Văn Hóa Hôn Nhân Phật Giáo

26/06/20174:08 SA(Xem: 7457)
Văn Hóa Hôn Nhân Phật Giáo
VĂN HÓA HÔN NHÂN PHẬT GIÁO
GS. Sử Học Lê Văn Lan

GS. Lê Văn LanTrích từ bài phát biểu của Giáo sư Sử học Lê Văn Lan trong một đám cưới tổ chức theo nghi lễ Phật Giáo tại chùa chùa Cự Linh, TP. Hải Dương (Ngày 26-3-2017) dưới sự chứng minh chủ lễ của Thượng Tọa Thích Chân Tính, Viện chủ chùa Hoằng Pháp, TP. HCM. 




Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch chư tôn Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni.
Kính thưa các vị khách quý cùng quý Phật tử.
Kính thưa quan viên hai họ và đặc biệt gia đình cô dâu chú rể.

Bốn ngàn năm trước, cuộc phối ngẫu giữa cha Rồng Lạc Long Quân và mẹ Tiên Âu Cơ đã sinh thành nên cả dân tộc Việt Nam chúng ta ngày nay.

Ba ngàn năm trước, cuộc hôn nhân giữa Đệ Tam-Tứ bất tử Chử Đồng Tử và Đệ nhị công chúa Tiên Dung của đức thánh Tổ Hùng Vương đã sinh ra cả một cơ ngơi phồn thịnh, mà bây giờ chính là vùng đầm nước Dạ Trạch ở Hưng Yên, gần nơi đang cử hành trọng lễ hôm nay.

Hai ngàn năm trước, Phật giáo đầu tiên được du nhập vào đất nước chúng ta. Vị sư có tên tiếng Việt là Khâu Đà La, có nghĩa là “thầy tu đen” gốc người Ấn Độ, lần đầu tiên đưa Phật giáo từ Ấn Độ vào Việt Nam, sớm hơn tất cả các nước khác ở vùng Đông Nam Á. Và đã được sự hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ của giới phụ nữ bản địatiêu biểu đúc kết lại, đó là hình tượng nhân vật Man Nương, để sinh ra đầu tiên là Sơn môn Phật giáo Luy Lâu, hay còn gọi là Liên Lâu hoặc Ly Lâu, tức là vùng Dâu, chùa Dâu. Và từ vùng đó, bây giờ hình thành cả một Giáo hội, cả một tôn giáo nhân danh đức Phật mà giúp nước, cứu dân, đồng hành dân tộc.

Thưa quý vị!

Nho giáo đã được du nhập vào Việt Nam từ thời gian đầu Công nguyên. Ngay lập tức, Nho giáo đã chú ý đến sự hệ trọng của hôn nhân gia đình, của cuộc sống lứa đôi. Và như thế, đã hình thành công thức, tiêu chí, điểm nhấn cho chu kỳ một đời người. Theo Nho giáo gồm có 4 bước lễ trọng: Quan, Hôn, Tang, Tế. Quan là lễ thành đinh, lễ trưởng thành đánh dấu bằng việc đội cái mũ có dải; Hôn chính là hôn nhân; Tang là việc đưa người mất về cõi vĩnh hằng như thế nào và cuối cùng, Tế là việc bày tỏ sự kính trọng đối với trời đất và con người. Nho giáo đã biết chiếm lĩnh địa phận rất quan trọng của đời người, của xã hội là như thế.

Công giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XV-XVI. Và họ cũng nhanh chóng khai thác chiếm lĩnh trận địa rất quan trọng là hôn nhân, là cuộc sống lứa đôi và gia đình. Cứ như thế, đã hình thành cả một văn hóa đám cưới nhà thờ tồn tại suốt từ thế kỷ XV cho đến bây giờ trong xã hội.

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam sớm hơn tất cả các tôn giáo kia. Nhưng Phật giáo từ 2000 năm nay, đã bỏ qua trận địa rất quan trọng của đời người, của xã hộihôn nhân. Vì thế, hôm nay đứng ở đây, tôi rất cảm động được chứng kiến một lễ cưới Phật giáo mà tên gọi tiếng Anh rất đơn giản là “Buddism Wedding Ceremony” - hôn lễ Phật giáo nhưng chuyển sang ngôn ngữ Phật giáoPhật học thì đó là lễ Hằng Thuận. Đức Thượng tọa chủ hôn đã có những lời rất hay, rất chí lý về việc gọi hôn nhân theo tên là lễ Hằng Thuận. Ở đó chứa đựng không biết bao nhiêu là tinh thần nhân văn, nhân đạo, hướng tới cõi thiện và đặc biệt là hướng tới sự thánh thiện, sự tốt đẹp, sự quan trọng của hôn nhânPhật giáo bây giờ bắt đầu tham gia.

Vì thế, trước tiên tôi xin chúc mừngcảm ơn cô dâu chú rể cùng gia đình hai họ đã có tuệ tâm, tức là cái tâm có trí tuệ rồi tuệ nhãn là con mắt có trí tuệ. Vì đã hướng tới, chọn lựa và cung thỉnh chư tôn Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni, Phật tử, hôm nay đến đây để chứng giám một lễ Hằng Thuận quan trọng và đầy ý nghĩa ở chùa Cự Linh.

Tôi cũng xin hoan nghênhcảm ơn quý vị quan khách, quan viên hai họ hôm nay đã đồng thuận cùng cô dâu chú rể và gia đình đến đây - ngôi chùa chùa Cự Linh này, để cùng tham gia, cùng chứng kiến lễ Hằng Thuận ở chùa như thế nào.

Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơnchúc mừng Phật giáo, Giáo hội hôm nay và ở đây đã thực sự cập nhật kịp thời, tham gia tổ chức nên lễ Hằng Thuận này. Có nghĩa là, từ đây nếu được nhân lên và mở rộng ra thì Phật giáo cũng như Giáo hội sẽ không bỏ lỡ một trận địa rất quan trọng của đời người, của gia đình, của dân tộc. Chư Tăng Ni, Phật tử cùng các thiện nam tín nữ đã một lòng hướng về cõi Phật rồi nhưng bây giờ đến lúc cần đến hôn nhân thì không còn bơ vơ nữa vì đã có những ngôi nhà tâm linh như thế này để tổ chức.

Vì lẽ đó, một lần nữa, tôi xin chúc mừng tất cả quý vị và cảm ơn quý vị, chúc cho lễ Hằng Thuận này sẽ có tiền đồ rực rỡ, rộng rãi, nó sẽ được nhân lên bội phần để trở thành một văn hóa hôn nhân Phật giáo đầy tinh thần nhân văn cao cả, đầy trách nhiệm lo toan cho gia đìnhxã hội như những lời phát nguyện của cô dâu chú rể cũng như lời huấn từ của vị Thượng tọa chủ hôn đã nói rất cặn kẽ.

Cuối cùng xin cảm ơn tất cả quý vị!


Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=eoAUwJoeHgo
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2021(Xem: 2882)
15/10/2018(Xem: 5978)
22/01/2015(Xem: 8408)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.