Bên kia ngôn ngữ

07/06/20191:04 SA(Xem: 6171)
Bên kia ngôn ngữ

BÊN KIA NGÔN NGỮ
Norman Fischer  | Cao Huy Hóa dịch

 

Norman Fisher
Norman Fisher

Một thực tế hầu như không tránh được của đời tôi là, tôi là nhà thơ, hay ít nhất, tôi viết những bài thơ. Vì sao tôi cảm thấy cần làm việc đó? Đó là vì tôi bị cám dỗ bởi ngôn ngữ. Ngôn ngữ đang quyến rũ mọi người. Thông qua ngôn ngữ, chúng ta diễn tả, từ đó tạo ra thế giới ta sống trong đó, và thông qua ngôn ngữ diễn tả, chúng ta tạo nên chính mình. Nếu thế giới là khó khăn và cuộc đời là khó khăn, đó có thể không phải có cái gì sai với đời sốngthế giới - đó có thể có gì sai với sự mô tả của chúng ta.

Chúng ta thường nghĩ rằng, có cái gì đó và rồi, có nói chuyện về cái gì đó, và cái đó là thật, và nói về cái đó chỉ là chuyện thứ yếu. Nhưng đối với tâm trí con người, không có cách nào phân chia cái gì đó với nói về cái gì đó. Ngay cả nhận thức, đến một mức độ nào đó, là một tiến trình nhận thức về nói cái gì đó.

Tôi nghĩ bạn có thể nói ngôn ngữbản chất của người, bởi vì ý thức con ngườiý thức tạo ra ngôn ngữ. Ngôn ngữ rất gần gũi với chúng ta nhưng chúng ta không thể hiểu nó là gì. Chúng ta là “ở trong” ngôn ngữ theo kiểu như cá trong nước; đối với con cá, nước chính là thể cách của sự vật.

Tôi đã tự thắc mắc về ngôn ngữ hầu như suốt đời, và sau nhiều năm nghiên cứu, tôi tiến gần hơn để hiểu nó hơn là đã từng hiểu. Tuy vậy, trong thơ tôi, tôi luôn luôn viết về những cố gắng để hiểu ngôn ngữ. Chủ điểm chính của tôi dường như là: Chúng ta có thể biết ngôn ngữ là gì? Có thể biết chúng ta là ai? Nhà thơ Paul Celan viết, “Bất cứ khi nào chúng ta nói về sự vật theo cách đó (trong thơ), chúng ta ngụ ở trong câu hỏi: mọi sự từ nơi đâu và đến đâu, một câu hỏi mở không có lời giải”.

Như thế, ngôn ngữ, một mặt là ngục tù: chúng ta bị khóa theo nghĩa đen từng chữ ở trong ngôn ngữ, như: chữ đó được tạo bởi gì, được định nghĩa bởi ngôn ngữ nào, và chỉ có thể nhìn thấy từ xa như chúng ta có thể nói. Mặt khác, ngôn ngữ cũng có thể giải thoát chúng ta: nó có thể mở ra trí tưởng tượng và cho phép chúng ta bước ra ngoài thế giới - và bay xa bên kia thế giới. Đó là những gì các nhà thơ cố gắng làm.

Họ thường thất bại, nhưng điểm đến không phải là thành công mà là vươn tới.

Trong tu tập thiền Zen, chúng ta thường cố gắng đứng bên trong ngôn ngữ theo cách thức tươi mát, để mở ra bàn tay của tư tưởng, chơi với ngôn ngữ và để ngôn ngữ chơi với chúng ta. Điều đó có nghĩa, chúng ta đi đến hiểu biết và ngụ trong ngôn ngữ theo nhiều cách. Mỗi từ có nghĩa là cái gì đó và không gì khác. Nhưng cũng mỗi từ qua đi ngay khi chúng ta nói nó, và như thế nó không là cái gì. Khi chúng ta nói về điều gì đó, chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang hiểu nó hay kiểm soát được nó, nhưng đó là không thế. Khi chúng ta đang nói về điều gì đó, chúng ta cũng đang - và chủ yếu - nói về không có gì cả. Nói chính là nói về chúng ta, diễn tả chúng ta. Khi chúng ta rối lên trong chuyện gì đó mà chúng ta nghĩ là đang nói tới, thế là chúng ta đau khổ.

Tất cả ngôn ngữ đều là hát. Âm nhạc không có bất cứ một ý nghĩa có thể mô tả được, tuy nhiên nó là sinh động cho cuộc sống của chúng ta. Nhưng chúng ta không biết điều đó. Chúng ta nắm sự vật mà chúng ta tạo nên với ngôn ngữ của chúng ta, sự vật vốn không có như chúng ta tưởng tượng nó như thế, và chúng ta đau khổ. Nếu chúng ta có thể kinh nghiệm ngôn ngữ như nó thực sự là như thế đối với chúng ta, chúng ta có thể thoát khỏi ngôn ngữ tạo đau khổ. Điều đó không có nghĩa rằng chúng ta giải thoát khỏi đau khổsầu muộn. Chỉ khi chúng ta được giải thoát khỏi một loại đặc biệt của khổ đau, đó là: cô đơn và cách ly với chính họ, với người khác và thế giới.

Ý nghĩ này nằm ở trung tâm của đạo Phật. Ba tu tập đầu tiên của bát chánh đạochánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ. Cả ba khả dĩ làm thành đạo đức, và khi có đạo đức đích thực, ở đó có thêm tu tập thiềnchánh niệm, thì đạo đức dẫn đến trí tuệ, bằng cách ấy mà làm vững chắc thêm chánh kiến. Vì thế, ngay từ đầu, Đức Phật nhìn thấy ngôn ngữ của chúng ta quy định những tính cách tâm linh thông qua quan điểm, ý định, và ngôn từ phát ra, và sự rèn luyện nhận thức về tiến trình đó chính là điểm khởi đầu cho tu tập tâm linh. Về sau, trong tư tưởng Phật giáo, sự hiểu thấu bên trong này được vững chắc hơn và rõ ràng hơn với những lời dạy về Không, nêu lên bản chất của thực tại con người.

Như một đạo sư tâm linh làm việc trong thế giới thực với những môn đồ thực, Đức Phật hoàn toàn thực dụng và khéo léo trong những vấn đề đó. Giống như Socrate, ngài là vị thầy của đối thoại. Ngài biết rằng bị cuốn vào trong ngôn ngữ là vấp phải bẫy. Ngài thấy rằng không có gì căn bản hơn là chánh kiến - qua chánh kiến, mọi điều tốt được bộc lộ - nhưng ngài cũng thấy rằng chánh kiến không phải là một học thuyết hay sự thật gợi ý. Thỉnh thoảng có người hỏi tôi, cái gì là quan điểm của Phật giáo về việc này hay việc kia? Tôi trả lời: không có quan điểm của Phật giáo về việc này hay việc kia. Quan điểm Phật giáo là loại khôngquan-điểm, nhưng không phải không-quan-điểm là đối nghịch với một quan điểm, một chủ nghĩa lập lờ thiếu quyết đoán. Không quan điểm bao gồm nhiều quan điểm khác nhau khởi lên khi giải đáp những điều kiện. Không quan điểm là một thái độ, một tâm hồn rộng mở, một sự tử tế, mềm dẻo liên quan đến ngôn ngữ. Không quan điểm là một cách để đứng bên trong ngôn ngữ, để dùng ngôn ngữ, để kết nối mà không bị cuốn vào và làm phân ly giữa thế giớingôn ngữ.

Đức Phật nói chuyện với mọi người suốt cuộc đời. Trên thực tế, ngài là một trong những vị thầy lớn nhất về nói chuyện với mọi người đã được ghi lại trong lịch sử. Mỗi người có thể hưởng pháp vị trong những bài kinhĐức Phật đã nói, không phải bởi vì Ngài nói nhiều, hoặc bởi vì Ngài hay giải thích tỉ mỉ, nhưng Ngài nói để giúp mọi người thấy xuyên suốt làn khói mờ đục của những ngôn ngữ riêng biệt và quan điểm. Một lần có người hỏi Ngài về bí quyết của cách nói hiệu quả mà Ngài sử dụng. Ngài bảo, có bốn cách để trả lời câu hỏi. Cách đầu tiên là dứt khoát, đúng hay sai rõ ràng, không mơ hồ. Cách thứ hai là phân tích câu hỏi, làm sáng tỏ những định nghĩa và cố gắng xác định thực sự những gì có thể nói được, thông thường là phân chiết ra. Rất nhiều lần Đức Phật dùng cách này khi không cần thiết trả lời câu hỏi: sau khi phân tích, câu hỏi trở thành vô nghĩa. Cách thứ ba là hỏi vặn lại, mục đích là đưa người hỏi trở về tâm của mình, hướng sự chú ý ra xa tình huống phức tạp của ngôn ngữ về một điều gì đó là thực ẩn sau câu hỏi. Cách thứ tư đơn giản là để câu hỏi qua một bên, biết rằng một số câu hỏi bị vướng vào vô vọng, đụng vào chúng như đụng vào tường, vỡ đầu mà không có hồi kết. Đặt câu hỏi qua một bên, đơn giản là đi bộ quanh bức tường. Cách này có thể đưa bạn qua bên kia bức tường mà không vỡ đầu. Vì thế, đôi khi Đức Phật dùng cách im lặng khi trả lời một câu hỏi.

Trong khi biện luận về chánh ngữ, Đức Phật đã chứng tỏ sự hiểu biết tinh tế, uẩn khúc, cho rằng ngôn từ không có ý nghĩa nhất định và không bao giờ được xét giá trị trên bề mặt. Nghĩa của một từ tùy thuộc vào ngữ cảnh: ai đang nói và đang nghe, giọng nói như thế nào, thái độ ẩn ý, và hoàn cảnh trong đó lời nói phát ra. Sự kiện Đức Phật không khuyên lời nói của ngài được viết và ngài cho phép mọi người giải thích lời dạy của ngài theo những ngôn từ riêng của họ, bằng cách nhấn mạnh rằng ngôn ngữ thông thường có thể dùng chứ không cần phải ngôn ngữ thiêng liêng đặc biệt, chứng tỏ rằng ngài hiểu ngôn ngữ là một tiến trình - đặc biệt là cuộc đối thoại, một kinh nghiệm sống động - hơn là một công cụ mô tả hay giải thích đúng. Đức Phật thấy rằng ra khỏi một ống dẫn trung tính để truyền đạt những ý nghĩa có từ trước, thì ngôn ngữphương tiện luôn luôn thay đổi đối với bản thân, và ngài cũng thấy rằng cách để làm rõ bản thânthế giới là giữ cho ngôn ngữ được đúng đắnlinh động.

Trong tất cả những lời dạy của Đức Phật mà những thiền sư Trung Hoa cổ đại được thừa hưởng từ Ấn Độ, điều mà họ nhấn mạnh nhất là “công án” sau đây về ngôn ngữ:

Một nhà sư hỏi đạoTriệu Châu, “Thành tựu viên mãn của trí tuệ là gì?”.
Triệu Châu đáp, “Thành tựu viên mãn”.
Nhà sư khác hỏi, “Thiền là gì?”.
Triệu Châu đáp, “Không-thiền”. “
Thiền là không-thiền, là như thế nào?”. “Nó vẫn ở đó”.
Vị sư khác: “Một từ là gì?”.
Triệu Châu: “Hai từ”.
Một vị sư hỏi thiền sư Fengxue (Fengxue Yanzhao 風 穴延沼 Phong Huyệt Diên Chiểu, chú thích của người dịch),
“Làm thế nào tôi có thể vượt qua bên kia ngôn từ và im lặng?”.

Để trả lời, Fengxue trích dẫn vài dòng của một bài thơ nổi tiếng.

Điều làm ta khổ sở, điều gây ra cho chúng ta xung đột với người khác, là cứ khăng khăng nhất định về quan điểm sự vật riêng tư của chúng ta: quan điểm về những gì chúng ta xứng đáng hay mong muốn, quan điểm về phải và trái, quan điểm về cái ngã, quan điểm về người khác, quan điểm về đời sống, quan điểm về cái chết. Nhưng những quan điểm chỉ đúng là quan điểm, chúng không phải là sự thật rốt ráo. Không có cách nào loại bỏ quan điểm, và chúng ta cũng không muốn thế. Càng sống và nhận thức thì càng có những quan điểm. Những quan điểm là đa sắc màu, lý thúphong phú thì càng sống lâu dài, miễn là chúng ta biết đó là quan điểm. Những thiền sư Trung Hoa muốn chúng ta biết quan điểm như là quan điểm, và không lầm lẫn nó với cái gì khác. Nếu bạn biết quan điểm như là quan điểm, bạn có thể giải thoát khỏi quan điểm đó. Nếu bạn biết ý nghĩ như là một ý nghĩ, bạn sẽ thoát ra khỏi ý nghĩ đó.

Vượt qua ngôn ngữ khi sử dụng ngôn ngữ là điều mà chúng ta có thể thực tập và phát triển thông qua thiền, qua học tập, và nhận thức trong đời sống hàng ngày. Trong thiền, ta có thể học cách chú ý không chỉ cảm giác mà còn xúc độngsuy nghĩ. Học để cho suy nghĩ đến và đi, rốt cuộc chúng ta có thể hiểu ý nghĩ như là ý nghĩ, ngôn từ như là ngôn từ, và với sự hiểu biết đó chúng ta thấy một mức độ tự do từ ý nghĩ và ngôn từ. Chúng ta có thể bắt đầu tiếp cận tư tưởng Phật giáo không như một chuỗi những khái niệm mới mà chúng ta bám vào, mà như một phép luyện yoga tinh thần, một đối trọng với những khái niệm mà chúng ta đã nắm vô ý thứctrói buộc chúng ta, khóa chúng ta trong một cái ngã nhỏ bé, tạm thời, vụn vặt.

Khi trong đời sống hàng ngày, chúng ta dần dần học cách trở về thân, tâm và cảm xúc, thì chúng ta học được cách nắm ngôn ngữquan điểm của chúng ta một cách nhẹ nhàng, để thấy rằng chúng là những dòng chảy luôn luôn biến hóa của con người, rằng chúng không chỉ là của chúng tatùy thuộc vào mọi người. Khi chúng ta nuôi dưỡng thực tập sự chú tâm vào cách mà chúng ta nói với chính mình, chúng ta sẽ không tự lừa mình quá nhiều. Một thiền sư Zen thường nói với chính mình, “Nè, ngươi đừng bị lừa phỉnh bởi bất cứ gì nhé!”, và tự đáp, “Tôi không bị như thế!”.

Nguyên tác: Beyond Language, trên Tricycle online, Summer 2011. Tác giả: Norman Fischer là một nhà thơ, một nhà tu thiền Zen sống tại Green Gulch Farm, một trung tâm thiền Zen tại California, ở đó ông là nhân vật chủ chốt tổ chức các chương trình tu tập.

Cao Huy Hóa dịch | Văn Hóa Phật Giáo số 320 ngày 01-05-2019

Thư Viện Hoa Sen

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.