Lời Khuyên Châm Biếm Cho Bốn Trường Phái

13/05/20211:24 SA(Xem: 3071)
Lời Khuyên Châm Biếm Cho Bốn Trường Phái
LỜI KHUYÊN CHÂM BIẾM CHO BỐN TRƯỜNG PHÁI
Mipham Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank

Namo mañjuśrīye!

Nhờ hoạt động giác ngộ của chư Phật chiến thắng

phương tiện thiện xảo của chư Bồ Tát kế thừa,

Nguyện bốn trường phái giáo lý Phật, cũ và mới,

Đều trao truyền thành công các phương pháp giác ngộ hoàn hảo!

 

Sự trao truyền các Kinh điển thuộc về [môn đồ] Genden,

Sự trao truyền Chân ngôn thuộc về [môn đồ] Nyingma,

Sự trao truyền giải thích thuộc về [môn đồ] Sakya

Và sự trao truyền hành trì thuộc về [môn đồ] Kagyu.

 

Sakya là những đạo sư của sự nghiên cứu,

Genden là những đạo sư của thuyết giảng,

Kagyu là những đạo sư của sự chứng ngộ

Và Nyingma là những đạo sư của sức mạnh tâm linh.

 

Có bốn sự trao truyền tuyệt diệu:

Tri kiến vượt khỏi mọi thái cực của [môn đồ] Nyingma,

Sự bền bỉ trong thiền định của [môn đồ] Kagyu,

Hành vi hoàn hảo của [môn đồ] Genden,

thực hành tiếp cận và thành tựu thường lệ của [môn đồ] Sakya.

Mặc dù với tất cả các trường phái, mọi thứ đều trọn vẹn,

Mỗi trường phái nhấn mạnh vào một phương pháp riêng.

 

[Môn đồ] Nyingma tụng qua mũi,

[Môn đồ] Sakya ngâm bằng môi,

[Môn đồ] Genden hát chủ yếu qua cổ họng

Và [môn đồ] Kagyu tụng mạnh mẽ từ bên trong.

 

[Môn đồ] Genden giống như thân của giáo lý, với con đường nghiên cứu kinh văn trọn vẹn.

[Môn đồ] Sakya giống như mắt của giáo lý, hợp nhất hai yếu tố Kinh và Mật.

[Môn đồ] Kagyu giống như tim của giáo lý, đưa lòng sùng mộ vào thực hành.

Và [môn đồ] Nyingma giống như sinh lực của giáo lý, giữ các chỉ dẫn then chốt sâu xa cho các Mật điểnnghi quỹ.

 

Bây giờ là vài lời giễu cợt:

[Môn đồ] Nyingma tuyên bốcon đường để đạt được cấp độ Kim Cương Trì nhờ thực hành tịnh quang Dzogpa Chenpo [Đại Viên Mãn] mà không cần nương tựa một Mudra-hoạt động bên ngoài (tức vị phối ngẫu). Thế nhưng những Lama lại nói rằng họ cần lấy vợ để tăng trưởng thọ mạng, cải thiện sự sáng suốt của linh kiến, duy trì sức khỏe tốt và làm lợi lạc chúng sinh nhờ sự phát lộ Terma. Họ không nói rằng vì giáo lý, họ cần giảng dạy và thực hành! Tôi nghĩ rằng việc lấy vợ có thể là một cách để làm lợi lạc giáo lýchúng sinh và là một sự thay thế cho việc giảng dạy và thực hành, và cùng lúc còn cải thiện sự sáng suốt của linh kiến và tương tự, thật vi diệu!

[Môn đồ] Genden khẳng định rằng sự đối trị cho mọi đau đớn của sự tồn tạitrí tuệ chứng ngộ vô ngã. Thế nhưng họ lại nói rằng khi tiếp cận sự chứng ngộ vô ngã, có thể có một nỗi sợ buông bỏ nhận thức đồng nhất này đến mức thật khó để ngồi yên trên nệm. Trong quá khứ, người ta nói rằng sự thành tựu kiến đạokinh nghiệm rõ ràng về vô ngã – thứ xảy đến trước nó, được đánh dấu bằng những cảm giác hoan hỷ đặc biệt; vì thế, tôi băn khoăn liệu đây có phải là một triệu chứng của thời suy đồi hiện nay!

[Môn đồ] Sakya chấp nhận các Mật điển Vô Thượng Du Già, điều khẳng định rằng trí tuệ nội tại là chính yếu, không để tâm đến hành vi. Thế nhưng khi tụng nghi quỹ Giai Đoạn Con Đường, họ duy trì kỷ luật của việc không rời chỗ ngồi, bởi làm vậy sẽ phá vỡ giới luật của họ. Dường như nếu họ cần đứng dậy và làm gì đó, họ phải bò trườn khi kéo theo ghế ngồi đằng sau, điều có lẽ đem đến vài sự tịnh hóa vật lý tạm thời và giải thoát. Tôi vẫn băn khoăn sẽ ra sao nếu họ đứng dậy!

[Môn đồ] Kagyu khẳng định rằng Đại Ấn (Maha-mudra) là trí tuệ nguyên sơ, thứ tràn khắp cả luân hồiNiết Bàn; thế nhưng họ giải thích từ ‘mudra’ bằng cách viện dẫn một bàn tay. Vậy thì một bàn tay to lớn đến thế nào chứ? Tôi nghĩ thật tuyệt vời khi thấy được một [bàn tay như thế].

Ha ha! Đấy là nói giễu cợt mà thôi!

 

ý nghĩa vĩ đại trong những câu nói của chư đạo sư vĩ đại trong quá khứ,

Và có những điểm then chốt trong các ý định của mỗi trường phái, cũ và mới.

 

Hơn thế nữa, hầu hết các môn đồ của trường phái Nyingma từ bỏ sát sinh nhưng cho là không cần từ bỏ nữ giới. Nếu họ là những Yogin chân chính, tôi quy y họ! Nhưng nhìn chung, ham muốn dục lạc bình phàm này gây hại cho giáo lý Nyingma; vì thế, hãy cẩn trọng, tôi cầu nguyện như vậy!

Hầu hết môn đồ của trường phái Kagyu không thích sự giải thích mang tính kinh điển và lô-gic, [trong khi] thích việc chỉ xem xét tâm hơn. Nếu họ là những vị mà sự chứng ngộgiải thoátđồng thời, tôi quy y! Nhưng nhìn chung, một thái độ hạn hẹp như vậy gây hại cho giáo lý Kagyu và vì thế, cần phải từ bỏ!

Hầu hết môn đồ của trường phái Genden từ bỏ rượu và tương tự, điều khiến họ trở thành những hình mẫu mẫu mực của giáo lý. Nhưng đa số vẫn chẳng thấy lỗi lầm trong những vị tìm cách sát sinh và gây thương tật. Nhưng sự thù địch như vậy là một kẻ thù lớn; vì thế, hãy cẩn trọng, tôi cầu nguyện như vậy!

Hầu hết môn đồ của trường phái Sakya chỉ xem những quán đỉnhchỉ dẫnbản thân họ thọ nhận và nhánh mà họ thuộc về – dù là Sakya, Ngor hay khác – là thù thắng. Nhưng sự thành kiếngiáo điều nghiêm trọng này gây hại cho giáo lý Sakya; vì thế, nó phải bị từ bỏ!

Nhìn chung, ngay cả khi chúng ta gắn chặt với truyền thống của riêng mình, điều quan trọng là chúng ta không có ác cảm với các truyền thống khác. Xét đến truyền thống của bản thân, bởi chúng ta đều là môn đồ của Đức Phật, chúng ta có thể có tình yêu thương gần gũi với nhau. Sau đấy, về các hệ thống giáo lý khác nhau, chúng đã bắt đầu từ thời của Khenpo Shantarakshita [Tôn giả Tịch Hộ], Guru Rinpoche và Vua Trisong Detsen. Như là di sản của thời kỳ quá khứ tuyệt vời đó, tất cả chúng ta ở đây, tại Tây Tạng, chấp nhận bốn ấn, điều chính là dấu xác nhận của giáo lý Phật giáo. Chúng ta đều bình đẳng về mặt này và hơn thế nữa, chúng ta đều khẳng định tính Không [sunyata] vĩ đại, thoát khỏi tạo tác quan niệm. Không những vậy, chúng ta đều chấp nhận Chân ngôn thừa với sự hợp nhất bất khả phân của lạc và Không của nó. Điều này nghĩa là, với các tri kiến và nguyên lý tương đồng, chúng ta cực kỳ gần gũi.

Các truyền thống khác, ngoại đạo và kẻ man rợ, những người khác với chúng ta ngay cả về dấu hiệu và y phục bên ngoài, nhiều vô số như sao trên bầu trời buổi tối. So với họ, Phật tử chúng ta hiếm như sao giữa ban ngày. Bây giờ, khi những giáo lý Phật Đà sắp biến mất, tất cả những vị tìm cách đảm bảo sự tồn tại của chúng, phải xem nhau là các đồng minh thân thiết nhất. Bất kỳ cảm giác thù ghét nào sẽ đem đến lụi tàn nghiêm trọng; vì thế, thay vào đó, chúng ta cần nhìn nhận lẫn nhau với niềm hoan hỷ, như mẹ thấy đứa con duy nhất hay người ăn xin tìm ra một kho báu vô giá.

 

Đã trở thành những môn đồ của cùng một vị thầy,

Nguyện tất cả học trò của cùng những giáo lý này,

Từ bỏ thù hằn và các quan điểm thành kiến

Và làm việc cùng nhau với cảm giác hoan hỷ!

 

Bất kể thứ gì nằm ngoài phạm vi của giáo lý,

Dù nó xuất hiện trong chúng ta hay kẻ khác, chúng ta phải từ bỏ.

Bất kể điều gì hòa hợp với giáo lý,

Dù nó thuộc về chúng ta hay kẻ khác, chúng ta phải trưởng dưỡng.

 

Nhờ sức mạnh của điều này, ở đây tại Xứ Tuyết,

Nguyện bốn truyền thừa thực hành vĩ đại, các phương pháp của Phật quả chiến thắng,

Rực rỡ với vẻ đẹp của Giáo Pháp phong phú,

đạt được thành công viên mãn và phổ quát!

 

Mati, kẻ biết được bản chất của cả bốn trường phái – Sakya, Nyingma, Kagyu và Gelug – viết điều này một cách giễu cợt cho một người bạn. Mangalam!

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/mipham/satirical-advice-four-schools.

Adam Pearcey chuyển dịch Tạng-Anh năm 2005 với sự hỗ trợ vô giá của Khenpo Dorje, chỉnh sửa năm 2016 với sự hỗ trợ từ ái của Ringu Tulku Rinpoche.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.