Bồ Đề Lạc Đạo Nhật Quang Trang Nghiêm

03/12/20152:52 CH(Xem: 5263)
Bồ Đề Lạc Đạo Nhật Quang Trang Nghiêm

Amdo Zhamar Gendun Tenzin Gyatso
BỒ ĐỀ LẠC ĐẠO

NHẬT QUANG TRANG NGHIÊM
Việt dịch: Nhật Hạnh - Tenzin Yangchen
Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

JeGedunJamyang

༄༅།།བྱང་ཆུབ་བདེ་ལམ་གྱི་ཁྲིད་དམིགས་སྐྱོང་ཚུལ་ཤིན་ཏུ་གསལ་བར་ བཀོད་པ་དགེ་ལེགས་
འོད་སྣང་འགྱེད་པའི་ཉིན་བྱེད་ཅེས་བྱ་བ་བཞུགས་སོ།།

ZHAMAR LAMRIM
GIẢNG GIẢI PHƯƠNG PHÁP DUY TRÌ
QUÁN TƯỞNG BỒ ĐỀ LẠC ĐẠO,
MẶT TRỜI PHÁT ÁNH SÁNG DIỆU THIỆN CỰC QUANG MINH TRANG NGHIÊM
Tác giả:Amdo Zhamar Gendun Tenzin Gyatso
Chuyển ngữ: Nhật Hạnh - Tenzin Yangchen

(Tài liệu này sẽ được sử dụng tại khoá Jangchup Lamrim 2015 này)


Tóm Lược tiểu sử của tác giả

Tác giả của bộ luận này là Tôn giả Zhamar Pandita, Gendun Tenzin Gyatso sinh năm 1852, tám tuổi xuất gia, học đạo với nhiều bậc Thầy lỗi lạc. Ở tuổi 20, Ngài tinh thông ngũ minh và được xưng tụng là Đại Pandita. Sau đó vâng lời Thầy, Ngài vân du đó đây giảng pháp. Ngài ẩn cư tu hành. Một hôm, có hơn 300 ẩn sĩ được diện kiến Thánh Vương xứ Tuyết (Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13). Vừa bước vào phương trượng, Đức Đạt Lai Lạt Ma thoạt nhìn thấy Ngài liền chắp tay thốt lên rằng: “Có Đức Đại Ngũ Minh (tức Ngài Gendun Tenzin Gyatso) hiện diện”. Trong lòng tràn ngập vui mừng, Đức Tối Thắng Vương (Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13) thỉnh cầu tha thiết Ngài truyền cho nhiều dòng pháp trước đây mà Ngài đã thọ nhận. Không thể khước từ, Ngài đã truyền vô biên quán đảnh, kinh điển, truyền  kinh nghiệm, giáo ngôn cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 và được Đức Tối Thắng Vương phong tặng danh hiệu Maha Pandita- Đấng Pháp Vương Hộ Trì Toàn Diện và trở thành Thầy giám hộ giáo thọ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.

NỘI DUNG

1.  Tóm lược tiểu sử của tác giả.

2.  Trước tiên giới thiệu thiện hành.

3.  Nương tựa bậc thầy là căn bản của đạo lộ.

4.  Sáu pháp chuẩn bị.

5.  Chính thức nương tựa qua ý nghĩ.

6.  Căn bản là luyện niềm tin.

7.  Nhớ niệm tri ân sinh kính trọng.

8.  Nương tựa qua hành động.

9.  Phải làm gì sau cùng.

10.  Sau khi nương tựa ta theo thứ tự luyện tâm.

11.  Tại sao phải rút tỉa tinh tuý trong thân người hạ mãn.

12.  Nhận diện hạ mãn.

13.  Tư duy lợi ích to lớn của thân hạ mãn.

14.  Suy nghĩ thân hạ mãn khó tìm.

15.  Làm thế nào để rút tỉa tinh tuý.

16.  Luyện tâm theo thứ tự đạo lộ cộng thông với hạng sĩ phu bậc tiểu.

17.  Phát khởi tâm khao khát đời sau.

18.  Ý nghĩ nhớ về cái chết, không sống lâu ở thế gian.

19. Ý nghĩ chắc chắn phải chết.

20. Nghĩ về thời gian chết không xác định.

21. Suy tư lúc chết ngoài giáo pháp không gì lợi ích.

22. Suy tư về khổ vui của hai loài chúng sinh (cõi lành và cõi ác) chuyển về đời sau.

23. Suy nghĩ khổ đau của địa ngục.

24. Suy nghĩ khổ đau của loài súc sinh.

25. Suy nghĩ khổ đau của loài ngạ quỷ.

26. Tu tập nương theo phương pháp được an lạcthế giới sau.

27. Cửa vào giáo pháp Phật là qui y Tam Bảo.

28. Nhận diện nguyên nhân qui y.

29. Qui y như thế nào.

30. Qui y xong theo thứ tự giữ giới.

31. Tín là gốc của mọi thiện lành, nên phát khởi tín tâm.

32. Tư duy tổng quát về nghiệp.

33. Chính thức tư duy chung.

34. Tư duy từng phần.

35. Bản chất của nghiệp đạo đen (bất thiện).

36. Sự khác nhau giữa tội nặng và nhẹ.

37. Hiển bày về quả của chúng.

38. Tư duy nghiệp quả trắng (thiện).

39.  Suy tư nghiệp quả riêng biệt.

40.  Từ tư duy đến hành động nhận lấy hoặc từ bỏ.

41.  Luyện tâm theo thứ tự đạo lộ cộng thông với hạng sĩ phu bậc trung.

42.  Tư duy luân hồi khổ nạn để phát sinh truy cầu giải thoát.

43.  Suy tư khổ đau chung trong luân hồi.

44.  Suy tư từng loại khổ đau.

45.  Suy tư khổ đau của cõi lành.

46.  Suy tư khổ đau của con người.

47.  Suy tư khổ đau của loài phi nhân.

48.  Suy tư khổ đau của loài Thiên.

49.  Tóm lược nghĩa trên.

50.  Hiển bày thể tánh của đạo lộ giải thoát.

51.  Suy tư tiến trình đi vào luân hồi tập khởi.

52.  Cách phiền não sinh khởi.

53.  Cách tạo nghiệp.

54.  Chuyển cái chết và nhập thai (chuyển kiếp).

55.  Chính thức nói về bản chất đạo giải thoát.

56.  Nương vào đâu đoạn diệt luân hồi.

57.  Tu tập đạo lộ nào để đoạn diệt.

58.  Luyện tâm theo thứ tự đạo lộ của sĩ phu bậc thượng.

59.  Phát tâm là lối vào duy nhất của đạo lộ Đại Thừa.

60.  Phương pháp phát tâm.

61.  Thứ tự luyện tâm.

62.  Luyện tâm qua bảy nhân quả giáo ngôn.

63.  Luyện tâm qua hoán đổi ngã tha.

64.  Nhận nghi quỹ phát tâm.

65.  Chưa đắc làm cho đắc.

66.  Đắc rồi phòng hộ không cho thối thất.

67.  Học giới của Bồ Đề tâm nguyện và tâm hạnh.

68.  Luyện tâm Bồ Đề.

69.  Sáu Ba La Mật làm thuần thục Phật pháp của tự thân.

70.  Thực hành bố thí.

71.  Thực hành trì giới.

72.  Thực hành nhẫn nhục.

73.  Thực hành tinh tấn.

74.  Thực hành thiền định.

75.  Thực hành trí tuệ.

76.  Tu tập Bốn Nhiếp Pháp thuần thục dòng tâm thức của chúng sinh khác.

77.  Học Kim Cang Thừa.

78.  Sau cùng theo thứ tự làm thiện.


pdf_download_2
Bồ Đề Lạc Đạo Nhật Quang Trang Nghiêm



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/02/2020(Xem: 7770)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.