Bài Tường Phù Và Thích Ca Văn Phật Trong Kim Cương Khoa Nghi

12/09/201312:00 SA(Xem: 14071)
Bài Tường Phù Và Thích Ca Văn Phật Trong Kim Cương Khoa Nghi

BÀI TƯỜNG PHÙ VÀ THÍCH CA VĂN PHẬT
Trong Kim Cương Khoa Nghi 
Quảng Minh

Tiêu thích Kim cương kinh khoa nghi (銷釋金剛經科儀) [1], còn gọi là Kim cương khoa nghi (金剛科儀) hay Kim cương bảo sám (金剛寶懺), nằm trong Tạng ngoại Phật giáo văn hiến (藏外佛教文獻), quyển 6, kinh số 53. Đó là khoa nghi do ngài Thích Tông Kính (宗鏡) biên tập vào năm Thuần Hựu thứ 2 (淳祐, 1242), đời Nam Tống, vua Lý Tông (理宗). Từ đời Minh đến nay, chư Tăng tu Mật tông ở Vân Nam [2] thường hành trì khoa nghi này. Kim cương khoa nghi là nghi thức lễ sám dựa theo kinh Kim cương Bát nhã ba la mật đa (金剛般若波羅密多經), do ngài Cưu-ma-la-thập (鳩摩羅什, 344-413) dịch. Nội dung khoa nghi này chia làm ba phần: 1. Trình bày duyên khởi kinh Kim cương Bát nhã ba la mật đa; 2. Giảng thuyếttán thán kinh văn; 3. Tổng kết bằng Tâm kinh Bát nhã ba la mật đa.

Phần thứ nhất gồm có: 1. Kệ tụng của Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh (義淨三藏法師); 2. Tán hương của vua Đường Thái Tông (唐太宗, 598-649); 3. Cung thỉnh mười phương Thánh hiền; 4. Kính lễ Tam bảo thường trú; 5. Khát quát kinh Kim cươngtán dương; 6. Thỉnh Phật A Di Đà và Phật Thích ca chứng minh; 7. Bài “Tường phù” cảnh tỉnh vô thường và bài “Thích Ca Văn Phật” nhấn mạnh việc phát tâm tu đạo để xuất ly sanh tử; 8. Tụng niệm chân ngôn Tịnh khẩu nghiệp, An thổ địa và Phổ cúng dường; 9. Tán dương Tịnh độ; 10. Phụng thỉnh 8 vị Kim Cang và 4 vị Bồ tát [3]; 11. Xuất xứ kinh văn; 12. Văn Phát nguyện; 13. Kệ Khai kinh; 14. Tán “Vân hà phạn” [4].

Phần thứ hai gồm có: 1. Ngài Tông Kính khải bạch; 2. Tóm lược 32 phần mục của kinh Kim Cương bằng trường hàngkệ tụng.

Phần thứ ba gồm có: 1. Chân ngôn Bát nhã vô tận tạng và Phổ hồi hướng; 2. Tâm kinh Bát nhã; 2. Ngài Tông Kính khải bạch; 3. Các kệ tán; 4. Văn Hồi hướng; 6. Kinh văn Thập sám; 7. Kinh văn Thập báo; 9. Kệ kết thúc.

Sau đây là bài Tường phù trong Kim cương khoa nghi:

[0318a13] 詳夫百年光景,全在剎那;四大幻身,豈能長久?每日塵勞汩汩,終朝業識茫茫。不知一性之圓明,徒逞六根之貪慾。功名蓋世,無非大夢一場;富貴驚人,難免無常二字。爭人爭我,到底成空;誇會誇能,畢竟非實。風火散時無老少,溪山磨盡幾英雄。綠鬢未幾而白髮早侵,賀者纔臨而弔者隨至。一包膿血,長年苦戀恩情;七尺髑髏,恣意慳貪財寶。出息難期入息,今朝不保來朝。愛河出沒幾時休?火宅憂煎何日了?不願出離業網,祇言未有工夫。閻羅王忽地來追,崔相公豈容展限?回首家親都不見,到頭業報自家當。鬼王獄卒,一任欺凌;劍樹刀山,更無推抵。或攝沃焦石下,或在鐵圍山間。受鑊湯則萬死千生,遭銼磕則一刀兩斷。饑吞熱鐵,渴飲熔銅。十二時甘受苦辛,五百劫不見頭影。受足罪業,復入輪迴。頓失舊時人身,換卻這迴皮袋。披毛戴角,銜鐵負鞍。以肉供人,用命還債。生被刀砧之苦,死遭湯火之災。互積冤愆,遞相食啖。那時追悔,學道無因。何如直下承當,莫待今生蹉過。

[0319a15] 釋迦文佛,捨皇宮而直往雪山;居士龐公,將家財而悉沉滄海。真武不統王位,惟務修行;呂公既作神仙,尚勤參請。蘇學士常親佛印,韓文公終禮大顛。裴公奪笏於石霜,房相問法於國一。妙善不招駙馬,成佛無疑;六祖相遇客人,聽經頓悟。禪道若無況味,聖賢何肯皈依?華林感二虎隨身,投子有三鴉報曉。李長者解經而天廚送食,須菩提打坐而帝釋散花。達摩隻履西歸,普化搖鈴騰去。羅漢來參於仰山和尚,嶽帝受戒于思大禪師。徑山至今,猶是龍王打供;雪峰往昔,能使木人開山。此皆已驗之因由,切莫自生於退屈。野狐尚聽百丈法,螺螄猶護《金剛經》。十千游魚,聞佛號化為天子;五百蝙蝠,聽法音總作聖賢。蟒聞懺以生天,龍聽法而悟道。彼物尚能頓悟,況人何不回心?或有埋頭喫飯而空過一生,或有錯路修行而不省這意。豈識菩提覺性,個個圓成;爭知般若善根,人人具足。莫問大隱小隱,休別在家出家。不拘僧俗而祇要辨心,本無男女而何須著相。未明人妄分三教,了得底同悟一心。若能返照迴光,皆得見性成佛。又況人身易失,佛法難逢,欲超六道之周流,惟有一乘之徑捷。需求正見,莫信邪師。悟了方是入頭,行得始能脫俗。步步踏著實地,頭頭頂掛虛空。用時則萬境全彰,放下則一塵不立。超生死不相關之地,了鬼神覷不破之機。是凡是聖而同個路頭,或冤或親而共一鼻孔。如斯實悟,尚滯半途。休沉向上三玄,要了末後一著。且道:即今喚那個做末後一著?青山低處見天闊,紅藕開時聞水香。

Âm:

Tường phù bách niên quang ảnh toàn tại sát na; tứ đại huyễn thân, khởi năng trường cửu? Mỗi nhật trần lao mịch mịch, chung triêu nghiệp thức mang mang. Bất tri nhất tánh chi viên minh; đồ sính lục căn chi tham dục. Công danh cái thế, vô phi đại mộng nhất trường, phú quí kinh nhân, nan miễn vô thường nhị tự. Tranh nhân tranh ngã, đáo để thành không; khoa hội khoa năng, tất cánh phi thật. Phong hỏa tán thời vô lão thiếu, khê sơn ma tận kỷ anh hùng. Lục mấn vị kỷ nhi bạch phát tảo xâm; hạ giả tài lâm nhi điếu giả tùy chí. Nhất bao nùng huyết, trường niên khổ luyến ân tình; thất xích độc lâu, tứ ý san tham tài bảo. Xuất tức nan kỳ nhập tức, kim triêu bất bảo lai triêu. Ái hà xuất một kỷ thời hưu, hỏa trạch ưu tiên hà nhật liễu? Bất nguyện xuất ly nghiệp võng, chỉ nhân vị hữu công phu. Diêm la vương hốt địa lai truy, Thôi tướng công khởi dung triển hạn? Hồi thủ gia thân đô bất kiến, đáo đầu nghiệp báo tự thừa đương. Quỉ vương ngục tốt nhất nhậm khi lăng; kiếm thụ đao sơn cánh vô thôi để. Hoặc nhiếp Ốc tiêu sơn hạ, hoặc tại Thiết Vi sơn gian. Thụ hoạch thang tắc vạn tử thiên sanh; tao thóa hạp tắc nhất đao lưỡng đoạn. Cơ thôn nhiệt thiết, khát ẩm dung đồng. Thập nhị thời cam thụ khổ tân; ngũ bách kiếp bất kiến đầu ảnh. Thụ túc tội nghiệp, phục nhập luân hồi. Đốn thất cựu thời nhân thân, hoán khước giá hồi bì đại. Phi mao đới giác, hàm thiết phụ yên; dĩ nhục cung nhân, dụng mệnh hoàn trái. Sanh bị đao châm chi khổ, hoạt tao thang hỏa chi tai; hỗ tích oan khiên, đệ tương thực hám. Na thời truy hối, học đạo vô nhân. Hà như trực hạ thừa đương, mạc đãi kim sanh sa quá.

Thích ca Văn Phật, xả hoàng cung nhi trực vãng Tuyết Sơn, cư sĩ Bàng Công, tương gia tài nhi tất trầm thương hải. Chân Vũ bất thống vương vị duy vụ tu hành; Lã Công ký tác thần tiên thượng cần tham thỉnh. Tô học sĩ thường thân Phật Ấn, Hàn Văn Công chung lễ Đại Điên. Bùi công đoạt hốt ư Thạch Sương, Phòng Tướng vấn pháp ư Quốc Nhất. Diệu Thiện bất chiêu phò mã, thành Phật vô nghi; Lục Tổ tương ngộ khách nhân, thính kinh đốn ngộ. Thiền đạo nhược vô huống vị, Thánh hiền hà khẳng quy y? Hoa Lâm cảm nhị hổ tùy thân, Đầu Tử hữu tam nha báo hiểu. Lý trưởng giả giải kinh nhi thiên trù tống thực, Tu-bồ-đề đả tọa nhi Đế Thích tán hoa. Đạt Ma chích lý tây qui, Phổ Hóa giao linh đằng khứ. La hán lai tham ư Ngưỡng Sơn hòa thượng. Nhạc đế thụ giới ư Tư Đại thiền sư. Kính Sơn chí kim do thị Long vương đả cúng, Tuyết Phong vãng tích năng sử mộc nhân khai sơn. Thử giai dĩ nghiệm chi nhân do, thiết mạc tự khinh nhi thoái khuất. Dã hồ thượng thính Bách Trượng pháp, loa sư do hộ Kim Cang kinh. Thập thiên du ngư văn Phật hiệu nhi hóa vi thiên tử, ngũ bách biển bức thính pháp âm nhi tổng tác Thánh Hiền. Mãng văn sám dĩ sanh thiên, long thính kinh nhi ngộ đạo. Bỉ vật thượng năng lĩnh ngộ, huống nhân hà bất hồi tâm. Hoặc hữu mai đầu khiết phạn nhi không quá nhất sanh; hoặc hữu thác lộ tu hành nhi bất tỉnh giá ý. Khởi thức Bồ đề giác tánh cá cá viên thành; tranh tri Bát-nhã thiện căn nhân nhân cụ túc. Mạc vấn đại ẩn tiểu ẩn, hưu biệt tại gia xuất gia. Bất câu tăng tục nhi chỉ yếu biện tâm, bản vô nam nữ hà tu trước tướng. Vị minh nhân vọng phân tam giáo, liễu đắc để đồng ngộ nhất tâm: Nhược năng phản chiếu hồi quang, giai đắc kiến tánh thành Phật. Hựu huống nhân thân dị thất, Phật pháp nan phùng. Dục siêu lục đạo chi chu lưu, duy hữu Nhất thừa chi tiệp kính. Tu cầu chánh kiến, mạc tín tà sư. Ngộ liễu phương thị nhập đầu, hành đắc thủy năng thoát tục. Bộ bộ đạp trước thực địa, đầu đầu đỉnh đới hư không. Dụng thời tắc vạn cảnh toàn chương, phóng hạ tắc nhất trần bất lập. Siêu sanh tử bất tương quan chi địa, liễu quỉ thần thư bất phá chi cơ.

Thị phàm thị thánh nhi đồng nhập lộ đầu, hoặc oán hoặc thân nhi cộng nhất tị khổng. Như tư thực ngộ, thượng trệ bán đồ, hưu thuyết hướng thượng tam huyền, yếu liễu mạt hậu nhất trước. Thả đạo tức kim hoán nả cá tố mạt hậu nhất trước?

Thanh sơn đê xứ kiến thiên khoát
Hồng ngẫu khai thời văn thủy hương.

Nghĩa:

 Ôi! xét cho rõ: Trăm năm ánh sáng, trong một sát na; bốn đại huyễn thân, đâu hay lâu đặng. Trọn ngày ruổi rong nghiệp thức, quanh năm đắm đuối trần lao. Không biết một tính viên minh, chỉ theo sáu căn tham dục. Giàu sang nhất mực, khó tránh hai chữ vô thường; công danh nhất đời, chẳng thoát một trường đại mộng. Tranh nhân tranh ngã, rốt cuộc thành không. Khoe giỏi khoe hay, đều là chẳng thật. Gió lửa tiêu tan bao già trẻ, núi khe rủa nát mấy anh hùng. Mái xanh chưa mấy, tóc bạc vội lấn dần; kẻ mừng vừa đi, người viếng len chân tới. Một bao máu mủ, chuỗi năm luyến tiếc ân-tình; bảy thước xương khô; rông rỡ tham lam của báu. Thở ra khôn bề thở lại, ngày nay khó đợi ngày mai. Sông yêu chìm nổi chẳng lúc ngơi, nhà cháy nấu nung ngày nào hết. Chẳng nguyện xa lìa lưới nghiệp, chỉ vì chưa có công phu. Diêm La vương bỗng chốc lại đòi. Thôi Tướng công nào cho thêm hạn. Ngoảnh lại người thân đều chẳng thấy, cuối cùng nghiệp báo tự mình mang. Quỷ vương ngục tốt, mặc sức khảo tra; rừng kiếm núi đao, vô phương chống đỡ. Hoặc giam trong vòng vây sắt, hoặc ở dưới núi Ốc tiêu. Chịu vạc dầu thời muôn chết ngàn sinh, phải chém chặt thời một dao hai khúc. Đói nuốt sắt nóng, khát uống đồng sôi. Mười hai giờ cam chịu đắng cay, năm trăm kiếp chẳng thấy hình dạng. Chịu hết tội nghiệp, lại vào luân hồi. Mất hẳn dáng người thuở xưa, đổi ra thân hình hiện tại. Đội yên ngậm sắt, mang lông đeo sừng. Lấy thịt nuôi người, đem thân trả nợ. Sinh bị khổ đau dao thớt, sống gặp tai vạ lửa sôi. Chồng chất oán thù, cùng nhau rỉa thịt. Khi đó mới hối, học đạo không nền. Chi bằng gấp rút đảm đương, chớ để đời này lỡ dở.

Thích ca Văn Phật, bỏ hoàng cung đến thẳng Tuyết sơn; cư sĩ Bàng Công đem gia tài hết dìm biển cả. Chân Võ chẳng lên ngôi báu, chi lo tu hành; Lã Công đã chuộng thần tiên, còn siêng tham vấn. Tô học sĩ thường thân Phật Ấn, Hàn Văn Công còn lễ Đại Điên. Bùi Công đoạt hốt ở Thạch Sương, Phòng Tướng hỏi pháp nơi Quốc Nhất. Diệu Thiện chẳng kén phò mã, thành Phật không ngờ; Lục Tổ vừa gặp khách hiền, nghe kinh đốn ngộ. Đạo Thiền nếu không thú vị, Thánh hiền sao chịu quy y. Hoa Lâm cảm hai cọp theo hầu, Đầu Tử có ba chim báo sáng. Lý trưởng giả giải kinh mà thiên trù dâng cỗ, Tu Bồ Đề tĩnh tọaĐế Thích tung hoa. Đạt Ma một dép về Tây, Phổ Hóa rung chuông bay bổng. La Hán tham thiềnNgưỡng Sơn hòa thượng. Nhạc Đế thọ giới ở Tư Đại thiền sư. Kính Sơn đến nay vẫn được Long Vương dâng cúng; Tuyết Phong từ trước, hay khiến người gỗ mở rừng. Đó là những thể nghiệm nhân do, chớ tự sinh nghi ngờ lùi bước. Cáo đồng còn nghe pháp Bách Trượng, ốc văn hay hộ kinh Kim Cương. Mười ngàn cá bơi nghe hiệu Phật hóa làm Thiên tử, năm trăm dơi lượn nghe tiếng pháp đều đặng Thánh hiền. Trăn nghe sám được sinh thiên, rồng nghe kinh mà ngộ đạo. Vật kia còn hay lãnh ngộ, nữa người sao chẳng hồi tâm. Hoặc có kẻ vùi đầu ăn uống mà uổng một đời, hoặc có kẻ lầm lối tu hành mà không xét lại. Hay đâu, bồ đề tính giác, ai nấy viên thành; sao biết, bát nhã căn lành, người người đầy đủ. Hỏi chi đại ẩn, tiểu ẩn, chẳng kể tại gia xuất gia. Không nề tăng tục, chỉ cốt biện tâm. Vốn không gái trai, chẳng nên trước tướng. Người chưa tường còn chia tam giáo, Liễu được thấu đều ngộ nhất tâm. Nếu hay chiếu sáng rọi về, đều được thấy tánh thành Phật. Lại nữa, thân người dễ mất, Phật pháp khó nghe. Muốn vượt sáu ngả mãi xoay tròn, chỉ có nhất thừađường tắt. Nên tìm chính kiến, chớ tin tà sư. Ngộ được chính là chỗ vào, làm xong mới hay thoát tục. Bước bước xéo đạp thật địa, đầu đầu mang đội hư không. Khi dùng thời muôn cảnh đều phô, thu lại thời mảy may hết sạch. Vượt lên chỗ chẳng tương quan sinh tử, thấu tới cơ khó thấu hiểu quỷ thần. Là phàm là thánh, cùng vào một đường; hoặc oán hoặc thân, cùng chung hổng mũi. Thật ngộ như thế, con trệ nửa đường. Ngưng nói hướng thượng tam huyền, cần rõ một bước sau chót. Hãy nói, tức là hiện nay gọi cái gì là một bước sau chót.

Non xanh thoai thoải nhìn trời rộng,
Sen biếc ngạt ngào đượm nước hương.

(H.T Thích Thanh Kiểm dịch, Khóa hư lục, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, 1992.)

 

Khóa hư lục (課虚錄), tác phẩm của vua Trần Thái Tông (1218- 1277), có 2 bản in: 1. Khóa hư lục, in năm 1631, 2 quyển thượng hạ, gồm có Khóa hư lục và Lục thời sám hối khoa nghi, và được hoàn chỉnh trong bản in năm 1867 của Thích Tuệ Hiền, chùa Hoa Yên; 2. Khóa hư tập (課虚集) [5], in năm 1840, gồm 3 quyển thượng trung hạ, tựa của Nguyễn Thận Hiên. Trong Khóa hư tập, Phổ khuyến phát bồ đề tâm chính là bài Tường phù và bài Thích ca Văn Phật của Kim Cương khoa nghi. Còn trong Khóa hư lục, Phổ khuyến phát bồ đề tâm bắt đầu từ đoạn “Phù thế chi chí quý giả ... ngô vị như chi hà dã dĩ hỷ.” (夫世之至貴者 … 吾未如之何也已矣, Ôi! Vật quý nhất đời chỉ là vàng ngọc vậy… ta chẳng biết làm sao được.), tiếp theo sau là bài Tường phù và bài Thích ca Văn Phật. Đoạn “Phù thế chi chí quý giả … ngô vị như chi hà dã dĩ hỷ” trong Khóa hư tập là đoạn kết của bài Phổ thuyết sắc thân. Bài Tường phù có trong Chú thực khoa của Thủy lục chư khoa, quyển 3.

 

 Tác phẩm Kim cương tam muội kinh chú giải của vua Trần Thái Tông đã thất lạc, chỉ còn một bài tựa được in lại trong Khóa hư lục mà thôi. Trong bài tựa này nói rằng, mỗi khi vua đọc kinh Kim cương tam muội thì “trăm thứ cảm hứng nảy sanh”, và từ cảm hứng đó, vua làm những lời chú giải kinh Kim cương. Chúng ta có thể giả thiết, sanh thời vua Trần Thái Tông đã thọ trì, đọc tụng, giảng giải kinh Kim cương, kể cả lễ sám kinh Kim cương theo Kim cương khoa nghi. Bài Tường phù và bài Thích Ca Văn Phật là một sự chia sẻ tâm đắc của vua Trần Thái Tông trong sự hành trì kinh Kim cương, cũng là lời khuyên mọi người hãy phát khởi chí nguyện mong cầu tuệ giác Bồ đề qua bài Phổ khuyến phát bồ đề tâm.

 

 

 

Quảng Minh

12.09.2013

[1] http://taipei.ddbc.edu.tw/sutra/W0053_001.php

[2] Vân Nam A tra lực tăng (雲南阿吒力僧): A tra lực, tiếng Phạn là Acarya, dịch ý là Quỹ phạm sư, Đạo sư, Chánh hạnh, là một giáo phái tu Mật tông ở Vân Nam, gọi là A tra lực giáo.

[3] Bát kim cang hay Bát bộ kim cang (八部金剛), gồm có: 1. Thanh Trừ Tai Kim Cang (青除災金剛); 2. Tích Độc Kim Cang (辟毒金剛); 3. Hoàng Tuỳ Cầu Kim Cang (黃隨求金剛); 4. Bạch Tịnh Thủy Kim Cang (白淨水金剛); 5. Xích Thanh Hoả Kim Cang (赤聲火金剛); 6. Định Trì Tai Kim Cang (定除災金剛); 7. Tử Hiền Kim Cang (紫賢金剛); 8. Đại Thần Kim Cang (大神金剛). Tứ bồ tátKim Cang Quyến Bồ tát (金剛眷菩薩), Kim Cang Tác Bồ tát (金剛索菩薩), Kim Cang Ái Bồ tát (金剛愛菩薩) và Kim Cang Ngữ Bồ tát (金剛語菩薩).

[4] Vân hà đắc trường thọ, Kim cang bất hoại thân, Phục dĩ hà nhân duyên, đắc đại kiên cố lực. Vân hà ư thử kinh, Cứu cánh đáo bỉ ngạn, Nguyện Phật khai vi mật, Quảng vị chúng sanh thuyết. (云何得長壽 金剛不壞身 復以何因緣 得大堅固力 云何於此經 究竟到彼岸 願佛開微密 廣為眾生說, Làm sao được trường thọ, Thân Kim cang bất hoại, Lại nữa nhân duyên gì, Được sức kiên cố lớn. Làm sao đối kinh này, Rốt ráo đến bờ kia, Nguyện Phật khai mật ý, Vì chúng sanh nói rộng.)

[5] http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/625/

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/06/2014(Xem: 23060)
13/01/2011(Xem: 72667)
24/07/2018(Xem: 7264)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.