DẪN VÀO VĂN HỌC AVADĀNA PHẬT GIÁO
Phước Nguyên
****************
Tiết 1
Giới thiệu tổng quát
Trong Phật giáo, văn học được trình bày theo mười hai thể loại hay mười hai thể tài, từ Sanskrit gọi là dvādaśāṅga-buddha-vacana. Hán dịch là thập nhị bộ Kinh 十二部經 hoặc Thập nhị phần thánh giáo十二分聖教[1],mười hai thể tài văn học này được liệt kê như sau: tu-đa-la (sūtra), kỳ-dạ (geya), thọ ký (vyākaraṇa),phúng tụng(gāthā), ưu-đà-na(udāna), nhân duyên (nidana), A-đà-na (Avadāna), như thị ngữ (itivṛttaka), bản sanh (jātaka), phương quảng (vaipulya), vị tằng hữu (adbhutadharma), luận nghị (upadeśa)[2].
Và ở Đại Tạng Kinh 27, số hiệu 1545, A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận 126, Ngũ Bách Đại A-la-hán Đẳng tạo Đường Huyền Trang dịch cũng có liệt kê mười hai thể tài văn học: “Khế kinh, ứng tụng, kí thuyết, già-tha, tự thuyết, nhân duyên, thí dụ, bổn sự, bổn sanh, phương quảng, hy pháp, luận nghị”[3].
Sự phân chia kinh điển thành mười hai thể loại, không phải là sự phân chia có tính cố định và độc nhất. Điều này ta có thể được chứng minh qua Đại Tạng Kinh 16, số hiệu1521, Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận 9, Thánh Giả Long Thọ tạo, Hậu Tần Cưu-ma-la-thập dịch[4], chỉ có chín thể loại: Tu-đa-la (Sūtra), Kỳ dạ (Geyyā), Hòa-già-la (Veyyākaraṇa), Già-đà (Gāthā), Ưu-đà-na (Udāna), Ni đà na (Nidāna), Tỳ-phật-lực (Vedalla), Vị tằng hữu (Abbhutadharma) và Luận nghị (Upadeśa)[5]. Và ở Kinh Pháp Hoa bản Sanskrit cũng đồng quan điểm với Thập Trụ Tỳ Bà Sa phân loại có chín thể tài văn học, nhưng có một số dị biệt[6]:
“सूत्राणि भाषामि तथैव गाथा इतिवृत्तकं जातकमद्भुतं च। निदान औपम्यशतैश्च चित्रै- र्गेयं च भाषामि तथोपदेशान्
Sūtrāṇi bhāṣāmi tathaiva gāthā itivṛttakaṃ jātakamadbhutaṃ ca| nidāna aupamyaśataiśca citrai- rgeyaṃ ca bhāṣāmi tathopadeśān.
Tu-đa-la (Sūtra),Già-đà (Gāthā),như thị ngữ (itivṛttaka), bản sanh (jātaka),vị tằng hữu (adbhutadharma), nhân duyên (nidana), A-đà-na (Avadāna), kỳ-dạ (geya) và luận nghị (upadeśa).
Từ Sanskritअवदान Avadāna, Pāli gọi là आपदानApadāna, Tây Tạng dịch làརྟོགྶཔ བྲྗོདཔཧི སྡེrtogs pa brjod pahi sde,Hán phiên âm अवदान Avadānalà:A-ba-đà 阿 波 陀, A-ba-đàn-na阿 波檀那, A-ba-tha-na阿波他那, và chuyển dịch là Thí dụ 譬喻,Thí dụ kinh譬喻經, Chứng dụ kinh證喻經, Bản khởi本起, Xuất diệu出耀v.v..
Từ अवदान Avadānanhư đã trình bày ở trên, là tên một loại bộ kinh Phật giáo, hay nói cách khác là tên một loại thể tài văn học kinh điển Phật giáo, gồm những anh hùng ca hoặc truyện ngụ ngôn. Hiện nay, có hai quan điểm về thực chất của loại văn học này:
-Quan điểm thứ nhất, coi nó có tính chất sựtích sử ca.
- Quan điểm thứ hai, chủ trương nó có tính chất ngụ ngôn.
Như vậy अवदान Avadāna ý nghĩa chính xác phải được hiểu như thế nào?
Tiết 2
Ngữ nguyên Avadāna
Theo sự nghiên cứu của các nhà học giả cận-hiện đại, ngữ nguyên अवदान Avadāna hiện có nhiều quan điểm khác nhau.
Cách đây hơn 100 năm,Böthlingk và Roth, trong Sanskrit Woerterbuch 1 đã đạo xuất từ अवदान Avadāna xuất phát từ hai trường hợp[7]: một là: अव ava + (/दाdā; và hai là : अव ava + (/द्ऐdai.
Nếu với đạo xuất अव ava + (/दाdā, thì nó có nghĩa là cắt dứt.
Nếu với đạo xuất अव ava + (/द्ऐdai, thì nó có nghĩa làm trong sạch.
Từ đó, अवदान Avadānacó nghĩa là sự cắt dứt, đoạn tuyệt hay là hành vi làm cho trong sạch, làm cho hoàn thành, làmcho nổi lên, nghĩa là những hành vi mang tính chất anh hùng.
Chính ý nghĩa thứhai này,sau đó Max Müller đã lấy lại để chú thích chữ अवदान Avadāna như là "Một câu chuyện khi nghe tới làm lòng người thanh tịnh".
Không những thế, trong Sanskrit Woerterbuch 1, Böthlingk và Roth còn cho chữ अपदानapadāna và đạo xuất nó từ अपapa + (/दाdā, với nghĩa những hành vi thành công, những hành vi danh dự.
Nhưng đến J.S.Speyer trong Avadāna atāka[8], ông cho rằng đạo xuất अवदान Avadāna từ hai ngữ căn:अव ava + (/दाdā và अवava + (/द्ऐdai là không chính xác, vì theo J.S.Speyer, từ अवदान Avadāna nó chỉ thiết lập trên: अवava (अपapa) + (/दावाdāvā có nghĩa một cái gì được tách rời ra, được cắt ra, tức một cái gì được tuyển chọn, tức những sự kiện nổi tiếng, những công trình quang vinh.
Đây cũng là điểm mà M.Winternitz, trong bài nghiên cứu của ông đăng ở trong Tạp chí của đại học Taisho (Journal of the Taisho Universit), đồng ý khi ông nói अवदान Avadānalà truyện của những hành vi vĩ đại. Sau này, M.Winternitz còn tóm tắt trong một bài báo tất cả các nghĩa của अवदान Avadāna mà kết quả là có bốn điểm:
-Một, nó có nghĩa hành vi (karma).
-Hai, nó có nghĩa những hành vi đã xảy ra trong quá khứ(karmavṛttaṃ, ativṛttaṃ).
-Ba, nó có nghĩa những hành vi anh hùng (parākarma), những hành vi chưa từng thấy (abhūtakarma), những hành vi thanh tịnh (suddhakarma).
- Bốn, nó có nghĩa những sựviệc đang xảy ra (itivṛtta)[9].
Ngoài ra, theo những nghiên cứu của học giả Nhật bản như:
-Wogihara choअपदान apadāna đến từ अप apa + (/दा dā có nghĩa là dệt lên, tức làm rõ ra, triển khai ra một vấn đề gì[10].
- Hirakawa Akira, trong Nihon Bukkyò gakukai menpò, cho rằng nó đến từ ava + (/dā với nghĩa mở ra những cái gì đã buộc, tức giải minh một vấn đề gì[11].
Vì vậy, अवदान Avadāna có nghĩa là Thí dụ như những dịch giả Trung quốc từng đềxuất[12].
Về phía những nhà ngôn ngữ, học giả nghiên cứu Pāli, phần lớn họ đã chấp nhận cách hiểu của J.S.Speyer trong Avadāna atāka như đã thể hiện trong Pāli phê bình tự điển[13] với những nghĩa cắt, gặt hái, những công trình vĩ đại, truyện những hành vi đó.
Vậy thì, về phương diện ngữ nguyên, ý nghĩa của अवदान Avadāna sẽ hoàn toàn phù hợp với những kết luận ta rút ra từ những phân tích các अवदान Avadāna sẽ trình bày trong đây. Nghĩa là, nó chỉ những truyện sự tích anh hùng sử ca, chứ không phải là những truyện ngụ ngôn. Điểm này sẽ trở thành rõ ràng khi ta so sánh nó với những truyện bản sinh (jātaka).
3.1. Thuyết sự tích sử ca
Thuyết sự tích sử ca này thấy xuất hiện lần đầu tiên trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0374, Đại Bát Niết Bàn Kinh 15, Bắc Lương Đàm Vô Sấm dịch, viết:
何等名為阿波陀那經。如戒律中所說譬喻。是名阿波陀那經[14].
"Những gì gọi là A-ba-đà-na? Là như những thí dụ nói đến trong giới luật, đó gọi là A-ba-đà-na (Avadāna)".
Sau đó, để trả lời câu hỏi thí dụ là gì, Đại Tạng Kinh 27, số hiệu 1545, A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận 126, Ngũ Bách Đại A-la-hán Đẳng tạo Đường Huyền Trang dịch, viết:
譬喻云何. 謂諸經中所說種種眾多譬喻.如長譬喻大譬喻等.如大涅槃持律者說本事云[15].
"Thế nào là thí dụ? Trong các kinh có nói đến nhiều thứ thí dụ như Trường thí dụ, Đại thí dụ v.v...và như những gì đã nói về những người trì luật trong kinh Đại bát niết bàn".
Như vậy, Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0374, Đại Bát Niết Bàn Kinh 15 và Đại Tạng Kinh 27, số hiệu 1545, A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận 126, trình bày như thế cho ta biết nội dung Avadāna là gồm những sự tích của những người giữ giới trong Luật tạng hoặc những truyện sự tích như Trường thí dụ, Đại thí dụ, nhưng không nói rõ ý nghĩa nó là gì.
Đến Đại Tạng Kinh 15, số hiệu 1509 , Đại Trí Độ Luận 33, Long Thọ Bồ Tát tạo, Hậu Tần Cưu-ma-la-thập dịch, tiến lên một bước, định rõ không những nộidung mà cả ý nghĩa. Luận viết:
阿波陀那者,與世間相似柔軟淺語;如《中阿含》中《長阿波陀那經》,《長阿含》中《大阿波陀那》,毘尼中億耳阿波陀那,二十億阿波陀那,解二百五十戒經中欲阿波陀那一部,菩薩阿波陀那出一部。如是等無量阿波陀那[16].
"A-bà-đà-na(Avadāna) là những câu truyện nông cạn mềm dịu giống nhưchuyện thếgian. Trường A-bà-đà-na (Avadāna) trong Trung a-hàm, Đại A-bà-đà-na (Avadāna) trong Trường a-hàm, Ức nhĩ A-bà-đà-na (Avadāna) trong Tỳ-ni, Nhị-thập-ức A-bà-đà-na (Avadāna), Dục A-bà-đà-na (Avadāna) trong Giải nhị bách ngũ thập giới kinh là một bộ. Bộ kia xuất phát từ Bồ-tát A-bà-đà-na (Avadāna). A-bà-đà-na (Avadāna) là vô lượng như vậy".
Điều mà Long Thọ ở trong Đại Trí Độ Luận 33, gọi là một câu truyện nông cạn, mềm dịu như chuyện thế gian, thì ở Đại Tạng Kinh 32, số hiệu 1646, Thành Thật Luận, 16 quyển, Ha-lê-bạt-ma tạo, Diêu Tần Cưu-ma-la-thập dịch gọi là:
阿波陀那者。本末次第說是也。如經中說。智者言說則有次第。有義有解不令散亂。是名阿波陀那[17]。
"A-bà-đà-na (Avadāna) là câu chuyện có đầu đuôi thứlớp như ởtrong kinh. Lời nói của người trí thì có thứ lớp, ý nghĩa đó không rối loạn, đó gọi là A-bà-đà-na (Avadāna)".
Nói rỏ ra, A-bà-đà-na (Avadāna) là một thứ truyện cổ tích có trình tự, có thứ lớp, và ta có thể căn cứ vào cơ cấu nội dung, các chi tiết được trình bày của nó của nó đểxác định mà không cần vin đến một suy diễn nào khác hơn.
3.2. Thuyết ngụ ngôn
Trái với thuyết sự tích sử ca, tức thuyết dựa vào cơ cấu nội dung của một truyện để xác định truyện ấy mà không vin đến một suy diễn nào khác, thuyết ngụ ngôn về Avadāna cho rằng mỗi truyện thuộc loại hình văn học Avadāna phải bao hàm một ý nghĩa nhất định, và thường có một kết luận định sẵn nói lên một quan điểm triết học đạo đức và giáo lý.
Trong Đại Tạng Kinh 30, số hiệu 1579, Du Già Sư Địa Luận 25, Di Lặc Bồ Tát thuyết Đường Huyền Trang dịch, viết:
云何譬喻。謂於是中有譬喻說。由譬喻故本義明淨。是名譬喻[18]。
"Thếnào là thí dụ? Gọi là thí dụ vì do thí dụ mà ý nghĩa chính của một vấn đề được sáng tỏ, đó gọi là thí dụ".
Đối chiếu định nghĩa này, thì thấy Đại Tạng Kinh 31, số hiệu 1602, Hiển Dương Thánh Giáo Luận6, Vô Trước Bồ Tát tạo, Đường Huyền Trang dịch, đề xuất định nghĩa tương tợ[19].
Còn Đại Tạng Kinh 31, số hiệu 1605, Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tập Luận 6, Vô Trước Bồ Tát tạo Đường Huyền Trang dịch, nói rõ hơn về điểm vì sao nhờ thí dụ mà ý nghĩa chính hay bản nghĩa của một vấn đềlại minh bạch:
“何等譬喻。謂諸經中有比況說”[20].
"Thí dụ là gì? Là những gì nói bằng so sánh ởtrong các kinh".
Câu này trong Đại Tạng Kinh 31, số hiệu 1606, Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập Luận 11, An Tuệ Bồ Tát nhữu Đường Huyền Trang dịch, chép lại rõ ràng hơn với câu:
譬喻者。謂諸經中有比況說。為令本義得明了故[21].
"Thí dụ là những gì nói bằng so sánh ở trong các kinh để làm sáng tỏ ý nghĩa của vấn đề".
Như vậy, Avadāna hay thí dụlà những câu truyện nhằm làm sáng tỏ một chủ trương hay một quan điểm nào đó trong một bản kinh. Nói cách khác, vì nhằm nói rỏ tư tưởng, chủtrương hay quan điểm, tức là cái mà Vô Trước gọi là bản nghĩa, kết luận của những câu truyện này đã được qui định hẳn. Người đọc một khi biết chủ trương rồi thì có thể thấy câu truyện xảy ra và kết thúc như thế nào.
Đây cũng là điều mà Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1562, A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận 44, Tôn Giả Chúng Hiền tạo, Đường Huyền Trang dịch, đã nói: "Thí dụ là để cho người ta hiểu rõ được cái chủ trương (nghĩa tôn) mình muốn nói…"[22].
Điểm khó khăn nằm ởchỗ, nếu quan niệm ý nghĩa và nội dung của Avadāna như thế, thì tác phẩm nào là đại biểu của nó? Chúng Hiền cũng trong tác phẩm A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận 44, đã đơn cử Trường thí dụ làm tiêu biểu[23].
Vậy, một mặt Trường thí dụ được Đại Tạng Kinh 15, số hiệu 1509, Đại Trí Độ Luận 33 cũng như Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1562, A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận 44 nêu ra như biểu thị cho quan điểm của mình về loại văn học Avadāna. Mặt khác, nó cũng được A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận 44 dẫn kể làm bằng chứng.
Sự tình này đương nhiên là không hợp lý, bởi vì cùng một tác phẩm mà có hai cách qui định loại hình khác nhau, tức cách qui định Avadāna như truyện sự tích sử ca và cách qui định Avadāna là như truyện ngụ ngôn. Do đó, để xử lý vấn đề này, chúng ta phải tiến hành phân tích xem những truyện được hai thuyết kểtrên xếp vào loại Avadāna là những truyện gì, tiếp đó liên hệ với định nghĩa ngữ nguyên Sanskrit của Avadāna đã trình bày ở trên, để cuối cùng rút ra những kết luận thích đáng.
Tiết 4. Những truyện Avadāna
Như Đại Tạng Kinh 27, số hiệu 1545, A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận 126; Đại Tạng Kinh 15, số hiệu 1509, Đại Trí Độ Luận 33, và Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1562, A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận 44 đã ghi những truyện Avadāna bao gồm Trường Avadāna, Đại Avadāna, Ức nhĩ Avadāna, Nhị-thập-ức Avadāna, Dục Avadāna, Bồ-tát Avadāna.
Vậy những truyện Avadāna có ý nghĩa như thế nào?
4.1.Trường Avadāna
Đại Tạng Kinh 15, số hiệu 1509 , Đại Trí Độ Luận 33, Long Thọ Bồ Tát tạo, Hậu Tần Cưu-ma-la-thập dịch, nói rằng: “Trường A-bà-đà-na (Avadāna) trong Trung A-hàm”[24]. Từ A-hàm, nguyên ngữ Sanskrit là: āgama, thiết từ động từ căn ā√gam: đi đến và dịch là Thú quy 趣歸, Thánh ngôn 聖言, Thánh huấn tập 聖訓集,… Nên āgamađược hiểu là lời dạy của bậc Thánh được truyền lại.
Đại Tạng Kinh 27, số hiệu 1545, A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận 126, Ngũ Bách Đại A-la-hán Đẳng tạo Đường Huyền Trang dịch và Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1562, A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận 44, Tôn Giả Chúng Hiền tạo, Đường Huyền Trang dịch gọi là Trường thí dụ. Trước đây, học giả Nhật bản, Hayashiya đã đồng nhất nó với Thất Phật phụ mẫu thánh tự kinh[25] hay Thuyết bản kinh.[26] [27]
Nhưng rõ ràng trong ngày nay ta còn có Đại Tạng Kinh 01, số hiệu 0026, Trung A-hàm Kinh 17, Đông Tấn Cù-đàmtăng-già-đề-bà dịch, kinh số 72: Trường Thọ Vương Bổn Khởi Kinh[28], và như Hirakawa Akira, trong Nihon Bukkyò gakukai menpò[29], đã chứng minh thì Trường Avadāna chính là bản kinh đó, chuyện này cũng được kể ở trong Đại Tạng Kinh 03, số hiệu 0161, Trường Thọ Vương Kinh, 1 quyển, mất tên người dịch[30].
Bản kinh Trường Thọ Vương Bổn Khởi này kể truyện ngày xưa nước Câu-xá-di, có vua tên Trường Thọ. Vua sinh một người con tên Trường Sinh. Sau Câu-xá-di bị vua nước Gia-xá tên là Phạm-ma-đạt-đa chiếmngôi và bắt giết. Trước khi chết, vua đã dặn con mình là không đuợc trả thù. Nên sau có dịp, Trường Sinh đã không trả thù cho cha. Vua nước Gia-xá hối lỗi và trả nước cho Trường Sinh[31]… Đại khái nội dung Trường Thọ Vương Bổn Khởi Kinh là như thế. Mặc dù ý nghĩa của truyện Trường Thọ Vương Bổn Khởi này là để nhấn mạnh đến sự lợi ích của việc nhẫn nhục và dẹp bỏ hết những sân hận. Nhưng đọc toàn câu truyện, ta thấy nó không nhất thiết nhằm để nói lên thuần túy việc nhẫn nhục. Nói cách khác, nó không thuần túy là một truyện ngụ ngôn, dẫu Đại Tạng Kinh 01, số hiệu 0026, Trung A-hàm Kinh 17, Trường Thọ Vương Kinh, kinh số 72, ngày nay đã kể tới câu chuyện này, sau bài chỉnh cú:
若以諍止諍,
至竟不見止;
唯忍能止諍,
是法可尊貴。
Nếu đem tranh dứt tranh
Rốt cục không chấm dứt
Chỉ nhẫn mới ngưng tranh
Cách đó là quý nhất[32].
Để qui định ý nghĩa thực sự của nó, điểm này ta có thể thấy rỏ qua kinh tạng Pāli. Cả một loạt những kinh trong Đại Tạng Kinh 01, số hiệu 0026, Trung A-hàm Kinh 17-18, Đông Tấn Cù-đàm tăng-già-đề-bà dịch đều nói đến cái hại của tranh giành và sân hận và cái lợi của nhẫn nhục, tình thương.
Kinh số 72 -Trường Thọ Vương Bổn Khởi Kinh hoàn toàn nhất trí với kinh Upakkilesa (Tùy phiền não) của Majjhimanikāya (Trung bộ kinh)[33] và cũng tập trung vào chủ đề của nó, nhưng đã không có truyện vua Trường Thọ. Do vậy, nó hẳn đã được chép vào sau này để làm rõ hơn nữa chủ trương mà Trung A-hàm Kinh muốn nhắm tới.
Điều này chỉ nói lên sự tình là nhiều truyện sự tích sử ca đã chứa đựng một số ý nghĩa đạo đức hay triết lý nào đó, mà khi khai thác ra có thể phục vụ cho một quan điểm đạo đức hay triết lý một cách thuần túy.
4.2. Đại Avadāna
Để thấy rỏ tính chất không phải ngụngôn của thể tài Avadāna, chúng ta bàn tiếp truyện màĐại Tạng Kinh 15, số hiệu 1509 , Đại Trí Độ Luận 33, Long Thọ Bồ Tát tạo, Hậu Tần Cưu-ma-la-thập dịch gọi là: “Đại A-bà-đà-na (Avadāna) trong Trường a hàm” vàĐại Tạng Kinh 27, số hiệu 1545, A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận 126, Ngũ Bách Đại A-la-hán Đẳng tạo Đường Huyền Trang dịch, gọi là: “Đại thí dụ”.
Trước đây, người ta đã bàn cãi nhiều xem Đại Avadāna là tên của bản kinh nào hiện còn. Song ngày nay, hầu hết đã nhất trí đồng nhất nó với kinh số 01. Đại Bản thuộc Đại Tạng Kinh 01, số hiệu 0001, Trường A-hàm Kinh I, Hậu Tần Phật Đà Da Xá cọng Trúc Phật Niệm dịch[34], tức tương đương Kinh Mahāpadāna (Đại Bản) của Kinh Dīghanikāyo (Trường bộ)[35]. Nội dung kinh Đại Bản này là một, bản tường thuật vềcuộc đời của bảy vị Phật, tức gồm ba vị Phật của Quá khứ Trang Nghiêm kiếp: Tỳ-bà-thi, Thi-khí, Tỳ-xá-phù và bốn vị Phật của Hiền kiếp hiện tại: Câu-lưu-tôn, Câu-na-hàm mâu ni và Thích Ca Văn; từ chi tiết liên hệ đến giòng dõi, đời sống, thành đạo, đệ tử, thị giả, nơi thuyết pháp, cha mẹ, quốc độ, hội chúng v.v... Trừ chi tiết về đức Phật Thích Ca ra, dù vấn đề thực hư của sáu vị Phật siêu lịch sử còn lại, ở đây chúng ta không cần quan tâm; nhưng điều hiển nhiên là Đại Avadāna đã thể hiện đúng một truyện sự tích mang tính chất sử ca. Nó không thể là một truyện ngụ ngôn, nói lên một chủ trương hay một quan điểm nhất định, liên hệ đến một lập trường triết học hay đạo đức nào đó.
Trong văn hệ Pāli, nó được qui định là một loại về đời sống trước, mà thuật ngữ kinh tạng gọi là: pubbennivāsa, nghĩa là một truyện sự tích xưa hay cổ tích.
Như vậy, với Đại Avadāna, tính chất sự tích sử ca của loại hình văn học Avadāna cũng như của chính bộ kinh Avadāna, nếu bộ kinh ấy quả đã hiện hữu, thực quá rõ ràng hiển nhiên.
4.3. Ức nhĩ Avadāna
Đại Tạng Kinh 15, số hiệu 1509 , Đại Trí Độ Luận 33, Long Thọ Bồ Tát tạo, Hậu Tần Cưu-ma-la-thập dịch, ghi: “Ức nhĩ A-bà-đà-na (Avadāna) trong Tỳ-ni”, tức thuộc Luật tạng, vì Tỳ-ni là Hán ngữ dùng để phiên âm của từ vinaya của Sanskrit.
Trước đây, hai nhà học giả Nhật Bản, Wogihara và Hirakawa[36] đã thành công xác định nó là truyện Kotīkarnānadāna trong Divyāvadāna bản Sanskrit[37] và truyện Ức nhĩ trong Đại Tạng Kinh 23, số hiệu 1435, Thập Tụng Luật 25, Hậu Tần Phất-nhã-đa-la và La Thập dịch[38], và Đại Tạng Kinh 23, số hiệu 1447, Căn Bổn Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Bì Cách Sự, 2 quyển, Đường Nghĩa Tịnh dịch[39].
Nội dung truyện kể về một nhân vật thực sống vào thời đức Phật, đó là Ức Nhĩ, tên Sanskrit là koṭīviṃśa, nghĩa là người có một trăm ngàn lỗtai (koṭīviṃśa).Trước khi xuất gia, koṭīviṃśa là một nhà buôn, trên đường đi về nhà, chàng đi lạc vào một thành ngạ quỉ. Truyện kể lại sự việc xảy ra cho koṭīviṃśa trong thành ấỵ
Với nội dung ấy, dù mang ít nhiều tính chất hư cấu và nhằm thuyết minh đạo lý nghiệp báo của Phật giáo, koṭīviṃśa-avadāna hay Ức nhĩ Avadāna không thể là một truyện ngụ ngôn, mà là một sự tích, ít nhiều nói lên những hành động anh hùng của koṭīviṃśa (Ức Nhĩ)[40].
4.4.Nhị-thập-ứcAvadāna
Giống như koṭīviṃśaAvadāna, Nhị-thập-ứcAvadānacũng xuất phát từ Vinaya tức Luật tạng.
Nhị-thập-ức tức dịch nghĩa từ chữ Sanskrit: koṭīviṃśa, hoặc viṃśatikoṭī, Pāli gọi là: kolivisa; từ Sanskrit trong tên của Śroṇakoṭīviṃśa[41], một nhân vật trong Đại Tạng Kinh 24, số hiệu 1450, Căn Bổn Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Phá Tăng Sự 1/17, Đường Nghĩa Tịnh dịch[42]. Và chuyện này cũng được tìm thấy trong Kinh số 254, Nhị-thập-ức nhĩ, thuộc Đại Tạng Kinh 02, số hiệu 0099, Tạp A-hàm Kinh, 50 quyển, Lưu Tống Cầu Na Bạt Đà La dịch[43]…
Nội dung đều tương tự là kể chuyện tỳ kheo Nhị-thập-ức, vì quá tinh tấn tu hành, đức Phật phải đemchuyện đánh đàn để giảng giải cho ông biết không nên quá căng không nên quá dùn[44]...
Như vậy, với nội dung ấy, Koṭīviṃśa Avadāna quả đúng là một sự tích, chứkhông phải một truyện ngụ ngôn.
4.5. Dục Avadāna
Đại Tạng Kinh 15, số hiệu 1509 , Đại Trí Độ Luận 33, Long Thọ Bồ Tát tạo, Hậu Tần Cưu-ma-la-thập dịch, nói rằng: “Dục A-bà-đà-na (Avadāna) trong Giải nhị bách ngũ thập giới kinh là một bộ”. Bản kinh này ngày nay ta hiện chưa tìm được. Nhưng nhan đề đó ám chỉ cho ta biết rằng bản kinh ấy nhằm giải thích 250 điều luật của giới luật Phật giáo.
Theo Frauwallner[45], nghiên cứu ở trong The Earliest Vinaya, Dục Avadāna là những truyện kể về những tai hại của ham muốn và trong luật tạng thì có ít nhất là câu truyện khác nhau liên quan đến dục, trong đó hai truyện dành cho nữ giới.
Học giả Hirakawa đã nhất trí với quan điểm của Frauwallner và vạch ra như thí dụhai câu truyện trong Đại Tạng Kinh 23, số hiệu 1442, Căn Bổn Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da 41, Đường Nghĩa Tịnh dịch[46], tức truyện kể vua rồng tiếc châu báu và truyện chim tiếc lông. Chính sự tiếc nuối ấy đã dẫn đến những cái tai hại bất ngờ cho chúng.
Ta phải thừa nhận Dục Avadāna nếu nó xuất hiện như một bộ phận của Luật tạng như đề kinh Giải nhị bách ngũ thập giới ám chỉ, tất phải mang ít nhiều tính chất ngụ ngôn, vì truyện kể ra nhằm mục đích răn đe, tức để̉ biểu thị một lập trường đạo đức.
Dẫu vậy, xét trên toàn bộ thì tính chất ngụngôn đó có thể tự nguyên ủy không được nhấn mạnh lắm khi nó còn thuộc vào loại hình văn học Avadāna, và chỉ được triển khai khi đã đưa vào trong Luật tạng để giải thích những giới điều.
Cho nên, dù khác với Ức nhĩ Avadāna và Nhị-thập-ức Avadāna, cả hai đều nói đến những nhân vật thực sự, Dục Avadāna tuy không hẳn là những sự tích, nhưng cũng là thứ truyện sự tích xưa hay cổ tích.
4.6. Bồ-tát Avadāna
Khác với những Avadānatrên, Bồ tát Avadāna hiện đang gợi lên một số cách cắt nghĩa khác nhau.
Theo nghiên cứu của học giả Nhật bản Hirakawa[47] và rất nhiều học giả cận, hiện đại giả thiết rằng Bồ-tát Avadāna là những truyện liên hệ đến đời trước của đức Phật.
Ở trong The Earliest Vinaya, Frauwallner nói rỏ hơn là những truyện tiền thân liên hệ giữa đức Phật Thích-ca và Đề-bà-đạt-đa, và xuất hiện chủ yếu trong phần bàn vềviệc phá vỡhòa hiệp trong tăng già của tất cả các bộ luật[48].
Nhưng ta hiện chưa có một bằng chứng xác thực nào cho phép quả quyết Bồ-tát Avadāna phải thuộc vềnhững mẫu truyện liên hệ đến đức Phật.
Đặc biệt, nếu vậy,thì Avadāna đồng loại với loại hình văn học Bản sinh hay Jātaka. Sự liên quan giữa hai loại hình văn học này ta sẽ bàn ở phần sau. Chỉ cần nói là, qua những bàn cãi trên về Avadāna, chúng ta thấy thể tài văn học Avadāna phải khác với văn học Bản sinh tới một mức độ nào đó.
4.7. Nhận xét về Avadāna
Vậy thì, qua những phân tích về các Avadāna mà cả thuyết sự tích sử ca và thuyết ngụ ngôn đều đồng ý liệt vào loại Avadāna, cùng với kết quả của việc phân tích ngữ nguyên Avadāna ở trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận chắc chắn là Avadāna không phải là những truyện ngụ ngôn.
Ngược lại, Avadāna nó là một loại hình truyện sự tích sử ca mang ít nhiều tính chất ngụngôn nếu có. Kết luận này, chúng ta sẽ thấy hợp lý khi kết hợpvới khía cạnh ngữ học của từ Avadāna đã phân tích ở phần trên.
Tiết 5. Liên Hệ Giữa Avadāna Với Bản Sinh Và Bản Sự
Theo trong Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 1562, A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận 44, Tôn Giả Chúng Hiền tạo, Đường Huyền Trang dịch,đã đề lên một cách để phân biệt truyện Bản sinh ra khỏi Bản sự, đó là:
- Truyện Bản sinh thì bắt đầu từ những sự việc hiện tại, để kết thúc bằng những sự việc trong quá khứ[49].
-Trong khi truyện Bản sự thì bắt đầu bằng việc quá khứ và chấm dứt bằng việc quá khứ.[50]
Bản sinh nguyên ngữ Sanskrit là Jātaka; còn Bản sự, từ Sanskrit tức itivṛttaka, mà ở trong Đại Tạng Kinh 15, số hiệu 1509 , Đại Trí Độ Luận 33, Long Thọ Bồ Tát tạo, Hậu Tần Cưu-ma-la-thập dịch, gọi là Như thị ngữ kinh 如是語經[51].
Học giải Nhật Bản, Mayeda Egaku, ở trong tác phẩm Genji Bukkyò seiten no sairitsu shi kinkyuđã thành công đồng nhất itivṛttakavới Avadāna. Từ đó, ava- dānavới nghĩa đầu tiên là truyện sự tích sử ca, bây giờ có thêm nghĩa thứ hai là truyện cổ tích[52].
Thật vậy, có thể nói truyện cổ tích tức là một thứ truyện sự tích sử ca, vì Avadāna nếu đồng nhất với itivṛttaka, thì phải có nghĩa truyện cổ tích ở chỗ nó bắt đầu trong quá khứ và chấm dứt ở trong quá khứ.
Nói tắt lại, truyện được liệt vào loại Avadāna là những truyện cổ tích, hay để cho rộng rãi hơn, ta nói nó là truyện sự tích sử ca. Vì vậy, thuyết của Long Thọ trong Đại Trí Độ Luận 33 và của các Luận sư Tỳ-bà-sa trong Đại Tỳ Bà Sa Luận 126, là hoàn toàn chính xác.
Tiết 6. Từ Avadāna Như Tên Một Bộ Kinh
Sau khi đã bàn cãi vềloại hình văn học Avadāna, tức loại hình văn học truyện cổtích Phật giáo, ta bây giờ thử đặc câu hỏi từ nguyên ủy phải chăng từ Sanskrit Avadāna là tên một bộ sách của kinh điển Phật giáo, hay chỉ là tên chung của một thể tài văn học.
Từ trước tới nay, người ta thường bảo kinh điển Phật giáo có chín bộ hay mười hai bộ, tức thuyết Cửu phần giáo, như kinh Pháp Hoa và Thập nhị phần giáo, như ở Kinh Đại Bát Niết Bàn đã trình bày trong tiết 1 ở trên.
Nhiều nghiên cứu đã cho biết những tên kinh liệt ra trong hai thuyết ấy phần lớn là chỉ thứ loại hình, thể tài, thể loại văn học hơn là chỉ một bản kinh nhất định, bởi vì có những tên liệt ra trong hai thuyết, mà ta không bao giờ tìm thấy trong đầu đề các kinh hiện lưu hành.
Ví dụ: tênBản sự, tức itivṛttakavừa thấy, mặc dù đã xuất hiện trong thuyết chín bộ, như Đại Tạng Kinh 16, số hiệu 1521, Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận 9, Thánh Giả Long Thọ tạo, Hậu Tần Cưu-ma-la-thập dịch[53] v.v.. và thuyết mười hai bộ, nhưĐại Tạng Kinh 27, số hiệu 1545, A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận 126, Ngũ Bách Đại A-la-hán Đẳng tạo Đường Huyền Trang dịch[54]v.v.. đã không bao giờ thấy xuất hiện trong nhan đề của những cuốn kinh nào.
Cần mở ngoặc đơn để chua thêm rằng, từ Sanskrit itivṛttaka, mà chúng ta nói đến ở đây là itivṛttaka, chứ không phải là từ Sanskrit: ityuktakamā, mà ta có thể tìm thấy từ Pāli tương ứng là: itivuttaka, tức tên một cuốn kinh trong Kinh Khuddakanikāya (Tiểu bộ kinh)[55].
Có thể vì Avadāna đã thay thế cho itivṛttaka, nên sau này chữ đó đã bị mất trong các đề kinh. Giả thiết này chỉ gặp khó khăn ở chỗ itivṛttaka thì xuất hiện trong thuyết chín bộ của Kinh Pháp Hoa hay Thập Trụ Tỳ-bà-sa v.v.., trong khi Avadāna thì xuất hiện trong thuyết mười hai bộ của Đại Bát Niết Bàn Kinh, Đại Trí Độ, Đại Tỳ-bà-sa luận v.v.., Ở trong Genji Bukkyò seiten no sairitsu shi kinkyu, Mayeda Egaku đã thử cắt nghĩa tình trạng khó khăn này bằng cách cho rằng từ Sanskrit: itivṛttaka nguyên xuất hiện trong chín bộkinh với ý nghĩa itivuttaka,nhưng từ itivuttaka trong Pāli cũng như trong tục ngữ, ngoài đạo xuất chân chính của nó là ityuktaka, đã có cái đạo xuất itivṛttaka, nhằm chỉ cho những chuyện đã xảy ra trong quá khứ[56]. Khi văn học truyện cổ tích xuất hiện, những nhà điển chế kinh điển Phật giáo, dần dần đưa những chuyện đó vào và xếp chúng vào loại itivuttaka với nghĩa itivṛttaka. Nên khi thuyết chín bộra đời, như của Kinh Pháp Hoa v.v..,itivṛttaka đã được thừa nhận như một bộphận của kinh điển Phật giáo. Nhưng nguồn gốc của những chuyện itivṛttaka là Avadāna. Cho nên, sau đó thuyết 12 bộkinh ra đời, như Đại Bát Niết Bàn Kinh, v.v.., để bao gồm cho được cả thể tài văn học Avadāna, tức thể tài văn học loại truyện cổtích, và trả itivṛttakavềcho ngữnguyên nguyên thủy của nó là ityuktaka, tên Avadānađã được dùng.
Dẫu sao chăng nữa, ngày nay trong Kinh Khuddakanikāya (Tiểu Bộ), hiện tìm thấy có một kinh tiêu đề: Apadānapāḷi[57], ba quyển. Đây là kinh màĐại Tạng Kinh 24, số hiệu1462, Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa 1, Tiêu Tề, Tăng-già-bạt-đà-la dịch, gọi là Dụ[58], trong khi liệt kêmười bốn kinh[59] của Khuất đà ka, tức Tiểu bộkinh.
Trong Đại Tạng Kinh 22, số hiệu 1428, Tứ Phần Luật 54, Diêu Tần Phật Đà Da Xá cộng Trúc Phật Niệm đẳng dịch, ta gặp một bản liệt kê những kinh gọi là Tạp tạng[60], cả thảy bao gồm mười hai đề mục đề mục, tức:
生經, 本經, 善因緣經, 方等經, 未曾有經, 譬喻經,優婆提舍經, 句義經, 法句經, 波羅延經, 雜難經, 聖偈經[61].
Sinh kinh, Bản kinh, Thiện nhân duyên kinh, Phương đẳng kinh, Vịtằng hữu kinh, Thí dụkinh, Ưu bà đề xá kinh, Cú nghĩa kinh, Pháp cú kinh, Ba la diên kinh, Tạp nạn kinh và Thánh kệ kinh.
Các học giả Nhật bản nói Tạp tạng mà Tứ Phần Luật 54 nói đến là Tiểu Bộ A-hàm bằng Sanskrit, nhưng ngày nay hiện đã bị thất lạc, chỉ tìm được một số đoạn văn rời rạc, rải rác ở nhiều nơi…, tồn trữ đầy đủ chỉ còn bộ Pāli tương đương là Kinh Khuddakanikāya (Tiểu Bộ).
Như vậy, theo căn cứ này Thí dụ kinh là Avadāna bằng Sanskrit, điều này sẽ được trình bày dưới đây.
Tiết 7 Bộ Kinh Avadāna Bằng Sanskrit
Nhờ sự phát hiện những thủbản Sanskrit tại Trung á do các nhà nghiên cứu Đức thực hiện, chúng ta ngày nay có thểphục hồi lại một phần nào bộsách mang tên Avadānabằng tiếng Sanskrit.
Quá trình pháthiện đã xảy ra nhưthếnày. Nhân vì tìm được một số đoạn phiến của bản Sanskritआनवतप्तगाथा Anavataptagāthātại Trung Á, sau khi so sánh với phần भ्ऐषज्यवस्तु Bhaiṣajyavastu (Dược sự) bằng Sanskrit, của các thủ bản Phật giáo tìm được tại Gilgit do Dutt in ra, học giả Đức H. Bechert đã phát hiện chúng có nhiều giống nhau[62].
Từ đó, H. Bechert nhận ra आनवतप्तगाथा Anavataptagāthāchính là những câu truyện 500 đệtửPhật tập hợp lại ởbên bờhồअनवतप्त anavatapta hay अनोतत्तanotatta, mà Hán phổ thông phiên âm làA-nậu-đạt, trong Đại Tạng Kinh 24, số hiệu 1448, Căn Bổn Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Dược Sự, 16-18 quyển, Đường Nghĩa Tịnh dịch[63].
Truyện này, lần đầu tiên được Trúc Pháp Hộgiới thiệu cho Phật tửTrung quốc dưới tên Phật Ngũ Bách Đệ Tử Tự Thuyết Bổn Khởi Kinh, 1 quyển, hiện được lưu trữ trong Đại Tạng Kinh 04, số hiệu 0199,Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.
Mayeda Egaku, đã phục hồi lại chương sốcủa आनवतप्तगाथा Anavataptagāthā bằng cách y cứvào bản dịch Ngũ Bách Đệ Tử Tự Thuyết Bổn Khởi Kinh của Trúc Pháp Hộ và Đại Tạng Kinh 24, số hiệu 1448, Căn Bổn Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Dược Sự, 16-18 quyển, Đường Nghĩa Tịnh dịch, rồi đối chiếu với Apadānapāḷi của Kinh Khuddakanikāya(Tiểu Bộ)[64], đã cho ta bảng so sánh sau[65]:
Trúc Pháp Hộ
|
Bhaiṣajyavastu (Dược sự) |
Anavataptagāthā |
Apadānapāḷi |
1 Đại Ca-diếp |
1 Đại Ca-diếp
|
1 Kāśyapa
|
III, 3 Mahākassapa
|
2 Xá-lợi-phất |
2 Xá Lợi Tử
|
2 Śāriputra
|
1 Sāriputta
|
3 Mục-kiền-liên |
3 Đại Mục Liên
|
3Mahā Maulyāyana
|
2 Mahamoggallāna |
4 Luân ĐềBà |
4 Thiện Diệu
|
4 Sobhita
|
|
5 Tu Man |
5 Diệu Ý
|
5Sumana(Śroṇa)
|
|
6 Luân Luận |
6 Câu Chi
|
6 Koṭīviṃśa
|
386 Soṇa-koṭivīsa
|
7 Hoàn Kỳ |
7 Diệu Âm |
7 Vāgīśa
|
541 Vangīsa
|
8 Tần Đầu Lư |
8 Tân Đầu Lư Phả La Đọa Xà |
8Piṇḍolabharadvāja |
8Piṇḍolabharadvāja |
9 Hóa Kiệt |
9 Thiện Lai
|
9 Svāgata
|
32 Sāgata |
10 Nam Đà |
10 Hữu Hỉ
|
10Nandika
|
|
11 Dạ Da |
11 Danh Xưng
|
11 Yaśa (1)
|
|
12 Thi Lợi La |
12 Tài Ích
|
12 Śaivala
|
|
13 Bạc Câu La |
13 Bạc Cu La
|
13 Bakkula
|
393 Bakkula
|
14 Ma Ha Tô |
|
14 Sthavira
|
|
15 Ưu Vi Già Diệp |
14 Tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca-diếp Na Đề Ca-diếp Già Da Ca-diếp |
15Uruvilva-Nadī- GayāKāśyapa |
535 Uruvelakassapa |
16 Ca Da |
16. Danh Xưng |
16 Yaśa (2) |
|
17 Thọ ĐềCù |
17 Hỏa Sinh |
17 Jyotiṣka
|
|
18 Lại Tra Hòa La |
18 Hộ Quốc
|
18 Rāṣtrapāla
|
18 Raṭṭhapāla |
19 Hóa Đề |
19 Sa Để
|
19 Svāti
|
|
20 Thiền Thừa Ca Diếp |
20 TấtĐa Ca Nhiếp
|
20 Jaṇghākāśyapa |
|
21 Chu Lợi Bàn Độc |
21 Chu Ly Bàn Đà Ca |
21 Cūḍapanthaka Sarpadāsa
|
14Cūlapanthaka |
22 Hồ ĐềThí |
22 Xà Bộc
|
22 (Bahuśruta)
|
|
23 A Na Luật |
23 A Nê Lư Đà
|
23 Aniruddha
|
|
24 Di Ca Phất |
24 SưTửVương Ca La
|
24 Mṛgadhara- kālaputra
|
|
25 La Vân |
25 La HỗLa
|
25 Rāhula
|
16 Rāhula
|
26 Nan Đề |
26 Nan Đà
|
26 Nanda
|
13 Nanda |
27 Bạt Đề |
27 Thật Lực Tử
28 Cận Tương
29 Hiền Tử |
27 Dravya Mallaputra 28 Upasena
29 Bhadrika |
17 Upasenavaṇ gantaputta
538 Lakuṇṭa bhaddiya |
28 La Ban Bạt Đề
|
30 Hiền Diêm 31 Mật Tính 32 Nhân Duyên 33 Kiều Trần Như 34 ỔBà La 35 KhuểTú |
30Lavaṇabhadrika 31 Madhuvāsṣtha 32 Hetu 33 Kauṇḍinya 34 Upāli 35 Prabhākara 36 Revata |
|
29 Ma Đầu Hòa Luật |
|
||
30 ThếTôn |
|
|
I. Buddhāpadāna |
Với bảng so sánh trên, chúng ta có thể có một số ý niệm về một văn bản Avadāna bằng tiếng Sanskrit thuộc vào Tạp tạng của bộ A-hàm Sanskrit đã mất. Điểm cần chú ý là chữ Avadāna trong Đại Tạng Kinh 04, số hiệu 0199, Ngũ Bách Đệ Tử Tự Thuyết Bổn Khởi Kinh, 1 quyển, dịch đã được Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch bằng từ Tựt huyết bản khởi.
Trong Đại Tạng Kinh 22, số hiệu 1425, Ma Ha Tăng Kì Luật 32, Đông Tấn Phật Đà Bạt Đà La cộng Pháp Hiển dịch,cũng có nóiđến Tạp tạng và liệt ra bảy bộ kinh của tạng này,tức là: Bích Chi Phật A-la-hán tự thuyết, Bản hành, Nhân duyên, Như thị, Đằng tỉ, Chưkệ và Tụng[66].
Rõ ràng Bích Chi Phật và A-la-hán tự thuyết ở đây, chính là Avadāna, chứ không gì khác. Sự thực आनवतप्तगाथा Anavataptagāthā cho thấy nó là một quyển truyện nói về công trình tu tập của các vịPhật, A-la-hán và các vị trưởng lão tăng, ni. Và như bảng đối chiếu cho thấy, trong tình trạng tư liệu hiện nay, nó đã có nhiều nhất trí với Apadānapāḷi của Kinh Khuddakanikāya (Tiểu Bộ).
Ngoài ra, ngày nay bản Sanskrit đang còn bản lưu một sốtác phẩm liên hệđến văn học A-ba-đà-na, chủyếu là दिव्यावदान divyāvadāna, अवदानकल्पलता Avadānakalpalatā, अशोकावदानमाला aśokāvadānamālā, व्इचित्रकर्निकावद्आनमाला Vicitrakarnikāvadānamālā[67].
Tiết 8 Bộ Apadānapāḷi Của Khuddakanikāya (Tiểu Bộ Kinh)
Apadānapāḷi của Pāli là bộ thứ 13 của Kinh Khuddakanikāya(Tiểu Bộ), hoàn toàn viết bằng thính tiết,gồm có bốn phần: (i) Buddhāpadāna, (ii) PaccekaBuddhāpadāna, (iii) Therāpadānavā (iv) Therīapadāna. Bốn phần này lại chia thành năm mươi chính nhóm(vagga). Mỗi nhómgồm10 truyện.Trong năm mươi chín nhóm đó, năm mươi lămnhómlà dành cho các tăng trưởng lão, kểtruyện năm trăm bốn mươi bảy người. Riêng nhóm thứnhất thì gồm luôn cảtruyện Phật và Bích ChiPhật. Bốn nhóm cuối cùng kểtruyện bốn mươi người trưởng lão ni.
Phần (i): truyện đức Phật chiếm từthính tiết 1-81, ca ngợi đức Phật là một vịpháp vương đầy đủ ba mươi ba-la-mật, đã thực hiện nhiều hành động khó làm trong những đời trước. Cuối cùng phần này là kêu gọi các tỳkheo hãy đoàn kết thực hành tinh tấn con đường Thánh tám chi[68] mà Thuật ngữ Phật học gọi là Bát chánh đạo[69].
Phần (ii): truyện Phật Bích Chi chiếm từthính tiết 82-139, ca ngợi các đức Phật Bích Chi đã theo con đường giác ngộ cô độc của mình giống như một con tê giác. Phần này thực sựlàKhaggavisāṇasuttaṃ - Kinh Sừng Tê Giác, của Suttanipātapāḷi (Tập kinh)[70], được đưa vào. Toàn bộ kinh này gồm 41 thính tiết. Khi đưa vào đây, nó được thêm 8 thính tiết ở đầu và 9 thính tiết ở cuối, cộng thành nhưvậy 58 thính tiết cho toàn phần truyện Phật Bích Chi. Phần truyện này do ghép Khaggavisāṇasuttaṃ - Kinh Sừng Tê Giác vào nên luật thơ đã không giống với toàn bộ tác phẩm.
Phần (iii): truyện các trưởng lão tảlại cuộc đời quang vinh của 550 Ala hán, bắt đầu với Xá-lợi-phất, vị đại đệtửcủa Phật. Riêng chuyện của Xá-lợi-phất đây, đã dài gấp đôi truyện Phật Bích Chi cộng lại. Nó chiếm đến 234 thính tiết. Sau truyện Xá-lợi-phất, ta có truyện của Mục-kiền-liên, Ca-diếp, A-nậu-lâu-đà, Ưu-ba-li, A-nhã kiều-trần-như, Tân-đầu-lô-phả-la Đọa, A-nan, La-hầu-la, Hộ Quốc, ... Trong mỗi truyện kể, mặc dù dài ngắn khác nhau, đều đồng nhất trong việc mô tả một hành động của đương sự ở trong đời trước, và ngày nay đã đem đến những kết quả tốt lành.
Phần (iv): truyện các trưởng lão ni ghi lại cuộc đời của 40 vị ni của tổ chức Phật giáo như Ma-ha Ba-xà-ba-đề, Khemā, Uppalavaṇṇā, Patāchāra, Da-thâu-đà-la v.v... Cuộc đời của các vịnày cũng được viết theo lối các vị trưởng lão tăng, tức kể đến một hành động nào đó tốt lành của họ trong những đời trước đem đến những kết quả tốt lành trong đời hiện tại, tạo cơ hội cho họ xuất gia trở thành những vị chứng đạo.
Nội dung của Apadānapāḷi là như vậy. Các nhà nghiên cứu thường cho nó thành lập hậu kỳ nhất trong các tác phẩm của Khuddakanikāya (Tiểu Bộ), vì những lý do sau:
- Thứ nhất, là vì Apadānapāḷi kể đến 35 vị Phật trong quá khứ, trong khi ởcác bộ kinh khác chỉ kể tới bảy vị. Ngay cả Buddhavaṃsa (Phật sử) cũng chỉ nói tới hai mươi bốn hay hai mươi bảy vị Phật mà thôi.
-Thứ hai, Apadānapāḷi không được Dīghabhāṇaka kể ra như một kinh trong Khuddakanikāya tức trong Tiểu bộ kinh, mà phải đợi đến Majjhimabhānaka mới được kể ra cùng với Cariyāpiṭakavà Buddhavaṃsa.
-Thứ ba, một số ngữ cú của nó có thểtìm thấy trong các tác phẩm khác. Chẳng hạn, một số câu trong phần (i) truyện đức Phật đã xuất hiện trong Luận sự (Kathāvatthu). Hay một số câu trong truyện Ma-ha ba-xà-ba-đề ở phần (iv) đã thấy trong thơ của Mã Minh.
-Thứ tư, những phân tích luật thơ cho thấy phần lớn dùng tuṭṭhubha rất phổ biến trong các tác phẩm hậu kỳ như Cariyāpaṭika.
Như vậy, Warder đã đề nghị nó ra đời khoảng vào thế kỷ thứ I t.dl[71]. Chỉ có vấn đề là, như khi bàn về một bản Avadāna bằng Sanskrit ta đã nhận ra qua bảng so sánh trên một quan liên giữa आनवतप्तगाथा Anavataptagāthā và Apadānapāḷi của Kinh Khuddakanikāya. Điều này giảthiết có một bản Avadānachung, trước khi phân liệt thành आनवतप्तगाथा Anavataptagāthā và Apadānapāḷi của Pāli. Nghĩa là, có một bản Avadāna làm cơ sở cho cả hai bản văn Sanskrit và Pāli. Và sự phân liệt Sanskrit và Pāli có lẽ xảy ra khoảng trước thế kỷ thứ I t.dl. khá lâu.
Do đó, bản Avadāna cơ sở có thể xuất hiện khoảng thế kỷ thứ IV và III t.dl. Từ đó, cả आनवतप्तगाथा Anavataptagāthā và Apadānapāḷi có thể ra đời từ khoảng thế kỷ thứ III t.dl. trở đi.
Ngoài ra, cần chú ý một điểm là văn học Avadāna được kể đến chỉ ở trong thuyết Thập nhị bộ kinh, tức thuyết thập nhị phần giáo, như ở Đại Bát Niết Bàn Kinh, Đại Trí Độ, Đại Tỳ-bà-sa luận v.v..,. Điều này không có nghĩa nó thuộc vào một trường phái nhất định.
Trước đây, E. J. Thomas trong History of Buddhist thought, đã dựa vào sự kiện việc nó không được những kinh như Pháp hoa, Pháp tập danh sốv.v... thuộc Đại thừa kể đến, để đi đến kết luận Avadāna đã trở thành trọng yếu với trường phái Nhất thiết hữu bộ[72].
Tuy vậy, nếu xét kỹ hơn không những Avadāna đã được kể đến trong trường phái Nhất thiết hữu bộ, mà còn trong các trường phái khác của Phật giáo cũng nhưcác kinh điển đại thừa. Ví dụ, nó đã được kể đến trong Ngũphần luật, Hoa nghiêmkinh, Ma ha bát nhã ba la mật kinh, Phương đẳng đại tập kinhv.v...Như thế, cũng có nghĩa, Avadāna là một thứ văn học trường phái, dẫu rằng tùy theo từng quan điểm của bộphái mà nội dung nó được thay đổi ít nhiều.
Cho nên, ta có thể giả thiết có một văn bản Avadāna chung trước khi phân liệt thành các Avadāna của các trường phái khác.
Avadāna có thể nói là thứ văn học truyện sự tích sử ca Phật giáo. Do đó, nó không cố tình trình bày những giáo lý thâm sâu, trái lại là những truyện kể và có tính chất giáo huấn, vừa có tính chất giải trí lành mạnh.
Cho nên, đúc Phật ở đây xuất hiện như một con người, giảng giải đạo lý cho những con người khác, cả xuất gia lẫn tại gia, và trở thành đối tượng tín ngưỡng của mọi người.
Avadāna vì vậy khác với các loại văn học khác như văn học Bát nhã, hay Hoa nghiêm, Pháp hoa v.v...
Tuy nhiên, ta không thể dựa vào tính chất trên của văn học Avadāna để xếp loại trường phái nó, như Weeraratne đã từng làm[73].
P.N.
[1] Cf. Đại Trí Độ 33 (T25n1509, tr. 0306c17-19): 菩薩摩訶薩欲聞十方諸佛所說十二部經:修多羅、祇夜、受記經、伽陀、優陀那、因緣經、阿波陀那、如是語經、本生經、廣經、未曾有經、論議經… Cf. Thành Thật Luận 1 (T32n1646, tr. 0244c12-15): 復次佛法分別有十二種。一修多羅。二祇夜。三和伽羅那.四伽陀.五憂陀那.六尼陀那.七阿波陀那.八伊帝曰多伽.九闍陀伽.十鞞佛略.十一阿浮多達磨.十二憂波提舍。
[2] Cf. Đại Bát Niết Bàn Kinh 15 (T12n0374, tr. 0451b19ff.): 謂修多羅。祇夜。授記。伽陀。優陀那。尼陀那, 阿波陀那。伊帝曰(他本云目)多伽。闍陀伽。毘佛略。阿浮陀達摩。優波提舍; Cf. Aspects of Mahayāna Buddhism and its relation to Hinayāna Buddhism, N. Dutt, University Microfilms, 1980.Xem thêm Tổng Luận Kinh Kim Cang, phần giải thích đề kinh – PN.
[3] Cf. Tỳ-bà-sa 126, T27n1545, tr. 0659c09 -10: 契經。應頌。記說。伽他。自說。因緣。譬喻。本事。本生。方廣。希法。論議 . Xem Tập Luận 6: T31n1605, tr. 0686a21tt.: 云何法決擇。法者。謂十二分聖教。何者十二。一契經。二應頌。三記[卄/別]。四諷頌。五自說。六緣起。七譬喻。八本事。九本生。十方廣。十一希法。十二論議.
[4] T26n1521, tr. 0065c19: 十住毘婆沙論卷第九,後秦龜茲國三藏鳩摩羅什譯.
[5] Op.cit., tr. 0069b26: 於眼色耳聲鼻香舌味身觸意法無所繫著。善說九部經法。所謂修多羅岐夜授記伽陀憂陀那尼陀那如是諸經斐肥儸未曾有經。
[6]Saddharmapuṇḍarīkasūtram, Upāyakauśalyaparivartaḥ, Kệ 45. Cf. དམ་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོའི་མདོ dam chos pad-ma dkar po'i mdo,Ch.II: མདོ་སྡེ་དེ་བཞིན་ཚིགས་སུ་བཅད་པའང་བཤད། ། དེ་ལྟར་བྱུང་དང་སྐྱེས་རབས་རྨད་བྱུང་དང་། ། གླེང་གཞི་པ་བཞིན་གཏན་ལ་དབབ་པ་དང་། ། དབྱངས་སྙན་དཔེ་བརྒྱ་སྣ་ཚོགས་རྣམས་ཀྱིས་བཤད། །; Hán: T09n0262, tr. 0007c25ff.: 或說修多羅、伽陀及本事, 本生未曾有,亦說於因緣、譬喻并祇夜、優波提舍經。Burnouf , Le Lotus De La Bonne Loi, Paris, Imprimerie Nationale, 1852. Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968.
[7] Cf. O. Böthlingk und R. Roth, Sanskrit Woerterbuch1, St. Peterburgs, 1855.
[8] Cf. J.S. Speyer, Avadāna atāka, London, 1902.
[9] M. Winternitz, Journal of the Taisho University, VI-VII, 1930 , p. 7ff.
[10] Cf. Abhidharmakosavydkhyd. ed U. Wogihara. Tokyo: The Publishing Association of Abhidharmakosavydkhyd, p. 524
[11] Cf. Hirakawa Akira, Nihon Bukkyò gakukai menpò, 15. t. 88.
[12] Xem Tỳ-bà-sa 126, T27n1545, tr. 0659c09 -10, cht.2. dẫn thượng. Hiển dương 6(T31n1602, tr. 0508c15ff.): 論曰。聞十二分教者。謂聞契經應頌記別諷頌自說緣起譬喻本事本生方廣未曾有法論議聖教。契經者…(Op.cit., tr. 0509a27) : 此中所說契經應頌記別諷頌自說譬喻本事本生方廣未曾有法是為經藏.
[13] Cf. A critical Pali dictionary, Oxford, The Pali Text Society, 2014.
[14] T12n0374, tr. 0451c26. Skt. Mahāparinirvāṇa Sūtra, Ernst Waldsmidt, Academie Verlag, Berlin, 1950. Cf. TT.ĐTK. , 54Tha No.120, p. 1b1-151a4 : འཕགས་པ་ཡོངས་སུ་མྱ་ངན་ལས་འདས་པ་ཆེན་པོ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa yoṅs-su-mya-ṅan-las-ḥdas-pa chen-po theg-pa chen-poḥi mdo, Jinamitra, Jñānagarbha và Devacandra dịch; xem Tạng Peking: Mdo-sna-tshogs (tu)1-156b.
[15] T27n1545, tr. 0660a17-19.
[16] T25n1509, tr. 0303a07tt.
[17]T32n1646, tr. 0245a16tt.
[18]T30n1579, tr. 0418c17-18.
[19]T31n1602, tr. 0509a12: 譬喻者。謂諸經中有譬喻說。由譬喻故本義明白。是為譬喻.
[20] T31n1605, tr. 0686b13.
[21] T31n1606, tr. 0743c17-18.
[22] Cf. T29n1562, 0595a15tt.: 言譬喻者。為令曉悟所說義宗。廣引多門比例開示…
[23] Op.cit. tr. 595a16: 如長喻等契經所說…
[24] T25n1509, tr. 0307b09:如《中阿含》中《長阿波陀那經》…
[25]T01n0004, tr. 0159a24: 七佛父母姓字經 ,失譯附前魏譯.
[26] Không rõ là Kinh gì. Có lẽ ý tác giả ở đây là Kinh Đại Bản. Cf. T01n0001, tr. 0001b08: 佛說長阿含經卷第一, 後秦弘始年佛陀耶舍共竺佛念譯,(一)第一分初大本經第一. Pāli : Dīghanikāyo, Mahāvaggapāḷi 1. (14.) Mahāpadānasuttaṃ
[27]Hayashiya, Tomojiro 林屋友次郎, Cf.『經録研究・前篇』東京: 岩波書店, 1941. 『異譯經類の研究』(東洋文庫論叢第三十)東京: 東洋文庫,1945.
[28] Cf. T01n0026, tr. 0532c09: (七二)中阿含長壽王品長壽王本起經第一.Pāli:Majjhimanikāya, III.Suññatavaggo, 128. Upakkilesa suttaṃ
[29] Cf. Hirakawa Akira, Nihon Bukkyò gakukai menpò, 15. t. 88.
[30] T03n0161, tr.0386a03: 長壽王經 , 僧祐錄云安公失譯經人名今附西晉錄
[31] Xem chi tiết, bản việt Kinh 72, Trung A-hàm I, TT. Tuệ Sĩ dịch và chú, Hương Tích, 2009, p.753-790.
[32]Đối chiếu Dhammapada 5, Uni.of Delhi, 1977: “na hi verena verāni sammantīdha kudācanaṃ averena ca sammanti esa dhammo sanantano”: Lấy hận thù dứt hận thù, đời nào dứt cho được; Không hận dứt hận thù, là định luật vĩnh cửu Vậy nên hiểu chỉnh cú Hán như sau: “Nếu đem tranh dứt tranh, đời nào dứt cho xong, nhẫn nhục dứt hận thù, ấy là pháp tối thượng”.Anh dịch: Hatred is indeed never appeased by hatred here. It is appeased by non-hatred - this law is eternal.
[33].Pāli:Majjhimanikāya, III.Suññatavaggo, 128. Upakkilesa suttaṃ.
[34]Cf. T01n0001, tr. 0001b08: 佛說長阿含經卷第一, 後秦弘始年佛陀耶舍共竺佛念譯,(一)第一分初大本經第一.
[35]Pāli : Dīghanikāyo, Mahāvaggapāḷi 1. (14.) Mahāpadānasuttaṃ. PTS.
[36] Cf. Hirakawa Akira, Nihon Bukkyò gakukai menpò, 15. t. 88.
[37] Cf. 1 koṭikarṇāvadānam, Divyāvadāna,Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga , 1959.
[38] T23n1435, 十誦律卷第二十五(第四誦之五), 後秦北印度三藏弗若多羅譯, tr. 0178b27 và tiếp theo.
[39] T23n1447: 根本說一切有部毘奈耶皮革事, 大唐三藏義淨奉制譯
[40] Xem chi tiết: 1. koṭikarṇāvadānam, Divyāvadāna,Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga , 1959, p.2-6. Cf. Pāli, A. 6. 55. Soṇa.
[41] Skt. Cũng viết là Śrotraviṃśatikoṭī, Pāli: Sonakolivisa.
[42] T24n1450, tr. 0099a18tt.: 根本說一切有部毘奈耶破僧事卷第一, Op.cit. p.0186b20tt.,v.v..
[43] T02, No. 0099, tr. 0062b22 và tiếp.
[44] Cf. 《根本說一切有部毘奈耶破僧事》卷17:「若琴絃不緩不急,調絃平正,其聲好不」, T24, no. 1450, p. 186, b20-21. Cf. 《雜阿含經》卷9:「云何善調琴絃,不緩不急,然後發妙和雅音不」, T02, no. 99, p. 62, c14-16.
[45] Cf. E. Frauwallner,The Earliest Vinaya, 1956, pp. 27f. und 41.
[46] Cf. T23n1442, tr. 0856b14: 根本說一切有部毘奈耶卷第四十二, 三藏法師義淨奉制譯.
[47]Cf. Hirakawa Akira, Nihon Bukkyò gakukai menpò, 15. t. 88.
[48] Cf. E. Frauwallner,The Earliest Vinaya, 1956, pp. 27f. und 41.
[49]Cf. T29n1562, tr. 0595a19-22: 言本生者。謂說菩薩本所行行。或依過去事起諸言論。即由過去事言論究竟是名本事。如曼馱多經。若依現在事起諸言論。要由過去事言論究竟是名本生。
[50] Cf. Op.cit. tr. 0595a17-20: 說餘本行能有所證示所化。言言本事者。謂說自昔展轉傳來。不顯說人談所說事。言本生者。謂說菩薩本所行行。或依過去事起諸言論。即由過去事言論究竟是名本。
[51] Xem chú thích 1, dẫn thượng. Đại Trí Độ 33 T25n1509, tr. 0306c18.
[52] Cf. Mayeda Egaku, Genji Bukkyò seiten no sairitsu shi kinkyu, Tokyo, 1964.
[53] T26n1521, tr. 0065c19: 十住毘婆沙論卷第九,後秦龜茲國三藏鳩摩羅什譯.
[54] Cf. Tỳ-bà-sa 126, T27n1545, tr. 0659c09 -10: 契經。應頌。記說。伽他。自說。因緣。譬喻。本事。本生。方廣。希法。論議 . Xem Tập Luận 6: T31n1605, tr. 0686a21tt.: 云何法決擇。法者。謂十二分聖教。何者十二。一契經。二應頌。三記[卄/別]。四諷頌。五自說。六緣起。七譬喻。八本事。九本生。十方廣。十一希法。十二論議.
[55] Cf. Khuddakanikāye, Itivuttakapāḷi. PTS.
[56] Dẫn theo Mayeda Egaku, Genji Bukkyò seiten no sairitsu shi kinkyu, Tokyo, 1964.
[57] Cf. Khuddakanikāye, Apadānapāḷi (Thánh nhân ký sự), I, II, III, PTS.
[58]T24n1462, tr. 0676a07: 法句喻.
[59] Cf. Op.cit. .p0676a05tt.: 七千七百六十二修多羅,悉入《僧述多》;《折多波利耶陀那修多羅》為初,九千五百五十七脩多羅,悉入《鴦掘多羅》,《法句喻》、《軀陀那》、《伊諦佛多伽》、《尼波多》、《毘摩那》、《卑多》、《涕羅涕利伽陀》、《本生》、《尼涕婆》、《波致參毘陀》、《佛種性經》。若用藏者,破作十四分,悉入《屈陀迦》,此是名《修多羅藏》。」
[60] Nguyên Hán: T22n1428, tr. 0968b26 : 如是集為雜藏.
[61] Op.cit, p.0968b24-25.
[62] Dẫn bởiH. Bechert, Bruchstücke buddhistischer Versammlungen aus zentralasiatischen Sanskrit- handschriften1 , Berlin, 1961. Cf. 「Anavataptagāthāの釈尊の業の残滓を説く因縁話の形成」, 論集(印度學宗教學會) 33号 , 岡野潔著 .
[63] Cf. T24n1448, tr. 0076a06: 根本說一切有部毘奈耶藥事卷第十六; Op.cit. p. 0082c03: 根本說一切有部毘奈耶藥事卷第十七; Op.cit. p.0090c03: 根本說一切有部毘奈耶藥事卷第十八; 大唐三藏義淨奉制譯…
[64] Cf. Khuddakanikāye, Apadānapāḷi (Thánh nhân ký sự), I, II, III, PTS.
[65] Dẫn theo Mayeda Egaku, Genji Bukkyò seiten no sairitsu shi kinkyu, Tokyo, 1964.
[66]T22n1425_p0491c20-22: 雜藏者。所謂辟支佛阿羅漢自說本行因緣。如是等比諸偈誦。是名雜藏.
[67] Cf. Mayeda Egaku, Genji Bukkyò seiten no sairitsu shi kinkyu, Tokyo, 1964.
[68]Bát Chánh Đạo, Skt. Āryāshtāngamārga, Āryāṣṭāṅgamārgaḥ hay Āryāṣṭāngikamārga; Pāli.Āriyāṭṭhāngikamagga, chủ cách, số ít của thân āryāṣṭāṅgamārg, biến thân giống đực của nó. Thiết lập từ: Ārya + aṣṭāṅga + mārga. Ārya hay Arya, tính từ, giống đực, hô cách số ít của thân arya: thánh;Aṣṭāṅga: tính từ, giống đực, hô cách số ít của thân aṣṭāṅga nghĩa là: bao gồm 8 phần, gồm có tám chi, tám ngành, tám yếu tố Ārya + aṣṭāṅga = Āryāṣṭāṅga, theo luật samdhi: hai chữ a ghép lại = ā. Mārga tính từ, giống đực, hô cách số ít của thân mārga và nghĩa: con đường, đạo. Mārgaḥ là chủ cách số ít của thân mārga. Cf. Phật thuyết Tam chuyển Pháp luân kinh 佛說三轉法輪經, Đường, Nghĩa Tịnh, T02n0110, tr. 0504a04.
[69]Định cú Sanskrit, Arthaviniścayasūtram, śrīmañjugurave (śriye) namaḥ. vii.: “tatra bhikṣavaḥ katama āryāṣṭāṅgamārgaḥ ? tadyathā-samyagdṛṣṭiḥ | samyaksaṃkalpaḥ | samyagvāk | samyakkarmāntaḥ | samyagājīvaḥ | samyagvyāyāmaḥ | samyaksmṛtiḥ | samyaksamādhiriti.: Này các Tỷ kheo, Bát Thánh Đạo gồm những gì? Đó là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Cf. Mahāvāgg, p 10. Samyutta Nikāya vol V, p42. Cf. Phật thuyết Bát Chánh Đạo Kinh 佛說八正道經, Hậu Hán, T02n0112, tr. 0504c26; Phật thuyết Chuyển Pháp Luân Kinh 佛說轉法輪經 T02n0109 tr. 0503b02, An Thế Cao dịch.
[70] Cf. Suttanipātapāli – I.uragavaggo , 03. Khaggavisāṇasuttaṃ. PTS.
[71] Cf. Digha Nikaya III, 21 1 , in A. K. Warder, Indian Buddhism, 118.
[72] Cf. E.J. Thomas, History of Buddhist thought, London, 1933.
[73] Cf. W.G.Weeraratne, Encyclopædia of Buddhism2, Ceylon, 1966, t. 395.