Thư Viện Hoa Sen

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Dakki Chonyi Zangmo

02/05/20212:49 SA(Xem: 4573)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Dakki Chonyi Zangmo
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC DAKKI CHONYI ZANGMO
(SHUKSEP JETSUNMA MANI LOCHEN) (1865?–1953?)
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank

Ngài Chonyi Zangmo sinh ở làng Manda, nơi sinh của vị phối ngẫu linh thiêng Mandarava, bên bờ Tso Pemachen (Rewalsar), hồ nước – thánh địa quan trọng trong vùng Sahora ở Tây Ấn Độ. Sự chào đời của Bà xảy ra vào lúc bình minh ngày Mười lăm trong tháng, với âm thanh tự nhiên của Chân ngôn Om Mani Padme Hum, một cơn mưa hoa và vòng ánh sáng cầu vồng cuộn xoáy. Cùng lúc, cô hầu gái tên Pemakyi sinh ra một bé gái, cừu cái sinh ra một con cừu non và sói cái sinh ra một con sói con. Dây rốn của Ngài Chonyi Zangmo quấn quanh thân như thể đai thiền định. Bà chuyển động tay giống như đang chơi chuông và trống, ngồi trong thế bán già và nhìn lên trời chẳng hề chớp mắt. Bà thốt lên ‘A’ và ‘Om Mani Padme Hum’. Thân Bà có nốt ruồi trắng và đỏ. Mái nhà được bao bọc trong ánh sáng cầu vồng cuộn xoáy. Nhiều điềm tích cực khác, quá nhiều để thuật lại, đánh dấu sự chào đời của Bà. Mọi người trong khu trại đều kinh ngạc và mỗi người trao cho Bà một danh hiệu. Một vị gọi Bà là Cho-ngamo, vị khác là Paldzommo và cha của Bà đặt tên cho Bà là Sonam Dronma. Trong tháng đầu tiên, Bà lớn nhanh hơn những đứa bé khác trong năm đầu tiên và sau một năm, Bà biết cách đọc và viết không chút khó khăn. Bà liên tục trì tụng Chân ngôn Om Mani Padme Hum và bất kỳ hoạt động nào mà Bà tham gia đều tuân theo Giáo Pháp. Đôi lúc, Bà hát về các kinh nghiệm, nhưng Bà dường như là một đứa bé khiêm tốn đến mức chẳng ai bày tỏ chút kính trọng nào với Bà.

Gia đình Bà rất nghèo và hầu như không đủ ăn. Khi Bà chỉ hơn một tuổi, cha Bà, một kẻ suy đồi say xỉn quá mức, đã quyết định bán vợ để lấy hai rupee và con gái để lấy một rupee nhằm mua chút rượu. Để ngăn ông ấy gây nghiệp từ hành động như vậy, người mẹ quyết định trốn vào rừng ngay lập tức, cõng con gái trên lưng. Cuối cùng, họ quay trở về và cả gia đình bắt đầu đi lang thang. Tuy nhiên, sau khoảng một năm, cha của Ngài Chonyi Zangmo lại cố bán Bà để trả một lượng rượu lớn mà ông ấy đã uống. Khóc lóc quẫn trí, người mẹ một lần nữa lại cõng con trên lưng và chạy trốn, lần này về phía Piti ở Ấn Độ. Dọc đường, họ đến một con sông lớn; không xa nơi đó, bà ấy tìm thấy một thanh kiếm nằm trên đường. Vẫn cõng con gái trên lưng, bà gào khóc, “Nếu con gái con là một Không Hành Nữ có thể làm lợi lạc giáo lýchúng sinh, xin hãy cứu chúng con khỏi dòng nước; còn không, hãy để chúng con chết ngay lập tức!”. Cầm thanh kiếm trong tay, bà nhắm chặt mắt và không do dự, nhảy vào giữa dòng sông. Khi họ sắp bị dòng nước cuốn đi, một người phụ nữ xuất hiện từ hư không, trì tụng ‘Ha Ri Ni Sa!’ và tóm lấy tay người mẹ, kéo cả hai lên một cách an toàn. Sau đấy, người phụ nữ biến mất không dấu vết. Những nhân chứng nói rằng bà ấy tan biến vào bầu trời.

Thời gian trôi quamột lần nữa, họ lại trở về nhà. Khi Ngài Chonyi Zangmo khoảng năm tuổi, trong cơn say, cha Bà đánh vợ, bảo rằng, “Bởi chúng ta chẳng có tài sản để phân chia, chúng ta cần chia con gái. Hãy cắt nó làm đôi! Bà lấy một nửa và tôi sẽ lấy nửa kia”. Ông ấy rút con dao ra khỏi vỏ, nhưng người con gái đã nghe được và chạy đi trong khiếp sợ, nhảy vào giữa bụi tầm xuân. Núp trong đó, Bà nghe thấy âm thanh thích thú của nhiều người đang nói chuyện. Bà đi theo những giọng nói và có ấn tượng rằng Bà đã đến một Tịnh độ đáng mến. Bà dành khoảng bảy ngày trong trạng thái hư huyễn đó.

Khi tỉnh lại, Bà trở về nhà. Nhiều người bạn cùng chơi đến chào đón, một số dựng ngai tòa, một số chuẩn bị chỗ ngồi, một số giả bộ chơi Kangling và Gyaling. Khi làm vậy, chúng trì tụng Chân ngôn Om Mani Padme Hum. Cha mẹngạc nhiên trước điều này và ứa nước mắt, trong khi những người hàng xóm thấy rằng, “Đó thực sự là một Không Hành Nữ”.

Khi nghe tin, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người, đến thăm Ngài Chonyi Zangmo. Một ngai tòa được dựng lên và người ta khẩn nài Bà dẫn dắt họ trì tụng Chân ngôn Mani. Tuy nhiên, bởi Bà vẫn còn quá nhỏ, không ai trong họ có thể nhìn thấy Bà. Bà đứng dậy, cầm một quyền trượng dài trong tay, ngẩng lên cao hơn nữa. Bà tụng Chân ngôn Mani và khuyến khích họ thực hành thiện hạnh. Mọi người đều bị ảnh hưởng, một số cảm thấy nhận thức xả ly; số khác hối hận về những xung đột họ có với vợ chồng và nhiều vị nghĩ về vô thường. Một số đau buồn vì cha mẹ đã qua đời; số khác xúc động trước giọng du dương của Bà đến mức họ bật khóc và niềm tin khiến họ nổi da gà. Người ta đồn rằng một Không Hành Nữ chân chính của giác tính bất tận đã xuất hiện. Điều này truyền cảm hứng cho nhiều người trong vùng, những vị cai trị và cả dân chúng, thực hành Giáo Pháp.

Lần nọ, cha của Ngài Chonyi Zangmo, một kẻ say rượu không thể thay đổi, mượn ít bạc từ một chủ hộ giàu có. Để trả nợ, ông ấy bán cô con gái nhỏ cho chủ nợ, buộc cô bé phải làm người hầu trong sáu năm. Nhưng mẹ Bà không thể chịu đựng chuyện này và đêm nọ, vài ngày sau khi ẩn náu chờ đợi bên ngoài ngôi nhà của người đàn ông giàu có. Khi con gái ra ngoài vứt xương và đồ ăn cho lũ chó, người mẹ nhanh chóng nắm tay, cõng cô bé trên lưng và chạy đi. Trên đường, họ chẳng có thức ăn; vì thế, trong một ngôi làng, người mẹ bán một mẩu lam ngọc nhỏ mà bà ấy đeo quanh cổ rồi mua chút ớt và tiêu. Họ buộc phải ăn măng hầm, thứ mà họ đào được và nấu lên, nêm chút ớt và bằng dầu mà họ ép từ quả mọng lấy được nhờ đuổi lũ gấu.

Dần dần họ du hành qua vùng đồi, nơi mà Ngài Chonyi Zangmo khuyến khích nhiều người, những vị sống rải rác quanh các quả đồi như kiến, thực hành thiện hạnh và trì tụng Chân ngôn Mani. Họ đi qua Garzha, Puti, Nyungti, Khunu và nhiều vùng khác, du hành về Ladakh. Năm lên sáu, hàng nghìn người tập hợp lại khi Ngài Chonyi Zangmo tụng Chân ngôn Mani và nói về thực hành thiện hạnh và tránh ác hạnh. Bà hát lên rằng:

‘Tất cả quý vị, những người nam và nữ may mắn, đã vân tập về đây,

Hãy cầu nguyện đến Bổn tôn, Bồ Tát thù thắng, tôn quý với lòng đại bi,

thiền định với lòng sùng mộ lặp đi lặp lại

Về mọi hình tướng đều là Bồ Tát Đại Bi.

Hãy nghĩ về mọi âm thanh đều là Om Mani Padme Hum.

Hãy biết rằng mọi hoạt động tinh thầntính Không của tâm giác ngộ.

Hãy nghỉ ngơi không tạo tác trong từ và bi vô điều kiện.

Tóm lại, hãy hồi hướng thiện hạnh cho tất cả chúng sinh.

Cầu mong có sự cát tường của đấng bảo hộ chiến thắng khắp ba thời.

Này tất cả những người nam và nữ chí thành đã vân tập về đây,

Ta hát bài ca này bằng giọng du dương

Để tâm quý vị được truyền cảm hứng nhờ kết nối với Giáo Pháp.

Om Mani Padme Hum!

Tất cả những kẻ may mắn, bài ca bao trùm thế giới của các hình tướng và khả năng này

Với sự huy hoàng của nó được hát lên du dương dịu dàng.

Nhìn chung, đó là giai điệu được hát bởi đại dịch giả xa xưa.

Đặc biệt, đó là giai điệu của Ratnabhadra.

Đặc biệt hơn cả, đó là bài ca mà Ta, cô gái ăn xin, hát lên.

Bởi khẩu giác ngộvô ngại,

Ta khiêm nhường yêu cầu rằng quý vị tụng những âm này rõ ràng’.

Khi Bà như thế truyền cảm hứng cho họ bằng sức mạnh của thân hình nhỏ bé nhưng đáng mến, giọng du dương cùng động cơ Bồ đề tâm, Chonyi Zangmo trao cho những người này một sự thôi thúc lớn lao về việc thực hành thiện hạnh. Nhiều người òa khóc với niềm tin và một số phát nguyện trì tụng Chân ngôn một trăm triệu biến. Một tường thuật về sự kiện này đã đến tai vị vua tên Ram ở Tây Ấn Độ. Ông ấy kinh ngạcphát khởi tín tâm, thỉnh cầu cô gái hãy hướng dẫn trì tụng Chân ngôn Mani. Ngài Chonyi Zangmo đã truyền cảm hứng cho mọi người trong vùng đó tham gia vào các thiện hạnh.

Vào khoảng thời gian này, một tên trộm bị giết trong đám đông và kẻ sát nhân đang bị truy kiếm. Cha của Ngài Chonyi Zangmo, một gã say xỉn, đã nhận tội. Mọi người bắt và trói ông ấy lại bằng dây thừng. Theo tục lệ địa phương, kẻ phạm tội có thể bị trừng phạt theo cách ‘giết lợn’: Chân và tay của người cha sẽ bị chặt và ông ấy sẽ bị ném vào trong nghĩa địa dù còn sống. Mọi người đều đồng tình về số phận của ông ấy, tin rằng sự trừng phạt là không thể tránh khỏi; nhưng người con gái cao quý đã than khóc suốt cả đêm và cầu nguyện thành tâm đến Bổn tôn Quán Thế Âm. Mọi người tự nhủ, “Làm sao mà một người con gái như Bổn tôn lại có cha như ma quỷ? Và làm sao chúng ta có thể giết cha của cô gái mà từ vị ấy, chúng ta đã thọ nhận những giáo lý như vậy? Hãy thả ông ấy!”. Như thế, người cha già của Chonyi Zangmo được thả. Do đó, Bà truyền cảm hứng cho nhiều người trong vùng – hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn – trở nên thiện lành.

Sau đó, Bà chầm chậm du hành đến Ladakh, nơi mà Bà gặp được vị thầy đầu tiên, Lama Tashi Namgyal, cố vấn tâm linh của đức vua. Với vị thầy này, Chonyi Zangmo nghiên cứu tiểu sử của nhiều Delok, những hành giả đã qua đời và sau đấy trở về từ cõi chết[2]: Adruk ở miền Đông Tây Tạng, Vua Yulha và Lekpai Dondrup. Bà tài trợ việc in ấn các bản văn cũng như chân dung của những Delok này. Bà được trao danh hiệuMani Lochen”, điều mà theo phương ngữ bản địa nghĩa là “Bà Truyền Cảm Hứng Cho Kẻ Khác Tụng Chân Ngôn Mani” và trở nên nổi tiếng như vậy. Bà du hành qua các vùng như Gar và Purang ở vùng phía Tây của Ngari ở thượng Tây Tạng và qua khắp các vùng thượng và hạ của phía Bắc của miền Đông Tây Tạng, lang thang trong khi kể lại các trải nghiệm của Delok và truyền cảm hứng cho mọi người tụng Chân ngôn Mani. Tiếp đó, Chonyi Zangmo du hành về miền Trung và Nam Tây Tạng, liên tục thiết lập trong hàng vạn học trò, cả con ngườiphi nhân, các thói quen thiện lành, điều dẫn dắt họ trên con đường đến giải thoát.

Năm mười ba tuổi, Bà đi hành hương trở về Tso Rewalsar ở miền Tây Ấn Độ, làm lợi lạc chúng sinh nhờ Chân ngôn Mani. Ở đó, Chonyi Zangmo gặp một vị Ni tên là Lobzang, cháu gái của Đức Pema Gyatso. Ani Lobzang kể lại tiểu sử của chú mình, giải thích rằng Ngài là học trò của Tổ Shabkar[3], đấng quy y, và hiện tại đang sống ở vách đá được biết đến là Okar Drak trong vùng Kyirong. Sau khi nghe tất cả những chi tiết này, Chonyi Zangmo tin chắc rằng Đức Pema Gyatso là thầy của Bà trong các đời quá khứ. Đơn giản nghe thấy danh hiệu Ngài cũng khiến Bà rớt nước mắt và niềm tin khiến Bà nổi da gà. Bà nghĩ rằng, “Tôi chắc chắn phải gặp Ngài”. Như con thú hoang thoát khỏi bẫy, Bà khởi hành cùng với mẹ từ Tso Rewalsar, đi bộ qua vùng đồi, qua các con đèo, qua thung lũng, vượt núi và sông với nhiều khó khăn và cuối cùng đến được Okar Drak ở Kyirong. Tại đó, vị đạo sư, mặc giẻ rách, sống ẩn mật, cùng với hai hành giả Mật thừa y trắng khác, những vị sống trong các động ở mỗi bên của Ngài. Họ sống trong cô tịch, bao quanh bởi cờ cầu nguyện màu trắng và rừng tre với nhiều loài khỉ và chim, trên đỉnh của Okar Drak như thể chạm đến bầu trời. Chonyi Zangmo biết về tính cần thiết của việc thiết lập những duyên khởi thích hợp trước khi tiếp cận đạo sư và vì thế, khi đến gặp Đức Pema Gyatso, Bà mang theo hoa quả cúng dường và một bình sữa. Mặc dù biết trước về chuyến viếng thăm của Bà ấy, đạo sư giả bộ không biết Bà, nhìn chằm chằm và hỏi, “Con là ai? Con đang đi đâu và để làm gì?”.

Ngay khi Chonyi Zangmo nghe được giọng nói của Đức Pema Gyatso và thấy khuôn mặt Ngài, những nhận thức bình phàm của Bà ngừng lại. Bà tự nhủ, “Bây giờ tôi đã gặp được một vị Phật thực sự. Cuộc đời tôi đã có ý nghĩa”. Cảm thấy như thể đứa con cuối cùng tìm được cha, Bà quỳ xuống và chắp tay. Trước đạo sư, Bà hát lên rằng, “Con đến từ Rewalsar ở Ấn Độ. Con đến tìm vị đạo sư là Phật, bởi con muốn đời này thực sự ý nghĩa bằng cách thực hành những giáo lý mở rộng của Đại Viên Mãn tự nhiên. Xin hãy chăm sóc con”. Nghe lời thỉnh cầu này, đạo sư đáp rằng:

‘Con gái của Ta, danh hiệu cao quý và hình tướng đáng mến

Báo hiệu cả kẻ thùma quỷ.

Nếu muốn thực hành Thánh Pháp với sự thanh tịnh trọn vẹn,

Con phải làm vậy trong thời gian dài

Với niềm tin, xả ly và sự chán ghét thế gian.

Ngài trao cho Bà ấy nhiều lời khuyên từ ái như vậy và từ đó trở đi, các vấn đề trước kia của Bà không còn gây phiền nhiễu. Bà đã tìm ra Giáo Pháp linh thiênghạnh ngộ một đạo sư chân chính. Bà bắt đầu cảm thấy thật hoan hỷ.

Kế đó, Bà đi theo đạo sư tôn quý bất kể Ngài đi đâu và Ngài dạy cho Bà con đường, từ các giai đoạn sơ khởi cho đến những chỉ dẫn cuối cùng về Trekchod và Togal. Bà thỉnh cầu nhiều giáo lý sâu xa, khó tìm dù cho người ta có phủ khắp thế giới bằng vàng và cúng dường nó, các giáo lý như cuốn giáo khoa Dzogchen Giác Tính Bất Tận Là Nguyên Tắc Dẫn Dắt [Yeshe Lama], Chuyến Bay Của Kim Sí Điểu và ba bản văn với tựa đề Kinh Văn Hóa Hiện. Trải qua những khó khăn, Bà đã thực hành với lòng dũng cảm mãnh liệt và vô số phẩm tính, thứ khởi lên trên con đường tâm linh, trở nên rõ ràng trong Bà. Bà hiểu thấu gốc rễ của truyền thừa, trải qua sự chứng ngộ trực tiếp về bản tính chân thật của các hiện tượng dựa trên truyền thừa của sự trao truyền tâm-truyền-tâm của Đại Viên Mãn tự nhiên. Chonyi Zangmo trở thành một vị trì giữ truyền thừa rốt ráo.

Với một mục đích đặc biệt trong tâm, đạo sư giả bộ giận dữ, quở mắng và đánh đập cô gái tôn quý này. Ngày nọ, Ngài bảo rằng, “Để chuộc lại sinh lực của Ta, hãy đi đến vùng biên giới nào đó, một nơi nóng nực với những khe núi sâu đầy bụi gai”. Mặc dù Ngài đuổi Bà đến một nơi xa xôi trong ba năm và khiến Bà chịu nhiều thống khổ tinh thần, Bà vẫn tin tưởng Ngài, nhìn nhận Ngài với niềm tin như một vị Phật chân chính, giống như cách mà Tổ Marpa, Milarepa và Bồ Tát Manibhadra, như được miêu tả trong tiểu sử của chư vị, duy trì niềm tin và sự xác quyết với chư đạo sư.

xuất gia trở thành một vị Ni dưới sự chứng minh của Đức Ngawang Tenpai Nyima. Bà thọ nhận truyền thừa khẩu truyền cho những giáo lý của trường phái Taklung từ Matrul Rinpoche. Dzogchen [Rinpoche] Thupten Chokyi Dorje trao cho Bà những điểm then chốt phi phàm của giáo lý Nyingtik, chẳng hạn quán đỉnh năng lượng mãnh liệt của giác tính từ Giác Tính Bất Tận Là Nguyên Tắc Dẫn Dắt. Từ Semnyi Tokden, Bà thọ nhận truyền thừa của giáo lý kinh nghiệm được trao truyền bởi Patrul Rinpoche[4], bao gồm các chỉ dẫn về thực hành Togal trong cách tiếp cận Dzogchen. Và Khenpo Rigdzin Zangpo dạy Bà luận giải giải thích về Kho Tàng Phẩm Tính Giác Ngộ cùng với truyền thống khẩu truyền của Patrul Rinpoche.

Từ Đức Chonyon Dharma Senge, Bà thọ nhận hơn một trăm quán đỉnh và những giáo lý kinh nghiệm phi phàm, chỉ dẫn sâu xa về Chod. Chonyi Zangmo lui tới những nơi có ma – một trăm con suối, một trăm nghĩa địa và v.v. – và tự nhủ, “Tôi, Yogini tham gia vào hành động không tạo tác vô úy, di chuyển trong bước đi nhịp nhàng của điệu múa mở rộng bình đẳng khắp luân hồi và Niết Bàn”. Bà duy trì hành động của một thành tựu giả, lập tức tiêu diệt bốn ma vương bằng hành động thù thắng, không tạo tác của vị bình đẳng, thứ là đặc trưng của những giáo lý Dukyi Choyul sâu xa, ý định và hành động phi phàm của chính Tổ Machik Labdron. Bà xem Đức Dharma Senge này và Ngài Pema Gyatso là hai đạo sư phi phàm nhất của mình.

Bà cũng thọ nhận vô số giáo lý sâu xa từ nhiều vị giáo thọ khác. Bà không dừng lại ở việc chỉ nghe những giáo lý này hay hiểu chúng một cách lý thuyết, mà đã đưa chúng vào thực hành một cách nhất tâm, đạt được sự chứng ngộ và làm chủ các kinh nghiệm thiền định như được miêu tả trong những Mật điển và bản văn gốc khác. Trong khi Chonyi Zangmo tiến hành nhập thất ở Zangri Kharmar, trụ xứ của Tổ Machik Labdron, Bà đi bộ qua một dòng sông lớn mà chẳng gặp chướng cản nào.

Trong lúc sống ở Gangri Tokar, Bà lập tức du hành đến Lhasa và thân Bà đi xuyên qua được những mặt đá cứng. Khi ấy, Chonyi Zangmo cũng du hành tức thì đến khu trại của Đức Karmapa ở Tsurphu[5]. Bà liên tục thi triển những thần thông như vậy. Trong khi đang thọ nhận những giáo lý Togal từ Ngài Longchen Ozer, một đạo sư từ miền Đông Tây Tạng, Chonyi Zangmo thường sống trong trung tâm nhập thất vào ban ngày, tập trung vào các linh kiến về tịnh quang; tuy nhiên, ban đêm, Bà tham gia vào hành động không tạo tác ở tất cả các nghĩa địa trong vùng, gia nhập tập hội trăm nghìn Không Hành Nữ của giác tính bất tận. Các nhận thức bình phàm của Bà bị tiêu trừ đến mức Bà không còn bất kỳ điểm tham chiếu cố định nào và Bà cất lên những bài ca kim cương như bài sau đây:

‘Các nhận thức của Ta thật thênh thang, chẳng có điểm tham chiếu cố định nào.

Cô gái ăn xin với giác tính vô ngại,

Ta nhảy múa trên sân thanh tịnh của bất cứ điều gì khởi lên,

Dẫm bước chân nhịp nhàng của điệu múa

Lên đầu của những kẻ xem tám bận tâm thế tụcthù thắng.

Ta nhảy múa trong hư huyễn của một vị.

Hum Hum Phat!

Quan niệm về ngã là thứ cần phải cắt đứt.

Chính kinh nghiệm về vô ngã, thoát khỏi tự phụ, là thứ cắt đứt.

Dukyi Choyul nghĩa là cắt đứt bốn ma vương.

Kết quả của Chod là thanh tịnh của chủ thể, đối tượng và mối quan hệ của chúng.

Hum Hum Phat Phat!’.

Bà đã tiến hành các điệu múa dân gian khi hát những bài ca như vậy.  Vào dịp khác, Bà hát rằng:

‘Kính lạy Đấng Liên Hoa,

Chúa tể thù thắng của trăm gia đình Phật, đạo sư về Chod,

Vị mà tất cả truyền thừa của ý nghĩa sâu xa của Dukyi Choyul

Đều hợp nhất không ngoại lệ’.

Duy trì hành động không tạo tác của giác tính thanh tịnh, Chonyi Zangmo lui tới hai mươi tư địa điểm tập trung linh thiêng[6] và Zangdok Palri. Trong lúc thức, trong kinh nghiệm thiền định, linh kiến sáng tỏ và giấc mơ, Bà du hành đến những cõi này không chướng cản bằng các phương tiện khác nhau của việc phóng và điều khiển nhận thức. Bà du hành qua vô vàn cõi Tịnh độ, diện kiến tất cả chư Phật và Bồ Tát ở đó. Đôi lúc, Bà có kinh nghiệm có thể được so sánh với những vị Delok, đến các cõi bất tịnh, chẳng hạn mười tám địa ngục và kéo chúng sinh ra khỏi đó. Hoặc Bà du hành một cách diệu kỳ đến cõi Cực Lạcvô số Tịnh độ khác. Bà có thể chuyển hóa nhận thứchành vi thành vũ điệu khôi hài của sự hư huyễn, đem lợi lạc như hư không đến cho chúng sinh trong các cõi thanh tịnhbất tịnh.

Sau khi Đức Pema Gyatso viên tịch, Chonyi Zangmo dành hầu hết thời gian tại Gangri Tokar, xem đây là nơi cư ngụ chính. Ở đó, Bà thành lập Ni viện Shuksep, khu trại với hơn một nghìn vị Ni, cũng như vô số hành giả cư sĩtu sĩ, Tulku, Khenpo và vị thầy từ khắp miền Đông và trung tâm Tây Tạng. Vì tập hội này, Bà chuyển Pháp luân, giảng dạy những giáo lý Nyingtik bí mật của cách tiếp cận Dzogchen một cách dần dần, để vô số học trò may mắn đạt được các thành tựu phi phàm nhờ con đường bí mật của Atiyoga vô song.

Từ Terchen Trulshik Dongak Lingpa, Chonyi Zangmo thọ nhận trao truyền về những giáo lý của các hóa thân trước và sau của Trulshik Dechen Lingpa và giáo lý kinh nghiệm về Đại Viên Mãn – Giọt Tâm Cực Mật Đen được phát lộ bởi Terton Dungtso Repa. Bà đã thực hành chúng và trở thành một vị trì giữ vĩ đại của truyền thừa ấy. Chính Bà là vị đã truyền lại cho Đức Zhadeu Trulshik Chenpo[7] dòng truyền thừa của những giáo lý Nyingtik và Yangtik của cách tiếp cận Dzogchen, điều vẫn tồn tại [đến ngày nay].

Chonyi Zangpo hoàn thành các nhiệm vụ và như thế, thân Bà tan trở về nền tảng mà từ đó, hóa hiện của Bà đã khởi lên, cõi giới ý giác ngộ của Đức Bà Yeshe Tsogyal, trên Zangdok Palri ở cõi Chamara. Jigme Dorje Rinpoche, vị tái sinh của Semnyi Tokden, trở thành người điều hành trụ xứ của Bà ở Shuksep.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[2] Đây là một sự việc tương đối phổ biến trong những người Tây Tạng. Delok, thường là những cô gái trẻ, xuất hiện là đã chết nhưng sau đó tỉnh lại và kể về các trải nghiệm của họ. Thông điệp từ những miêu tả của Delok thường là một chỉ dẫn đạo đức, để khơi dậy lòng kính trọng với sự vận hành của nghiệp.

[5] Đây chắc hẳn là khu trại của Đức Karmapa thứ mười lăm – Khakhyab Dorje.

[6] Các địa điểm này của Ấn Độ cổ được xem là linh thiêng trong truyền thống Kim Cương thừaliên quan đến những điểm trong kinh mạch và luân xa của thân vi tế.

Ngài Chonyi Zangpo đã trải qua việc đến những địa điểm này trong các linh kiến.

Tạo bài viết
15/07/2020(Xem: 3702)
18/02/2020(Xem: 8909)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: