Tâm Sen Giữa Đời

04/09/20225:17 SA(Xem: 2322)
Tâm Sen Giữa Đời
TÂM SEN GIỮA ĐỜI
Tất Hạ


hoa sen 2Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không. Thế sự đời lại lắm uẩn khúc khó lường trước, thọ báo luân hồi liên miên bất tận như cái ách đã quàng sẵn trên thân. Sống nay chết mai, cuộc sống vô thường nối tiếp đi qua. Thân ta chỉ là giả tạm cõi trần, trút tàn hơi thởtrở về cát bụi, đến với thế giới không gì ngoài tấm thân nhỏ bé khi trở về mang hình hài trả lại đất mẹ mà thôi. Sự sống này đây có bao người ý thức được chính mình hay chỉ là đang tạm bợ sống qua ngày đoạn mặt cho chiếc thuyền đời trôi dạt bất định. Hết neo bên này lại nương bờ bến khác, họ chưa thật sự sống bao giờ. Những cam go cuộc đời đôi khi ập đến làm đời ta chao đảo, tâm ta như chiếc lá bị cuốn xoáy giữa dòng, bên trong bên đục khó lòng phân minh. Vậy nên ta cần giữ lấy tâm sen sẵn có từ muôn ngàn kiếp trong ta, giữa dòng đời ta mới có thể vững lái tay chèo.

Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Đức Phật đã chỉ bày rành rõ, rằng thế gian này là ảo ảnh huyễn hư, không có gì là thật cả chỉ là duyên hợp tụ lại mà thành. Tất cả chỉ là vô minh biến chuyển. Đến với thế giới này, mỗi một người đã chất đầy chiếc túi A-lại-da những hạt giống tốt và xấu, những nghiệp báo thiện và ác đã dành sẵn con đường cùng với việc thọ tác của kiếp này. Tạo nhân sẽ kết quả mà thôi, đã biết rõ rồi chớ nên đem tâm buôn lấy ba đồng não nề nhân, kẻo lại mắc quàng sợi dây rối rắm mãi mãi bất định. Bởi “thiện ác đáo đầu chung hữu báo”.

Do nghiệp mà đến, do nghiệp mà đi. Bài toán lai khứ là quy luật bất biến, bất kể chúng tađịa vị thân phận nào. Vậy nên mới biết vòng tròn luân hồi chẳng chừa một ai, tấm lưới cuộc đời đã căng sẵn giữa trời và ta như cánh chim bé nhỏ với đôi cánh mảnh khảnh, yếu ớt, chẳng biết khi nào sa vào lưới dục trời mê. Xét cho kĩ cuộc đời này có vạn lối đi về thì lòng người cũng muôn nẻo ghét thương. Chung quy lại cũng do tâm mình bất định mà nên, mọi việc xảy ra thấy như cái thân ta hành động, mà suy cho cùng là do ông chủ “tâm” quyết định mọi bề. Đừng bao giờ tìm kiếm nguyên cớ gì ở ngoài mình, thôi đổ lỗi hoàn cảnh hoặc đổ thừa số phận. Hoàn cảnh và số phận ấy từ đâu mà đến, chẳng phải do tâm ta đưa đến hết tất cả ư? Một kẻ trộm cắp bao giờ chẳng đổ cho người cái tội khoe mẽ, làm y phải thèm vật chất mà sinh lòng tham rồi sa chân sảy lối. Nếu trong lòng hắn không có máu tham sẵn thì ngàn muôn bạc triệu trước mắt chẳng động được tâm mình. “Cơ hội biến kẻ tham thành kẻ cắp” là vậy. 

Đừng thấy những ý nghĩ lạc lầm nhỏ nhoi mà cho là chẳng đáng, cái lớn cũng từ cái nhỏ, khi nó lặp đi lặp lại mãi trong đầu thì sẽ hình thành một vết sẹo. Và chỉ gặp đủ duyên là có thể phát triển ra việc làm. Nên “đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”. Việc đời cứ tiệm tiếnlui tới, người thế gian lại chẳng hề nhận chân được lý lẽ tuyệt đối này. Với công việc nương rẫy lúc nào ta cũng miệt mài trẩy cỏ, phát quang đám cây tạp nhạp để sạch sẽ thoáng đãng cho sự phát triển của cây lúa, cây cà được dễ dàng và tươi tốt không bị cản trở bởi các yếu tố xung quanh. Rồi ta lại chăm bón, săn sóc cho đến ngày ra hoa kết quả. Thế tại sao ta lại thờ ơ việc mài giũa chân tâm, phó mặc cho nó trôi nổi theo ngọn sóng thị phi giữa đời. Tại sao ta không cẩn thận lau chùi bản tâm cho sáng, nếu tâm đã sáng thì thân thể này cũng được bình an. Việc chăn giữ thân tâm như chăn giữ con trâu cho được rốt ráo, chớ nên để nó sa chân lỡ bước qua đám ruộng kế bên.  

Nhưng ngặt nỗi tâm mình quá ư biến chuyển không ngừng, sáng nắng chiều mưa, ghét thương hận oán cứ liên miên dằng dặc, biết nẻo nào mà gỡ rối đây. Ta biết rằng tâm là đầu mối, cứ mọi việc giữ chặt con tâm mà làm. Giữa đường đời muôn nẻo, chông gaithử thách đã lót sẵn dưới bàn chân, ta chẳng thể nào tránh được. Hãy nhìn nhận thực tế để biết cách sống với hiện thực này. Chỉ khi nào làm được như thế, tâm ta mới có thể an định, mới tự mình cứu mình. Hãy bòn mót hạt giống thiện tâm dù nhỏ đến nhường nào, giống như việc đãi cát tìm vàng, dần dần thu thập những cái nhỏ hiệp lại sẽ làm dày bản tâm sáng lạng. Nó sẽ làm ngọn đèn “tỏ rạng” soi đường chúng ta đi, không còn bóng tối miên trường chỉ còn lại hào quang của chơn như. Chúng ta nên biết, một giọt nước có thể khắc được những phiến đá núi hay như người thường bảo một bước chân là ngắn nhưng nhiều bước chân hiệp lại thì ngàn dặm cũng không xa. Hãy làm và làm thật lặng lẽ, đều đều không thối chuyển

Đối với việc tu tâm lại càng phải cẩn trọng. Sắc thái của tâm khó mà nắm bắt, có thể ví như con tắc kè hoa luân phiên chuyển sắc theo màu của cây cối. Tâm ta cũng vậy, gặp cảnh nghịch thì sân, hận nổi lên, gặp cảnh thuận thì lạc, ái tràn trề. Vòng tròn này như một cái gông xiềng khép kín nhốt con người vào trong bể dục sông mê. Đã hiểu rồi, sao ta cứ nhởn nhơ với vận mệnh bản thân, hiểu biết mà không thực hành thì ngàn hóa đá vẫn còn trơ đó, chẳng đi được tới đâu cả. Tâm – một cái bị thật vi diệu, điều hành trọn cả vòng quay bánh xe luân hồi của kiếp sống, đẩy đưa con người chông chênh mãi mãi theo cái gọi là nghiệp cảm tiền-hiện-lai, trượt dài con dốc vô minh khổ não. Tâm ta là Phật chứ không hai, chẳng thể nào tìm kiếm được bên ngoài. “Tâm ta như nước Di Đà như trăng, nước trong trăng hiện”. Giữ được tâm sáng là đã thấy Phật, là đã đặt bước chân vào bờ bến bên kia. Thế nên, tâm sen một đóa giữa đời giông bão đảo điên, kẻ hiền nhân cần phải cầu lấy chân tâm sáng lọi. Hòa mình vào dòng kệ kinh phước báu cửa thiền môn, lòng không động, tình chẳng lụy vương, vô minh một chốc khói tan giữa trời. 

Tâm ta đã lặng, không vọng tưởng, không cầu được mất, chẳng phiền ham muốn cõi mộng trần gian, mọi thứ vắng bặt, thử hỏi giữa đời này còn có gì làm lay chuyển được. Và thế, trong giây phút đó, mọi lý sự trên đời được dung thông tỏ ngộ. Con đường tự giác càng gần hơn. Tâm là tâm bồ đề đạt đạo vô thượng, tâm thấu đáo như con trăng đầy nơi rừng sala ngày ấy, như đóa sen hồng vươn lên từ bùn đất chẳng bị lu xú bởi bùn lầy nhân thế.
Trích từ:





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/09/2014(Xem: 9479)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :