Tu Học Phật Pháp - Nguồn Mạch của Hạnh Phúc Nhất ThờiVĩnh Cửu

01/12/20173:58 SA(Xem: 6770)
Tu Học Phật Pháp - Nguồn Mạch của Hạnh Phúc Nhất Thời và Vĩnh Cửu
TU HỌC PHẬT PHÁP 
NGUỒN MẠCH CỦA HẠNH PHÚC NHẤT THỜIVĨNH CỬU
Tác giả: Khenpo Samdup
Virginia Blum dịch sang Anh ngữ
Biên tập: Kay Candler, Dianne McKinnon
Dàn trang & Thiết kế bìa: Konchog Karma
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

Nội dung
 
* Lời Giới thiệu của Đức Drikung Kyabgon Chetsang Rinpoche
* Lời Giới thiệu của Đức Kyabje Triptrul Garchen Rinpoche
Lời Cảm ơn
Lời Nói đầu
Chương 1 – Lối vào Phật giáoQuy y
Chương 2 – Bốn Chân lý Cao quý
Chương 3 – Bốn Tư tưởng Chuyển Tâm
Chương 4 – Thiền định Shamatha
Chương 5 – Nghiệp, Nhân và Quả
Chương 6 – Lòng Từ, Bi và Bồ đề tâm
Chương 7 – Hai Chân lý
Chương 8 – Ba Thừa
Chương 9 – Phật tánh
Chương 10 – Thực hành Bổn Tôn Tara Trắng
Chương 11 – Bảy Nhánh
Chương 12 – Ba Gốc và các Hộ Pháp
Chương 13 – Hai Chân lý của Bốn Trường phái
Chương 14 – Quán đảnh Kim Cương thừa
Chương 15 – Sinh tửNiết bàn
Chương 16 – Sáu Bardo
Chương 17 - Ba Thân

Lời Giới thiệu
của Đức Drikung Kyabgon Chetsang Rinpoche
 
Drikung Kyabgon Chetsang RinpocheMặc dù có những dị biệt về niềm tin tôn giáo, quốc tịch, và đẳng cấp, mọi chúng sinh đều ước muốn đạt được hạnh phúc và luôn luôn tránh xa đau khổ và những nguyên nhân của nó.

Vì thế, ta cần phải hiểu biết về những nguyên nhân của hạnh phúcđau khổ. Cách thức duy nhất để đạt được hạnh phúcthực hành các thiện hạnh, chẳng hạn như trải rộng lòng từ và bi chân thực cho tất cả chúng sinh. Hơn nữa, mỗi ngày ta có thể phát triển sự an bìnhhòa hợp sâu xa bằng cách sử dụng sự hiểu biết của ta về Giáo pháp.

Như Đức Phật đã nói: “Ta đã chỉ cho các con con đường dẫn tới Niết bàn nhưng áp dụng nó ra sao thì tùy thuộc vào các con.” Không ai có thể kéo một chúng sinh khác từ những đau khổ của Sinh tử tới Niết bàn. Bởi mọi sự (vạn pháp) sinh khởi tùy thuộc vào những nguyên nhânđiều kiện (nhân duyên) khác nhau, ta nên vun trồng càng nhiều thiện nghiệp càng tốt để đi vàotiến bộ trên con đường Giáo pháp.

Tôi rất hoan hỉ vì Khenpo Konchog Samdup, với nỗ lực lớn lao, đã hoàn tất tác phẩm Tu học Phật Pháp: Nguồn mạch của Hạnh phúc Nhất thời

Vĩnh cửu tuyệt vời này. Ông giải thích rõ ràng cho chúng ta về việc dấn mình vào Giáo pháp bằng sự quy y và những thực hành khác.

Tôi chân thành cầu nguyện những nỗ lực này có thể góp phần vào việc mang lại an bìnhhòa hợp to lớn hơn nữa cho tất cả chúng sinh.

Với lời cầu nguyện của tôi.
H.H. Drikung Kyabgon Chetsang
17 Tháng Giêng, 2013

Lời Giới thiệu
của Đức Kyabje Triptrul Garchen Rinpoche

Kyabje Triptrul Garchen RinpocheBao gồm một tuyển tập giáo lý đạo Phật, quyển sách này thật cần thiếtvô cùng quan trọng. Ngày nay, chúng ta nối kết với nhau nhờ khoa học và kỹ thuật tiến bộ nhanh chóng, và vì thế mọi người bận tâm với việc cố gắng tìm kiếm thêm những tiện nghi, thuận lợi. Vào một thời đại như thế, ý nghĩa của Phật pháp phải được trình bày bằng một phương pháp cô đọng, mạch lạc và rõ ràng. Đặc biệt quan tâm đến những học viên mới bắt đầu, là những người say mê nghiên cứu Phật giáo, Khenpo Samdrup đã hiến tặng tuyển tập này, nó bao gồm nhiều phương diện chính yếu nhất của cái thấy, sự thực hành, và cách hành xử theo Phật giáo bằng một phương pháp thật dễ hiểutrong sáng. Trong khi được diễn đạt súc tích, quyển sách này vẫn giữ được tính chất rộng rãi, phóng khoáng của những vấn đề cốt yếu của giáo lý. Tôi tin rằng nó sẽ trở thành nguyên nhân cho sự lợi lạchạnh phúc của nhiều chúng sinhchân thành cầu mong ước nguyện này được thành tựu tuyệt hảo.
Garchen Konchog Gyaltsen (Garchen Rinpoche)
3 Tháng Mười hai, 2012

Lời Cảm ơn

Khenpo SamdupQuyển sách này là một công trình biên soạn mang lại những giáo lý tinh túy của Đức Phật, cũng như những bình giảng và luận văn của tất cả những bậc uyên thâm vĩ đại tiếp theo sau. Tôi tin rằng một công trình biên soạn như thế sẽ cần thiếtích lợi cho thời đại hiện nay, và đặc biệt là cho những người Tây phương chân thành quan tâm đến Phật pháp.

Để dấn mình vào việc lắng nghe, suy niệm và thiền định (văn, tư, tu), ta cần rất nhiều thời gian và hiến dâng qua nhiều năm tháng mới có thể phát triển sự hiểu biếtquen thuộc với tất cả những bản văn chính yếu. Ngày nay, mọi người đều bận rộn và khó có đủ thời gianhoàn cảnh để hiến mình cho những nghiên cứu nghiêm cẩn như thế.

Vì thế, với ý hướng mang lại một giới thiệu bao hàm những khái niệm nền tảng và quan trọng nhất được tìm thấy trong mọi thực hành và giáo khóa của đạo Phật, tôi đã biên soạn quyển sách này cho những người mới bắt đầu và ước muốn hiến dâng rất nhiều thời giannỗ lực để tiến xa trong việc nghiên cứuthực hành Giáo pháp. Tôi nghĩ rằng quyển sách này sẽ ích lợi cho họ bởi họ sẽ tìm thấy những vấn đề quan trọng về cái thấy (kiến), các hành xử (hành) và thực hành thiền định (thiền), được giải thích trong ít dòng, không quá nhiều chi tiết, nhưng bao hàm đầy đủ mọi phương diện của ý nghĩa.

Ngày nay, với nhiều tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật, các sự việc càng lúc càng trở nên thuận lợitức thời. Vì thế, để mang lại những thay đổi này của thời đại, chúng ta cũng cần có những phương pháp dễ dàng và tiện lợi để đi vào những vấn đề chính yếu của Phật pháp.

Một số học viên là những hành giả Phật giáo, ngay cả sau một thời gian dài, đã gặp khó khăn trong việc giải thích các quan điểmthực hành của họ cho những người khác tôn giáo, hay cho những người hoài nghi về Phật giáo, và đôi khi cho cả bè bạn và gia đình của họ. Vì thế tôi tin rằng những học viên đó sẽ nhận thấy tuyển tập giáo lý này rất hữu ích trong việc làm sáng tỏ một phác thảo rõ ràng về những vấn đề căn bản của triết học Phật giáo, nó cũng giúp họ có thể truyền đạt những vấn đề đó cho người khác.
Điều quan trọng nhất là tôi hy vọngước nguyện rằng quyển sách này sẽ trở thành một nguyên nhân cho hạnh phúc và làm lợi lạc cho nhiều người.

Lúc ban đầu, giáo lý bao gồm trong quyển sách được Virginia Blum thông dịch và sau đó được nhiều học viên thường viếng thăm Gar Drolma Choling ghi chép lại. Sau đó Kay Candler đã ân cần biên tập những ghi chép này và Dianne MacKinnon đã sắp xếp và hoàn thành bản hiệu đính sau cùng.

Từ tận đáy lòng, tôi muốn bày tỏ sự cảm tạbiết ơn tất cả những người đã tự nguyện bỏ thời gian và công sức để hoàn tất tác phẩm này, và tất cả những người đã hỗ trợ tài chánh trong việc xuất bản quyển sách.

Với sự chân thành,
Khenpo Samdup
3 tháng 12, 2012

Lời Nói đầu

Giáo lý trong quyển sách này được Khenpo Samdup giảng dạy lần đầu tiên tại Gar Drolma Choling vào năm 2011. Sau đó, giáo lý này được ghi chép lại và Khenpo tiếp tục dùng nó làm nền tảng cho những lớp học hàng tuần và thảo luận về Giáo pháp của ngài.
Vào năm sau đó, chúng tôi có cơ hội quen thuộc với tài liệu chứa đựng trong quyển sách này trong lúc phục vụ cho các lớp học của Khenpo khi ngài giảng về ý nghĩa được trình bày trong các chương khác nhau.

Lợi lạc và sự gia hộ to lớn mà những giáo lý này mang lại là chúng mở ra một phạm vi rộng lớn về cái thấy (kiến) và cách hành xử (hành) của con đường Phật giáo khiến cho những người sơ họchành giảkinh nghiệm đều có thể tiếp cận và nâng cao kiến thức.

Trong Tu học Phật pháp, những ý niệm chính yếu và những vấn đề then chốt của Phật giáo được làm sáng tỏ để mang lại hứng khởi và kiến thức cho những người cố gắng mở rộng sự hiểu biết về con đường tu tập.

Mike Young và Dianne McKinnon
25 Tháng Giêng, 2013
(Thư Viện Hoa Sen)

pdf_download_2
Tu-Học-Phật-Pháp



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.