Tuệ Giác Của Phật (la Sagesse Du Bouddha)

18/03/20219:01 SA(Xem: 3620)
Tuệ Giác Của Phật (la Sagesse Du Bouddha)
TUỆ GIÁC CỦA PHẬT 
George Grimm
Dịch Việt Nguyễn Văn Nhuận
Nhà xuất bản Hồng Đức

LỜI GIỚI THIỆU

tue giac cua phatÔng Nguyễn Văn Nhuận dịch xong bản “Tuệ Gíác Của Phật,” gởi bản thảo cậy tôi nhuận sắc bản dịch của ông, và viết luôn bài tựa. Tôi ái ngại hết sức, lượng sức mình còn yếu, không dám lãnh cái sứ mạng nặng nề và khó khăn ấy. Nhưng rồi lại lãnh, cũng là một sự đánh bạo. Theo như lời dịch giả bảo với tôi rằng: ông cũng vẫn đánh bạo dịch quyển sách ấy ra, thì sự đánh bạo của tôi lãnh nhuận sắc bản thảo, không có gì phải e ngại nữa.

Vả, khi xưa, cách đây chừng bảy tám năm, tôi có đọc quyển “Sagesse du Bouddha” của Georges Grimm so sánh với tất cả các sách về Phật giáo, thì quyển này có nhiều đặc sắc hơn nhất, nó là một quyển nói thuần về triết lý cao siêu, mà lời văn rất sáng sủa, gọn gẽ. Tôi định ý dịch nó ra quốc văn, nhưng rồi, thời giờ không có, lại sự mắc mỏ về từ ngữ làm cho tôi không thể đạt được ý nguyện. Tưởng rằng cái sở nguyện ấy đành chịu để trôi theo dòng nước, nào dè hôm nay lại gặp được cơ hội thấy quyển sách ấy dịch xong, cái mừng ấy, làm cho tôi không thể làm ngơ, mà phải đánh bạo lãnh cái trách nhiệm nặng nề này, chẳng chi hơn là để khuyến khích dịch giả, làm một việc tôi cho là có ích cho những người ham mộ Phật giáo mà thiếu điều kiện để đọc cách sách Phật do người Âu Châu viết.

Về nội dung quyển sách, thì tôi không thể phê bình, tôi chỉ biết, trong các sách Âu Tây nói về Phật giáo, thì nó là một quyển nói ròng về mặt triết lý rạch ròi và cao sâu hơn hết. Mặc dầu, tám năm qua, tư tưởng của tôi về Phật giáobiến đổi nhiều, hôm nay đọc lại nó, tôi vẫn còn hứng thú. Giờ tôi chỉ bàn về công phu phiên dịch của dịch giả. Thà trước tác một quyển sách hơn là phiên dịch ra một quyển sách. Ngạn ngữ Tây có nói, “Le traducteur est toujours un traitre” (Nhà dịch giả luôn luôn là một người phản phúc.). Phản phúc tư tưởng kẻ khác, bởi mình chỉ dịch theo sự hiểu biết của mình. Một lời nói ra, không thể bao giờ có đồng một nghĩa đối với hai người. Bởi thế, một bản dịch không thể nào đúng với nguyên ý của tác giả.

Dịch giả chỉ dịch theo chỗ hiểu biết của mình thôi. Mà sự hiểu biết ấy còn phải chịu sự thay đổi của thời gian. Biết đâu, 5, 10 năm nữa, dịch giả sẽ hiểu khác hơn. Lại nữa, trình độ của mỗi người đọc giả mỗi khác, cho nên có lẽ, đối với một phần đông đọc giả, bản dịch này sẽ còn nhiều khuyết điểm về ý nghĩa, hoặc về văn tự. Tiếng nói, thường để hình dung những điều ta có thể thấy được, tưởng tượng được chứ không thể dùng để miêu tả những điều có thể cảm được mà không thể nói ra được, đó là điều khó khăn nhất của dịch giả. Có nhiều tiếng phải tạm lấy nghĩa mà dịch, nhưng vẫn có định nghĩa rõ ràng, mai sau có tìm được chữ đúng hơn, dịch giả sẽ đính chính lại. Công việc này không thể một người riêng ra mà làm được hoàn toàn, cần phải có nhiều học giả nhiệt thành của Phật giáo góp sức vào cho nó được gọn gẽ hơn, đặc sắc hơn.-
(Nguyễn Duy Cần)

TỰA

Vấn đề quan trọng, một vấn đề mà người ta có thể gọi là độc nhất vô nhị, là vấn đề này: làm thế nào thực hiện được cho mỗi người cái trạng thái hoàn toàn đầy đủ? Phải là một trạng thái không còn vọng động nữa, hoặc là cái trạng thái đó biến đổi đi để một trạng thái nào khác hiện ra để thế vào cho trạng thái đó. Đến chừng nào vấn đề này còn chưa giải quyết xong thì mục đích thật của con người không bao giờ đạt được. Công việc của triết học và của các tôn giáo là tìm phương giải quyết vấn đề ấy, vấn đề lớn nhất trong đời.

Các môn phái triết họcđạo học ví như những núi non bao trùm cả loài người. Những núi non đó gồm có nhiều hòn, như ngày nay là thông thiên học, nhân diễn học, và những học phái tương tự như thế, có nhiều núi hoặc thấp hoặc cao, và sau hết, có nhiều cụm to lớn.

Một trong những cụm đó là đạo phái Véda, một cụm khác là triết học của Lão Tử, một cụm khác nữa là học phái Platon, do nơi giáo lý của Socrate mà ra và truyền đến Plotin thì giáo lý được phát đạt hơn hết; sau nữa là đạo Cơ Đốc, nhờ có những bật tâm đắc, nhất là đức Thầy Eckart, đạo học được cao đến cực điểm. Nhưng cụm núi cao hơn hết, tỉ như cụm Himalaya, chúa tể cả thể núi non, là giáo lý của Phật, quá cao cho đến đỗi ở trên chót cụm này người ta có thể ngó một cái là thấy hết một lượt, cả thẩy mấy dẫy núi kia.

Cả thẩy những học phái kia đều có chỉ dạy ít nhiều phương hướng cho chúng ta tìm biết cái trạng thái hoàn toàn đầy đủ ấy. Nhưng chỉ có hoàng tử Sidartha Gautama, biết thấu đáo trạng thái ấy mà thôi, và vì lẽ đó, mới kêu ngài là Phật, nghĩa là: đấng đã hoàn toàn giác ngộ. Duy chỉ có ngài là người đầu tiên thực hiện được sự yên tĩnh hoàn toàn, trường cửu, dầu cho sự chết cũng không làm sao xao xuyến được.

Hơn nữa, ngài đã giải nghĩa một cách thật rõ ràng cái vận mạng tuyệt đối của vạn vật, ngài nhận thức cái tận mạng ấy một cách tinh tường. Vì thế, ngài không kêu gọi đến đức tin mà chỉ dùng lẽ phải. Ngài lại còn nói minh bạch rằng không nên chỉ dùng đức tin mà nhận những lời ngài dạy, trái lại, phải nhận điều nào mà ta tự biết là thật phải. Có vị giáo chủ nào nói như thế không? Thêm nữa, ngài chỉ đường đi tới mục đích cuối cùng một cách chính xác như bản địa đồ trong việc hành binh, để cho người nào thật lòng ham mộ đều có thể đi theo được.

Thật vậy, theo nguyên tắc của nó, con đường này khác hẳn với cử chỉ mà phần đông nhân loại đã quen theo trong đường đời.

Bởi vì người nào có chí đi trong đường của Phật, trước hết phải khởi sự phá hoại hết những điều mà người đã kiến thiết và phải biết khinh hết mọi điều mà người đã ưa mến từ trước tới giờ. Có làm thế nào khác được đâu? Có thể nào một người quen duy trì sự giả dốiđạt được chân lý đâu? Có thể nào cái cửa trường cửu lại mở ra cho kẻ an lòng trong cảnh tạm thời? Có thể nào một người thích vùi mình dưới bùn lầy mà được trong sạch? Có thể nào một người tìm hạnh phúc trong sự khoái lạc mà được hạnh phúc chăng? Hạnh phúc chân thật, vĩnh cửu ở ngoài cõi hữu hình, ngoài cõi chết, ngoài chốn bùn nhơ, ngoài sự khoái lạc.

Sự thực hiện một cảnh như thế, rất ít người cố tâm làm được. Nhưng, nếu ai hết lòng thực hành thì ít ra cũng hưởng được sự lợi ích. Bởi vì mỗi bước, dầu ngắn đến đâu, miễn là nhắm đến mục đích, thì thế nào ta cũng được gần trạng thái rất hợp với ta. Mỗi bước ấy sẽ cho ta thêm hạnh phúc. Trừ điều này ra, quả chắc những bậc trí thức cao thâm cần phải biết giáo lý của Phật, giáo lý mà sự huy hoàng của nó, không ai còn ngờ vực được.

Đây là nói về giáo lý chân truyền của Phật chứ chẳng phải cái người ta gọi bây giờ là “Phật Giáo” đâu. Giáo lý mà tự đức Phật truyền bá từ thế kỷ thứ 6 trước Chúa Giato giáng sinh, đã thất chân truyền 500 năm sau khi ngài tịch diệt, đúng theo lời tiên tri của ngài. Giáo lý ấy, vì quá cao siêu nên không thể giữ vẽ thuần túy lâu dài hơn nữa được. Các xu hướng Phật giáo ở Châu Á hiện thời không còn là chánh giáo của Phật, cũng như các chi nhánh Cơ Đốc giáo ngày nay không thể làm tiêu biểu cho chánh giáo của đấng Christ. Bởi thế, người nào muốn tìm trở lại chân truyền của Phật ở Châu Á hiện thời, cũng không khác nào như người tưởng rằng gặp được chánh giáo của đức Christ tại thành Rome ngày nay.

Giáo lý chân truyền của Phật có ghi chép trong kinh tạng Pali, góp những lời của Phật và của mấy vị đại đệ tử của ngài. Bài thuyết minh sau đây là rút trong kinh tạng ấy; nhưng mà, đây chỉ mới trích lục một phần giáo lý của Phật, giáo lý ấy có giải rõ trong bổn sách chính của tác giả: Giáo Lý của Phật, Tôn Giáo Căn Cứ ở Lý Trí. Bên Đức quốc, bổn sách chính ấy đã được xuất bản 14 lần và cũng có xuất bản bằng tiếng Hồng Mao.

– George Grimm




pdf_download_2
Tuệ Giác của Phật


VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ:
George Grimm (1868-1945)
george_grimmSau khi hoàn thành nghiên cứu thần học của mình, cống hiến cho luật học và chọn sự nghiệp của một thẩm phán. Tuy nhiên, sự quan tâm đến các vấn đề triết học đã khiến ông nghiên cứu các tác phẩm của Schopenhauer. Sự kết hợp của ông với Carl Du Prel (1839-1899), người mà Triết học về thần bí là một tác phẩm tiêu chuẩn, cũng rất kích thích. Ảnh hưởng của Schopenhauer đã đưa ông đến với các nghiên cứu cảm ứng học. Ông dành một sự chú ý đặc biệt cho việc nghiên cứu tiếng Pali, nơi ông tiếp cận nhiều hơn với sức hấp dẫn của Giáo-Pháp. Đó là vào năm 1915, xuất bản Giáo lý của Đức Phật; Tôn giáo của lý trí. Trong các vòng kết nối, những người quen biết với anh ấy một cách chuyên nghiệp, anh ấy được coi là ‘thẩm phán nhân từ nhất của Bavaria’. Ông đã viết từ một thái độ có được nhờ nhận thức thực tế về Giáo pháp. Anh ấy đang viết, như anh ấy thường nói - cho chính mình. Mười hai năm cuối đời, ông đã sống trong sự tĩnh lặng của vùng nông thôn tại Ammersee.
Với Nhà triết họcẤn Độ học nổi tiếng Paul Deussen (1845-1919) - người bạn đầu tiên của Nietzsche - ông được kết nối bằng tình bạn cho đến khi chết. Cùng với Karl Seidenstucker (1876-1936) nhà Ấn Độ học nổi tiếng, vào năm 1921, ông đã thành lập ‘Altbuddhistische Gemeinde’, (Cộng đồng Phật giáo cũ) Utting a.A.



.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2011(Xem: 99999)
01/09/2016(Xem: 22872)
08/09/2011(Xem: 45041)
29/06/2020(Xem: 8093)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.