Mỗi ngày một câu chuyện thiền: nước chở được thuyền nhưng cũng làm lật được thuyền

31/12/20174:02 SA(Xem: 6794)
Mỗi ngày một câu chuyện thiền: nước chở được thuyền nhưng cũng làm lật được thuyền

MỖI NGÀY MỘT CÂU CHUYỆN THIỀN:
NƯỚC CHỞ ĐƯỢC THUYỀN NHƯNG CŨNG LÀM LẬT ĐƯỢC THUYỀN
Thích Giác Chinh

Khuong Viet thien su
Khuông Việt Thiền Sư (Ảnh minh họa)

Câu chuyện Thiền hôm nay là câu chuyện “ôn cố tri tân”; Xem lại cái cũ, cái chuyện khi xưa mà biết cái mới trong hiện tình, thế mới thấy rằng tiền nhân sống một đời đến khi chết ra đi đã để lại lời khuyên là nên nhắc lại cái cũ để hiểu biết hơn cái mới. Ôn lại quá khứ dể tiên đoán tương lai.

Sự tương tác và ảnh hưởng qua lại của Phật giáo trong quá trình phát triển xã hội Việt Nam là điều mà xã hội, dân tộc Việt Nam đã ghi nhận. Có thăng có trầm, nhưng dù thăng hay trầm thì những nhà sư uyên bác của Việt Nam khi thấu tình đạt lý đều không thể khoanh tay đứng nhìn dân tình bị khổ sở khi không có tự dodân chủ. Những khảo cứu về vị trí, vai trò và những đóng góp của Phật giáo Việt Nam như: Xây dựng tính Nhân văn - Nhân bản dân tộc, Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam, Vai trò của Phật giáo trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, v.v… là những khảo luận tri thức và khoa học xuyên suốt cho đến thời đại chúng ta hiện nay.

Bởi lẽ, Phật giáo Việt Nam đã ảnh hưởng đến lịch sử Việt Nam từ đầu kỷ nguyên độc lập một cách sâu sắc. Với vai trò và những đóng góp cụ thể của Phật giáo, nhất là các thiền sư trên bình diện chính trị, ngoại giao, tư tưởng, văn hoá và tôn giáo, v.v… là việc làm cần thiếthết sức ý nghĩa.

Khi đề cập đến các khảo luận Sử học, Triết học và Dân tộc học cũng như Phật học... trên bình diện này, không thể không nhắc đến các Thiền sư trí thức đã ảnh hưởng một cách mạnh mẽ trên trang sử Việt Nam như Đại sư Khuông Việt, Quốc sư Pháp ThuậnThiền sư Vạn Hạnh - Những Thiền sư làm nên nền móng cho Đất nước Việt Nam (Đại Việt) tự lập, tự chủ và dân quyền nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào phương Bắc Trung Quốc; Câu chuyện Thiền hôm nay khảo cứu bài học về các khía cạnh lịch sửtinh thần triết học Phật giáo Việt Nam và cũng như là món quà kỷ niệm một Danh tăng đã từng đóng góp cho Dân tộc Đại Việt độc lậptự chủ, thoát khỏi ách đô hộ Trung Quốc.

Có thể nói giang sơn Việt Nam tươi đẹp có một nơi được gọi là Nam Thiên Nhất Trụ - kinh đô Hoa Lư, nơi tu hành và họp bàn việc nước của các nhà sư thế kỷ 10 như Pháp Thuận, Khuông ViệtVạn Hạnh.... ngày nay chùa chiền Việt trải dài từ Nam ra Bắc, từ Trung phần cho đến Cao nguyên, đâu đâu cũng ứng dụng mô hình Nam Thiên Nhất Trụ thì nhất định giang sơn càng tươi đẹp, đất nước càng dân chủ và người dân kể cả thanh niên tuổi trẻ sẽ càng biết rõ hơn nửa như thế nào về tự do, dân chủđa nguyênhiểu rõ như thế nào là chí thanh niên phụng sựchính nghĩa. Cũng nên tập trung vào mỗi đơn vị thanh niên trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam đang có mặt hầu như mỗi chùa, cứ thế nhân rộng mô hình Nam Thiên Nhất Trụ này. Nhất định nó sẽ tạo thành một sức mạnh to lớn cho Dân tộc.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, trên 30 năm Đại sư Khuông Việt đã phục vụ trong các chánh quyền của Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành và đã thể hiện được tài năng nhiều mặt của mình. Sự cống hiến to lớn đáng ghi nhận không chỉ trong lĩnh vực sinh hoạt Phật giáo mà cả trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao của đất nước.

Sự chuyển giao quyền lực qua các đời loạn 12 sứ quân, cho đến Đinh Liễn, Lê Hoàn trong quãng thời gian từ năm 907 đến 980 (dài 73 năm), điểm lại vài khuôn mặt trí thức của giai đoạn này thì rõ ràng các nhà nghiên cứu bao giờ cũng nêu ra một số vị thiền sư bác học, trong đó người để lại hành tích nhiều nhất, và có ảnh hưởng nhất đối với xã hội cũng như các vương triều trên chính là Đại sư Khuông Việt tức Ngô Chân Lưu.

Quốc sư Khuông Việt (933 -1011) vốn dòng dõi Ngô Quyền, thuở nhỏ theo học Nho, lớn lên theo đạo Phật, thuộc thế hệ thứ tư Thiền phái Vô Ngôn Thông, năm 971 được vua Đinh Tiên Hoàng ban hiệu là Khuông Việt Đại Sư; năm 40 tuổi được tấn phong Tăng Thống. Quốc sư Khuông Việt là vị Tăng thống đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, đồng thời là nhà văn hóa, chính trị, quân sự và ngoại giao dưới hai triều Đinh, Lê.

Sử sách, các học giả, các nhà nghiên cứu đánh giá về Đại sư Khuông Việt có “vị trí đặc biệt trong lịch sử ngoại giao và văn học dân tộc”. Điều này, chứng tỏ nền giáo dục Việt NamPhật giáo Việt Nam khi ấy đã thực hiện tốt chức năng đào tạo những người trí thức có khả năng gánh vác không chỉ có công việc của đạo mà cả việc nước việc dân. Người sinh ra trong thời cuộc và biết tập hợp sức nước sức dân, biết nhìn thế cuộc của đất nước theo quỹ đạo đa nguyêndân chủ.

Khuông Việt (匡 越) sinh năm 933, tu ở chùa Phật Đà, làng Cát Lợi, Thường Lạc (nay là Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội). Nguyên quán ở hương Đường Lâm, tên là Ngô Chân Lưu (吳 真 流). Theo Thiền Uyển Tập Anh, ông là hậu duệ của Ngô Thuận Đế, tức Tiền Ngô vương, con Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập (吳 昌 岌).

Khuông Việt, trong thời gian theo học tại chùa Khai Quốc tức chùa Trấn Quốc ngày nay, đã được Thiền sư Vân Phong chọn làm người chủ lưu của dòng tư tưởng thiền dòng thiền Pháp Vân.

Tư tưởng chủ đạo trong kinh Kim CươngThiền sư Thanh Biện đã đề xuất đó là “tất cả pháp đều là Phật pháp” đã được Khuông Việt Đại Sư ứng dụng vào hệ thống chính trị và ngoại giao của Đại Việt. Hiện nay, nếu tư tưởng chủ đạo này được ứng dụng vào thời mà bất ổn như hiện tình, có thể nói cái thời đại Thuộc địa kiểu mới của vương triều Bắc Kinh. Hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều Khuông Việt hiện đại để tập hợp được sức nước trong hiện tình.

Đại Sư đã vận dụng phương pháp “tạo ra được sức mạnh dân tộc”, “sức mạnh xã hội”: người có trách nhiệm với lịch sử ngoài việc phải đồng cam cộng khổ với dân, còn phải nhận thức được vai trò quan trọng của dân: “Dân là gốc của nước, được dân thì được nước, nhà nước là thuyền, dân là nước; nước chở thuyền được nhưng cũng làm lật được thuyền”.

Với phương pháp của Đại sư Khuông Việt, xuất phát từ phương pháp luận và học lý “tất cả pháp đều là Phật pháp” như thế, người ta mới có thể ung dung tham dự vào mọi sinh hoạt của cuộc đời, coi sự hoàn thành việc đời như một chứng tích cho sự hoàn thành việc đạo, chính nghĩa cho Dân tộc - Đất nước. Do vậy, chính sinh khí này của Khuông Việt đã thổi vào lòng dân tộc và đất nước được bình ổn và phát triển, độc lập, dân chủ và tự cường trước một phương Bắc đầy hung hãng như Hổ đói.

Triết lý hành động của Khuông Việt Quốc sư dựa trên một nhận thức luận coi cuộc đời là nơi mình có thể giải thoát được bằng chính nhận thức của mình.

Tinh thần khế lý và khế cơ theo triết học Phật giáo, nhấn mạnh thế giới giác ngộ cũng như hành động của Phật giáo không nằm bên ngoài cuộc đời, và con người không cần đi tìm bất cứ một thế giới nào khác. Điều này giải thích cho ta tại sao Khuông Việt đã ung dung tích cực tham gia vào việc nước, việc dân và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp dân chủ và đa dạng thành phần để bảo vệ độc lập của tổ quốc Việt.

Lịch sử đã đi đến kết luận rằng, Đại sư Khuông Việt (933 – 1011) là một vị Quốc sư (Cố vấn), nhà văn hoá, chính trị, ngoại giao kiệt xuất của thời đại.

Khi đã rời nhiệm vụ Tăng thống và những chính sự khác, Đại sư đã trở về mở trường dạy học ở chùa Thanh Tước núi Du Hý của quận Thường Lạc. Vì nhận thức rằng hiền tài là nguyên khí của quốc gia nên Khuông Việt Đại sư đã đào tạo được thiền sư Đa Bảo, là học trò ưu tú đại diện sau cùng của phổ hệ và đã đóng góp không nhỏ cho việc lên ngôi của Lý Công Uẩn sau này.

 

December 30, 2017,

Dharma Mountain and Forest Meditation,

 

An vui,

Khất sĩ Thích Giác Chinh.

Thư Viện Hoa Sen

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/06/2014(Xem: 24119)
13/01/2011(Xem: 73587)
24/07/2018(Xem: 7832)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.