Thư Viện Hoa Sen

Khi nhớ mẹ

07/03/20193:16 SA(Xem: 7268)
Khi nhớ mẹ

KHI NHỚ MẸ
Shabkar Tsokdruk Rangdrol[1] soạn
Adam Pearcey chuyển dịch Anh ngữ với sự giúp đỡ của Alak Zenkar Rinpoche.
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Đức Shabkar Tsokdruk Rangdrol
Đức Shabkar Tsokdruk Rangdrol

Này Tsokdruk Rangdrol, hãy lắng nghe!

 

Con nói rằng mẹ con, người đã mang thai con

Trong tử cung của bà trong đời này, thì từ ái.

Vậy tại sao con lại không xem xét dù chỉ một lần

Lòng từ của chúng sinh khác, những vị đã giúp đỡ con,

Cha mẹ của con từ vô số đời quá khứ?

 

Giờ đây, tất cả những bà mẹ trong quá khứ này của con đang đau khổ

bởi nóng và lạnh lớn lao, đói – khát và tình trạng nô lệ,

Họ bị què cụt, túng thiếu và đau bệnh –

Vậy thì làm sao con có thể lãng quên tất cả họ?

 

Tất cả những chúng sinh đang sống đã từng là bà mẹ hiền từ của con,

Và nếu điều đó là đúng, như chính Đức Phật đã nói,

Rằng chẳng có sự khác biệt giữa mẹ hiện tại

Và những bà mẹ trong các đời quá khứ của con,

Tại sao con lại cố chấp tạo ra các phân biệt

Giữa những bà mẹ trong các đời trước và sau?

Mục đích của sự phân biệt như vậy là gì?

Hãy xem xét điều này kỹ lưỡng!

 

Thờ ơ với tất cả những bà mẹ trong quá khứ,

Và chỉ nhớ mẹ hiện tại là một hình tướng tham luyến.

Vì thế, đừng nghĩ rằng con thực sự đã phát khởi lòng bi!

Bởi chừng nào con còn có sự phân biệttham luyến,

Sẽ chẳng có giải thoát khỏi luân hồi.

Chừng nào con còn tham luyến,

Đừng tuyên bố rằng đã từ bỏ các vấn đề của đời này!

 

Lãng quên tất cả những vị đã từng là mẹ con trong quá khứ,

Trong khi than khóc khi nghĩ về người mẹ già của con lúc này,

Nếu được bậc thầy, chư Phật cùng các trưởng tử thấy,

Sẽ chẳng cho thấy điều gì ngoài cội nguồn của sự xấu hổ ngượng ngùng!

 

Hãy xem xét lòng từ của những bà mẹ của con trong quá khứ!

Nếu con òa khóc trong lúc suy ngẫm về cảnh ngộ của họ,

Bậc thầy, chư Phật cùng các trưởng tử sẽ đều hoan hỷ.

 

Vì thế, như khi con nghĩ về mẹ con trong đời này,

Hãy suy ngẫm về khổ đau và khó khăn

Của tất cả các chúng sinh đáng thương, những vị đã từng là mẹ con,

Và rớt nước mắt về tất cả họ, nhiều lần.

 

Như khi con cảm thấy yêu thương mẹ con trong đời này,

Hãy phát khởi tình yêu thương cho tất cả chúng sinh, những bà mẹ của con trong quá khứ,

Và khởi lên lòng bi mẫn cũng như Bồ đề tâm

Với điều này, con sẽ gia nhập hàng ngũ Đại thừa.

 

Lặp đi lặp lại, hãy nghĩ về lòng từ

Của tất cả chúng sinh sáu cõi, những cha mẹ hiền từ của con.

Nếu con quan tâm đến họ như mẹ con trong đời này,

Họ cũng sẽ yêu thương con, như thể đứa con của chính họ.

 

Tsokdruk Rangdrol nói những lời này với bản thân trong một lần nhớ mẹ.

 

Nguồn Anh ngữ: http://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/shabkar/remembering-mother.

Adam Pearcey chuyển dịch Anh ngữ với sự giúp đỡ của Alak Zenkar Rinpoche.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Ngài Shabkar Tsokdruk Rangdrol (1781-1851) – được xem là một hóa thân của Tổ Milarepa, Ngài là một Lama phi phàm, sinh ở Amdo, vị đã dành nhiều thời gian trong đời để nhập thất trên núi, bao gồm ba năm trên hòn đảo Tsonying Mahadeva không thể tiếp cận ở giữa Hồ Kokonor. Ngài đã nghiên cứu với chư đạo sư của tất cả các trường phái, thọ nhận những giáo lý Dzogchen từ vị Bổn Sư chính yếu – Chogyal Ngakgi Wangpo (một vị vua Mông Cổ và cũng là đệ tử của Tổ Dodrupchen thứ nhất), vị đã hoằng dương những giáo lý này ở khắp vùng Amdo. Đức Shabkar là một tác giả viết nhiều, được cho là có thể biên soạn một trăm trang một ngày, và phổ biến hơn cả trong các trước tác của Ngài là tác phẩm thi ca về Trekchod và Togal – Khading Shoklap – Chuyến Bay Của Kim Sí Điểu.

Tạo bài viết
15/07/2020(Xem: 3702)
18/02/2020(Xem: 8907)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: