Tiểu Sử Vắn Tắt Ngài Dola Jigme Kalzang

02/04/20221:38 SA(Xem: 3867)
Tiểu Sử Vắn Tắt Ngài Dola Jigme Kalzang
TIỂU SỬ VẮN TẮT NGÀI DOLA JIGME KALZANG
Adam Pearcey[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank Ngài Jigme Kalzang sinh năm 1789 trong gia đình Khungta ở Serta thuộc Kardze. Do đó, Ngài đôi khi được biết đến là Khungta Jigme Kalzang. Ngài cũng được gọi là Dola Jigme Kalzang bởi Ngài đã dành thời gian dài tại thung lũng Do ở Golok, trụ xứ của đạo sư chính yếu của Ngài – Đức Dodrubchen Jigme Trinle Ozer (1745-1821)[2]. Bên cạnh đó, Ngài đôi lúc được biết đến là Derge Jigme Kalzang, bởi Ngài đã đóng vai trògiáo sĩ cho vua của Derge. Và Ngài còn được biết đến là Zhonnu Yeshe Dorje, đặc biệt ở vùng Rebkong. Bên cạnh đó, một vài tác phẩm của Ngài được ký bằng các danh hiệu Chokyi Lodro và Kyeme Dorje.

Thời trẻ, Ngài Jigme Kalzang chủ yếu nghiên cứu với Đức Dodrubchen Jigme Trinle Ozer, Getse Jigme Ngotsar (vị sinh năm 1730) và Gyarong Namkha Tsewang Chokdrub (vị sinh năm 1744). Một tiểu sử ngắn do Tenzin Lungtok Nyima soạn cũng liệt kê Nyidrak Lama Kalzang Wangden (1673-1757) và Ngài Dzogchen thứ Ba – Ngedon Tenzin Zangpo (1759-1792) trong số những đạo sư của Ngài, nhưng điều này dường như không hợp lý nếu 1789, như được chỉ ra trong một số miêu tả gần đây, là năm sinh chính xác của Ngài.

Các nghiên cứu của Ngài Jigme Kalzang bao gồm giáo lý về những thực hành từ cả Cựu DịchTân Dịch, nhưng Ngài đặc biệt tập trung vào Đại Viên Mãn Dzogchen theo truyền thừa Longchen Nyingtik. Nhờ sự làm chủ hoàn toàn những giáo lý này và các nỗ lực hoằng dương chúng của Ngài, Ngài được biết đến là một trong bốn đệ tử chính yếu của Đức Dodrubchen, những vị được nhắc đến như là “bốn hậu duệ kim cương” / “bốn hậu duệ tên Dorje”. Bất cứ khi nào Đức Dodrubchen ban quán đỉnh về cuối đời, người ta nói rằng, Ngài Jigme Kalzang sẽ là vị ban khẩu truyền kèm theo. Cũng chính Ngài là vị đã công nhận Patrul Orgyen Jigme Chokyi Wangpo (1808-1887)[3] là vị tái sinh của Palge Lama Samten Phuntsok, điều mà sau đó Đức Dodrubchen đã xác nhận.

Sau các nghiên cứu, Ngài giảng dạy rộng rãi, khắp vùng Kham. Ngài cũng du hành xa hơn về phía Bắc, vào tỉnh Amdo. Theo các chỉ dẫn từ Đức Dodrubchen, Ngài viếng thăm Rebkong và các quận Bayan Khar (Hualong thuộc tỉnh Thanh Hải ngày nay) và Trika, cũng như những nơi khác gần đó để giảng dạy và chăm sóc đệ tử. Trong những chuyến du hành này, Ngài thành lập một Tu viện ở vùng Sokpo thuộc Amdo.

Khi danh tiếng lan rộng, Ngài trở thành mục tiêu của sự thù địch bộ phái. Các Lama và quan chức buộc tội Ngài làm điều sai trái, mặc dù chính xác là điều gì thì không được chỉ ra trong các nguồn sẵn có và điều này cuối cùng dẫn đến việc Ngài bị bỏ tù theo lệnh của hoàng đế Trung Quốc. Nhiều Lama sau đó hòa giải thay cho Ngài, bao gồm cả người họ hàng của Ngài – Traktung Namkha Gyatso (1788-1859) cũng như Maksar Pandita Kunzang Tobden Wangpo (1781-1828) và một Yogi tên Dorje Dudul. Maksar Pandita thậm chí còn đích thân du hành đến gặp hoàng đế trong nỗ lực đảm bảo rằng đạo sư được phóng thích. Khi ông ấy làm vậy và Ngài Jigme Kalzang được bảo rằng Ngài được tự do, Ngài khăng khăng rằng 300 bạn tù của Ngài cũng phải được thả cùng lúc. Người ta nói rằng hoàng đế đã miễn cưỡng chấp thuận.

Có nhiều miêu tả về điều xảy ra với Ngài Jigme Kalzang sau khi được thả khỏi tù. Một số nói rằng Ngài lập một ẩn thất đâu đó trong vùng sa mạc của Trung Quốc, nơi Ngài duy trì nhập thất trong phần còn lại của cuộc đời; số khác nói rằng Ngài thành lập một Tu viện ở Thượng Hải. Thậm chí còn có một tường thuật rằng Ngài đã du hành đến tận Nhật Bản. Số khác vẫn tin rằng Ngài đã trở về Serta và thành lập một trung tâm nhập thất ở đó, nhưng những biên tập viên của một cuốn trước tác gần đây của Ngài đã xem kiểu sau cùng này là không thể.

Năm qua đời của Ngài Jigme Kalzang không được ghi lại. Một câu chuyện, được Dilgo Khyentse Rinpoche kể lại và nằm trong cuốn Đạo Sư Của Thiền ĐịnhThần Thông của Tulku Thondup, kể về cách mà Ngài qua đời trong lúc du hànhTrung Quốc. Khi Ngài đi qua một thị trấn, Ngài nhận ra một đám đông đang tập trung tại quảng trường trung tâm và đã đến xem chuyện gì đang xảy ra. Ở đó, Ngài thấy một tên trộm sắp bị hành hình bằng một phương pháp lạ, điều đòi hỏi hắn sẽ bị cột vào một con ngựa sắt. Con ngựa sắt này sau đó được làm nóng đến nhiệt độ không thể chịu đựng từ bên trong. Ngay lập tức, Ngài Jigme Kalzang chen lên trước đám đông, tuyên bố chính Ngài mới là thủ phạm thật sự. Tên trộm được thả và Ngài Jigme Kalzang bị hành hình thay cho hắn. Như thế, vì lòng bi mẫn, Ngài đã từ bỏ mạng sống để miễn khổ đau cho một tội phạm vô danh.

Các trước tác của Ngài Jigme Kalzang bao gồm bản văn nổi tiếng Tiếng Bi Bô Ngu Xuẩn Làm Sáng Tỏ Sự Thực – Các Chú Thích Về Giai Đoạn Sinh KhởiHoàn Thiện. Tác phẩm này đã được dịch sang Anh ngữ nhiều lần, nhưng thường được quy cho Ngài Do Khyentse Yeshe Dorje (1800-1866) thậm chí bởi những người Tây Tạng – một sai sót có thể bởi sự tương đồng về danh hiệu (bản văn được ký bởi Zhonnu Yeshe Dorje, một trong các danh hiệu của Ngài Jigme Kalzang nhưng không phải danh hiệu chứng thực cho Ngài Do Khyentse). Ngài cũng viết về các thực hành sơ khởi Longchen Nyingtik và nhiều chủ đề khác nhau như thệ nguyện Samaya, Chod, thực hành Phổ Ba Kim Cương, ngữ pháp và Ngài soạn nhiều bài ca chứng ngộ. Ít nhất, một số bản văn mà Ngài viết với danh hiệu Kyeme Dorje vẫn chưa được xuất bản.

Sau khi bị tống giam, sự công nhận vị tái sinh của Ngài Jigme Kalzang bị cấm. Nhưng một số học trò ở vùng Rebkong vẫn thờ ơ điều này và tiến hành tìm kiếm bí mật trong khi tuyên bố là đang tìm một vị “Dzongngon Tulku” nhất định. Vị tái sinh, sinh vào khoảng giữa thế kỷ 19, như thế được biết đến là Ngài Dzongngon thứ hai và được đặt tên là Pema Tukchok Dorje. Ngài đã biên soạn nhiều bản văn liên quan đến thực hành Longchen Nyingtik và Dzogchen cùng nhiều chủ đề khác. Ngài Yukhok Choying Rangdrol (1872-1952)[4] cũng được công nhận là một trong những vị tái sinh của Ngài Jigme Kalzang.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Jigme-Kelzang/7732.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Adam Pearcey là vị sáng lập Lotsawa House, người đã hoàn thành chương trình PhD tại SOAS, Đại Học London vào năm 2018 với luận văn về Dzogchen, chủ nghĩa kinh viện và đặc tính bộ pháiTây Tạng đầu thế kỷ 20.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.