Bài Giảng Về Jangchok Và Cúng Dường Sur

31/08/20218:50 CH(Xem: 3905)
Bài Giảng Về Jangchok Và Cúng Dường Sur
BÀI GIẢNG VỀ JANGCHOK VÀ CÚNG DƯỜNG SUR
Drukpa Choegon Rinpoche soạn
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank

KHÓA LỄ TỊNH HÓA JANGCHOK

Như Đức Phật từng giảng dạy nhiều lần: “Nếu con không tạo nghiệp, con sẽ không gặt hái các kết quả; và nếu con đã tạo nghiệp, nó sẽ chẳng bao giờ uổng phí”. Chừng nào nó còn chưa chín muồi, kết quả của nghiệp sẽ không bị mất đi. Nếu bạn đã tạo nghiệp, bất kể bao nhiêu đời đã trôi qua, chừng nào nghiệp chưa được tịnh hóa, một ngày nào đó, nó chắc chắn sẽ chín muồi và bạn sẽ gặt hái kết quả từ hành động của bạn. Vì thế, thậm chí nếu người ta đã qua đời, để tịnh hóa nghiệp và tích lũy công đức tốt lành vì họ, điều vô cùng quan trọng là cử hành nghi lễ Tịnh Hóa Jangchok.

Bởi tổ tiên đã qua đời rất lâu về trước và có thể đã trải qua vô số lần tái sinh, làm sao chúng ta có thể làm lợi lạc họ nhờ Lễ Jangchok? Thực hành nghi quỹ tuyên bố rõ ràng rằng bởi những nghi lễ này được đặc biệt thiết kế để làm lợi những người đã khuất, do đó, nó dứt khoát sẽ có thể giúp đỡ họ và làm nhẹ bớt nghiệp của họ. Đây là điều mà Đức Phật thuyết giảng nhiều lần trong các giáo lý Mật thừa. Nó thuộc về những lời hoàn hảo của Đức Phậthoàn toàn đáng tin cậy.

CÚNG DƯỜNG SUR

Về tính hiệu quả của Cúng Dường Sur, điều đó phụ thuộc phần lớn vào ba điều kiện: (1) Các chất liệu; (2) Các Chân ngôn Bí mật; và (3) Định (Samadhi). Điều này đặc biệt quan trọng trong nghi lễ Cúng Dường Sur, khi mà sức mạnh của lòng đại bi khởi lên từ điều được gọi là “Sáu Chân Ngôn, Sáu Thủ Ấn, Sáu Quán TưởngSáu Vị Tôn”. Trong quá trình, danh hiệu của bốn Như Lai cũng sẽ được tụng. Vì thế, bất kể sự hồi hướng hướng về ai: những vị vẫn đang trôi lăn trong Bardo hay những vị đã qua đời từ rất lâu, sẽ đều được lợi lạc to lớn.

Nhìn chung, người Hán có phong tục dâng cúng đồ ăn cho người chết và cũng có thực hành tương tự trong các truyền thống Mật thừa của người Tây Tạng. Tuy nhiên, truyền thống Mật thừa Tây Tạng kết hợp nó với một số điều sâu xa: Thứ nhất, quy y Tam Bảophát Bồ đề tâm; thứ hai, giai đoạn phát triển của sự quán tưởng vị Tôn, theo sau là trì tụng sáu Chân ngôn, sáu thủ ấn và các nghi lễ khác. Nhờ sức mạnh của Chân ngônthủ ấn, việc cúng dường được tiến hành với sự hoàn hảo siêu việtcuối cùng hoàn mãn bằng hồi hướnglời nguyện, chẳng hạn Phổ Hiền Hạnh Nguyện Vương và các đoạn kệ khác. Theo cách này, mọi thiện hạnh như bố thí đang được tiến hành với “Ba Xuất Sắc”: bắt đầu bằng Bồ đề tâm, ở giữa với thực hành chính yếu không có các quan niệm và hoàn mãn bằng hồi hướng công đức.

QUÁN TƯỞNG PHẬT TỲ LÔ GIÁ NA (VAIROCHANA) TRONG CÚNG DƯỜNG VÀ HIẾN DÂNG

blank
Trong sự hiến dâng, mặc dù ban đầu, người ta có thể có một đối tượng hiến dâng nhất định; tuy nhiên, bởi mọi hữu tình chúng sinh đều có Phật tính cố hữu và Phật tính chính là nhân để mọi hữu tình chúng sinh đạt Phật quả. Vì thế, thực sự, mọi hữu tình chúng sinh, vô số như hư không, đều là đối tượng hiến dâng một cách bình đẳng.

Kinh văn Phật giáo miêu tả rằng trong mỗi lỗ chân lông trên thân của Phật Tỳ Lô Giá Na, có hàng trăm nghìn cõi Tịnh độ; và vạn pháp của luân hồiNiết Bàn, chẳng gì không nằm trọn trong đó. Các cõi Tịnh độ của Ngũ Phương Phật, Tịnh độ Zangdok Palri [Núi Huy Hoàng Màu Đồng] của Đức Liên Hoa Sinh, Nam Thiệm Bộ Châu của chúng ta, Đông Phương Hiện Hỷ của Phật A Súc BệTây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà v.v. đều vô cùng bao la và chẳng thể nghĩ bàn. Toàn bộ tam giới, các Tịnh độ của tất cả chư Phật an bình, đều nằm trọn trong đó. Thậm chí nếu chúng ta dành thời gian của hàng nghìn kiếp, vẫn chẳng thể nào miêu tả lần lượt từng thứ mà nó chứa đựng.

Với ý niệm đó trong tâm, khi chúng ta hiến dâng, hãy quán tưởngvô số khách mời thuộc bốn kiểu tọa lạc ở những cấp độ khác nhau trên đàn tràng thân của Phật Tỳ Lô Giá Na: Từ búi tóc của Ngài cho đến cổ họng – có “khách mời Tam Bảo” (tức chư Phật và Bồ Tát) an trụ ở đó. Ở tim của đàn tràng thân, có “khách mời đạo sư tôn quý với công đức thanh tịnh’. Ở rốn, có “khách mời sáu cõi”. Và ở trụ xứ liên hoa, “khách mời ma vương, kẻ gây chướng và chủ nợ nghiệp”.

blankTheo nghi quỹ, hành giả cần cố gắng quán tưởng bản thânQuán Thế Âm khi cử hành Cúng Dường Sur với Phật Tỳ Lô Giá Na trong không gian phía trước họ. Mặc dù người ta có lẽ không thể quán tưởng sống động, Mật thừa nhấn mạnh vào “Áp dụng niềm tin và sự hiểu như là con đường”.

Vì thế, chúng ta cần cố gắng hiểu và bắt chước nguyên tắc trong Phổ Hiền Hạnh Nguyện Vương: “Trên một vi trần, có vô số Phật và tập hội Bồ Tát chẳng thể tính đếm trong mỗi cõi Phật” và tin tưởng vững chắc rằng tất cả chư vị thực sự ở phía trước. Theo cách này, như trong chính Phổ Hiền Hạnh Nguyện Vương: “Cho đến khi hư không cạn kiệt, cho đến khi mọi chúng sinh và nghiệp của họ cạn kiệt, chỉ như mọi thứ là bất tận, con khát khao trụ lại bất tận”.

Khả năng làm lợi lạc chúng sinh khi đạt Phật quả tương ứng với lời nguyệnchúng ta đã phát khi còn trên con đường đến giác ngộ.

Khi chúng ta đang thực hành bố thí và hiến dâng, bởi các đối tượng tham chiếubao lavô tận, lợi lạccông đức đến từ thiện hạnh bố thí và hiến dâng này cũng sẽ trở nên vô biên và không thể đo lường.

Bên cạnh đó, chúng ta quán tưởng thân chúng ta phóng ra vô số thiên nữ đến trước khách mời của mọi cấp độ, cúng dường mọi thứ làm hài lòng năm giác quan, bao gồm: các hình tướng đẹp đẽ, âm thanh du dương dễ nghe, mùi hương thơm, vị ngon, sự xúc chạm êm dịu, v.v. đang được dâng tặng hào phóng đến vô số hữu tình chúng sinh.

Những vị đang cần thuốc thang thì nhận được thuốc thang; những vị cần y phục và đồ ăn nhận được y phục và đồ ăn tương ứng. Mọi mong ước của mỗi hữu tình chúng sinh đều được viên thành và mọi chúng sinh đều hoàn toàn thỏa mãn. Nó giống như trao cúng dường hoành tráng, huy hoàng bằng mọi kiểu kho tàng vô biên, không thể vơi cạn. Tam giới giống như các cõi Tịnh; mọi hữu tình chúng sinh trong tam giới luân hồi đang được xem như những khách mời của đại bi và mỗi một vị nhận được các cúng dường ao ước không ngoại lệ.

CÁCH LÀM LỢI LẠC VÔ SỐ MẸ CHÚNG SINH

Một ngày nào đó, chúng ta đều sẽ đạt Phật quả và khi trở thành Phật, chúng ta sẽ sở hữu vô số năng lực và khả năng. Tại sao lại vậy? Điều này là bởi thực hành hồi hướng, lòng bi mẫn, Bồ đề tâm và các thiện hạnh khác mà chúng ta làm trên con đường đến giác ngộ. Tất cả những khả năng bao lavô biên này là quả chín muồi của những đại nguyệnchúng ta đã phát, chẳng hạn lời nguyện được phát bởi Bồ Tát Phổ Hiền: “Chừng nào hư không chưa cạn kiệt, con sẽ trụ lại …” và lời nguyệnTôn giả Tịch Thiên miêu tả trong Nhập Bồ Tát Hạnh: “Chừng nào thế giới còn và hữu tình chúng sinh còn, nguyện con cũng trụ lại thế gian này để tiêu trừ khổ đau của mọi chúng sinh”.

Trong Đại thừa, chúng ta luôn luôn giữ gìn nguyện quý của việc trao tặng và hồi hướng mọi sự tốt đẹp và điều xuất sắc cho mọi chúng sinh. Nếu chúng ta phải đến trước mỗi hữu tình chúng sinh và thực sự trao tặng để được xem là bố thí thanh tịnh, thì chẳng thể nào đạt được công đức như vậy. Tuy nhiên, trên thực tế, thậm chí nếu chúng ta không làm thế, chúng ta vẫn có thể đạt được bố thí hoàn hảothành tựu Phật quả – nhờ tinh tấn thực hành bố thíhồi hướng.

Mặc dù các hành giả nhập thất đang sống và thực hành riêng trong những ngôi nhà nhập thất, sau mỗi thời khóa thực hànhthiền định, họ phải niêm phong các thực hành bằng hồi hướng và những lời nguyện, ví dụ, Phổ Hiền Hạnh Nguyện Vương. Điều này vô cùng quan trọng. Đấng Toàn Tri Phagmo Drupa từng nói, “Ta muốn sống lâu dài trong một ẩn thất hẻo lánh và thề bảo vệ sự chứng ngộquán chiếu về ý nghĩa của hư huyễn như mộng”. Điều mà Ngài ám chỉ là nhìn vào bản tính của tâm, bảo vệduy trì sự chứng ngộ của Ngài. Khi xả thiền, Ngài cử hành hồi hướngphát nguyệnquán chiếu về tính chân thật của những hư huyễn như mộng.

Vì thế, trên con đường thực hành, khi xả thiền, người ta cần nỗ lực dâng cúng dường các Torma khác nhau, cử hành Cúng Dường Sur, v.v. Chúng là một trong những thực hành then chốt (thực hành Bồ đề tâm) mà Đức Phật nhấn mạnh. Hơn thế nữa, trong thực hành Sáu Ba La Mật, điều đầu tiên để thực hànhbố thí. Do đó, chúng ta phải chú ý đến các thực hành này.

TỤNG CHÂN NGÔN CỦA TẤT CẢ CHƯ PHẬT

Bên dưới là Chân ngôn của tất cả chư Phật với sự gia trì vô cùng mạnh mẽ và phi phàm. Nhất tâm tụng Chân ngôn này với lòng sùng mộ sâu sắc có thể tiêu trừ ác nghiệp và che chướng được tích lũy trong 100 triệu kiếp quá khứ.

ན་མ༔སརྦ་ཏ་ཐཱ་ག་ཏ་ཧྲཱི་ད་ཡ་ཨ་ནུ་ག་ཏེ་ཨོཾ་ཀུ་རུཾ་གི་ནི་སྭཱ་ཧཱ།

nama sarva tathagata hri da ya anu gaté om ku rum gi ni soha

Nguyện điều này làm lợi lạc tất cả. Sarwa Mangalam!

 

Nguồn Anh ngữ: https://drukpachoegon.org/dechenchoekhorgrandpuja/purificationjangchok-sur.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.