Tuệ sỹ những phương trời viễn mộng tập 1

01/05/20174:12 SA(Xem: 18650)
Tuệ sỹ những phương trời viễn mộng tập 1
TUỆ SỸ
NHỮNG PHƯƠNG TRỜI VIỄN MỘNG
TẬP I

TUỆ SỸ * VĂN CÔNG TUẤN * THÍCH PHƯỚC AN * THÍCH NGUYÊN SIÊU * 
BÙI GIÁNG *
ĐINH CƯỜNG * NGUYỄN MỘNG GIÁC * TÂM THƯỜNG ĐỊNH * 
VĨNH HẢO * TRẦN VIỆT LONG * HẠNH VIÊN * WIKIPEDIA
Tổ chức bản thảo và vi tính: NGUYỄN HIỀN-ĐỨC

tue sy dinh cuong
Phác thảo than, Đà Lạt 11- 2013 Đinh Cường

Mục Lục

Phần Một. ĐÔI ĐIỀU VỀ THẦY TUỆ SỸ

6. VĂN CÔNG TUẤN. Những phương trời viễn mộng...
22. THÍCH PHƯỚC AN. Cụ Quách Tấn, cụ Đào Duy Anh và Thầy Tuệ Sỹ
26. THÍCH NGUYÊN SIÊU.Hòa thượng Tuệ Sỹ, Trí Siêu, những thiên tài lỗi lạc
38. TUỆ SỸ. ... Về giai đoạn thành lập GHPGVN và HT. Trí Thủ
43. BÙI GIÁNG. Tuệ Sỹ - Một nguồn thơ Việt phi phàm
49. ĐINH CƯỜNG... Coffee một mình nhớ Thầy Tuệ Sỹ
50. THÍCH PHƯỚC AN. Thơ Tuệ Sỹ hay là tiếng gọi của những đêm dài...
68. NGUYỄN MỘNG GIÁC. Đọc lại thơ Tuệ Sỹ
76. TÂM THƯỜNG ĐỊNH. Mắt biếc trong thơ Tuệ Sỹ
80. VĨNH HẢO. Đọc thơ Tuệ Sỹ
92. TRẦN VIỆT LONG. Thầy Tuệ Sỹ với Bùi Giáng với bài thơ tứ tuyệt...
98. HẠNH VIÊN. Hậu từ của người sưu tập [Tuệ Sỹ Văn Tuyển]

Phần Hai. NHỮNG BÀI VIẾT CỦA THẦY TUỆ SỸ

103. Tựa Tô Đông Pha - Những phương trời viễn mộng
107. Tựa Huyền thoại Duy-Ma-Cật
118. Phương tiện thiện xảo
133. Tư tưởng là gì?
140. Sự hủy diệt của một trào lưu tư tưởng
160. Tư tưởng Phật giáo đối diện với hư vô
168. Duy tuệ thị nghiệp
174. Truy tìm tự ngã
181. Nền tảng kinh tế học theo cách nhìn Phật giáo
193. Tựa (cho bản tiếng Việt) Các Tông phái của đạo Phật
197. Tựa Thắng Man giảng luận
198. Thanh sắc thi ca
201. Ngồi giữa bãi tha ma (Thơ)
202. Cổ thụ trong vườn Thiền
209. Một tấm lòng của Kinh Kha
238. Piano Sonata 14 (Truyện ngắn)
247. Sư Thiện Chiếu (Truyện ngắn)
251. Gốc tùng (Truyện ngắn)
256. Bóng cha già, Ác mộng rừng khuya, Cho ta chép nốt bài thơ ấy, Tiêu khúc Phật đản (Thơ)
260. Thuyền ngược bến không
267. Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
275. Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã
287. Luật nghiNghiệp đạo
302. Nước non cách mấy buồng thêu
306. Lễ tháng Bảy cho những oan hồn phiêu bạt
322. Những câu đối tại các chùa Long An (Q. Trị), Pháp Lâm (Đà Nẵng), Phật Ân (Long Thành), Chúc Thánh (Quảng Nam), Quảng Đức (Úc)
327. Tâm ý thức
335. Bên bếp lạnh (Thơ)
336. Du-Già Bồ tát hành
341. Nhân đọc Triết học Thế Thân bản dịch Việt
357. Thiên lý độc hành (13 bài thơ)
371. Nguyễn Hiền-Đức: Về bộ Tuệ Sỹ Văn Tuyển
376. PHỤ LỤC: WIKIPEDIA. Tiểu sử Tuệ Sỹ 

NHỮNG PHƯƠNG TRỜI VIỄN MỘNG
(Khung Trời Tuệ Sỹ)
NGUYÊN ĐẠO VĂN CÔNG TUẤN


Tôi chưa hề có ý “dám viết” về Ôn (Hòa Thượng) Tuệ Sỹ - người mà tôi rất kính trọngthân thiết. Có thời tôi đã từng gọi Ôn là chú Sỹ, rồi anh Sỹ đầy tình cảm thân thương, dù giữa Ôn và tôi vẫn luôn giữ một khoảng cách chừng mực giữa hai chiếc áo - đạo và đời. Đó là chưa nói là Ôn “lớn” quá so với cái hiểu biết của tôi. Bất ngờ trong dịp nghỉ lễ Noel và năm mới dương lịch anh Nguyễn Hiền, cũng là người anh tinh thần trong quan hệ sách vở của Vạn Hạnh năm xưa, gởi cho bản thảo tuyển tập của anh tự sưu tập khá công phu về Tuệ Sỹ như một món quà và mong muốn tôi phải góp vào (anh Nguyễn Hiền từng là Thư ký Tòa soạn tờ báo Tư Tưởng của Đại học Vạn Hạnh và Thầy Tuệ Sỹ từng nhiều năm là Chủ bút).

Nhận Email và Tuyển Tập Tuệ Sỹ tôi mừng quá. Niềm hạnh phúc từ những tình cảm Vạn Hạnh thuở xưa thôi thúc tôi viết Email trả lời ngay cho anh: “Dạ sẽ cố gắng! Trên đời này, nếu chỉ được phép nhắc đến tên một nhà Văn hóa Phật giáo Việt Nam thì tên người ấy chắc chắn phải là Tuệ Sỹ; nếu chỉ được phép viết về một người của thế kỷ này thì nên viết về Tuệ Sỹ; nếu tôi chỉ phải nêu tên một người bằng tất cả niềm cảm phụckính trọng thì tôi sẽ nêu tên Thầy Tuệ Sỹ”.

Ấy là những niệm khởi bộc phát trong tôi và tôi phải ngồi vào bàn viết ngay cho anh Nguyễn Hiền như thế, dù lúc ấy vẫn còn đang bận bịu công việc ở văn phòng.

Về nhà lần giở những bài trong Tuyển Tập Tuệ Sỹ của anh ra đọc biết là mình đã lỡ lời, thấy hơi lạnh gáy vì nhận ra mình đang cỡi lưng cọp. Tôi, con ếch ngồi đáy giếng, cứ ngỡ mảnh trời xanh tròn xinh đẹp trên kia đã là tất cả những phương trời viễn mộng của Thầy Tuệ Sỹ. Lầm to! Nhưng may thay, con ếch ấy có thời đã được gần gũi với Thầy Tuệ Sỹ, được Thầy thương mến - dù thời gian ấy không lâu, chỉ vài năm. Tôi không phải (và cũng chưa bao giờ muốn) là cây viết chuyên nghiệp. Nhưng tôi biết chắc chắn một điều rằng, Thầy không bao giờ chê cười những yếu kém hay những chuyện bạo gan của tôi, như có lần tôi đã từng làm tại Vạn Hạnh năm xưa (tôi sẽ kể sau). Cái “khung trời hội cũ” ấy đã ôm ấp vỗ về tôi. Nghĩ vậy nên tôi mở Laptop và gõ từng dòng chữ này vào bàn phím. (Anh Hiền ơi! Tuấn này đã thở phào một hơi dài khi vừa viết xong đoạn mào đầu này, sau cả tuần phân vân không biết phải bắt đầu ra sao).

***

Tôi vào mạng Internet gõ hai chữ Tuệ Sỹ, gặp hàng loạt rất nhiều tiêu đề viết về Thầy. Thiên hạ đã nghĩ ra rất nhiều những danh xưng, những tước vị cho con người kỳ tài ấy. Thầy là Bồ tát, là luận giả, là thiên tài, là nhà tranh đấu, là học giả uyên bác, là dịch giả siêu việt, là thi sĩ, là giảng sư, là giáo sư đại học, là một chú Sa di trẻ từng ngồi giảng bài trên bục giảng cho thính chúng toàn là các vị Đại đức… vân vânvân vân. Tất cả ít những từ những chữ ấy đều diễn tả đúng con người kia, không chối cãi đâu được. Nhưng với riêng cá nhân tôi khi nghĩ về Thầy Tuệ Sỹ thì có một hình ảnh khác hẳn hiện ra trước mắt. Ấy là hình ảnh một con người ly kỳ mà Antoine de Saint-Exupéry tả trong “Hoàng Tử Bé”, do Bùi Giáng dịch tài tình ra tiếng Việt. Vâng (xin lỗi Thầy, xin lỗi anh) với tôi Tuệ Sỹ chính là hình ảnh chú bé tuyệt diệu từ hành tinh lạ lạc bước vào thế giới điên đảo nhưng đầy thơ mộng này của chúng ta. Trung niên thi sĩ Bùi Giáng mượn lời Saint-Exupéry đã dẫn tôi, đã đặt trong tôi hình ảnh này từ mấy mươi năm trước, từ khi tôi vừa bước chân vào đại họcở chung gần gũi với hai bậc thiên tài này. Tôi, lúc ấy mọi người ai cũng ghép tên tôi với hai chữ “Thanh Niên” phía trước vì ở Nội xá Vạn Hạnh thì giường tôi nằm kế bên giường ông Trung Niên Thi Sĩ. Tôi rất thường chạy qua lại chuyện trò với cả hai vị Bùi Giáng và Tuệ Sỹ nên khi đọc chuyện của Saint-Exupéry thì cứ nghĩ hai người này, một chính là ông phi công rớt máy bay và một là chàng hoàng tử lưu lạc kia. Một thanh niên chỉ vừa hai mươi tuổi ít quan tâm chuyện chiếu trên chiếu dưới trong làng văn nghệ thì hoàn toàn vô tội vạ trong những suy nghĩ mộng mơ ấy.  

Mà thật thế, tác phẩm Hoàng Tử Bé của Saint-Exupéry đích thị là một tác phẩm tuyệt diệu từ đông đến tây, từ Âu sang Á. Đây là một tác phẩm được đọc nhiều nhất trên trái đất này, đã được dịch ra 240 ngôn ngữ. Ở đâu tôi không biết chứ ở Đức hàng năm vào mùa hè hay những dịp lễ lớn thì có hàng loạt những sân khấu kịch nghệ lớn nhỏ trình diễn vở kịch viết lại từ tác phẩm này.

Câu chuyện bắt đầu khi hai con người, một chàng phi công bị rớt máy bay và một ông hoàng nhỏ đi lang thang, họ gặp nhau ở sa mạc. Vâng, không hẹn mà họ gặp nhau tại sa mạc. Sa mạc thì lúc nào cũng mênh mông và nắng cháy. Rồi Hoàng tử bé nhờ ông phi công vẽ cho mình một con cừu, một con cừu thật sự không quá ốm yếu và cũng không thể trông giống như là một con dê đực. Do quá bận rộn cho việc sửa chiếc máy bay bị hư chàng phi công vẽ đại một cái thùng và nói: “Ừ, đó là cái thùng và con cừu chú muốn có nó nằm ở trong ấy”. Tưởng làm như thế cho xong chuyện, nhưng lạ thay hoàng tử bé sung sướng vì con cừu của chú có nơi trú chân là cái thùng êm ấm ấy. Trong suốt tác phẩm người đọc thấy toàn những mẫu đối thoại ly kỳ và những bài ngụ ngôn thâm thúy. Một đằng là chàng phi công từ thuở nhỏ đã tập tành vẽ và sau đó bỏ dở vì không hiểu được rằng tại sao những người lớn không thể thưởng ngoạn nghiêm túc để biết rằng một bức tranh vẽ cảnh con trăn nuốt chửng con voi khác hẳn với một bức tranh vẽ một chiếc mũ nỉ. Khác hẳn. Đằng kia là một ông hoàng tử nhỏ từ một tinh cầu cũng rất nhỏ, ở xa lắc xa lơ, lang thang bay cùng những đám mây trắng đi thăm viếng các tinh tú trong vũ trụ, một hôm tình cờ đặt chân xuống trái đất này. Hoàng tử bé giờ đang hạnh phúc có một con cừu, có một cái hộp cho con cừu trú ngụ. Bỗng tự dưng cậu ta giật mình khi nghĩ ra, không chừng con cừu có thể ăn mất đóa hoa hồng, dù hoa hồng đã có gai nhưng những gai nhọn này có thể chả thấm vào đâu....

Xem tiếp:


pdf_download_2
Tuệ Sỹ Những Phương Trời Viễn Mộng Tập 1


Xem thêm:
Thư mục online Thích Tuệ Sỹ

Tuệ sỹ những phương trời viễn mộng tập 1
Tuệ Sỹ những phương trời viễn mộng tập 2
Tuệ sỹ những phương trời viễn mộng tập 3


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/06/2014(Xem: 23060)
13/01/2011(Xem: 72667)
24/07/2018(Xem: 7264)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.