuyệt vọng, giúp đỡ hữu hiệu duy nhất sẽ đến từ Phật, Pháp và Tăng. Thật sai lầm khi nghĩ rằng ta mở lòng với Tam Bảo vào giây phút cuối là đủ. Ta phải thực hành việc lập các nguyện ước và quy y Tam Bảo và Đạo sư trong toàn bộ tiến trình cuộc đời ta, khiến cho thái độ này bám rễ sâu xa và hoàn toàn tự nhiên vào lúc chết. Khi ta không chuẩn bị điều đó, hấp hối là một tiến trình đau khổ, và ta có thể không phản ứng với nó một cách an định và bình tĩnh như ta ước muốn, bởi để cho qua mọi sự và đi vào chốn chưa từng biết tới là điều không dễ dàng. Sẽ quá trễ để học điều gì mới mẻ – khi ấy những tập quán tốt của ta sẽ hỗ trợ cho ta. Khi ta dâng hiến đời mình cho việc thực hành Pháp, ta học chuyển hóa những hoàn cảnh khó khăn thành con đường dẫn tới giác ngộ, tịnh hóa nghiệp lực của ta và giải thoát mình khỏi gánh nặng của quá khứ. Việc thực hành Pháp cũng giải thoát ta khỏi khuynh hướng cắm rễ sâu xa khiến lập đi lập lại những sai lầm tương tự và liên tục tạo nên đau khổ mới. Dần dần, trong sự đau khổ của chúng sinh, việc thực hành Pháp khiến ta đứng cạnh họ và cứu giúp họ giải tan nghiệp chướng. Nhờ năng lực của hứa nguyện thực hành của ta và nhờ sự thanh tịnh của động lực, ta sẽ có thể gây hứng khởi cho càng lúc càng nhiều chúng sinh đi trên con đường giải thoát. Theo cách này, thực hành của ta quả là sự thực hiện lợi lạc cho tất cả chúng sinh. Khi ta chuẩn bị tốt nhờ việc Những hành giả vô cùng tiến bộ có thể đạt được Phật quả trong cái chết của họ nhờ nhận ra tâm họ là thân chân thực. Những hành giả có phần kém hơn, những vị nhờ thực hiện các thực hành Bổn Tôn đã học để nhận ra mọi sự xuất hiện là những biểu lộ khác nhau của Phật tâm, có thể đạt được giải thoát trong cái chết bằng cách nhận ra thân hỉ lạc. Nếu ta không là những hành giả hảo hạng như thế nhưng đã phát triển một tâm thức thư thản, rộng mở và niềm tin sâu sắc nơi Đạo sư, ta sẽ không cảm thấy bị đe dọa bởi những xuất hiện huyễn hóa của trạng thái sau-cái chết mà sẽ nhận ra nơi chúng chân tánh của mọi hiện tượng, nghĩa là tánh Không. Bởi ta đã thực hành lòng sùng mộ và cởi mở đối với Đạo sư và cũng đã thực hành việc lập các nguyện ước, ta sẽ có thể hòa hợp tâm ta với tâm Đạo sư. Qua việc này, mọi sự xuất hiện trong trạng thái sau-cái chết, không là gì khác hơn những hiển lộ của các khuynh hướng nghiệp của ta, sẽ được tịnh hóa tức thì khi chúng xuất hiện. Chúng tan biến khi ta nhận ra chân tánh của chúng và ta sẽ đạt được sự giải thoát toàn hảo. Vì tất cả những lý do này, điều quan trọng là vào lúc này, khi ta còn sống, ta hướng về việc nghiên cứu và thực hành Pháp và phát triển sự rộng mở và niềm tin nơi Đạo sư và Giáo lý. Vật chất và bằng hữu không giúp ích được gì khi ta chết. Như thế, chỉ có năng lực được phát triển qua việc thực hành, sự tin cậy và khả năng của ta để mở rộng chính mình hầu nhận lãnh sự gia hộ của Tam Bảo và Đạo sư, mới có thể bảo vệ chúng ta. Vì thế, từ nay trở đi, ta nên sử dụng mọi hoàn cảnh, đặc biệt là những tình huống khó khăn và đau khổ, để phát triển niềm tin và lòng sùng mộ đối với Tam Bảo và Đạo sư. Những hoàn cảnh trong đó ta chịu đau khổ hay bị tấn công hoặc gặp phải những vấn đề khó khăn là nền tảng tu tập tốt nhất cho ta. Ta không nên sử dụng các phương tiện thế tục để giải quyết những vấn đề đó mà thay vào đó mở rộng lòng mình để đón nhận những gia hộ của Giáo pháp. Càng quen thuộc với sự quy y, điều đó sẽ càng giúp ta trong giấc ngủ, trong những giấc mộng nặng nề, và khi ta chết. Nhờ những lời cầu nguyện mà ta hướng tới những suối nguồn của sự quy y trong trạng thái thức của ta, ta thiết lập một tập quán khiến ta cũng quy y một cách tự nhiên trong những giấc mộng. Khi ta làm điều này, những sợ hãi lập tức tan biến và những giấc mộng của ta xoay chuyển qua một chiều hướng khác. Hơn nữa, sự quy y tự nhiên của ta trong giấc mộng cho thấy việc quy y đã trở thành một phản ứng xác thực, hầu như tự động và cũng sẽ hỗ trợ ta trong tiến trình hấp hối. Nhờ năng lực của tập quán mà ta đã phát triển thực hành trong đời mình, ta sẽ nhớ lại sự quy y, và với Giáo pháp, vào lúc ta chết và sau đó, ta sẽ có thể tìm ra con đường thoát khỏi mọi sợ hãi và lầm lạc. Nhờ việc xoay chuyển về sự quy y, ta sẽ Nếu chúng ta muốn chắc chắn rằng ta sẽ đạt được giải thoát vào lúc chết, ngoài niềm tin và lòng sùng mộ, ta phải phát triển một sự thấu suốt trực tiếp về chân tánh của mọi hiện tượng. Vì thế, ta nên thiền định không ngừng nghỉ về sự kiện là toàn thể thế giới – tất cả các chúng sinh và các hiện tượng – thì không có thực tại, như một giấc mộng, sự phô diễn huyễn hóa của tâm. Khi ta thực sự hiểu rõ tính chất huyễn hóa của mọi sự xuất hiện của hạnh phúc và đau khổ, ta sẽ không còn quy gán một thực tại cụ thể cho các kinh nghiệm của ta và ta cũng sẽ nhận ra những phóng chiếu trong tiến trình hấp hối là huyễn hóa. Bởi chúng có thể rất kinh khủng, ta sẽ hiểu rằng chúng chỉ là những hình ảnh trong tấm gương của tâm ta. Sự hiểu biết này phát triển khi ta mở lòng mình để đón nhận những gia hộ của Đạo sư và Tam Bảo. Lần này tới lần khác, ta trở lại với những yếu chỉ này của việc thực hành: niềm tin, sự rộng mở và lòng sùng mộ. Nếu trong đời mình, ta không học tập để sống những kinh nghiệm của ta như thể ta đang sống trong một giấc mộng và học nhận ra chính trạng thái mộng là một sự huyễn hóa, thì ta sẽ khó đạt được giải thoát vào lúc chết hay trong trạng thái sau-cái chết. Bởi các sự xuất hiện và khuynh hướng của ta hiển lộ trong cùng cách thế sau cái chết như chúng đang làm, khi đó, không có lợi lạc của việc thực hành Pháp, ta sẽ thấy những kinh nghiệm xuất hiện với ta hiện giờ là thật có. Như thế, để chuẩn bị tốt đẹp cho cái chết, ta nên lập tức thực hành việc nhận ra tính chất không thực của mọi sự xuất hiện. Từ Tây Tạng “bardo” thường được dùng để chỉ giai đoạn sau-cái chết, nhưng thực ra bardo có nghĩa hết sức thông thường “trong trạng thái ở giữa.” Hiện tại, chúng ta cũng ở trong bardo, có nghĩa là trạng thái ở giữa sự sinh ra và chết đi. Khác biệt duy nhất giữa bardo này và bardo sau-cái chết là các kinh nghiệm của ta sau cái chết sẽ mãnh liệt hơn bây giờ. Mọi điều ta đã kinh nghiệm trong những đời trước, mọi điều ta kinh nghiệm trong bardo hiện tại, và mọi điều ta sẽ kinh nghiệm trong bardo sau-cái chết đều là kết quả của việc làm thuần thục những hạt giống nghiệp – năng lực của các hành vi của ta – mà ta đã tạo ra trong vô số cuộc đời. Tất cả những kinh nghiệm bardo khác nhau này theo những định luật giống nhau: chúng sinh khởi từ những nhân và duyên nghiệp báo. Vì thế, chuẩn bị tốt đẹp nhất cho bardo sau-cái chết là học sống trong bardo của giây phút hiện tại, với sự trợ giúp của việc thực hành Pháp của ta. Từ viễn cảnh của Pháp, cái chết của ta chỉ thay đổi trong nội dung của những gì ta nhận thức. Các sự xuất hiện của thế giới hiện tại của ta ngừng dứt, và chúng nhường chỗ cho những nhận thức khác. Không có sự đứt quãng thực sự: tâm ta tiếp tục là cái nó là trong chân tánh của nó và nhận thức với những khuynh hướng tương tự. Cấu trúc quan hệ của những nhận thức của ta thay đổi nhưng về nền tảng thì tiến trình tương tự vẫn tiếp tục – các phản ứng của tâm ta vẫn giống như trước. Thực ra, cái chết, cũng như cuộc đời, là một sự huyễn hóa, một sự chuyển di trong-trạng thái ở giữa, một bardo. Trái nghịch với những gì có lẽ ta có thể đảm đương, với cái chết của ta mọi sự không kết thúc một cách đơn giản. Cái chết là sự tiếp tục của cuộc đời: một sự thay đổi của Các tri giác của ta sau khi chết là sự hiển lộ đang tồn tại của nghiệp lực chín mùi của ta. Nghiệp này tiếp tục hiện diện, mặc dù trong lúc này ta chỉ sở hữu thân tinh thần và không có thân xác hữu hình. Và giống như trong cuộc đời hiện tại của ta, ta phản ứng với sự tham luyến hay thù ghét và mọi cảm xúc khác, tùy thuộc vào việc nghiệp lực của ta tạo ra những kinh nghiệm an bình hay khủng khiếp. Cái chết của ta có thể được so sánh với một sự di chuyển. Ta sống trong một căn nhà trong đó ta đã phát triển những tập quán nào đó, và một hôm các điều kiện để ta tiếp tục sống ở đó kết thúc. Ta chết đi, nhặt lấy “những va li nghiệp” và di chuyển tới nơi nào khác, để sống trong một hoàn cảnh và môi trường khác biệt. Nhưng mặc dù thấy mình trong một thế giới mới mẻ không quen biết, ta tiếp tục được đồng hành bởi những tập quán xưa cũ của ta. Các giáo lý của Pháp giúp ta định hướng trong hoàn cảnh mới mẻ này, bởi trong cuộc đời này ta đã phát triển các tập quán sẽ trợ giúp ta trong những xứ sở xa lạ. Vào lúc chết cấu trúc hiện tại của ta về mối quan hệ tan biến. Cái chết là sự kết thúc của thế giới quen thuộc của chúng ta. Trong đời ta, nếu ta đã từng tin tưởng vào tính xác thực của thế giới có điều kiện này, khi ấy cái chết của ta sẽ đẩy chúng ta vào sự lầm lạc tuyệt đối. Ta sẽ không thể đương đầu được nữa, khi mọi điểm quy chiếu quen thuộc, mọi phản chiếu mà trước đây đã cho ta cảm nhận rằng ta hiện hữu, bị mất đi. Ta khám phá rằng chúng ta hoàn toàn đơn độc. Ảo tưởng cho rằng ta được những người khác vây quanh, rằng ta là người nào đó và ta đang làm những việc quan trọng, sụp đổ vào lúc chết. Và nếu ta đã không sử dụng cuộc đời mình để phát triển sự tin tưởng sâu xa nơi sự nương tựa (quy y) và theo đó trong tâm ta, ta sẽ cảm thấy bị nhổ bật rễ và mất mát. Những gì còn lại của chúng ta vào lúc chết là tâm ta, Vào lúc chết, mọi sự tùy thuộc vào việc ta có thực sự học hỏi để quy y hay không – quy y Đạo sư, đấng đồng thời là chiều kích đích thực của tâm ta. Trong tiến trình chết, khi môi trường quanh ta tan biến và Đạo sư bên ngoài không thể vươn tới được nữa, hẳn là ta có thể thoát khỏi mọi sự nghi ngờ, quy y bản chất chân thực của Đạo sư. Nhờ một sự quy y như thế, Đạo sư chân thực có thể được tìm thấy trong ta. Khi ta chết, tâm ta tự phân cách với mọi vật chất, thoát khỏi thân ta cũng như khỏi thế giới. Khi ấy nó hoàn toàn trần trụi, không còn bị trói buộc với thân thể này là cái đào tạo lại nó nhưng cũng bảo vệ nó khỏi sự chuyển di quá sức nhanh chóng của những lực đẩy vào hành động. Tâm thức trống không, năng động của ta phô diễn một năng lực làm sửng sốt khi nó không còn bám chặt vào một thân thể vật lý: trong chiều kích tinh thần thuần tịnh này, mọi tư tưởng có một tác động tức thời. Nếu một cảm xúc xuất hiện, ta lập tức nhận ra mình trong một môi trường phản chiếu cảm xúc này. Mặc dù các tiến trình tinh thần căn bản của ta vào lúc này và sau khi chết thì đồng nhất, giờ đây ta có thể có một thời gian khó khăn khi hình dung trạng thái tâm của ta, bởi trong những cuộc đời bình thường ta chẳng bao giờ kinh nghiệm tâm thức trần trụi này không nối kết với một thân thể. Trong trạng thái bình thường của ta, ta liên tục tạo lập những che chướng thuộc về khái niệm giấu giếm chân tánh của tâm ta và của thế giới. Ta không bao giờ thực sự chủ ý thiết lập sự gặp gỡ với bản chất sâu xa của ta – trừ phi ta thực hành thiền định. Trong thời gian sau cái chết, tâm ta vô cùng di động và sở hữu nhiều năng lực không thể kiểm soát được. Hơn nữa, nó gặp những hoàn cảnh hoàn toàn bất ngờ và vô danh. Không sẵn sàng như thế này, ta khó có thể đáp ứng thích đáng cho những thách thức này. Nó vô cùng bất ổn – mọi sự có thể xảy ra, và dễ mất quân bình. Tùy thuộc vào việc các tư tưởng của ta đi theo chiều hướng nào, ta có thể thấy mình trong những trạng thái hạnh phúc sâu xa nhất hay nỗi khổ lớn lao nhất. Giáo pháp dạy ta những phương pháp cho phép ta nhận ra bản chất của tâm. Những giáo huấn sâu xa này, chẳng hạn những giáo lý của Đại Ấn (Mahamudra), Đại Viên mãn (Maha-ati), Bát nhã ba la mật (Prajnaparamita), và Trung Đạo (Madhyamaka), với những danh xưng gây ấn tượng của chúng, gây một sức hấp dẫn lớn lao lên những người tìm cầu tâm linh. Nhưng để hiểu được những giáo lý này qua kinh nghiệm của riêng ta thì đòi hỏi sự thực hành thường xuyên, bền bỉ. Chỉ bằng phương tiện của thực hành như thế ta mới có thể thâm nhập cốt lõi của những tiếp cận này và không mắc kẹt trong sự hiểu biết đơn thuần. Việc tự coi mình là những hành giả của những giáo lý này mà không thực sự hiểu rõ ý nghĩa của chúng, sẽ là một biểu lộ của sự kiêu hãnh tâm linh. Vào lúc chết, ta cần một phương pháp khiến Vì thế ta nên thực tập tính khiêm tốn và nương tựa vào một thực hành đơn giản và chắc chắn nằm trong tầm tay của ta và dẫn dắt an toàn những người dốt nát như ta tới sự giải thoát. Đặc biệt thích hợp cho mục đích này là thực hành lập các nguyện ước tái sinh trong cõi thuần tịnh của A Di Đà, Đức Phật Vô Lượng Quang. Thực hành này khiến chúng ta có thể thực hiện điều đó, chỉ nhờ niềm tin của ta nơi Đức Phật A Di Đà, lúc chúng ta chết để đi vào các cõi thuần tịnh của sự chứng ngộ bản tánh của tâm. Khi chúng ta đạt được sự tái sinh trong một cõi thuần tịnh chẳng hạn như cõi thuần tịnh Dewachen của Đức Phật A Di Đà, ta được giải thoát khỏi hiện hữu luân hồi, không gặp các chướng ngại và có thể nhanh chóng tiến tới sự hoàn toàn giác ngộ. Dĩ nhiên là trong đời người này chúng ta có thể chứng ngộ Đại Ấn, nội quán vào chân tánh của tâm, nhưng một khát khao như thế cần đến hứa nguyện tuyệt đối. Ta phải hướng trực tiếp mọi năng lực của ta vào mục đích này và thực hành không mỏi mệt trong toàn bộ cuộc đời ta, cho tới khi ta làm chủ các giai đoạn phát triển và thành tựu của thiền định. Hiện nay, có lẽ hầu hết chúng ta thiếu thời gian và năng lực cần thiết. Đối với điều đó, các điều kiện nghiệp lực của ta rõ ràng là không chín muồi – và có lẽ chúng ta cũng lười biếng quá sức! Như đã nói ở trên, tất cả những người hoặc quá lười biếng hay quá bận rộn thì không thể thực hành một cách mãnh liệt, nhưng với những người có một khát khao sâu xa về sự giải thoát khỏi đau khổ của hiện hữu luân hồi thì có thực hành lập các nguyện ước tái sinh trong cõi thuần tịnh cực lạc của Đức A Di Đà. Thực hành này đơn giản và ít đòi hỏi thời gian nhưng mang lại kết quả to lớn. Trong tất cả các cõi chứng ngộ của tâm thức được gọi là các cõi thuần tịnh, cõi thuần tịnh của Đức A Di Đà dễ đạt được nhất. Trong toàn bộ con đường đạt được Phật quả của ngài, Đức A Di Đà đã lập những nguyện ước khẩn cầu chư Phật khiến cho chúng sinh bình thường sống trong cuộc đời mà chưa hiểu được bản tánh của tâm có thể đến được một cõi chứng ngộ. Trong tiến trình phát triển tâm linh của các ngài, mỗi vị Bồ Tát lập những nguyện ước cho hoạt động tương lai của mình. Đức A Di Đà thấy rằng đối với chúng sinh bình thường, việc đến được nhiều cõi thuần tịnh thật khó khăn, bởi việc vào các cõi đó bao hàm rằng ta đã đạt được một cấp độ chứng ngộ nào đó về bản tánh của tâm trong đời người. Ngài đã cầu nguyện rằng với sự thành tựu Phật quả của ngài, một môi trường tâm linh sẽ hình thành khiến mọi người đều có thể đến được – chỉ là kết quả của nguyện ước chân thành được tái sinh trong cõi thuần tịnh này và kết quả của niềm tin không bị lay chuyển nơi ngài. Khi Ngài đã trở thành một vị Phật toàn giác, nhờ năng lực của sự chứng ngộ, những nguyện ước của Ngài được đáp ứng và cõi Dewachen đã hiển lộ, một cõi thuần tịnh mở rộng cho tất cả những ai có niềm tin đầy đủ nơi Ngài. Để đến cõi Dewachen, ta cần niềm tin to lớn Để được tái sinh trong cõi Dewachen, thật vô cùng lợi lạc khi ta lập nguyện ước mỗi ngày, khẩn cầu rằng ta lập tức đi tới cõi thuần tịnh này sau khi chết, không phải tái sinh trong sự sùng mộ luân hồi đối với toàn bộ tiến trình của những cuộc đời của ta, chúng ta thực hành phó thác chính mình cho Đức A Di Đà. Cũng đặc biệt ích lợi cho điều này là thiền định về Đức Quán Thế Âm, Bồ Tát của lòng Đại Bi, bởi chính ngài sẽ mở cho ta cánh cửa dẫn tới phạm vi giác ngộ thuần tịnh này và dẫn ta tới Đức Phật A Di Đà, Đạo sư của ngài. Khi ta kết hợp thực hành Quán Thế Âm với việc lập các nguyện ước, một khao khát sâu xa đạt đến cõi Dewachen sẽ xuất hiện trong ta. Dĩ nhiên là thực hành cũng bao gồm việc ta nỗ lực để tránh mọi hành vi có hại và thực hiện càng nhiều càng tốt điều lợi lạc. Như thế khi ta hoàn toàn hướng cuộc đời mình đến sự giải thoát và giác ngộ, dần dần ta tháo gỡ mình khỏi những bận tâm về thế giới này và vào lúc ta chết, ta sẽ sẵn sàng bỏ lại sau lưng thế giới của những trói buộc. Khi ta đã giải tan mọi tham muốn tái sinh trong hiện hữu luân hồi, ta sẽ trực tiếp đi tới cõi Dewachen sau cái chết. Ta có thể chắc chắn rằng điều này ở trong tầm tay của bất kỳ ai trong chúng ta. Để có thể thiết lập sự chuyển di vĩ đại này và được chứa đầy niềm tin trong khi ta trải qua nó, ta phải có một sự hiểu biết trong trẻo về những gì thực hành trong tiến trình chết. Khi giây phút cái chết của ta tới gần, trước hết ta cúng dường thân, ngữ và tâm ta cũng như mọi hành vi tốt lành mà ta đã thực hiện trong tiến trình của cuộc đời ta vì lợi lạc của tất cả chúng sinh. Càng đầy đủ càng tốt, chúng ta hồi hướng mọi sự của tất cả chúng sinh. Càng đầy đủ càng tốt, chúng ta hồi hướng mọi sự tốt lành cho họ và ước nguyện họ được đáp ứng mọi sự họ mong ước. Cầu mong họ được hạnh phúc, cầu mong tâm họ mở trống, và cầu mong tâm rộng mở, hạnh phúc của họ nhanh chóng đưa họ tới Phật quả! Sau đó ta sinh khởi ước nguyện mãnh liệt, thuần tịnh được tái sinh trước sự hiện diện của Đức Phật A Di Đà, ngay sau khi ta chết. Để hỗ trợ nguyện ước này, ta quán tưởng Đức A Di Đà có một hình tướng chói ngời, an vị trên đầu ta hay trong không gian trước mặt ta. Ta hình dung rằng ngài không hề ly cách với Đạo sư gốc của ta, đấng đã cho ta thành tựu toàn bộ cuộc đời và với ngài ta đã phát triển một nối kết mạnh mẽ. Chúng ta đã hướng về ngài trong nhiều hoàn cảnh gian khó, và giờ đây ta có thể nối kết với sự rộng mở, niềm tin và lòng sùng mộ đã ló dạng trong ta theo cách này. Ta quán tưởng thật rõ ràng Đạo sư của ta là Đức Phật A Di Đà và phát triển lòng tin cậy trước sự hiện diện của ngài, cho tới khi với sự xác quyết, ta cảm thấy ngài thực sự ở đó. Tràn ngập lòng sùng mộ và hỉ lạc, trong tâm ta, ta dâng cúng ngài mọi sự mà ta coi là thuộc về ta trong cuộc đời này: của cải, nhà cửa, những thành viên khác nhau của gia đình ta, bằng hữu ta, đất nước ta – tóm lại, mọi sự mà có lẽ ta vẫn còn vướng mắc, kể cả thân thể ta. Tất cả những điều này ta đã phó thác cho Đức Phật A Di Đà; chúng không còn thuộc về ta nữa. Ta cúng dường nó mà không có bất kỳ dự liệu hay tính toán nào, không hy vọng điều gì đáp trả. Ta cúng dường mọi sự mà dù thế nào chăng nữa ta cũng phải bỏ lại sau lưng. Theo cách này, ta giải thoát chính mình khỏi những trói buộc đích thực cuối cùng vẫn còn trói buộc ta với thế giới này. Mọi tham muốn còn sót lại đối với cuộc đời Những thái độ thờ ơ của ta và nhiều cảm xúc xuất phát từ chúng là những chướng ngại lớn lao cho việc tái sinh của ta trong cõi Dewachen. Vì lý do này, giờ đây, ta nên từ bỏ mọi sự ở bên trong và dâng cúng nó cho Đạo sư A Di Đà và cho sự lợi lạc của tất cả chúng sinh. Khi làm điều này, ta phát triển một năng lực tích cực mạnh mẽ sẽ trợ giúp ta trên con đường. Thoát khỏi mọi âu lo và vướng mắc, khi đó ta có thể hoàn toàn hướng về chư Phật A Di Đà và Quán Thế Âm. Trong sự buông bỏ sâu xa này, tâm ta mở trống và bắt đầu thấm đẫm đại lạc của cõi Dewachen. Sau đó, khi tâm ta rời bỏ xác thân, sự chuyển di xảy ra trong một chốc lát duy nhất và theo một cách thức hoàn toàn tự nhiên. Ta bỏ lại sau lưng hành tinh quen thuộc của sự hiện hữu của ta và đảm đương một sự tái sinh tinh thần trong Cõi Cực Lạc Thuần tịnh. Trái lại, nếu ta tiếp tục bám chặt vào của cải của ta và lạc thú của cuộc đời, thì trước và sau khi chết, ta sẽ gặp nhiều trở ngại, như ta sẽ bị đau khổ bởi nỗi sợ mất các đối tượng của sự tham luyến của ta. Và đó là một suối nguồn của nỗi khổ đau ghê gớm. Sau khi chết, trong một khoảng thời gian, ta vẫn nhận thức thân thể của ta và môi trường xung quanh trước đây. Điều đó có thể làm phiền ta rất nhiều khi phải chứng kiến sự thật là các vật ta từng bám luyến nay đã thuộc về người khác, thậm chí họ có thể là những người làm hại ta nhiều nhất hay những người mà ta ghét nhất. Có thể ta phải chứng kiến những thân quyến của ta vồ lấy của cải của ta một cách thèm khát và cãi nhau về chúng ra sao. Việc nhìn thấy điều đó có thể gây ra cho ta sự thất vọng và sân hận lớn lao, là điều đến lượt chúng sẽ trực tiếp bắn thẳng ta vào cõi hiện hữu có đặc điểm là đau khổ ghê gớm. Do bởi điều này, điều tối quan trọng là trước khi chết, ta phải tự gỡ bỏ mình khỏi mọi thân quyến, bạn hữu, của cải và cũng dâng hiến thân ta cho Đức Phật, khiến tâm ta không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ điều gì xảy ra với tử thi và những gì liên quan tới nó sau khi ta chết. Một khi ta hoàn toàn buông bỏ cuộc đời và thế giới này, ta tập trung vào Đức A Di Đà và vào ước nguyện tái sinh trong cõi thuần tịnh của ngài, và ta duy trì trạng thái tâm thức này cho tới hơi thở cuối cùng. Nếu ta hoàn toàn tập trung vào mục tiêu này, thì một cách tự nhiên khi ta chết, tâm thức ta sẽ đi tới Đức Phật A Di Đà ở cõi Deawachen. Để điều này xảy ra, thậm chí ta không cần biết thực hành phowa, một phương pháp thiền định dành cho sự chuyển di trực tiếp tâm thức của ta tới các cõi khác. Một niềm tin sâu xa vào năng lực của những nguyện ước của ta tới Đức Phật A Di Đà và tâm khát khao hoàn toàn tập trung của ta đã là đủ. Với niềm tin và năng lực như thế của sự định hướng bên trong, tâm thức ta sẽ rời bỏ thân xác một cách tự nhiên qua đỉnh đầu và ta sẽ lập tức tái sinh trong một hoa sen trong Cõi Cực Lạc Thuần tịnh. Nếu ta đã phát triển một niềm tin sâu xa chân thực, hoa sen sẽ nở ra tức thì và ta sẽ có thể đi vào cõi thuần tịnh này của sự tỉnh thức giác ngộ. Hoa sen mà chúng ta sinh ra trong đó biểu thị một tâm thức tràn đầy niềm tin. Nếu ta có niềm tin to lớn, hoa sen sẽ mở rộng. Nếu ta thiếu lòng sùng mộ và niềm tin của ta không kiên định, những cánh hoa quanh ta vẫn khép lại, ít nhất là trong lúc này. Điều này tất nhiên là không vui, bởi ta cần có mọi thứ. Ta có cơ hội nghe mọi giáo lý của Đức Phật A Di Đà nhưng ta không thể nhìn thấy ngài mà cũng không thấy môi trường quanh ta trong cõi Dewachen. Chỉ khi niềm tin tràn đầy xuất hiện trong ta thì hoa sen mới nở. Sự mô tả Cõi Cực Lạc Thuần tịnh và những phẩm tính của nó đến từ chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi chúng ta sống trong cõi này, ta không sở hữu một thân thể gồm thịt và máu. Đúng hơn, ta có một thân tinh thần chói ngời là một biểu lộ của Phật tánh của ta. Ta không trải qua những cấp độ của sự phát triển từ thời thơ ấu tới lúc trưởng thành – thân thể chói ngời của ta lập tức toàn thiện như sự toàn thiện của một vị Phật. Không có sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà – sự khác biệt về giới tính được giải tan. Bởi không có sự sinh ra theo ý nghĩa thông thường, chúng ta cũng không là đối tượng của quá trình lão, bệnh và tử. Chúng ta sống trong xứ sở tuyệt đẹp này, cùng với Đức Phật A Di Đà và nhiều Bồ Tát. Ta không có những lo lắng và không cần làm việc – mọi ước muốn của ta được đáp ứng một cách tự nhiên, và ta không thiếu thốn gì cả. Mọi sự có bản chất của ánh sáng, kể cả các cây cối. Thực phẩm của ta – cho là ta muốn tiêu thụ bất kỳ thứ gì – là cam lồ trí tuệ thuần tịnh. Ta không cần những che chở khỏi sự nguy hiểm hay thời tiết, vì thế nhà cửa thì không cần thiết. Ta không có trú xứ cố định, có thể ở bất kỳ nơi đâu và thoát khỏi sự trói buộc vào vật chất hữu hình. Đó là một nơi vô cùng an bình và hạnh phúc. Trong cõi thuần tịnh này, mọi sự là biểu lộ hoạt động của Đức Phật A Di Đà. Không hề ngơi nghỉ, vô số hiện thân liên tục của Đức A Di Đà thực hiện một cách tự nhiên hạnh phúc của tất cả chúng sinh. Các ngài hiển lộ trong thân tướng của Guru Rinpoche (Liên Hoa Sanh), Đức Quán Thế Âm, Tara và vô số những vị phụ tá khác trùm khắp mọi thế giới. Trong trái tim của Đức A Di Đà, Guru Rinpoche an trụ trong một thiên thể chói ngời từ đó vô số hiện thân của ngài tuôn chảy vào mọi thế giới và các cõi hiện hữu. Từ một thiên thể chói lọi trong bàn tay phải của Đức A Di Đà, một dòng hiện thân liên tục của Đức Quán Thế Âm xuất hiện, là những vị che chở và dẫn dắt mọi chúng sinh với lòng bi mẫn giác ngộ. Từ một thiên thể chói lọi trong bàn tay trái của Đức A Di Đà, vô số thân tướng của Đức Phật nữ Tara Xanh hóa hiện những vị che chở tất cả chúng sinh khỏi sự sợ hãi và những hiểm nguy và giải thoát họ khỏi mọi đau khổ. Theo cách này, Đức A Di Đà và các hiện thân của ngài không ngừng làm việc cho sự lợi lạc và giác ngộ của tất cả chúng sinh. Trong cõi Dewachen, đối với mọi người, điều hiển nhiên là những gì tạo nên hoạt động giác ngộ. Giáo pháp có mặt ở khắp nơi. Bất kỳ khi nào ta ước muốn lắng nghe giáo lý của Đức A Di Đà, các giáo huấn của ngài lọt vào tai ta hoàn toàn tự nhiên. Ta hiểu mọi điều ngài giảng và sau này có thể nhớ lại toàn bộ những lời dạy đó. Theo cách này, ta nhanh chóng phát triển thành các Bồ Tát và cuối cùng thành các vị Phật, không phải theo đuổi một con đường dài ngập đầy chướng ngại, và không có khổ đau nào làm ta sao lãng và tâm ta đi vào thiền định sâu xa một cách dễ dàng. Chúng ta có thể thực hiện bất kỳ thiền định nào ta mong muốn và đạt được sự chứng ngộ trọn vẹn. Khi ta gia nhập vào chúng sinh đang sống ở Dewachen, ta không còn tái sinh trong hiện hữu luân hồi do nghiệp của ta nữa.[1] Bản thân ta không còn kinh nghiệm bất kỳ đau khổ nào, nhưng ta nhận thức nỗi khổ của chúng sinh trong những cõi hiện hữu khác và có thể gởi các hiện thân đến giúp họ. Chẳng hạn như ta tỉnh giác về trạng thái hoang mang, sợ hãi của chúng sinh đang lang thang trong trạng thái sau-cái chết và ta có thể dẫn dắt họ một cách an toàn tới cõi thuần tịnh. Trên hành tinh của tâm thức mà đặc biệt là cuộc đời ở cõi Dewachen, ta di chuyển bằng phương tiện của tâm thức ta. Bằng một tư tưởng duy nhất, ta lập tức di chuyển tới nơi ta muốn tới. Bằng thân tinh thần, ta có thể viếng thăm vô số cõi Phật khác trong đó ta có thể thọ nhận giáo huấn từ các vị Phật. Các điều kiện cho sự phát triển nội tại là lý tưởng ở cõi Dewachen, và vì thế ta nên nuôi dưỡng một mong muốn mãnh liệt đi tới cõi Dewachen khi chấm dứt cuộc đời này. Những giáo huấn này mở toang cho ta cánh cửa đi tới cõi Dewachen – giờ đây ta có nhiệm vụ phải thực hành chúng. Nhưng ta không nên cho rằng ta sẽ tái sinh ở đó chỉ bằng cách suy nghĩ: “Có lẽ ta nên tiến hành kiểm tra cõi Dewachen; sự mô tả này có vẻ không quá tệ.” Một tái sinh trong cõi Dewachen là kết quả của một cuộc đời hoàn toàn hướng về mục đích này với thực hành Quán Thế Âm đều đặn và việc trì tụng vô số lời nguyện ước. Chỉ khi đó sẽ là một sự tích lũy đầy đủ niềm tin nơi Đức Phật A Di Đà, Đức Quán Thế Âm và cõi Dewachen, khiến cho sự tái sinh này có thể xảy ra một cách tự nhiên và không bị chướng ngại. Khi ta học gặp gỡ mọi hoàn cảnh một cách rộng mở và sử dụng nó cho con đường, khi đó những phẩm tính của Pháp sẽ tự hiển lộ với ta một cách nhanh chóng. Ta sẽ học cách có thể giải thoát bản thân khỏi đau khổ và chuyển hóa nó thành hạnh phúc. Đặc biệt là sự thiền định về Đức Quán Thế Âm, Bồ Tát của lòng Đại Bi, và việc trì tụng thần chú OM MANI PADME HUNG của ngài, sẽ giúp ích cho ta cũng như cho tất cả chúng sinh. Quán Thế Âm là hiển lộ của một lòng bi mẫn giác ngộ ghì chặt tất cả chúng sinh một cách bình đẳng. Lòng bi mẫn giác ngộ không thể phân ly với trí tuệ, sự tỉnh giác về tánh Không. Quán Thế Âm là giác tánh giác ngộ an trụ trong mọi chúng sinh, bản chất của họ là sự hợp nhất của lòng bi mẫn và tánh Không. Ngài không là một vị trời mà là một tấm gương của sự sống chân thật của riêng ta, và hiểu theo cách thông thường thì ngài không xa lìa chúng ta. Khi ta trì tụng thần chú của ngài, lòng từ và bi sẽ phát triển trong ta một cách tự nhiên, và kinh nghiệm về tánh Không sẽ dần dần xuất hiện trong ta. Lòng từ và bi dẫn ta tới sự chứng ngộ thân chân thực, tính chất trống không của tâm và của mọi sự xuất hiện. Vì thế, thật vô cùng ích lợi cho ta khi làm thực hành này một cách đều đặn và thực hiện nó với sự tin tưởng và hỉ lạc. Ta luôn luôn kết thúc thực hành Quán Thế Âm với những nguyện ước tái sinh trong cõi Dewachen. Sự thực hành kiên định pháp này sẽ làm an dịu cái chết của ta rất nhiều. Cho dù ta chẳng chứng ngộ điều gì và mọi khái niệm của ta sụp đổ khi đối mặt với cái chết, ta sẽ bị bỏ lại với mối nối kết với Đức Quán Thế Âm. Khi ấy, niềm tin của ta nơi ngài và năng lực của tất cả các thần chú của lòng bi mẫn giác ngộ mà ta đã trì tụng sẽ trợ giúp ta. Vào những giây phút cuối cùng trước khi ta chết, chúng ta bị tóm bắt bởi sự sợ hãi, ta sẽ tự động hướng về Đức Quán Thế Âm, kêu cầu ngài cứu giúp và được nương tựa nơi ngài. Đối với ta, việc kêu cầu lòng bi mẫn và các gia hộ của tất cả chư Phật là điều hoàn toàn tự nhiên, bởi ta đã vun trồng một cách kiên định niềm tin này trong thực hành của ta. Việc ta kêu cầu Đức Quán Thế Âm sẽ không đến từ trí năng của ta mà từ tận cùng trái tim ta. Ta sẽ cảm nhận sự hiện diện của ngài, lòng bi mẫn của ngài sẽ tràn ngập chúng ta, tâm ta sẽ mở rộng, và ta sẽ cảm thấy tâm ta không còn phân cách với tâm Đức Quán Thế Âm. Bởi ta đang tụng thần chú của ngài, ngữ của ta sẽ trở thành ngữ của ngài, và thân ta sẽ trở nên không ly cách với thân ngài. Ta sẽ kinh nghiệm rằng thân, ngữ và tâm ta đồng nhất với thân, ngữ và tâm của Đức Quán Thế Âm. Khi ấy ta có thể thở hơi cuối cùng mà không sợ hãi, tràn đầy sự quả quyết và tin cậy. Nhưng trước khi điều này xảy ra, ta phải thực hành rất nhiều. Khi giờ đây ta hoàn toàn quen thuộc với thực hành Quán Thế Âm và thực hành việc để tâm ngơi nghỉ trong trạng thái nguyên sơ và lòng bi mẫn, điều này sẽ trở thành một tập quán giúp ích cho ta rất nhiều vào lúc chết. Khi cái chết của ta đến gần, ta nên giải thoát chính mình khỏi mọi sợ hãi và không định liệu một kinh nghiệm về sự đau khổ. Với một tâm thức hoan hỉ, ta nên hồi hướng mọi hành vi tốt lành và công đức tâm linh của ta cho sự lợi lạc của mọi chúng sinh và hình dung rằng họ đạt được hạnh phúc của sự tỉnh giác. Nhờ làm điều này, tâm ta trở nên đầy ắp tình thương và sự hoan hỉ. Nếu chúng ta đã nắm vững thực hành hoán đổi ta và người (tonglen) và thường thực hành nó, thì giờ đây, ta cũng có thể tiến hành nó, và thực hành pháp này thêm nữa bằng cách trì tụng thần chú của Đức Quán Thế Âm và tưởng tượng rằng ta trở thành ngài. Cuối cùng, ta an trụ một lát trong trạng thái hoàn toàn tự nhiên, siêu vượt mọi ý niệm về “ta” và người. Ta kết thúc hành động tốt lành này với ước muốn rằng sau khi ta chết, thân, ngữ và tâm ta có thể trở thành cội nguồn của mọi sự lợi lạc và hữu ích cho toàn thể chúng sinh: Dù chúng sinh trong mọi cõi hiệu hữu, Cầu mong mọi chúng sinh cùng chia sẻ điều này với lạc thú, Cầu mong con luôn luôn có thể thực hiện Khi khả năng hoàn toàn hiến mình cho hạnh phúc của toàn thể chúng sinh của ta vẫn còn bị giới hạn, ta có thể lập những nguyện ước khẩn cầu rằng thái độ và hoạt động tinh thần này có thể phát triển hơn nữa, khiến ta sẽ hữu ích hơn trong tương lai và cuối cùng có thể dẫn dắt chúng sinh tới sự giải thoát. Khi thực hành theo cách này, ta sẽ cảm thấy vô cùng hoan hỉ vào lúc chết. Chết với một ước muốn như thế trong tâm sẽ dẫn ta tới một tái sinh rất lợi lạc cho con đường dẫn tới giác ngộ của ta. Bởi khuynh hướng tự phát của ta về lòng từ và bi đối với tất cả chúng sinh, trong đời sau ta sẽ tìm thấy các điều kiện dẫn tới sự thành tựu Phật quả một cách hoàn toàn tự nhiên. Ta sẽ được phú bẩm nhiều phẩm tính và năng lực cần thiết để giúp đỡ chúng sinh. Năng lực của việc lập các lời nguyện ước vào lúc chết thì thực sự kỳ diệu. Trạng thái tinh thần của ta vào lúc chết thì khẩn thiết như thế bởi những thôi thúc tinh thần cuối cùng của ta trong cuộc đời này lập tức dẫn tới kinh nghiệm về một thế giới tinh thần, là một hình ảnh trung thực của những thôi thúc đó. Vào lúc tâm thức ta rời khỏi thân xác, nó vô cùng dao động và dễ bị tác động. Khi những giây phút cuối cùng của đời ta được đánh dấu bởi sự sân hận hay sợ hãi, khi ấy những cảm xúc này thấm đẫm tâm thức ta với những năng lực tương ứng và ta có nguy cơ bị tái sinh trong những cõi thấp. Trái lại, nếu tâm ta an bình, tràn đầy niềm tin và thoát khỏi sự tham luyến cuộc đời này, ta có thể hướng nó về sự tái sinh vào cõi Dewachen và hướng tới giải thoát. Ít nhất, rất có khả năng là ta sẽ được tái sinh trong một cõi hiện hữu cao hơn. Bởi điều này, bầu không khí bao quanh người hấp hối cũng nên được đặc biệt quan tâm, dù người đó là ta hay người nào khác. Họ nên được cung cấp càng nhiều sự yên bình bên ngoài và an ninh thì càng tốt. Nhưng thậm chí còn quan trọng hơn sự yên bình bên ngoài là sự phát triển một động lực thanh tịnh, vị tha nơi những người chăm sóc cũng như nơi người đang hấp hối. Đi kèm theo sự hấp hối thường là nỗi khổ, sợ hãi và ngay cả sự hoảng loạn. Nhiều người kinh nghiệm sự lầm lạc, các tư tưởng dằn vặt và những cảm xúc mạnh mẽ chẳng hạn như sự giận dữ, thất vọng và căm hờn khi họ chết. Thật sớm sủa, ta phải học cách làm thế nào xử sự với những trạng thái này của tâm khiến chúng không quét sạch ta trong cái chết của ta, bởi chết trong một trạng thái tâm không tốt có một ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ lên đời sau của ta. Khi đó, ta thường bị tái sinh trong những hoàn cảnh bất lợi, chẳng hạn như trong một thân thể không phù hợp với việc thực hành Pháp, một điều kiện sẽ ảnh hưởng một cách tiêu cực đến tâm ta và mọi hoạt động của ta. Khuynh hướng thực hiện những hành vi có hại của ta sẽ mạnh mẽ hơn lên và gánh nặng nghiệp của ta sẽ tăng trưởng. Để tránh điều này, ngay bây giờ, điều quan trọng là ta bắt đầu học cách làm chủ các cảm xúc của mình, khiến ta có thể thư thản vào lúc chết. Nếu không, ta sẽ chết như những con vật là những kẻ hấp tấp đi theo bản năng và cảm xúc của chúng mà không hiểu rõ những gì đang xảy ra. Là con người, ta có cơ hội để chết với sự hoàn toàn tỉnh giác về những gì đang xảy ra cho ta và với sự hiểu biết về những gì ta có thể làm để sử dụng hoàn cảnh cho mục đích giác ngộ của riêng ta. Vào lúc chết, điều tối quan trọng đối với tất cả những người có liên quan là phải an định, quân bình và thoát khỏi những tham luyến. Trên tất cả, điều này là đúng đắn đối với người hấp hối, nhưng nó cũng có ý nghĩa đối với những người giúp đỡ cho người chết. Với sự nhạy cảm và trí tuệ, ta nên tùy ý sử dụng mọi phương tiện để người đang hấp hối lìa bỏ thế giới này trong một môi trường an bình và với tâm thức định tĩnh. Ta nên cố gắng hỗ trợ họ trong việc phát triển một thái độ tinh thần lành mạnh, ngay cả khi họ không quen thuộc với giáo lý đạo Phật và không trì tụng các bài nguyện tương tự. Điều tối quan trọng trong khi hấp hối là giữ thái độ tinh thần đúng đắn. Người đang hấp hối kinh nghiệm những cảm xúc mãnh liệt. Họ đang đau đớn, lo sợ và yếu đuối – những gì đang xảy ra cho họ khiến họ bất an ghê gớm. Để không khích động họ thêm nữa, ta nên dịu dàng và cẩn trọng trong những giây phút và ngôn từ của ta và hỗ trợ họ mọi cách ta có thể. Ta nên tránh nói hay làm bất kỳ điều gì có thể khiến họ tràn ngập hối tiếc hay khiến họ giận dữ, kiêu ngạo, tham muốn hay ganh tị – bất kỳ cảm xúc nào có thể dẫn tới một cái chết khó khăn và một tái sinh tràn đầy đau khổ. Việc gây ra những cảm xúc như thế nơi một người đang hấp hối – dù chỉ bởi sự vô minh hay vụng về – không chỉ gây nên những hậu quả trầm trọng cho họ mà còn để lại những dấu vết nghiệp tiêu cực trong chúng ta. Vì thế ta không nên sống hay nói năng một cách khinh xuất nhưng vô cùng cẩn trọng, và hành động trong một cách thế hòa hợp và đồng cảm. Khi ta học qua việc thực hành đều đặn để tâm ta thư thản trong mọi tình huống và không để bản thân ta đi theo những cảm xúc, điều này cũng rất ích lợi trong việc giúp đỡ người đang hấp hối. Sau khi họ mất, ta có thể làm cho hành trình của người đã mất dễ dàng hơn nếu ta không bám dính vào họ mà phát triển lòng bi mẫn và tiến hành nhiều hành vi tốt lành về thân, ngữ và tâm mà ta hồi hướng cho sự giác ngộ của họ. Đặc biệt hữu ích cho họ và cho thân quyến của họ và cho chúng ta nếu tiến hành tu tập Quán Thế Âm, nếu có thể với các hành giả khác, trong đó ta có thể cúng dường đèn, hoa và v.v.. nhân danh người đã mất. Dù người mất có một mối liên hệ mật thiết với Pháp hay không thì không quan trọng gì – thực hành Quán Thế Âm thì phổ quát và đến với tất cả chúng sinh một cách bình đẳng. Nếu ta ước muốn tìm được sự tự do nội tại, điều cần thiết đối với ta là không tự động phản ứng lại mọi kinh nghiệm với sự tham luyến hay ganh ghét. Nếu không trau dồi sự chánh niệm và lòng từ ái, ta sẽ không thành công trong việc thoát khỏi những khuôn mẫu phản ứng tự động này. Chỉ khi tỉnh giác về những gì đang xảy ra trong tâm ta, việc ta có thể dùng thời gian để khám phá ra câu trả lời cho mọi hoàn cảnh là điều hợp lý nhất. Không có chánh niệm, ta sẽ bị bỏ xa vì bị sự quy-ngã của ta thôi thúc và chắc chắn là nghiệp tiêu cực sẽ được tăng trưởng. Giải pháp duy nhất có giá trị cho ta để rút ra khỏi vòng quay xấu xa này và tránh những tái sinh đau khổ là phải phát triển một nguyện ước thanh tịnh, vị tha và một sự tỉnh giác chuyên chú trong từng giây phút. Đó là sự chuẩn bị tốt nhất cho cái chết của ta. Khi bản thân ta đã thực hành một cách đúng đắn, Nếu ta đã phát triển niềm tin nơi Tam Bảo và những phẩm tính của sự giác ngộ và đã tịnh hóa những khuynh hướng không tốt của ta ở một mức độ nào đó, ta sẽ không coi cái chết của ta là lúc kết thúc tồi tệ của một cuộc đời tràn đầy niềm vui mà như một cơ hội để tích tập thêm nhiều kinh nghiệm mang ta đến gần sự giải thoát hơn và cũng giúp ta giải thoát chúng sinh. Vì thế chết không còn là một nguyên nhân cho sự hoảng loạn mà là một cơ hội cho niềm hỉ lạc thực sự. Việc ta kinh nghiệm cái chết là khủng khiếp hay là giải thoát thì tùy ở ta, tùy ở các hành động và công việc nội tại của ta. Khi ta không làm việc một cách có ý thức nơi chính mình, ta sẽ như một con cá bị ném trên bãi biển và quậy đen đét trong sự giãy chết. Tất cả những gì dập khuôn tâm thức ta suốt một thời gian dài sẽ là những gì còn lại trong cái chết của ta. Sẽ không khó để chết với phẩm giá khi ta được chuẩn bị tốt đẹp cho điều đó trong suốt một đời người thực hành, tu tập. Một bài ca nhỏ về tính chất thuần tịnh toàn hảo, Kiến (cái thấy) vương giả là bỏ lại phía sau Khi buông bỏ hy vọng và sợ hãi, Không tiến bộ qua những giai đoạn và con đường, Gendun Rinpoche
Trích dịch từ chương “Preparing for Death” trong “Heart Advice from a Mahamudra Master” của Gendun Rinpoche Thanh Liên dịch sang Việt ngữ [1] Nghiệp còn sót lại của ta hiển lộ trong hình thức những ấn tượng và tư tưởng xuất hiện trong tâm ta trong khi ta ở cõi Dewachen, và ta tịnh hóa nó bằng cách lập tức áp dụng sự hiểu biết sâu xa của ta về Pháp. [2] “Chấp nhận và từ bỏ” ở đây ám chỉ thái độ của ta đối với những hành động tốt và xấu. Trong trạng thái Đại Ấn, là không cần thiết khi chấp nhận một cách cẩn trọng những thái độ tốt lành và từ bỏ một cách ý thức những thái độ có hại, bởi tâm hoàn toàn rộng mở không tập trung vào bản ngã một cách tự nhiên và tự nhiên hành động vì sự lợi lạc của chúng sinh. |