Cần phải đặt vấn đề tự nhận thứcnhận thức lên hàng đầu – người con Phật và tính thời đại

05/11/20214:31 SA(Xem: 2319)
Cần phải đặt vấn đề tự nhận thức và nhận thức lên hàng đầu – người con Phật và tính thời đại
CẦN PHẢI ĐẶT VẤN ĐỀ TỰ NHẬN THỨCNHẬN THỨC LÊN HÀNG ĐẦU –
NGƯỜI CON PHẬT VÀ TÍNH THỜI ĐẠI
Thích Tâm An

Hai mươi thập kỷ đầu của thế Thế kỷ XX vừa tròn trịa đi qua đã đánh dấu và để lại, đồng thời hướng đến một hiện thực mới của nhân loại, tóm gọn trong cụm từ “toàn cầu hóa”. Toàn cầu hóa hiểu ngắn gọn là sự phát triển có thể nói là rất mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, sự phát triển ấy đưa các nước, các luồng tư tưởng, các nền văn hóa, các tôn giáo, các nền kinh tế … xích lại gần nhau, giao lưu va chạm với nhau, kích thíchtác động qua lại với nhau tạo ra nhiều chiều kích mang tính hai mặt cả tích cực lẫn tiêu cực hạn chế, đơn cử là khoa học-công nghệ internet toàn cầu, thông minhvô cùng nhạy bén.

         Hiện thực này xuất hiện và phát triển đến ngày nay và còn hơn nữa trong tương lai của nhân loại, bởi tư duy con người phát triển, sự sáng tạo, việc khám phá ra những sự bí ẩn đầy mới mẻ về con ngườithế giới tự nhiên vũ trụ cũng từ đó phát triển đồng thời dần được nhận diện rõ ràng. Con người, ‘làm ra toàn cầu hóa’. Nhưng con người không phải toàn vẹn về nhận thức, tri thức, năng lực… bởi thế con người còn bị tác động và thậm chí là bị chi phối bởi hiện thực ấy.

         Sự ‘bị’ tác động và thậm chí là ‘bị’ chi phối ấy của con người diễn ra trên cả hai phương diện:

         + Một là thân thể, đời sống vật chất, khoa học công nghệ.

         + Hai là tinh thần, trí tuệ.

         Cả hai phương diện này đều được đưa ra bàn luận, phân tích và thậm chí là tranh cãi ngay từ buổi đầu của nhân loại cho đến nay vẫn chưa dừng. Để hình thành chiều hướng duy vật hay duy tâm và cả nhị nguyên, tận bây giờ vẫn chưa có kết luận rõ ràng cụ thể làm hài lòng cho ‘nhận thức nghiên cứu’ hay đáp ứng cái ‘yêu cầu rõ ràng’ của khoa học đời sống. Dừng lại ở đây, dù là duy vật hay duy tâm hay nhị nguyên, điều này nên dừng lại những tranh cãi và đối đầu. Thay vào đó, chúng ta hãy chú ý đến vấn đề ‘hiện thực’ của toàn nhân loại nói chung và từng phương diện đời sống xã hội nói riêng, và riêng hơn nữa là ở từng quốc gia dân tộc, khu vực, vùng miền với những hiện thực về sự phát triển, sự xung đột, vấn đề đạo đức, giáo dục, môi trường, kinh tế, chính trị, tôn giáo, văn hóa…

         Do đó vấn đề “NHẬN THỨC” cần phải được đặt ra cho tất cả chúng ta. Đó là nhận thức về tính ‘hiện thực của thời đại’. Đó là nhận thức về sự phát triển tổng thể của nhân loại. Sự phát triển ấy mang đến lợi íchhạnh phúc gì, sự tác động ấy gây ra những khó khăn và khổ đau gì cho nhân loại, thời cơ và thách thức gì cho đời sống xã hội, rộng hơn là cho địa cầu này.

Vì thế mà nói, “CẦN PHẢI ĐẶT VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VÀ TỰ NHẬN THỨC LÊN HÀNG ĐẦU”.

NHẬN THỨC, theo ý kiến riêng của tôi đó là vấn đề chẳng riêng của ai hay đoàn thể nào, nó là của toàn nhân loại nói chung, của tổng thể mỗi hệ thống của từng phương diện trong xã hội như chính trị hay kinh tế hoặc tôn giáo … Cũng như thế, TỰ NHẬN THỨC, là từ trong hệ thống từng phương diện đời sống xã hội những tổ chức cho đến từng cá nhân dù ai và đứng ở vị trí và có vai trò, tác động đến đâu cũng cần nhận thức rõ, đây là nói về phạm vi của từng hệ thống và từng cá nhân.

Nhận thức đúng về hiện thực khách quan thì có đường lối lãnh đạo và phát triển đời sống xã hội. Nhận thức đúng tính thời đại đối với kinh tế thì có chiến lược kinh tế phù hợp để tồn tại và phát triển. Nhận thức đúng tính hiện thực của giáo dục thì có phương pháp dạy và học đúng đắn. Nhận thức đúng sự phát triển hiện thực của con người thì khoa học ngày một đi lên…còn nhận thức như thế nào cho đúng thì còn phải tùy vào từng lĩnh vực trong thời đại nào và ai nhận thức về nó.

Thế thì NHẬN THỨC nói chung là gì?

Hãy cùng tham khảo một cách dễ hiểu nhất về hai từ này: NHẬN THỨC (tiếng Anh: cognition) là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệmgiác quan, bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ, lý thuyết cho đến tính hành động. Nó diễn ra trong từng giai đoạn lịch sử của nhân loại và mang tính hiện thực hóa. Nhận thứcnhận thức về chính bản thân mình (suy nghĩ, trình độ, khả năng, sức lực, trí tuệ…), nhận thức về xã hội (sự phát triển, tình hình chung, khó khăn, lợi ích...) và nhận thức về tự nhiên (các hiện tượng, sự kết hợp,…) và chung lại là nhận thức về sự tác động qua lại và có mối liên hệ chặt chẽ giữa cá nhân, xã hộitự nhiên.

Nhận thức để làm cho hiểu đúng, làm cho sáng tỏ để được phù hợp và phát triển trên nền tảng ‘hạnh phúc và ổn định’ của toàn nhân loại.

Ở đây tôi quan tâm và chú trọng đến vấn đề TỰ NHẬN THỨC hơn, bởi điều này là nền tảng tổng hợp lại cho việc NHẬN THỨC chung của toàn nhân loại hay từng phương diện đời sống. Đó là sức mạnh của quần chúng, từ những cái riêng biệt cá thể làm nên cái chung tổng thể và toàn diện.

Công việc ‘TỰ NHẬN THỨC’ này là việc của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân tự nhìn nhận và đánh giá mình về năng lực, trí tuệ, tư duy,… cho đến mức độ mong muốn hiện thực cho nhân loại nói chung được ổn định và hạnh phúc đến đâu. Hãy bỏ qua những lập trường chính trị, tư tưởng, văn hóa, tôn giáo… hay chủ nghĩa cá nhân. Đặt vấn đề rằng:

“Một hệ thống bao gồm nhiều tiểu hệ thống kéo xuống từng cá nhân. Như vậy cái làm cho hệ thống tồn tại chính là những yếu tố cá nhân kết hợp lại trên một tinh thần, mục đích, hoạt động, mong muốn chung…hướng đết một kết quả. Mạnh và phát triển hay yếu rồi sụp đổ của hệ thống là từ các cá nhân này khi kết hợp với nhau, cả mặt lý thuyết lẫn hiện thực. Cá nhân không trừ một ai từ người đứng đầu lãnh đạo cho đến người có chức vụ thấp nhất và cho dù là người bình thường nhất. Một tác động nhỏ của cá nhân cũng gây ra những ảnh hưởng và dẫn đến một kết quả cho toàn bộ hệ thống, hoặc lợi hoặc hại, hoặc nhiều hoặc ít”

Tất cả những điều vừa triển khai ấy mang tính trung hòa chứ chưa đặt vào một phương diện cụ thể nào của đời sống xã hội. Nhưng đến đây, tôi xin được đặt nó vào phương diện TÔN GIÁOcụ thểPHẬT GIÁO, rõ ràng hơn là PHẬT GIÁOVIỆT NAM trong tính hiện thực buổi đầu của thế kỷ XX. Do đó nên mới “CẦN PHẢI ĐẶT VẤN ĐỀ TỰ NHẬN THỨCNHẬN THỨC LÊN HÀNG ĐẦU – NGƯỜI CON PHẬT VÀ TÍNH THỜI ĐẠI”.

Song song cùng lịch sử nước nhà, Phật giáo Việt Nam nói chung đã giữ vững tinh thần TỪ BITRÍ TUỆ trong những bước đi ‘NHẬP THẾ’ không chỉ trong buổi đầu du nhập với đặc điểm hòa hợp mà không hòa tan, tiếp biến mà không mất đi bản chất vốn có của mình. Cho đến trong các giai đoạn lịch sử của dân tộc, Phật giáo luôn phát huy cái  bản chất tinh thần từ bitrí tuệ ấy. Không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, mỗi nẻo đường Phật giáo đi qua và ở lại đều như vậy, vì thế mới được toàn thế giới tôn vinh là một ‘TÔN GIÁO HÒA BÌNH’.

Đến ngày nay, hai thập niên đầu của thế kỷ XX bên cạnh bước tiến như vũ bão của thời đại. Vấn đề về ‘nhận thức’ cần và phải đặt lên hàng đầu, bởi vì nó là nền tảng bước tiến cho tinh thần căn bản đặc biệt của Phật giáo, đồng thời nó là yểu tố căn bản cho sự tồn tại và phát triển cho toàn bộ nền Phật pháp trên toàn cầu nói riêng. Nhận thức đúng cũng là yếu tố cần thiết gắn liền với nhân loại nói chung.

Ngay buổi đầu truyền Chánh Pháp, Đức Phật cũng đã khẳng định rằng: “…pháp nhãn và trí tuệ thấy biết đúng như thật, dẫn đến sự an tịnh, thánh trí, giác ngộ và Niết-bàn…”. Pháp nhãnTrí tuệ thấy biết đúng như thật ấy chính là nhận thức, được thi hóa trong khóa tụng thống nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam về Kinh Chuyển Pháp Luân rằng:

“…Như vậy nhận thức

         Là điểm khởi đầu

         Phát khởi tư duy

         Ươm mầm trí tuệ

         Soi sáng sáng hành động

         Sinh kế chuyên cần

Đều hợp chánh đạo…”

         Như vậy, ‘nhận thức’ là nền tảng nên được Đức Phật xếp đầu tiên trong hệ thống Bát Chánh Đạo [Chánh Kiến (samma ditthi), Chánh Tư Duy (samma samkappa), Chánh Ngữ (samma vaca), Chánh Nghiệp (samma kammanta), Chánh Mạng (samma ajiva), Chánh Tinh Tấn (samma vayama), Chánh Niệm (samma sati), và Chánh Định (samma samadhi – nói cho dễ hiểu là: Thấy biết chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, ý niệm chân chínhthiền định chân chính] để thực hành hướng đến dứt khổ đau, được an vui, hạnh phúc một cách chân chính. Với điều gì đưa đến diệt trừ cái khổ và mang lại an vui hạnh phúc cho nhân loại thì đó là chân chính, đây là một cách hiểu sơ lược nhất và đơn giản nhất.

         Ở đây, vấn đề Nhận Thức tôi đề cập đến chính là “Tự Nhận Thức” mang tính thời đại. Nhận Thức ấy cần được nhìn nhận và phát triển trên hai mặt đó là: tổng thể hệ thốngcá nhân riêng biệt.

THỨ NHẤT, nói về nhận thức của tổng thể hệ thống. Đó chính là sự cần thiết phải nhận thức được tính hiện thực thời đại trên bốn phương diện mà tôi cho là trọng tâm: một là hệ thống quản lý, hai là công tác thông tin truyền thông, ba là phương pháp giáo dục đào tạo, bốn là phương diện văn hóa xã hội.

Nói đến đây, chúng ta lướt qua về vấn đề có cần ‘hiện đại hóa Phật giáo hay không?’. Theo cá nhân tôi, xét về bản chất của Phật giáo thì tính trí tuệ, tính khoa học và tính hiện đại đã có sẵn, với bằng chứng là qua những lời Phật dạy (có cả những tư tưởng triển khai từ những vị Tổ sư) được lưu lại trong Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng với nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như y học, sinh học, vật lý học, điệ tử học, triết học, giáo dục học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học… đều đã và đang chứng minh là đúng (chứng minh theo yêu cầu của thời đại).

Đơn cử là khi Đức Phật đã nói về các thế giới khác rải rác trong hệ thống Kinh điển, như Kinh Hoa Nghiêm “Trong thế giới hải đó có thế giới vi trần số thế giới chủng. Mỗi thế giới chủng có thế giới vi trần số thế giới”, thì thiên văn học, vũ trụ học của NASA nghiên cứu đã phát hiện ra những hành tinh khác, thế giới khác, thế giới song song, dải ngân hà khác…

Đó là xét sơ qua về tính bản chất, còn xét về tính hiện tượng sinh hoạthoạt động truyền bá một cách tổng quát, Phật giáo cần ứng dụng tính hiện đại chứ không phải cần hiện đại hóa lại Phật giáo. Áp dụng tính hiện đại, chính là sử dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động và tổ chức của mỗi giáo hội (từng quốc gia) hay mỗi phân ngành. Điều này đúng là cần thiết, cũng khá hay khi nó đúng như lời dạy của Tổ sư Huệ Năng vào thế kỷ VII rằng:

“Phật pháp tại thế gian

Bất ly thế gian giác

Ly thế mích Bồ Đề

Kháp như cầu thố giác”

Được hiểu là: Phật pháp ở trong thế gian, thế nên từ thế gianhiểu rõ Phật pháp. Nếu ngoài thế gian mà muốn hiểu rõ Phật pháp thì giống như đi tìm lông rùa, sừng thỏ.

Do vậy mà vấn đề nhận thức hay yự nhận thức trong tổng thể hệ thống là tối cần thiết. Điều này đang dần được kiện toàn và ứng dụng khoa học công nghệ một cách phù hợp và mang lại những thành quả nhất định. Từ đó, qua bản chất trí tuệ và tính khoa học sẵn có thì Phật pháp trở lại giúp đỡ cho khoa học và đời sống xã hội rất nhiều, không chỉ trên mặt lý thuyết mà còn cả về tính hiện thực.

 THỨ HAI, tôi để trọng tâm vào vấn đề nhận thức, tự nhận thức của các cá nhân trong hệ thống ấy. Các cá nhân làm thành một hệ thống Phật giáo, các cá nhân ấy chính là đối tượng trung tâm, đó là hai chúng gồm có: chúng xuất gia (Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di ni) và chúng cư sĩ tại gia (Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, thiện nam tử, thiện nữ nhân).

Nói về cá nhân của chúng xuất gia hay còn gọi theo tiếng Việt là Tu sĩ hay Xuất sĩ … đều được cả. Vấn đề quan trọng ở đây là nói đến mỗi người hãy “Tự Nhận Thức” lại trên hai phương diện chính đó là: TỰ GIÁCTRUYỀN PHÁP. Bởi vì chúng xuất giayếu tố vô cùng quan trọng cấu thành Tam Bảo gồm Phật bảo, Pháp bảochúng xuất giaTăng bảo. Phật đã nhập diệt, Pháp không có miệng lưỡi. Tăng chínhyếu tố quyết định đề Phật và Pháp được hiện thực hóa và phát triển.

Cái tính tự giác tôi đề cập đến, chính là việc chúng xuất gia (tôi nhấn mạnh là những thế hệ gần đây và về sau) tự nhìn nhận lại rằng: tại sao lại chọn làm người xuất gia? Xuất gia để làm gì? Mình đã làm gì, làm được gì khi đi xuất gia? Mình đã đạt được gì khi đi xuất gia? Đã trọn vẹn ý nghĩa của con đường này hay chưa? Đó là vấn đề trọng đại. Là tự nhận thức “CHÍNH MÌNH”. Hãy nhớ đến lời dạy của Đức Phật trước khi Ngài nhập diệt, được ghi nhận trong hệ thống kinh tạng Pali, Sanskarit và Hán tạng rằng:

“Vậy nên này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình (atta-dipà viharatha), hãy tự mình y tựa chính mình (attàsaranà) chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác ...

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ kheo trú quán trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Trú quán thọ trên các cảm thọ ... trú quán tâm trên các tâm, trú quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Như vậy này Ananda, Tỷ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác.

Này Ananda, những ai, hiện nay hay sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi”.

Cái tính tự giác tiếp đó, chính là việc ‘CẦN’ nhìn nhận về thế gian mang tính thời đại. Với công nghệ hóa, toàn cầu hóa, tri thức phát triển cũng đặt ra yêu cầu, mỗi người xuất sĩ phải hoàn thiện giữa cái học trên lý thuyết và sự thực hành để thật hiểu và thật thấy về những gì Đức Phật đã chỉ dạy. Có như vậy mới gắn liền với hiện thựcgiải quyết các vấn đề của hiện thực, không chỉ của Phật giáo mà là cả nhân loại. Tất nhiên, bản chất Phật giáo đã là khoa học, là trí tuệ nên rất có giá trị. Cái giá trị ấy không mất đi được, giống như sự thực con người sinh ra là phải già phải bị bệnh và chết. Có chăng thì là do giá trị của cá nhân bị đánh đồng với giá trị của Phật pháp, đáng lý chỉ có giá trị cá nhân bị phai nhạt đi mà thôi, nhưng do ‘nhận thức’ không đầy đủ và rõ ràng mà “vơ đũa cả nắm” đánh đồng cá nhân là tập thể, là Phật pháp. Như vậy thì thật kém trí và không nên trong thời đại phát triển tư duynhận thức ngày nay. Thế nên mỗi cá nhân, tôi đặt ra vấn đề “ĐÃ NHẬN THỨC HIỆN THỰC THẾ GIỚI NÀY NHƯ THẾ NÀO?” để từ đó “SOI RỌI” vào bản thân mình mà “TỰ NHẬN THỨC” như vậy mới làm nên giá trị của chính mình và tô điểm cho giá trị của toàn thể hệ thống Phật pháp. Vì sao? Vì cá nhân làm thành hệ thống, hệ thống là biểu hiện tồn tại của mỗi cá nhân. Do vậy, hệ thống có đẹp thì cá nhân đẹp, hệ thống tồn tại thì cá nhân mới tồn tại, hệ thống có phát triển thì cá nhân mới phát triển và ngược lại. Không chỉ nói đến Phật giáo mà tất cả hệ thống nào cũng vậy, dù là hệ thống chính trị hay kinh tế, tôn giáo khác, hệ tư tưởng… không thể bác bỏ ý kiến này. Thế nên xin hãy tự nhận thức “TA LÀ ĐOÀN THỂ MÀ ĐOÀN THỂ CŨNG LÀ TA” đừng biến mình thành “CHÚ SÂU hay CON MỌT”.

Tiếp đó, điều mà tôi đề cập đến quan trọng không kém. Đó là sự tự giác, tự nhận thức của người mỗi người xuất gia về KINH-LUẬT-LUẬN trên nền tảng GIỚI-ĐỊNH-TUỆ như thế nào. Điều này liên hệ đến học thuậtthực hành, lý thuyếttu tập. Chúng ta không thể bỏ qua điểm quan trọng là vấn đề bằng cấp. Tôi mong muốn không có sự so sánh ‘ngày xưa thế này thế kia… bây giờ thế này thế nọ…”. Xin, hãy đặt tính hiện thực lịch sửthời đại vào để lý giải và làm rõ. Tôi chỉ xin nhấn mạnh “TÍNH THỜI ĐẠI” đặt ra những yêu cầu của từng thời đại. Bấy nhiêu là đủ để cho mỗi người gợi mở. Thời đại ngày nay, bằng cấp là yêu cẩu thời đại và toàn xã hội, Phật pháp trọng thực hànhtự giác. Nhưng Phật pháp còn trong thế gian. Tự giác của mỗi người là khác nhau. Phật pháp hướng đến độ người, nhưng ngày nay để có thể độ được người tức là có thể truyền bá Phật pháp… chúng ta cần gì. Yếu tố quan trọng là tự giác thực tế bên cạnh đó yếu tố trợ duyên căn bảntrình độ bằng cấp. Tôi không phủ nhận nhiều điểm tiêu cực, tích cực. Tôi chỉ xin mỗi cá nhân xuất sĩ, “TỰ NHẬN THỨC” về trí tuệ và bằng cấp của mình, hy vọng là nó không sáo rỗng, chỉ có màu mè giấy mực. Và những ai đang ‘NGẮM NHÌN NGƯỜI XUẤT SĨ”, hãy nhận thức về điều này.

         Nói về cá nhân là chúng cư sĩ tại gia. Tôi chỉ có mấy vấn đề về “TỰ NHẬN THỨC” đặt ra ở đây cho mỗi người suy nghiệm: Một là đối với “NIỀM TIN”, hai là đối với “TRÍ TUỆ-SỰ HIỂU-SỰ THỰC HÀNH” về Tam BảoTam tạng như thế nào, ba chính là “VAI TRÒ và BỔN PHẬN”, với câu hỏi NHƯ THẾ NÀO, RA SAO, ĐÃ ĐƯỢC CHƯA…?. Những vấn đề này cần phải tự mỗi cá nhân hay nhóm cư sĩ tại gia nhận thức sâu sắc.

         Mong muốn sự nhận thức này: trước hết là phải mang tính toàn diện không phiếm diện một chiều, hai là tính hòa hợp, ba là tính dẹp bỏ quan kiến chủ thuyết và cái tôi cá nhân. Từ đó mới tiến đến tự nhận thức được một các sâu sắc. Vấn đề này chỉ xin trình bày ngắn gọn như vậy.

         Sở dĩ, vấn đề “NHẬN THỨC” được nói là quan trọng và trọng tâm mà tôi nói đến là chúng xuất gia bên cạnh đó là chúng tại gia cư sĩ. Cái mà tất cả chúng ta nhìn thấy rõ ràng, rằng bên cạnh sự phát triển hệ thống kiện toàn, những bậc Cao Tăng thạc đức… cũng có những cá nhân là chấm mực đậm nhạt khác nhau. Cộng thêm tính hiện thực thời đại đã tác động rất nhiều đến với mỗi cá nhân và cả tập thể hệ thống. Do đó mà tôi quan tâm đến, nó ra ý kiến sơ lược khi liên hệ và nghĩ đến hiện thực thời đại để mỗi người cùng chiêm nghiệm và góp ý. Chứ không phải bàn luận chỉ trích hay kích bác,…

         Từ vấn đề nhận thức và tự nhận thức này để mỗi chúng ta, người con Phật nói riêng kiện toàn chính mình và làm sáng rỡ giáo Pháp. Chánh Pháp hay Giáo pháp không có suy yếu, không có “mạt” rụng, chỉ là con người làm cho yếu và mạt mà thôi.

         Bên cạnh đó, Phật giáo và mỗi người con Phật đi đến nhận chân hiện thực nhân loại trong các vấn đề của đời sống xã hội. Từ đó cùng với các phương diện khác như văn hóa, tôn giáo bạn, chính trị, giáo dục, đạo đức… đi đến giải quyết những vấn đề xung đột, mâu thuẫn, tiêu cực trong đời sống xã hội của nhân loại nói chung và từng khu vực, quốc gia nói riêng. Đó là cách mà Đạo Phật “diệt khổ”, là hướng đi, là mục đích, là bản chấtĐức Phật ra đời và Chánh Pháp được truyền bá.

 note: 

+ dựa trên cái nhìn triết học tôn giáophương diện học Phật, gắn liền với tính hiện thực thời đại để triển khai.

+ được chia sẻ, không xoá tên tác giảhình thức copy chỉ được sử dụng phục vụ cho mục đích không có tính lời dụng, không chỉnh sửa, không thêm bớt hay cắt ghép nội dung. 

+ yêu cầu: nhìn nhận và đóng góp trên tinh thần hòa hợp, trí tuệ và thấu hiểu, suy nghĩ rõ ràng, lập trường đúng đắn, phù hợp với tinh thần cũng như hướng tiếp cận và triển khai trong bài viết.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/06/2014(Xem: 23110)
13/01/2011(Xem: 72712)
24/07/2018(Xem: 7308)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.