Tiểu sử ngắn gọn Namkha Drimed Rinpoche

21/05/20184:22 SA(Xem: 8717)
Tiểu sử ngắn gọn Namkha Drimed Rinpoche

TIỂU SỬ NGẮN GỌN
NAMKHA DRIMED RINPOCHE

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

 

Namkha RinpocheĐức Namkha Drimed Rabjam Rinpoche sinh năm 1939 ở Tây Tạng. Từ thuở nhỏ, Ngài đã trải nghiệm những đoạn kệ giáo lý tâm linh khác nhau, tự nhiên trào dâng trong cõi giới của giác tính. Các trò chơi thời ấu thơ của Ngài hoàn toàn là việc chơi trò ban quán đỉnh, giải thích giáo lý, cử hành những vũ điệu linh thiêng hay tương tự, bởi Ngài chỉ quan tâm đến các hoạt động tâm linh. Khi các tập khí được thiết lập trong nhiều đời quá khứ trở nên mạnh mẽ hơn, Namkha Rinpoche bắt đầu cất lên những bài ca kim cương bất kể ngày đêm và theo nhiều cách khác nhau, Ngài hiển bày hành động không tạo tác của một đạo sư tâm linh.

Lên bảy tuổi, Ngài bắt đầu học đọc và viết mà không gặp khó khăn nào và Ngài bắt đầu nghiên cứu với cha và với Terton Chojung Lingpa vĩ đại. Các vị đạo sư khác của Ngài bao gồm những vị Thánh chân chính và vĩ đại, chư vị trì giữ các giáo lý của Cựu Dịch (Nyingma) và Tân Dịch (Sarma), không chút thiên kiến bộ phái nào về phía Ngài. Đặc biệt, Ngài thọ nhận các giáo lý từ Đức Dalai Lama thứ Mười bốn, Đức Gyalwang Karmapa thứ Mười sáu – Rigpai Dorje, Đức Dudjom Drodul Lingpa [tức Dudjom Rinpoche (1904-1987)] và Đức Dilgo Khyentse Rinpoche (1910-1991). Từ tất cả những đạo sư này, Namkha Drimed Rinpoche thọ nhận cam lồ Phật Pháp vô biên, mọi chỉ dẫn tâm linh của Cựu DịchTân Dịch, của dòng trao truyền lịch sử dài (Kama) và truyền thống kho tàng ẩn giấu (Terma). Đặc biệt, Ngài thọ nhận các quán đỉnh chín muồi, giáo lý giải thoátkhẩu truyền hỗ trợ được tìm thấy trong tuyển tập Rinchen Terdzo (Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu) từ Zurmang Trungpa Rinpoche – Chokyi Gyatso (1940-1987). Hai vị đạo sư đã phát triển một mối liên hệ thân thiết, [bởi] tâm của hai vị đã hòa làm một.

Từ năm tám tuổi, Namkha Drimed Rinpoche có vô số linh kiến thanh tịnh về Guru Rinpoche (Liên Hoa Sinh), vị ban cho Ngài các quán đỉnh và khai thị tâm linh không thể nghĩ bàn. Nhờ sự gia trì mà Ngài thọ nhận vào những dịp này, Ngài được ban những trao truyền cá nhân về một đại dương các kho tàng ẩn giấu sâu xa về ý định giác ngộ. Bên cạnh đó, Ngài đón nhận các linh kiến về Tám Hóa Hiện của Guru Rinpoche, Mã Đầu Minh Vương (Hayagriva), Dorje Drolo, Mahottara Heruka[1], Quán Thế Âm, Không Hành Nữ Yeshe Tsogyal, vị phối ngẫu linh thiêng Mandarava và những vị khác từ một tập hội trọn vẹn, bao la của chư Bổn tôn an bìnhphẫn nộ của Tam Gốc (Đạo Sư, Bổn Tôn, Không Hành Nữ). Đặc biệt, Ngài đã có nhiều linh kiến về Đức Gesar – Đấng Sư Tử Vĩ Đại, Như Ý Bảo Châu – vây quanh bởi đoàn tùy tùng những người họ hàng thành tựu tâm linh của Ngài, thọ nhận ân phước gia trì của chư vị. Trên nền tảng này, Ngài đã viết lại pho giáo lý với tựa đề Rigsum Norbui Gongdzo (Kho Tàng Ý Định Giác Ngộ Bảo Châu Của Ba Gia Đình Phật), một giáo lý tâm linh vô cùng quý báu và hợp thời.

Namkha Drimed Rabjam Rinpoche, là một đạo sư tái sinh thù thắng, vị đứng trong hàng ngũ của chư đạo sư Trì Minh cao cấp nhất, tiếp tục ban các quán đỉnh chín muồi, giáo lý giải thoátlời khuyên tâm linh cho vô số chúng sinh, những vị sẽ được dẫn dắt theo những cách này – ở Ấn Độ, Nepal, Bhutan và gần đây là tại các quốc gia ở cả Đông và Tây Bán Cầu, trong đó có Hoa Kỳ. Các hoạt động khai mở cánh cửa dẫn đến Phật Pháp của Ngài bằng những cách thức như vậy là minh chứng về các nỗ lực vô biên của Ngài để tiến hành hoạt động giác ngộ theo bất cứ cách nào nhằm dẫn dắt chúng sinh. Vì thế, Ngài đảm bảo rằng một cơn mưa lợi lạcan lành, cả trong ngắn hạn và dài hạn, sẽ rơi xuống các cõi giới bao la, thiết lập chúng sinh trong trạng thái giải thoát.

Ngài là vị nhiếp chính của Đức Liên Hoa Sinh – Guru Padmasambhava, trong thế gian này. Ngài là một Terton, vị phát lộ các kho tàng ẩn giấu, hóa hiện của một trong những đệ tử thân thiết của Guru Rinpoche. Ngài là Arya Sale, vị phối ngẫu của Yeshe Tsogyal – đệ tử căn bản của Guru Rinpoche.

Trước kia ở Ấn Độ, Ngài là Tôn giả Xá Lợi Phất, một trong hai đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài cũng là Kukuraja, vị đã thọ nhận một trao truyền cá nhân về giáo lý Mật thừa liên quan đến những bí mật thù thắng; và là Đạo Sư Maha Humkara, Ngài thành tựu Samyak, Bổn tôn của ý giác ngộ.

Ở Xứ Tuyết Tây Tạng, dòng tái sinh của Ngài bao gồm Namkhai Nyingpo, vị tu sĩ của dòng họ Nub; đạo sư của giác tính Gyalwa Chokyang; và Rechung Dorje Drakpa (Rechungpa), tâm tử của Đức Milarepa, người đã thiết lập truyền thống tu viện Kagyu. Trong Vương quốc Lingtri Karmo ở miền Đông Tây Tạng, Ngài tái sinh làm Dongbumpai Gyatsa Zhalkar, vị thủ lĩnh chính yếu trong đoàn tùy tùng những người họ hàng thành tựu tâm linh của vị vua chiến binh – Đức Gesar. Ngài là anh trai của Đức Gesar. Ngài cũng là Gyalwa Gotsangpa (1189-1258), một đạo sư thành tựu của truyền thống Drukpa Kagyu.

Đặc biệt, Namkha Drimed Rinpoche đã tái sinh làm Đức Longchenpa toàn tri, thường được nhắc đến là ‘Pháp Vương’, vị đạo sư Đại Viên Mãn nổi tiếng, người mà các trước tác vẫn được hành giả Dzogchen ngày nay nghiên cứu. Là Longchenpa, Ngài là người lái đò vĩ đại của các giáo lý về cách tiếp cận tâm linh thù thắng của Tịnh Quang. Đức Longchenpa được công nhậntriết gia vĩ đại nhất và bậc thông tuệ nhất từng xuất hiện trong truyền thống Nyingma của Phật giáo.

Trong khoảng một trăm Đại Terton, những hóa hiện của các đệ tử của chính Guru Rinpoche, Ngài là Thangtong Gyalpo. Trong mười ba Đại Terton, những vị phát lộ các giáo lý kho tàng ẩn giấu của cách tiếp cận Kim Cương thừa, Ngài là Mingyur Dorje Drakpo Nuden Tsal; Ngài cũng là vị tái sinh Taksham thứ tư tôn quý – Đức Padma Gyepai Dorje và là hóa thân Pháp chủ Padma Deje Rolpa của truyền thống Ripa. Sau đấy, Ngài là Do Khyentse Yeshe Dorje (1800-1866), vị thủ lĩnh oai hùng của chư đạo sư tâm linh và là Đức Padma Lingpa vĩ đại và tôn quý, người là một hóa hiện diệu kỳ của Bồ Tát Đại Bi. Đại Sư Orgyen, Guru Rinpoche, vị thấu suốt Ba thời, đã xác nhận trong những tiên tri kim cương của Ngài về các tái sinh thanh tịnh mà Namkha Rinpoche sẽ hiển bày.

Trong thời đại của sự suy đồi tâm linh hiện nay, Namkha Rinpoche đã tái sinh là sự hiển bày đồng thời của giác tính bất tận và lòng bi mẫn nội tại của Guru Dorje Drolo Tsal, Arya Sale, Gyalse Lhaje và đặc biệt nhất là đại sư tử Đức Gesar, Norbu Dradul Tsal. Cha của Ngài là Đức Jigme Tsewang Chokdrup Dulay Namgyal Palzangpo, một hóa hiện của Đạo Sư Dorje Drolo và là thế hệ thứ ba trong dòng dõi chư đạo sư Ripa. Mẹ của Ngài là Bà Palden Tsomo, con gái của Bà Dronkar, vị này lại là con gái của đạo sư oai hùng và thành tựu – Đức Drubwang Shakya Shri. Con trai của họ [tức Namkha Rinpoche] đã chào đời giữa những dấu hiệu diệu kỳ vào ngày mười tháng Mười hai (Gyal) trong năm Thổ Mão.

Tu viện của Rinpoche ở Ấn Độ là Rigon Thupten Mindrolling. Ngài cũng đang trong quá trình phục hồi Tu viện ở miền Đông Tây Tạng – Rigon Tashi Choling, hầu hết đã bị phá hủy bởi Trung Hoa. Trong thời kỳ Trung Quốc xâm chiếm năm 1959, Ngài đã dẫn dắt hàng nghìn người an toàn đến được Ấn Độ, nơi Ngài cuối cùng định cư ở Orissa và xây dựng một Tu việntrung tâm nhập thất.

Ngài nổi tiếng về tiên tri Ling Gesar. Hình thức tiên tri đặc biệt này được trao truyền bởi Đức Gesar và sử dụng [mũi] tên để tiên đoán về tương lai. Trong Phật giáo Tây Tạng, đây được biết đến như hình thức tiên tri chính xác nhất.

 

Nguồn Anh ngữ: http://rywiki.tsadra.org/index.php/Namkha_Drimed_Rinpoche.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Mọi sai sót trong bản dịch là lỗi của người dịch, xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo, Tam Gốc.

Mọi công đức có được xin hồi hướng tất cả hữu tình chúng sinh.

Cầu mong tam mật của Kyabje Namkha Drimed Rabjam Rinpoche vững bền như kim cương.



[1] Theo Rigpa Shedra, đây là vị Bổn tôn chính yếu trong Mandala của năm mươi tám Bổn tôn phẫn nộ (khía cạnh phẫn nộ của Phổ Hiền Như Lai). Ngài cũng là Bổn tôn chính trong Mandala Tsokchen Dupa và Kagye.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.