LỊCH SỬVĂN HỌCPHẬT GIÁO TIẾNG SANSKRIT LITERARY HISTORY OF SANSKRIT BUDDHISM J. K. NARIMAN Thích Nhuận Châu dịch
Đạo Phậtsinh khởi ở Ấn Độ mà cũng hoàn toàn biến mất ở Ấn Độ; nhưng nhiệt tâm của các tăng sĩ Phật giáo Nguyên thuỷ đã hoằng truyền niềm tinđạo Phậtvượt qua cả ranh giới bản quốc. Không thiếu những xác thực về lịch sửđạo Phật nhưng cho đến bây giờ,[1] vẫn chưa thấy có một lịch sửvăn họcPhật giáo bằng tiếng Sanskrit có hệ thốngxuất hiện. Đạo Phật có một nền văn học đồ sộ. Các tác phẩmvăn họcđạo Phật rơi vào hai dòng. Tuy vậy, ngôn ngữkinh điểnđạo Phật không phải chỉ có một. Từ rất sớm, giáo đoàn đã phân chia thành vài bộ phái, và mỗi phái đều có kinh điển với ngôn ngữ riêng của mình. Có vấn đề đáng thảo luận là ngôn ngữ gốc của đạo Phật là thức ngôn ngữ nào mà chính Đức Phật đã dùng? Bất luận ngôn ngữ gốc nào tồn tại đến bây giờ, chắc chắn phải là Pāli, lại không khẳng định được sự khác biệt ấy. Nói đúng ra, chỉ có hai dạng ngôn ngữ trong kinh điểnđạo Phật, đó là Pāli và Sanskrit. Pāli là ngôn ngữ của tăng sĩ Phật giáoTích lan (Ceylon), Thái lan (Siam) và Miến điện (Burma), tầng lớp nầy cử hànhnghi lễ thường ngày và những hình thái rất lâu đời của đạo Phật. Ngôn ngữkinh điểnPhật giáo Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản là Sanskrit, và dù vốn có rất ít kinh sách đạo Phật được viết bằng tiếng Sanskrit được phát hiện ở đó, nhưng không thể nào bác bỏ được rằng lúc ấy, đã có một nền văn hoá đồ sộ, một số lượng lớn kinh điển tiếng Sanskrit đã được dịch sang tiếng Tây Tạng và Trung Hoa, và sau đó, các nhà nghiên cứu đã xúc tiến việc phục hồi một phần tạng kinh tiếng Sanskrit được tin là bị hư mất qua sự hồi tưởng lại. Lịch sửđạo Phật có lẽ đã có đủ lượng ánh sáng soi chiếu vào mình khi chúng ta có thể sử dụng được bằng ngôn ngữ Châu Âu về tinh tuý các tác phẩmPhật học từ tiếng tiếng Hán và Tây Tạng. Nhưng kinh điểnđạo Phật bằng tiếng Pāli đã có tầm xứng đáng là những tác phẩm cô đọng súc tích, và đã được nghiên cứu với ít nhiều sôi nổi ở Châu Âu. Kinh điểnđạo Phật tiếng Sanskrit có điều bất lợi là được xem xét với sự hoài nghi. Nó được xem là một sản phẩm ra đời sau nầy. Có vài nhà nghiên cứu hiện nay hoài nghi khi nhìn về các kinh văn trong đó nền văn họcPhật giáo Sanskrit thể hiện và được xác định niên đại từ xa xưa có đáng tin như một số kinh văn tiếng Pāli chăng?
Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phố Tuệ, 104 tuổi, khai thị cho Tăng Ni về phẩm chất của người tu - Thông Điệp Vesak 2019 – Lời chúc Tết năm 2020 và phóng sự về Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phố Tuệ cùng chư tăng làm ruộng trồng rau
Khi cảm thấy thất vọng, mệt mỏi về kết quả của bầu cử, hãy hướng tâm tới những mục đích và mong nguyện chung của tất cả mọi người. Chúng ta có mặt ở trên đời này để tìm sự bình anh, hạnh phúc cho mình, cho mọi người và rộng ra khắp thế giới. Đó là nguyên lý căn bản của đời sống và xã hội loài người Tất cả mọi người đều mong cầu hạnh phúc, không ai muốn khổ đau và sầu muộn. Niềm hạnh phúc mà con người hướng tới không phải chỉ là sự vui mừng hay thỏa mãn thoáng chốc, mà một cảm giác sâu xa hơn, một cảm giác mình thuộc về thế giới này, một sự gần gũi, sẻ chia và không có sự tách rời với tất cả mọi người ở mọi nơi chốn trên thế giới.
Trước khi vượt biên (1985) tôi có vài lần được học DUY THỨC TAM THẬP TỤNG, và có một lần, một người bạn Phật tử nói với tôi rằng, Thầy Thắng Hoan dạy Duy Thức ở chùa Giác Sanh hay lắm, làm những ông duy vật hoảng hốt, các sinh viên phản bác lại chủ nghĩa duy vật.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.