Thánh Địa Yangleshö

06/06/20183:53 SA(Xem: 10566)
Thánh Địa Yangleshö

THÁNH ĐỊA YANGLESHÖ
Gyurme Avertin dịch sang Anh ngữ. | Janine Schulz hiệu đính.
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Động AsuraMột đêm muộn, [Orgyen Tobgyal] Rinpoche dừng chân khi Ngài đang đi bộ qua động thượng tại Yangleshö, ngồi xuống trước cửa động để tụng vài lời cầu nguyện và sau đó, để truyền cảm hứng cho những người hành hương hiện đại, Ngài bắt đầu kể lại, một cách tự nhiên, theo cách thức không thể bắt chước của Ngài, lịch sử của ‘động Asura’.

 

Với những hành giả Nyingma, Yangleshö là địa điểm linh thiêng quan trọng nhất trên thế giới. Với chúng ta, Guru Rinpoche là hiện thân của mọi cội nguồn quy y. Ngài là hóa hiện của tất cả chư Phật trong quá khứ, là vị nhiếp chính của tất cả chư Phật hiện tại và là nền tảng mà từ đó, tất cả chư Phật tương lai sẽ hiển bày.

Phật Thích Ca Mâu Ni tiên đoán rằng, một vị thậm chí còn vĩ đại hơn Ngài sẽ xuất hiện trên thế giới này; vị ấy chính là Guru Rinpoche.

Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra từ tử cung, trong khi Guru Rinpoche đã chào đời một cách diệu kỳ. Phật Thích Ca Mâu Ni là một Hóa thân bình thường, trong khi Guru Rinpoche là một Hóa thân thù thắng – một đạo sư kim cương, vị hóa hiện mọi Mandala và thâu nhiếp trở lại tất cả trong Ngài. Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt ở tuổi tám mươi, trong khi Guru Rinpoche vẫn còn hiện diện trên thế gian này và chưa nhập diệt.

Trong thế giới này, Phật Thích Ca Mâu Ni hiển bày mười hai hoạt động và Guru Rinpoche thì mười một. Thế Tôn đã tiến hành sự nhập diệthoạt động thứ mười hai – nhưng Guru Rinpoche thì không và sẽ duy trì cho đến khi vũ trụ bị phá hủy lúc kiếp này kết thúc. Đó là lý do Guru Rinpoche là quý báu nhất trong tất cả đạo sư với hành giả Nyingma chúng ta.

Trong những giáo lý mà Guru Rinpoche ban khi đang tiến hành mười một hoạt động, quan trọng nhất là đạt giác ngộ. Mặc dù Ngài vốn đã giác ngộ, Ngài đạt giác ngộ trước con mắt của thế gian khi đạt được thành tựu thù thắng, tức cấp độ Đại Thủ Ấn của một Trì Minh Vương. Các Mật điển nói về bốn cấp độ của một Trì Minh Vương và cấp độ Đại Thủ Ấngiác ngộ. Để đạt được cấp độ đó, Guru Rinpoche đến đây, Yangleshö, “tại biên giới của Nepal và Tây Tạng” và “biên giới của Ấn Độ và Nepal”.

Các phát lộ của Tổ Chokgyur Lingpa chứa đựng một ‘Kathang” tức ‘sử biên niên về cuộc đời Guru Rinpoche’, thứ là một phần của Terma gọi là Bảy Pho Sâu Xa[1]. Đích thân Guru Rinpoche đã kể câu chuyện và Yeshe Tsogyal đã ghi chép lại, sau đó chôn giấu như một Terma, thứ sau này được phát lộ bởi Tổ Chokgyur Lingpa. Nó nói gì?

“Trong động thượng của Yangleshö”

Động thượng của Yangleshö ám chỉ rằng một động hạ cũng tồn tạichúng ta chỉ nói về tầng hai của một ngôi nhà nếu có tầng một. Vì thế,

“Trong động thượng của Yangleshö,

Ta thực hành Yangdak Heruka đại vinh quang”.

Để đạt được cấp độ Đại Thủ Ấn, Guru Rinpoche đã phải thực hành Yangdak. Giống như khi ma vương tấn công Phật Thích Ca Mâu Ni bằng ma thuật lúc Ngài sắp hoàn toàn giác ngộ, chúng cũng hiển bày sức mạnh diệu kỳ khi Guru Rinpoche sắp đạt giác ngộ.

Sử Biên Niên Bảy Pho Sâu Xa nói rằng,

“Trong động thượng của Yangleshö,

Ta thực hành Yangdak Heruka đại vinh quang.

Lúc ấy, chướng ngại giày vò Ấn Độ và Nepal bằng khổ đau to lớn,”

Để tạo ra các chướng ngại cho Guru Rinpoche, ma vương gây ra hạn hán trên vùng đất Ấn Độ và Nepal. Tất cả mùa màng đều thất bát; đủ loại bệnh dịch và bệnh tật gây ra nhiều khổ đau cho dân chúng. Thủ phạm chính đằng sau những chướng ngại này là một Naga tên gọi Nöchen Gomaka, vị sống trong cái ao ở đây tại Yangleshö.

Pháp tu Phổ Ba Kim Cương là để tiêu trừ các chướng ngại; không thực hành nào mạnh mẽ hơn. Vì thế, Guru Rinpoche gửi một sứ giả đến Ấn Độ để thỉnh cầu năm trăm học giả vân tập tại Kim Cương Tòa gửi cho Ngài bản văn về Pháp tu Phổ Ba Kim Cương, điều mà họ đã làm. Sử Biên Niên Bảy Pho Sâu Xa của chúng ta nói rằng,

“Ta thỉnh cầu chư đạo sư một phương pháp trong Giáo Pháp để có thể tiêu trừ chúng”.

“Phương pháp trong Giáo Pháp để tiêu trừ chúng” mà chư đạo sư Ấn Độ đã gửi là Mật điển Kim Cương Minh Vương Phổ Ba Kim Cương[2].

“Chư vị đã cử một người đem đến giáo lý Kim Cương Minh Vương về Phổ Ba Kim Cương”.

Và,

“Ngay khi ông ấy đặt chân đến Nepal, các chướng ngại đã được xoa dịu”.

Đơn thuần việc người sứ giả mang nghi quỹ đặt chân đến Nepal là đủ để xoa dịu các chướng ngại.

“Sau đấy, Ta đạt thành tựu thù thắng của Đại Thủ Ấn”.

Guru Rinpoche nói rằng Ngài đạt thành tựu thù thắng của Trì Minh Vương Đại Thủ Ấn ở Nepal. Điều này nghĩa là, chính hang động này – động thượng – là nơi Guru Rinpoche đạt cấp độ Trì Minh Vương Đại Thủ Ấn, thành tựu thù thắng của giác ngộ. Vì vậy, như Guru Rinpoche nói, Ngài đạt giác ngộ nhờ thực hành Yangdak Heruka và các chướng ngại khởi lên lúc đó đã được tiêu trừ nhờ Phổ Ba Kim Cương.

Bởi thế, khi đã xua tan các chướng ngại nhờ Phổ Ba Kim Cương và đạt chứng ngộ nhờ Yangdak, Guru Rinpoche tạo ra, vì lợi ích của các thế hệ tương lai, các nghi quỹ kết hợp Yangdak Heruka và Phổ Ba Kim Cương. Trong truyền thống Nyingma, chúng ta nói về ‘các Pháp tu Yangphur’, thứ kết hợp Yangdak Heruka và Phổ Ba Kim Cương. Yangdak là để đạt các thành tựu còn Phổ Ba Kim Cương là để tiêu trừ chướng ngại. Hình tướng an bình của cả hai là Kim Cương Tát Đỏa, thủ lĩnh của tất cả các gia đình.

Đây là nơi mà Guru Rinpoche trói buộc chư Hộ Pháp Phổ Ba Kim Cương bởi lời thề; người ta nói rằng Dakshinkali – một trong bốn Kali của thung lũng Kathmandu – trở thành một trong những vị Hộ Pháp của giáo lý Phổ Ba Kim Cương (một trong bốn Shronama). Các giáo lý Terma đề cập đến “động Asura[3]…” khi miêu tả cách thức mười hai chị em Tenma bị trói buộc bởi lời thề. Tên gọi Asura trong Phạn ngữ nghĩa là ‘động bí mật’.

Một đệ tử của Đức Situ Chokyi Jungne[4] tên là Khamtrul Chokyi Nyima[5] đã nghiên cứu tỉ mỉ tất cả chi tiết về các sự kiện này, điều diễn ra khoảng một nghìn năm trước; sau đó, Ngài viết một hướng dẫn hành hương. Cả đạo sưđệ tử đã viếng thăm Nepal và lưu lại trong thời gian dài. Chư vị đều là đệ tử của Đức Kathok Rigdzin Chenpo[6], một vị Lama rất quan trọng ở Tây Tạng và là một đại thành tựu giả, vị vốn đã viếng thăm Nepal theo lời thỉnh mời của nhà vua – bởi các thầy tu Hindu của nhà vua không thể chữa lành một căn bệnh rất nghiêm trọng. Đức Kathok Rigdzin Chenpo đã trao cho nhà vua một ít thuốc, trì tụng vài thần chú và đã chữa khỏi bệnh cho Ngài. Vì thế, nhà vua trở thành một Phật tử. Dù thế, vài năm sau, nhà vua dâng lên một lễ hiến tế Hindu. Đức Kathok Rigdzin Chenpo buồn bã đến mức Ngài đánh nhà vua một cách dã man. Trước khi Ngài kết thúc, nhà vua chẳng hơn một xác chết, thậm chí không thể di chuyển một chân, chứ đừng nói đến việc đứng dậy – nhưng vô cùng phẫn nộ. Đức Rigdzin Chenpo đã đi quá xa. Ngài không chỉ tấn công thân thể của nhà vua mà còn ngồi trên ngai vàng!

Một nghìn binh linh vì thế được cử đi giết Đức Rigdzin Chenpo. Trong ba ngày, binh linh tấn công mạnh mẽ lên Đức Rigdzin Chenpo, nhưng không giáo mác hay thanh kiếm nào của họ có thể để lại dù chỉ vết xây sát trên thân Ngài. Vì thế, một lần nữa, nhà vua trở thành một Phật tử – ông ấy không có lựa chọn nào. Tôi kể câu chuyện này để các bạn có một ý tưởng về việc Kathok Rigdzin Chenpo Rinpoche là đạo sư như thế nào. Đức Situ Chokyi Jungne và Khamtrul Chokyi Nyima đều là học trò của Ngài và những câu chuyện của chư vị được khắc trên đồng thau ở Bảo tháp Swayambhu. Bản khắc được tìm thấy vào hai năm trước khi phần phía ngoài của bảo tháp được tháo ra – [khi] Tarthang Tulku muốn mạ vàng – cho thấy lớp bên trong của bảo tháp.

Chính vị Lama này, Đức Khamtrul Chokyi Nyima, là người đã viết một hướng dẫn hành hương cho tất cả các địa điểm linh thiêng của Nepal. Và chính Ngài là người tuyên bố rằng, với các hành giả Nyingma, những môn đồ của Guru Rinpoche, Yangleshö hoàn toàn giống như Kim Cương Tòa – không có sự khác biệt dù là nhỏ nhất giữa hai nơi này. Phật Thích Ca Mâu Ni đạt giác ngộ tại Kim Cương Tòa và Guru Rinpoche đạt giác ngộ tại động Asura ở Yangleshö. Và đó là lý do Yangleshö lại linh thiêng đến vậy.

Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro cũng đã đến đây và biên soạn một miêu tả về địa điểm hành hương này dưới dạng một tiên tri, điều mà Sogyal Tulku yêu cầu tôi giải thích khi chúng tôi cùng hành hương đến đó[7]. Trong đó, Chokyi Lodro Rinpoche thậm chí tiên đoán chính xác những năm mà vị tái sinh tiếp theo của Ngài sẽ viếng thăm nơi này. Trước kia, bản văn đã được in ấn và dán lên tường, nhưng giờ thì nó không còn ở đây nữa.

Điều đó đã rất rõ ràng phải không? Thật xấu hổ nếu các đệ tử Kim Cương thừa không biết những điều này. Như tôi đã nói trước kia, nếu bạn đến một địa điểm như vậy mà không biết về lịch sử tâm linh, bạn giống như con chó đi theo chủ của nó một cách ngớ ngẩn.

Đây là nơi mà Guru Rinpoche đạt cấp độ Trì Minh Vương Đại Thủ Ấn. Điều đó nghĩa là gì? Thành tựu thù thắng của cấp độ Trì Minh Vương Đại Thủ Ấn đạt đến nhờ thiền định. Một vị Phật không nhìn nhận bất kỳ sự bất tịnh nào, mọi thứ đều thanh tịnh. Thực sự, nó thậm chí không thanh tịnh bởi Pháp thân Phậttrí tuệ như hư không. Khi một địa điểm được ban phước bằng trí tuệ như hư không đó, nó trở nên linh thiêng.

Các bạn và tôi không thể ban phước bất cứ điều gì, trong khi người ta nói rằng, sau khi Guru Rinpoche cầu khẩn ân phước gia trì trong một quán đỉnh mà Ngài ban tại Samye Chimphu, mặt đất, núi đá và mọi thứ rung động trong nhiều giờ. Đó là điều xảy ra khi mọi thứ khởi lên như sự hiển bày của tính Không. Và sự gia trì như vậy là không vơi cạn – tính Không chẳng thể cạn kiệt, phải không?

Vì thế, bây giờ, chúng ta chỉ phải tạo kết nối với địa điểm này. Bất cứ kiểu kết nối nào cũng được, một kết nối tốt, một kết nối xấu, chỉ đi bộ ở đây … Mọi kết nối đều lợi lạc. Nhưng nếu tâm nhận thức về sự linh thiêng của địa điểm, ân phước gia trìchúng ta thọ nhận thậm chí sẽ còn hiệu nghiệm hơn.

Tôi sẽ đưa ra cho các bạn một ví dụ: nếu bạn đốt lửa trại lớn, chỉ ở gần cũng khiến mọi người cảm thấy sức nóng, dù họ có thích hay không. Thích sức nóng là ‘nhận thức thanh tịnh’ và không thích là ‘nhận thức bất tịnh’; nhưng ở cấp độ của trí tuệ của Đức Phật, không có sự khác biệt bởi lòng bi của chư Phật được cho là ‘tràn khắp’, đúng không? Sức nóng đó là gì? Nó là phẩm tính của Đức Phật. Và phẩm tính đó luôn luôn sẵn có, không phải ở đây lúc này và sau đó thì biến mất.

Đó là lý do chúng ta cần viếng thăm kiểu địa điểm này – một nơi mà ân phước gia trì là không thể vơi cạn. Chỉ nhờ viếng thăm Yangleshö, ân phước gia trì của nơi này sẽ tự động thâm nhập chúng ta. Vì vậy, nếu chúng ta có thể đến đây, địa điểm sẽ ban phước cho chúng ta. Chúng ta đã quen với ý tưởng rằng chư Lama ban phước cho mọi người hay các bức tượng bằng cách tung gạo hoặc lúa mạch. Đó là một phương pháp hữu hiệu, nhưng chẳng gì có thể so sánh với ân phước gia trì mà Guru Rinpoche có thể trao cho chúng ta! Không ai có thể ban phước gia trì mạnh mẽ hơn Đức Phật và Guru Rinpoche.

Về cơ bản, các phẩm tính của chư Phật là không thể nghĩ bàn – chúng ta thậm chí chẳng thể tưởng tượng chúng, chứ đừng nói đến miêu tả. Các bạn và tôi noi gương Đức Phật bằng cách thực hành Kyerim[8]thiền định về sự thanh tịnh bất tận của vũ trụ và mọi chúng sinh. Chúng ta thiền định về thế giớitoàn bộ vũ trụ bên ngoài và nghĩ về nó là thanh tịnh nguyên sơ, đúng không? Bởi thế, khi thực hành trong động này, chúng ta thiền định về việc biến hang động này thành cung điện vô lượng của chư Bổn tôn. Nhưng sự thiền định của chúng ta thì không ổn định, trong khi sự thiền định của Guru Rinpoche thì ổn định. Và sự thiền định của Guru Rinpoche không chỉ ổn định mà còn duy trì bất biến. Không ai có thể ảnh hưởng đến nó. Thậm chí nếu một tỉ quân đội ma vương cố gắng thay đổi nó, chúng cũng không thể gây ra chút ảnh hưởng nào. Và sự thiền định của Guru Rinpoche không chỉ ổn định, nó tiếp tục duy trì ổn định và bất biến cho đến ngày nay. Không ai có thể ảnh hưởng đến nó! Thậm chí một tỉ quân đội ma vương cũng không thể thay đổi nó theo bất cứ cách nào hay tạo ra ảnh hưởng dù là nhỏ nhất. Đây là năng lực thiền định mà Guru Rinpoche đã làm chủ và nó được biết đến là ‘định như kim cương’. Các bạn và tôi không thể nhìn nhận được bởi chúng ta chưa có nhận thức thanh tịnh, nhưng nếu có thể, chúng ta sẽ thấy được toàn bộ vũ trụ trong sự thanh tịnh bất tận của nó.

Điều đó có rõ ràng không? Những người khác dường như không nhận thức về các điều này. Trước đó, tôi đã nói đôi chút về điều này với Dzongsar Khyentse [Rinpoche]. Sau đấy, Ngài yêu cầu tôi nhiều lần thông qua Wechat.

Hôm nay, Chokyi Nyima bảo với tôi rằng Khenpo Jigphun, vị đã dành hai mươi ngày ở đây, nói rằng núi đá xung quanh hang động chứa đầy các Terma.

Gyurme Avertin dịch sang Anh ngữ.

Janine Schulz hiệu đính.

 

Nguyên tác: YANGLESHÖ (http://all-otr.org/short-talks/56-yangleshoe).

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Mọi sai sót trong bản dịch Việt ngữ là lỗi của người dịch. Xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo, Tam Gốc.

Mọi công đức có được xin hồi hướng tất cả hữu tình chúng sinh.



[1] Được dịch bởi Keith Dowman sang Anh ngữ với tựa đề The Legend of the Great Stupa [Huyền Thoại Đại Bảo Tháp] và Lhasey Lotsawa với tựa đề The Wish-Fulfilling Tree [Cây Như Ý].

[2] Vidyottama Vajrakilaya Tantra.

[3] ‘Động Asura’ là tên gọi của động thượng của Yangleshö.

[4] Situ Panchen Chokyi Jungne (1700-1774) là vị Tai Situ thứ Tám. Ngài là một trong những đạo sư có sức ảnh hưởng nhất trong lịch sử Tây Tạng.

[5] Tenzin Chokyi Nyima, vị Khamtrul Rinpoche thứ Tư (1730-1779/80) – một đạo sư Drukpa Kagyu quan trọng, học trò của Đức Situ Panchen Chokyi Jungne. Ngài đã biên soạn Khampai Ngag Drelchen – một bình giảng rất được kính trọng về thi ca Tây Tạng và Hướng Dẫn Hành Hương Đến Thung Lũng Kathmandu (kham sprul gnas yig).

[6] Kathok Tsewang Norbu (1698-1755).

[7] Vào ngày 9 tháng 5 năm 2014.

[8] Kyerim là ‘giai đoạn phát triển’ hay ‘phát khởi’ của thực hành – cũng được biết đến là thực hành quán tưởngmục đích của nó là tịnh hóa nhận thức của chúng ta trở thành sự thanh tịnh của bản tính cố hữu.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.