Nhật quang chói ngời từ những giáo lý của đấng chiến thắng

15/05/20201:00 SA(Xem: 4666)
Nhật quang chói ngời từ những giáo lý của đấng chiến thắng

NHẬT QUANG CHÓI NGỜI TỪ
NHỮNG GIÁO LÝ CỦA ĐẤNG CHIẾN THẮNG
Một Miêu Tả Ngắn Gọn, Trực Tiếp
Về Câu Chuyện-Cuộc Đời Giải Thoát
Của Vị Phát Lộ Kho Tàng Hóa Thân Vĩ Đại
Chokgyur Dechen Lingpa soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Đức Chokgyur Dechen Lingpa
Đức Chokgyur Dechen Lingpa

Thành tâm đỉnh lễ chư đạo sư thù thắng,

những vị dẫn dắt con trên con đường đến giải thoát!

 

Nhờ lòng bi mẫn của Đức Pema Totreng Tsal[1],

Vị vẫn luôn chăm sóc tôi trong suốt các đời tuần tự,

Tôi đã có được những tự dothuận duyên thù thắng[2], gia nhập vào những giáo lý của Đức Phật,

Và được thúc đẩy bởi những thiên hướng nghiệp, đã đắm mình trong Giáo Pháp Kho Tàng.

 

Cho đến năm ba mươi lăm tuổi, bởi ảnh hưởng của các che chướng,

Tâm ngây ngô khiến tôi không kiên định trong tri kiếnhành vi.

Bởi tôi đã có chút quen thuộc với bản tính của tâm,

Tôi chắc chắn rằng tri kiến và hành động của tôi luôn tuân theo Giáo Pháp.

 

Trong tình hình hiện nay của bản thân, tại sao tôi lại biên soạn câu chuyện về cuộc đời mình?

Ồ, điều đấy là để không làm thất vọng những kẻ chí thành.

 

Ở vùng phụ cận của Namkha Dzo[3], tôi đến cõi người.

Dưới chân Sangyal[4], tôi đã sinh ra từ tử cung của mẹ.

Dưới chân Yegyal[5], tôi được nuôi dưỡng và đã trưởng thành,

Và ở Yarkhilne[6], mong ước về Giáo Pháp khởi lên.

 

Đạo sư dẫn dắt của tôi, Đức Kunzang Choktrul[7] đã truyền giới quy y,

Và như thế, tôi bước qua cánh cửa dẫn đến các giáo lý của Đức Phật.

Tôi nhận được sự cho phép[8] về Bạch Độ Mẫu và Đạo Sư An Bình.

Ở Shedrup Ling[9], tôi hạnh ngộ Đức Tsewang Trinle[10] và,

Trong sự chuẩn bị cho lễ quán đỉnh Đạo Sư, cảm thấy niềm tin mãnh liệt,

Tôi có một linh kiến về Đạo Sư, vị với lòng từ đã ban bốn quán đỉnh.

 

quê nhà, Đức Konchok Dondrup[11] và những vị khác

Đóng vai trò là thầy giáo thọ và dạy tôi đọc và viết.

Được hướng dẫn bởi thầy Tengye[12], tôi tiến hành khóa nhập thất đầu tiên,

Thực hành tiếp cận về Bạch Độ Mẫu và Đạo Sư An Bình.

Từ bậc trì giữ Mật chú Rigdzin Pal[13], tôi thọ nhận những chỉ dẫn thực tiễn

Về các nghi thức Mật thừa và sau đấy hướng về miền Trung Tây Tạng.

 

Sau này tôi thấy rằng tôi đã được Tam Gốc chăm sóc,

Và một đạo sư Mantrika đã xoa dịu tinh linh gây bệnh.

Tu viện Palme[14], tôi lưu lại như một tu sĩ mới[15]

Dưới sự chăm sóc của Đức Chonyi Norbu[16].

Tôi thọ nhận các quán đỉnhchỉ dẫn[17] về Tám Tuyên Bố Của Chư Thiện Thệ[18],

rèn luyện kỹ lưỡng trong các thực hành về vũ điệu nghi lễ, tỷ lệ đàn tràng và giai điệu.

 

Trong mười năm, tôi đã gia nhập cộng đồng tu sĩ của Tu viện Tsechu[19],

Và chư đạo sư thù thắng đã ban cho tôi vô số quán đỉnhchỉ dẫn.

Tôi đã rèn luyện về mọi thứ từ Đại Viên Mãn cao cấp nhất

Cho đến vũ điệu đơn giản nhất,

Và tôi nhận ra lòng từ lớn lao của chư vị giới sưgiáo thọ[20].

 

Từ Ngài Tendzin Chokyi Wangpo[21], tôi thọ nhận

Những chỉ dẫn trực tiếp về Đại Thủ Ấn và Đại Viên Mãn.

Các chỉ dẫn cốt tủy của chư đạo sư thù thắng về

Tâm Yếu Đại Viên Mãn tràn ngập tâm tôi.

 

Tôi đã rèn luyện về các giai điệu và vũ điệu Nyingma từ Phuntsok Ling[22],

thọ giới xuất gia từ vị trì Luật vĩ đại, Taklung Rinpoche[23],

Người dạy tôi con đường tu sĩ[24].

Đấng bảo hộ vô song này, hóa hiện thù thắng[25],

Đã ban cho tôi quán đỉnh chín muồi về

Thực Hành Tâm Đạo[26] của Tổ Ratna Lingpa[27].

 

Ở Nabun Dzong[28], tôi gặp gỡ Đức Chogyal Dorje[29],

Vị trao cho tôi những chỉ dẫn cốt tủy bí mật và dạy tôi Đại Viên Mãn.

 

Theo mệnh lệnh của đấng bảo hộ chúng sinh Situ Pema Nyinje[30],

Đức Tendzin Namgyal ban cho tôi Thực Hành Tâm Đạo[31].

Theo mệnh lệnh của đạo sư, tôi sau đó đã đến Tu viện Palpung[32]

diện kiến Đức Di Lặc thứ nhì[33].

 

Dâng niềm tin trọn vẹn của tôi lên đấng từ ái

Ngedon Tendzin Rabgye[34], tôi thọ Bồ Tát giới.

Từ đó trở đi, tôi thọ nhận nhiều quán đỉnhchỉ dẫn,

đặc biệt, cắt đứt mọi quan niệm sai lầm của bản thân về tri kiến.

 

Jamgon Lama Kongtrul Rinpoche[35] đã ban cho tôi

Các quán đỉnh, giải thích Mật thừa và chỉ dẫn cốt tủy rốt ráo.

Đạo sư toàn tri Jamyang Khyentse[36] trao cho tôi

Vô số quán đỉnhchỉ dẫn, tinh túy của chân lý sâu xa.

Ba vị này là những đạo sư đã trao cho tôi lòng từ ba phần[37].

 

Từ hóa thân thù thắng Zurmang Tendzin[38],

Tôi thọ nhận quán đỉnh chín muồi cho

Tập Hội Chư Thiện Thệ Của Tám Tuyên Bố[39].

 

Hơn thế nữa, tôi nương tựa nhiều vị đạotừ ái khác,

Chẳng hạn Gaje Sang-ngak Tendzin[40]

Và Tendzin Jangchup Nyima[41],

Và thọ nhận nhiều giáo lý linh thiêng.

Khi tôi thọ nhận các giải thích về Kinh và Mật từ

Đức Jamyang Ngedon Kewang Zhendon[42], thần thức của tôi được giải phóng.

 

Tôi đã phát lộ các Kho Tàng sâu xa trước sự chứng kiến của tất cả,

Thọ nhận quán đỉnh của chúng trong các linh kiến,

áp dụng chúng trong kinh nghiệm của bản thân.

 

Đức Karmapa toàn tri,

Đức Sakya lỗi lạc[43], đấng bảo hộ chúng sinh,

Đức Drukchen[44] và nhiều vị tôn quý khác

Từ các truyền thừa Drikung và Taklung[45],

Đã thực hành Giáo Pháp linh thiêng này và như thế,

Các giáo lý Kho Tàng sâu xa này đã lan rộng và xa.

 

Rất nhiều học giảhành giả đã trở thành đệ tử của tôi;

Họ trưởng dưỡng Phật Pháp cả về giảng dạy và thực hành.

Ba đạo sư của Riwoche[46]đạo sưđệ tử Jedrung[47] và Phakchok[48],

Cùng với Zhabdrung – đã trao cho tôi đất đai và

Những địa điểm sau đây đã được thiết lập:

 

Cung điện Mật chú Bí mật ở Akanistha Karma[49],

Namkha Dzo, Neten Chok Bất Biến Tự [50],

Pema Shelpuk ở thánh địa Dzomnang[51],

Và ẩn thất trên núi tại Hồ Lam Ngọc ở Sườn Băng Gyamgyal[52],

Như thế, bắt đầu những giáo lý cả về giảng giảithực hành,

Với sự hỗ trợ từ ái của đạo sư toàn tri Khyentse Wangpo,

Sau đấy, tôi cử hành nhiều Đại Thành Tựu – Drupchen – nền tảng của giáo lý.

 

Những hành động tốt lành này đang được ghi lại một chỗ –

Tôi chẳng có phẩm tính nào khác.

Thiện hạnh lớn nhất của tôi là đã tiến hành nhập thất ba năm,

hiện tại, tôi hoàn toàn tập trung vào ý định vị tha thanh tịnh.

 

Nhiều năm đã trôi qua kể từ khi vị trì giữ Mật chú, Pema Dudul[53]

Thỉnh cầu những lời này từ Gyamgigul[54].

Năm nay, Ngài đã vượt qua khó khăn của sự xa xôi cách trở,

Và để không làm thất vọng những nỗ lực của Ngài, tôi đã viết lại điều này

Vào mùng Mười tháng Bảy năm Sửu[55],

Ở Yangdzong Ling[56] và Namkha Dzo.

 

Xin hồi hướng thiện hạnh này để mọi chúng sinhthể đạt giác ngộ

Cầu mong sự cát tường huy hoàng chói ngời điểm tô thế giới!

 

Lhasey Lotsawa (Oriane Sherap Lhamo dịch, Libby Hogg hiệu đính) dịch [sang Anh ngữ] với sự hỗ trợ từ ái của Kyabje Khen Rinpoche[57] và xin chân thành cảm ơn James Gentry vì đã đề xuất và làm sáng tỏ nhiều điểm.

Nguồn Anh ngữ: https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/chokgyur-dechen-lingpa/radiant-sunlight-of-victors-teaching.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

 

THƯ MỤC

Ấn bản Tạng ngữ và bản dịch Anh ngữ dựa trên:

  • mChog gyur gling pa. “sPrul pa’i gter ston chen mo’i rnam thar gyi sa bon zhal gsung ma dang gter ’byung ’ga’ zhig ’bel gtam sna tshogs bcas phyogs bsdoms rgyal bstan nyin byed ’od snang.” trong mChog gling bka’ ’bum skor. Quyển 36 của mChog gling gter gsar, 175-230. Paro: Lama Pema Tashi, 1982-1986.
  • mChog gyur gling pa. “sPrul pa’i gter ston chen mo’i rnam thar gyi sa bon zhal gsung ma dang gter ’byung ’ga’ zhig ’bel gtam sna tshogs bcas phyogs bsdoms rgyal bstan nyin byed ’od snang.” trong mChog gling bka’ ’bum skor. Quyển 36 của mChog gling bde chen zhig po gling pa yi zab gter yid bzhin nor bu’i mdzod chen po, 133-189. Kathmandu, Nepal: Ka-nying Shedrub Ling monastery, 2004.

Nguồn tài liệu căn bản

  • dKon mchog 'gyur med. gTer chen mchog gyur bde chen gling pa’i rnam thar bkra shis dbyangs kyi yan lag gsal byed ldeb. Quyển 37 của mChog gling gter gsar. Paro: Lama Pema Tashi, 1982 - 1986.
  • Nor brang o rgyan. Chos rnam kun btus, Quyển 3. Peking: krung go'i bod rig pa dpe skrun khang, 2008.
  • mNga’ bdag nyang ral nyi ma ’od zer. bKa’ brgyad bde gshegs ’dus pa. New Delhi: B. Jamyang Norbu, 1971.
  • Pad ma ’byung gnas. bDe gshegs sgrub pa bka’ brgyad skor. Leh: Tseten Namgyal, 1971.
  • Ratna gling pa. Thugs sgrub yang snying ’dus pa. Bylakuppe: Pema Norbu Rinpoché, 1984.

Nguồn tài liệu thứ cấp:

  • Dreyfus, Georges. The Sound of Two Hands Clapping. Berkeley and Los Angeles: University of California Press, 2003.
  • Dudjom Rinpoche Jikdrel Yeshe Dorje. The Nyingma School of Tibetan Buddhism, Its Fundamentals and History. Gyurme Dorje và Matthew Kapstein dịch và hiệu đính. Boston: Wisdom Publications, 1991.
  • Gardner, Alexander. “The Twenty-five Great Sites of Kham: Religious Geography, Revelation, and Nonsectarianism in Nineteenth-Century Eastern Tibet.” Ph.D. diss. University of Michigan: 2006.
  • Gardner, Alexander. “Chokgyur Lingpa.” Treasury of Lives (2009). http://www.treasuryoflives.org/biographies/view/Chokgyur-Lingpa/TBRC_P564.
  • Kong-sprul Blo-gros-mtha’-yas, Padma Sambhava, and Mchog gyur gling pa. The Light of Wisdom, Quyển 1. Erik Pema Kunsang dịch [sang Anh ngữ]. Boston: Shambhala, 1995.
  • Phakchok Rinpoché website. “Previous Incarnations.” http://www.phakchokrinpoche.org/previous-incarnations.
  • Orgyen Tobgyal Rinpoché. The Life of Chokgyur Lingpa[58]. Tulku Jigmey Khyentsé và Erik Pema Kunsang dịch [sang Anh ngữ]. Rangjung Yeshé Publications, 2000.
  • Schuh, Dieter. Untersuchungen zur Geschichte der tibetischen Kalenderrechnung. Wiesbaden: F. Steiner, 1973.


[1] Theo Rigpawiki, Pema Totreng Tsal (pad ma thod phreng rtsal), “Liên Hoa Quyền Uy Tràng Sọ”, như Khenpo Chemchok giải thích, “là Mật danh của Guru Rinpoche”. Vì thế, Khenpo nói thêm rằng, “khi chúng ta gọi Ngài bằng danh hiệu này, Ngài không thể nào không đáp lại nhanh chóng”.

[2] Cụm “những tự dothuận duyên thù thắng” (dal ‘byor) liên quan đến mười tám tự dothuận duyên của một đời người quý báu, điều được liệt kê trong chos rnam kun btus như sau:

“Theo Cánh Cửa Trí Huệ của Đức Mipham, tám tự dotự do khỏi tám trạng thái sau đây: bốn trạng thái phi-nhân không tự do, tức 1-3) chúng sinh trong ba cõi thấp hơn và 4) chư thiên không nhận thức; và bốn trạng thái con người không tự do, tức 5) kẻ man rợ từ vùng biên địa; 6) những người có tri kiến sai lầm; 7) [đến từ] một vùng đất nơi Phật không xuất hiện và 8) sở hữu các căn không hoàn hảo, chẳng hạn khờ dại, câm hay không thể giao tiếp.

Trong mười thuận duyên, năm liên quan đến bản thân: 1) là con người; 2) có đủ các căn; 3) sinh ở nơi mà Giáo Pháp được truyền bá; 4) có sinh kế không sai lầm; 5) và có niềm tin. Chúng liên quan đến bản thân. Năm liên quan đến điều khác: 1) Một vị Phật xuất hiện trên thế giới này; 2) Ngài đã giảng dạy Giáo Pháp; 3) Giáo lý vẫn còn; 4) Có những vị thực hành; 5) Có những vị giảng dạy. Chúng liên quan đến điều khác”.

[3] Namkha Dzo (nam mkha’ mdzod, Kho Tàng Hư Không) là một ngọn núi thiêng ở Nangchen.

[4] Sangyal (gsang rgyal, Vua Bí Mật) theo Alexander Gardner là một ngọn đồi ở Namkha Dzo.

[5] Yegyal (ye rgyal, Vua Thứ Nhất) là một ngọn đồi khác ở Namkha Dzo.

[6] Yarkhilne (yar ‘khyil gnas, Địa Điểm Xoắn Ốc Lên Trên), một ngọn đồi khác ở Namkha Dzo.

[7] Kunzang Choktrul (kun bzang mchog sprul) là tái sinh của vị phát lộ kho tàng Mingyur Dorje (mi ‘gyur rdo rje, 1645-1667).

[8] Một sự cho phép (rjes gnang) tương tự với quán đỉnh Mật thừa (dbang). Theo Kyabje Khen Rinpoche, một sự cho phép như vậy được ban trong ba ngoại Mật điển (Kriya, Upa và Yoga) trong khi một quán đỉnh được ban trong ba nội Mật điển (Maha, Anu và Ati Yoga). Hơn thế nữa, một sự cho phép chỉ có thể cho phép vị thọ nhận tự mình tiến hành thực hành, chứ không được trao nó cho người khác.

[9] Shedrup Ling (bshad sgrub gling). Không rõ đây là Tu viện nào.

[10] Tsewang Trinle (tshe dbang phrin las) cũng được gọi là Gyalse Lama Tsewang Trinle (rgyal sras bla ma tshe dbang phrin las) trong tiểu sử của Terton do Konchok Gyurme soạn.

[11] Konchok Dondrup (dkon mchog don grub). Theo Orgyen Tobgyal Rinpoche, Đức Chokgyur Lingpa đã học đọc với chú của Ngài. Đây có lẽ là người được nhắc đến ở đây.

[12] Tengye (bstan rgyas). Không rõ đây là ai.

[13] Rigdzin Pal (rig ‘dzin dpal).

[14] Tu viện Palme ở đây là Tu viện Drikung Kagyu Palme Tekchen Evam Gatsel Ling ở Nangchen.

[15] grwa rgyun được dịch thành tu sĩ mới.

[16] Chonyi Norbu (chos nyid nor bu) là một Lama Drikung được nhắc đến như là một trong những đạo sư chính yếu của Ngài trong bản tiểu sử dài.

[17] “Quán đỉnh và chỉ dẫn” ở đây là để dịch cụm smin grol, về nghĩa đen là “chín muồi và giải thoát”, tức là quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát. Ngài Jamgon Kongtrul định nghĩa chúng là “hai phần quan trọng của thực hành Kim Cương thừa: các quán đỉnh chín muồi người ta với khả năng chứng ngộ bốn thân và những chỉ dẫn khẩu truyền giải thoát cho phép họ thực sự áp dụng sự sáng suốt được giới thiệu nhờ quán đỉnh”.

[18] bde gshegs sgrub pa bka’ brgyad skor.

[19] Tu viện Tsechu (tshes bcu khang) là Tu viện đầu tiên của Đức Chokgyur Lingpa ở Nangchen.

[20] Giới sư ở đây tức là Khenpo và giáo thọ là Lopon.

[21] Tendzin Chokyi Wangpo (bstan ‘dzin chos kyi dbang po).

[22] Phuntsok Ling (phun tshogs gling). Không rõ đây là Tu viện nào.

[23] Taklung Rinpoche (stag lung ma dpa’ bo gtsug lag ‘phreng ba VIII chos kyi rgyal po, khoảng 1782-khoảng 1840).

[24] “Con đường tu sĩ” là một cách dịch của dge slong ngang tshul. dge slong liên quan đến một vị đã thọ đại giới.

[25] Đây có lẽ vẫn là Taklung Rinpoche.

[26] Thực Hành Tâm Đạo Sư Cô Đọng Bí Mật Nhất (thugs sgrub yang snying ‘dus pa) của Tổ Ratna Lingpa.

[27] Theo Rigpawiki, Ratna Lingpa (1403-1478) – một Terton Tây Tạng, người đã kết tập Nyingma Gyubum – Tuyển Tập Mật Điển Nyingma vào thế kỷ 15. Ngài cũng được biết đến với các danh hiệu Shikpo Lingpa và Drodul Lingpa, bởi trong một đời, Ngài đã phát lộ các Terma tiền định của ba đời khác nhau.

[28] Nabun Dzong (na bun rdzong, Pháo Đài Sương) là thánh địa ở Nangchen, nơi Đức Chokgyur Lingpa phát lộ giỏ Kho Tàng đầu tiên của Ngài.

[29] Chogyal Dorje (chos rgyal rdo rje, 1787-1859) là một Terton Drukpa Kagyu.

[30] Pema Nyinje (Padma nyin byed) là Tai Situ Rinpoche thứ Chín (1774-1853).

[31] Tendzin Namgyal (bstan ‘dzin rnam rgyal).

[32] Palpung (dpal spungs), trụ xứ tu viện chính yếu của Situ Rinpoche.

[33] Đức Di Lặc thứ nhì (mi pham mgon po gnyis pa) ở đây có lẽ dùng để chỉ Jamgon Kongtrul.

[34] Ngedon Tendzin Rabgye (nges don bstan ‘dzin rab rgyas, 1808-1864) là vị Tulku Dabzang (zla bzang sprul sku).

[35] Về Đức Jamgon Kongtrul [Lodro Thaye], tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30929/tieu-su-duc-jamgon-kongtrul-yonten-gyatso.

[36] Về Đức Jamyang Khyentse Wangpo, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30571/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-wangpo.

[37] Đạo sư trao lòng từ ba phần (bka’ drin sum ldan) là những vị thầy ban quán đỉnh, giải thích Mật điển và ban chỉ dẫn cốt tủy.

[38] Zurmang Tendzin (zur mang bstan ‘dzin) liên quan đến Zurmang Tenga Tulku.

[39] Tập Hội Chư Thiện Thệ Của Tám Tuyên Bố (bka’ brgyad bde gshegs ‘dus pa) là một kho tàng được tìm ra bởi Tổ Nyangral Nyima Ozer (nyang ral nyi ma ‘od zer, 1124-1192).

[40] Gaje Sang-ngak Tendzin (sga rje gsang sngags bstan ‘dzin).

[41] Tendzin Jangchub Nyima (bstan ‘dzin byang chub nyi ma).

[42] Jamyang Ngedon Kewang Zhendon (‘jam dbyangs nges don mkhas dbang gzhan don).

[43] Đức Sakya lỗi lạc có lẽ là Ngài Drolma Podrang Tekchen Tashi Rinchen (sgrol ma pho brang theg chen bkra shis rin chen, 1824-1865), vị Sakya Trizin [bậc trì giữ Pháp tòa của trường phái Sakya] thứ Ba mươi lăm.

[44] Đức Drukchen là người đứng đầu Drukpa Kagyu, vị vào thời điểm đó là Ngài Drukchen thứ Chín – Mingyur Wangyal (‘brug chen IX mi ‘gyur dbang rgyal, 1823-1883).

[45] Được nhắc đến phía trên đều là những vị bảo vệ các giáo lý Kho Tàng của Đức Chokgyur Lingpa.

[46] Riwoche (ri bo che) là một Tu viện Taklung Kagyu quan trọng ở Kham.

[47] Jedrung ở đây liên quan đến vị tái sinh Jedrung thứ Sáu – Rinchen Obar (rin chen ‘od ‘bar, 1830?-1855?). Jedrung là một trong những dòng tái sinh chính của Tu viện Riwoche.

[48] Phakchok (‘phags mchog) ở đây liên quan đến vị tái sinh Phakchok thứ Tư – Rinchen Lhundrup Drakpa Kunsel Nyima (rin chen lhun grub grags pa kun sel nyi ma), vị trì giữ Pháp tòa thứ Mười chín của Riwoche, sinh năm 1830.

[49] Akanistha Karma (‘og min kar ma) là một trong những địa điểm Kho Tàng của Đức Chokgyur Lingpa ở Nangchen.

[50] Neten Chok Gyurme Ling (gnas bstan mchog ‘gyur med gling) là Tu viện được thành lập bởi Đức Chokgyur Lingpa và là trụ xứ của dòng tái sinh Neten Chokgyur Lingpa.

[51] Pema Shelpuk (padma shel phug, Động Liên Hoa Pha Lê) ở Dzomnang (‘dzom nang), Derge, là một hang động được khai mở bởi Đức Chokgyur Lingpa và Jamyang Khyentse Wangpo, nơi sau này trở thành ẩn thất chính yếu của Đức Khyentse.

[52] Hồ Lam Ngọc ở Sườn Băng Gyamgyal (rgyam rgyal gangs mgul g.yu mtsho).

[53] Pema Dudul (Padma bdud ‘dul).

[54] Gyamgigul (rgyam gyi mgul) giống với Gyamgyal ở phía trên.

[55] Ngày 31/8/1865.

[56] Yangdzong Ling (yang rdzong gling, Pháo Đài Tự).

[57] Kyabje Khenpo (Kyabje Khen Rinpoche Tashi Palden) sinh ở vương quốc Derge thuộc miền Đông Tây Tạng trong vùng phụ cận của Tu viện Kyabje. Lên bảy tuổi, Khenpo gia nhập tu viện và lên chín, Ngài gia nhập Phật học viện (Shedra) của Tu viện, nơi Ngài xuất sắc trong các nghiên cứutrở thành một Khenpo. Trong những năm tháng đầu tiên, Ngài thọ nhận vô số giáo lý và trao truyền từ Sotrul Rinpoche, trụ trì của Tu viện Kyabje và sau đấy, từ Situ Rinpoche thứ 11, Đức Karmapa thứ 16, Khyentse Chokyi Lodro Rinpoche và nhiều vị khác.

Khi ở Tây Tạng, Khenpo nỗ lực lớn lao để giữ gìn vô số bản văn Phật giáo, tôn tượng, Pháp khíxá lợi. Khi Khenpo sau đó du hành đến Ấn Độ và Nepal, Ngài hạnh ngộ Kyabje Tulku Urgyen Rinpoche và dành nhiều năm bên vị này ở ẩn thất Nagi Gonpa. Ngài cũng gặp gỡ Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche, Kyabje Kalu Rinpoche và Situ Rinpoche thứ 12 và thọ nhận nhiều giáo lý và trao truyền từ chư vị. Khenpo hiện đang sống ở Kathmandu [Nepal].

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.