Bilingual: The night blooming Quỳnh flower / Dạ Quỳnh

18/05/20233:58 SA(Xem: 2070)
Bilingual: The night blooming Quỳnh flower / Dạ Quỳnh

BILINGUAL:
THE NIGHT BLOOMING QUỲNH FLOWER / DẠ QUỲNH

 Author: Tâm Nhuận Phúc

Translated by Nguyên Giác

 

 

(This article won a Dharma Fragrance Prize from the 2022 Living Dharma Writing Award, which was organized and presided over by Bhikkhuni Thích Nữ Giới Hương, the abbess of Hương Sen Temple.)

 

da quynh (2)My family has six siblings. My life was very simple before 1975 because my father was a civil servant and my mother was a housewife. Like many Vietnamese families, my entire family practices traditional Buddhism. When my parents lived in Saigon, they frequently visited the nearby Phước Hải Pagoda. As a result, the children also came here to worship Buddha during Lunar New Year, Buddha's birthday, and Vu Lan. We were taught to believe in the law of cause and effect and to live a meek life that will lead to favorable circumstances. We simply have faith in the Buddhadharma; however, none of our family members have had the opportunity to study Buddhist texts or attend a retreat to learn basic meditation techniques. When my mother got older, she would pray with a mala, recite the name of Buddha every day, and eat vegetarian four days a month. I have an uncle who is very knowledgeable about the Buddhadharma. Seeing that my mother had sincere faith in the Three Jewels, he explained to her about the Three Dharma Seals, the Four Noble Truths, and the Eightfold Path. But it seemed that my mother was also not interested in delving deeper into these concepts. My uncle said that my mother still hadn't really started to believe in Buddhism.

As a large family of public servants, there will always be concerns about how to make a living. When I was a child and slept with my parents, I sometimes heard them talk about how to pay for the family's costs on the nights before bed, which made me feel insecure. After 1975, my father passed away early, so my mother and a handful of my elder siblings had to shoulder an increasing amount of stress. My mother had to do everything possible to get the family through the most difficult economic period in the country. Only after a few brothers and sisters graduated from school, went to work, and brought in extra wages to support the family, my mother felt a lighter burden. However, anxiety still pursued my mother throughout her life, even when the family was completely out of the danger of poverty. This is also a common scenario for numerous Vietnamese mothers and families who have lived in a nation that experiences as much hardship as Vietnam. I love my mother very much. While growing up, I dreamed of how I would help her get rid of those insecurities.

Now, all our brothers and sisters are over sixty years old. In Vietnamese society, we all enjoy a middle-class standard of living despite our lack of wealth. Some of the older sisters have retired. Alongside the unstable fate of the country, some family members are in America, and some are still in Vietnam. Some siblings left Vietnam by boat, and some settled overseas under the family reunification category. We still feel close to one another, just as we did when we shared a home, and the Vietnamese extended family's customs still appear to permeate our thoughts. In the Internet age, we still keep in touch with each other through the social network Viber, letting people share stories about our families, our children, our grandchildren, our houses, and our extended relatives. Siblings can still see each other on the screen, and talk to each other on the phone. Far but near…

My oldest sister is in Southern California. After her husband died, she lives with her son and his wife. Her greatest joy is seeing her two grandkids mature and excel academically. She is retired. In addition to caring for her grandchildren and cooking, she also enjoys gardening and flower planting. Recently, the Quỳnh flower bushes behind her garden bloomed eight beautiful flowers. She took pictures of flowers to show her whole family and was inspired to write a poem as follows.

---- Hoa Quỳnh at night

Last night eight flowers bloomed,
today eight flowers wither.
The petals are scattered,
and the pistil and incense also fade.
Only a small flower bud remains,
the promise of tomorrow. 


The whole family was excited and felt very happy. As the eldest sister in the family, she has been busy all her life from her own family to the extended family, always shouldering many things. She has been the most important person, standing with my mother to take the family through the difficult period after the death of my father. Rarely did she find time to herself to be leisurely in her old age. It is quite normal for Quỳnh flowers to bloom in the evening and then wither the next morning, because many Vietnamese families in California also grow Quỳnh flowers. But now my sister knows how to leave her busy schedule, spend time looking at flowers, writing poetry, and her poetry also has a little taste of Dharma. Maybe when looking at flowers, she thinks of her two grandkids. Looking at the withering flowers, she realized that there was still a flower bud waiting to bloom in the future. The generation of grandparents and parents will pass away, but there are generations of descendants to follow, honoring the family and country. It is a happy-ending viewpoint according to the traditional family thinking of many Vietnamese people of her generation.

We exchange comments via Viber, critique poetry together, suggest adding or subtracting words, and then encourage people to respond to this interesting topic. Another sister in Vietnam later wrote another poem on the same topic.

I am mourning for the Quynh flowers,
which bloom at night and emit
a pleasant scent but die
when the sun begins to shine.

Human life also passes quickly, with
a hundred years being just a moment in this world.
In a similar manner, Quynh flowers bloom
at night and die the following morning,
but their scent remains and continues to linger in human hearts.

Just as good! As a person with a simple and innocent way of thinking, perhaps thanks to that, she is the least worried person in the family. Sometimes I wish I had her carefree attitude. Her poem appears to have an educational purpose due to the fact that she is a retired educator. Quỳnh flower even blooms for one night, but its fragrance and color also make people ecstatic and beautify the world. In a hundred years of human life, we should live with a heart full of love and meaning, and bring joy to many loved ones. It doesn't matter for a short or long lifespan of a flower or a human being: it is worth cherishing as long as it is useful for society and humanity. Clearly created by a teacher, that poem shows a crucial difference.

And finally, the older brother in the family who had just settled in the United States a few years ago also contributed another poem.

When spring comes, hundreds of flowers bloom in the yard.
When spring leaves, flowers fall one by one.
Last night's Quynh flowers bloomed as fresh as new,
then faded away when the morning came, turning off the color of spring.
Just one night but as long as a year,
I watched everything pass in front of my eyes.
When will we see those old days again, so that
we can return and miss the youthful springs?

Quỳnh flower came, then Quỳnh flower went away.
I sit waiting for flowers in vain, while everything changes impermanently.
I'm startled, seeing that my head's hair has already turned white.
Thus, 100 years of human longevity is just a moment, oh dear Quỳnh flower.

The poem is clearly inspired by Zen Master Mãn Giác's immortal Zen poem Cáo Tật Thị Chúng. I began to realize that the Buddha Dharma has permeated and influenced the thoughts and lifestyles of my family members in a gentle, silent way. In the era of the Internet information explosion, Vietnamese people do not necessarily need to go to a temple to be close to the Dharma. In Vietnam now, many large temples that have large Buddha statues have become places for tourist attractions, trading gods, and selling saints. Nowadays, it is easy to have a chance to listen to Dharma from Buddhist experts who are truly knowledgeable from all over the world and to read insightful articles on Buddhism by researchers on the Internet. Buddhists in Vietnam can watch on Youtube the Dharma talks of monks and nuns living in the United States, Canada, Europe, and Australia... With an existing belief in the Three Jewels, perhaps my brothers and sisters have learned more about the Buddhadharma by various means and then applied it to their daily lives. Buddhism seems to have helped us to let go of some of the anxieties that plagued us during our difficult childhoods. The way to practice is sometimes simply changing the way you look at life to be true to its essence. Recognizing and accepting impermanence in life is already a big step on the spiritual path. In the first poem, the eldest sister saw the flowers bloom and then wither, thinking about the birth, aging, sickness, and death of human life: she began to see the Way. To begin to let go of the worries of life is to practice renunciation. In the second poem, the older sister in Vietnam directs her life's goal to do good deeds for people, and for the world: she is learning to live with the compassion of Bodhisattva Avalokitesvara.

But although my older brother's third poem was inspired by Zen Master Mãn Giác, it also seems to express worry about the fast-paced changes in life. I completely sympathize with his mood, currently having to adjust to a new life like racing, full of stress in America, while the youthful energy has passed. Elderly people who had a stable life in Vietnam, when they come to the US, are often shocked by this change. I went through the same feeling when I came here more than a decade ago. It is a big pressure that not everyone is able to overcome to leave their homeland for the sake of their children's future rather than start over when their hair turns gray. I have many relatives who decided to return to Vietnam after a while in the US, because they could not integrate and respond to life here.

Fortunately, coming to the US to live in Little Saigon, Orange County, I've had the opportunity to read and listen to the Buddha Dharma more. It seems that the worries of life have prompted me to seek peace by listening directly to Dharma lectures organized by Dharma groups in Southern California or via tape recordings of Dharma talks. Few people realize that in America today, the choice to find a Dharma teacher who is suitable for each Buddhist's understanding of the religion is much richer than in Vietnam. I began to gradually realize that transformation begins with turning my gaze inward rather than outward. When it comes to experiencing happiness or suffering in life, the mind is a significant factor. A very good illustration of this problem is that someone who is thirsty is offered half a glass of water. Nevertheless, despite the fact that half a glass of water is on the table, one person regretfully remarks, "I only have half a glass of water, too little!" while others cheer "I have a portion of a glass of water, that is excessive!" Neither one is right nor wrong in the two answers, but surely the second person will have more happiness.

Just by changing our attitude towards the same reality, we can create peace of mind instead of worry, or dissatisfaction. Just because of the change in perception, I began to realize the joys and happiness in life in America, not just worries. There are simple joys that don't cost money to buy, but also difficult to enjoy in Vietnam with billions of dollars: freedom, a clean environment, safe food, clean and beautiful nature, and civilized treatment of people with each other. There were so many concerns back when I was in Vietnam, in my memory, that people were prone to feeling apprehensive. Living in the richest and freest country in the world, happiness is sometimes right in front of our eyes, right in the present moment that we can't see. To have peace of mind, all you need to do is be "content," which means to know that you already have enough. And when I feel I already have enough, my heart naturally will be more open and generous to be willing to share and help others. When we believe that we and our family still lack material things, how can we freely donate our assets and worldly goods?

I realized even further that giving includes not only material possessions but also a spiritual element. I once heard a teacher say that fearless giving - helping others overcome fear - creates more merit than giving away wealth. To do this, we must have peace ourselves, because how can we give what we do not have? Only when our mind is at peace, then we can share peace with those around us.

It's easy to say but hard to do, but we can still change ourselves over time with determination. My teacher taught me that cultivation is a personal matter, depending on each person's circumstances, and that only that person can decide his or her own path. Knowing this, I also started to practice since I recognized how brief my life was. As long as in the remaining years, how can I get more seeds of happiness than suffering every day, that's fine.

I recall my previous dream, in which I sought to assist my mother in overcoming life's challenges. My mother has passed away, so I no longer have the opportunity to fulfill my ambition. On the day of my mother's death anniversary, I once stood in front of the altar and prayed silently, as if repeating to my mother the teachings of my teacher, "Mother, letting go of worries is about changing your mind. Uncertainties in life are inevitable. But what you can do is not let anxious thoughts dwell in your mind forever. Sometimes the insecurities have passed, but we keep it in our hearts without realizing it. You can identify and not let worries take control of your life, dear Mom!” I don't know if my mother in a certain realm in reincarnation sympathized with my message or not, but I myself feel a lot more relieved, and at peace.

Through the story of watching Quynh flowers and writing poems, I believe that my family is practicing Buddhism with simple actions. I believe that with faith in the Dharma, my brother will quickly find peace in life in America. If we alter our perspective, there is always something to enjoy in life. I would like to continue writing a few lines of my brother's poem, combining them into a new poem as follows.

When spring comes, hundreds of flowers bloom in the yard.
When spring leaves, flowers fall one by one.
Last night's Quynh flowers bloomed as fresh as new,
then faded away when the morning came, turning off the color of spring.


Just one night but as long as a year,
I watched everything pass in front of my eyes.
When will we see those old days again, so that
we can return and miss the youthful springs?
Quỳnh flower came, then Quỳnh flower went away.
I sit waiting for flowers in vain, while everything changes impermanently.
I'm startled, seeing that my head's hair has already turned white.
Thus, 100 years of human longevity is just a moment, oh dear Quỳnh flower.

.

In the morning, a new springtime cherry
blossom sprouts behind the house.
Although springs come and go, each person will
always carry the spirit of spring within their heart.
Simply search internally briefly, and you
will see timeless spring brilliant in the mind.

Tâm Nhuận Phúc

(Anaheim, California)

 

…. o ….

 

DẠ QUỲNH

Tâm Nhuận Phúc

 

(Bài thắng Giải Hương Pháp 6. Trong Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022, do Ni sư Thích Nữ Giới Hương, Trụ trì và Chùa Hương Sen, tổ chức.)

.

Gia đình tôi có sáu anh chị em. Trước 1975, bố tôi là một công chức, mẹ tôi nội trợ, cho nên cuộc sống rất thanh bạch. Cả nhà theo Đạo Phật kiểu truyền thống gia đình, giống như nhiều gia đình Việt khác. Bố mẹ hồi còn sống ở Sài Gòn hay đi chùa Phước Hải  gần nhà, cho nên các con cũng đến đây để lễ Phật vào dịp Tết Nguyên Đán, Phật Đản, Vu Lan. Chúng tôi được dạy dỗ là ở hiền thì gặp lành, tin vào nhân quả. Niềm tin vào Phật Pháp đơn giản là thế, chứ anh chị em trong nhà chưa có duyên để nghiên cứu kinh sách Phật Pháp, hay đi tu học, được hướng dẫn thực hành thiền tập một cách căn bản. Mẹ tôi về già mỗi ngày đều niệm Phật, lần tràng hạt, ăn chay một tháng 4 ngày. Tôi có một ông chú uyên thâm Phật Pháp lắm, thấy mẹ tôi có niềm tin chân thành vào Tam Bảo, nên cũng thỉnh thoảng đem Tam Pháp Ấn, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo ra giải thích cho bà nghe. Nhưng có vẻ như mẹ tôi cũng không quan tâm đến việc tìm hiểu sâu hơn những khái niệm này. Chú tôi nói rằng mẹ tôi vẫn chưa thực sự khởi tín tâm.

.

Là một gia đình công chức đông con, nỗi lo lắng về vấn đề sinh kế là điều không tránh khỏi. Tôi còn nhớ hồi còn bé ngủ chung với bố mẹ, những buổi tối trước khi đi ngủ nghe hai người bàn bạc về chuyện làm sao trang trải đủ chi phí của gia đình, tôi cảm nhận được nỗi bất an này ngay từ thuở thơ ấu. Sau 1975, bố tôi mất sớm, cho nên nỗi lo đó còn tăng thêm, và đặt gánh nặng lên vai mẹ tôi và một vài anh chị lớn trong nhà. Mẹ tôi phải xoay sở đủ mọi cách để đưa gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn nhất về kinh tế của cả nước. Chỉ sau khi một vài anh chị ra trường, đi làm, đem thêm đồng lương về phụ gia đình, mẹ tôi mới đỡ được gánh nặng. Tuy nhiên, nỗi lo thì vẫn theo đuổi mẹ tôi suốt đời, ngay cả khi gia đình đã hoàn toàn thoát ra khỏi nguy cơ đói nghèo. Và hình như những nỗi lo âu đó ảnh hưởng đến cả anh chị em chúng tôi nữa. Đây cũng là tình trạng chung của rất nhiều bà mẹ, gia đình Việt Nam đã từng sống trong một đất nước Việt Nam phải trả qua quá nhiều đau khổ. Tôi thương mẹ tôi lắm, đã từng ước ao khi lớn lên, làm sao có thể giúp mẹ mình trút bỏ được những nỗi niềm bất an đó.

.

Đến nay, anh chị em chúng tôi đã vượt quá lục tuần. Dù không giàu có, tất cả chúng tôi đều có công việc ổn định, có một mức sống trung lưu trong xã hội Việt Nam. Một số chị lớn nay đã nghỉ hưu. Cùng theo vận nước và dân tộc nổi trôi, gia đình có người ở Mỹ, có người ở Việt Nam. Có người vượt biên, có người đi theo diện đoàn tụ gia đình. Chúng tôi vẫn có cảm giác gắn bó với nhau như thời ở chung một mái nhà. Truyền thống đại gia đình Việt Nam hình như vẫn còn trong nếp suy nghĩ. Thời đại internet, chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau qua mạng xã hội viber, để mọi người chia sẻ chuyện gia đình, con cháu, chuyện nhà cửa, chuyện họ hàng… Anh chị em vẫn có thể nhìn thấy nhau qua màn ảnh, nói chuyện với nhau qua điện thoại. Tuy xa mà gần…

.

Bà chị cả của tôi ở miền Nam Cali. Chồng mất sớm, chị sống chung với vợ chồng cậu con trai, niềm vui lớn nhất là nhìn hai đưa cháu nội lớn lên, giỏi giang trong học tập. Chị đã về hưu, ngoài việc chăm sóc cháu, bếp núc, chị có thú vui là trồng cây làm vườn. Mới đây, mấy bụi hoa quỳnh sau vườn nhà chị nở tám đóa hoa tuyệt đẹp. Chị chụp hình khoe cả nhà. Không những vậy, chị còn cảm hứng viết ra những câu thơ như sau:

.

---- Dạ Quỳnh

Tạc dạ bát hoa khai,

Kim nhật bát hoa tận!

Cánh hoa rời tan tác,

Nhụy, hương cũng tàn phai!

Chỉ còn một nụ nhỏ,

Hứa hẹn của ngày mai!

.

Cả nhà hào hứng, thích thú quá! Cả đời làm chị lớn trong nhà, bận rộn quán xuyến từ gia đình riêng đến đại gia đình chung, lúc nào chị cũng tất bật. Chị là người quan trọng nhất, sát cánh cùng mẹ tôi đưa gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn sau khi bố mất. Ít khi thấy chị có thời gian cho chính mình, nhàn nhã trong tuổi già. Chuyện hoa quỳnh tối nở sớm tàn là khá bình thường, nhiều gia đình gốc Vịệt ở Cali trồng hoa quỳnh lắm. Nhưng nay chị tôi đã biết bỏ bớt lo toang, dành thì giờ ngắm hoa, làm thơ, mà thơ còn có thoảng chút đạo vị nữa. Có thể khi ngắm hoa, chị liên tưởng đến hai đứa cháu nội. Nhìn những cụm hoa tàn, chị nhận ra vẫn có một nụ hoa chờ ngày khai nhụy trọng tương lai. Thế hệ ông bà, cha mẹ rồi sẽ ra đi, nhưng đã có đám con cháu nối dõi, làm rạng danh gia tộc, giống nòi. Một cái nhìn có hậu theo nếp suy nghĩ truyền thống gia đình của nhiều người Việt cùng thế hệ…

.

Chúng tôi trao đổi bình luận qua viber, cùng nhau “bình thơ”, đề nghị thêm bớt chữ nghĩa, rồi khuyến khích mọi người hưởng ứng với đề tài thú vị này. Một bà chị khác ở Việt Nam sau đó đã viết một bài thơ khác cùng chủ đề:

.

Thương thay một đoá Quỳnh hương

Trong đêm nở rộ ngát hương thơm lừng

Bình minh rọi ửng tia vàng

Quỳnh hương rũ cánh hoa tàn còn đâu

Nhân sinh một kiếp qua mau

Trăm năm một thoáng vẹn tình thế gian

Như Quỳnh tối nở, sớm tàn

Dư hương còn mãi vấn vương lòng người

.

Cũng hay không kém! Là người có lối suy nghĩ giản dị, hồn nhiên, có lẽ nhờ vậy mà chị là người ít lo lắng nhất trong gia đình. Có đôi khi tôi ước muốn có được sự vô tư của chị. Là một giáo viên nghỉ hưu, cho nên bài thơ của chị dường như chứa đựng một ý nghĩa mang tính giáo dục. Hoa quỳnh dù chỉ nở trong một đêm, nhưng hương sắc của nó cũng làm ngây ngất lòng người, làm đẹp cho thế gian. Huống chi trăm năm một đời người, ta nên sống sao cho trọn nghĩa tình, sống sao cho cuộc đời trở nên có ý nghĩa với chính bản thân, đem lại niềm vui cho bao người thân yêu. Đời sống của hoa, của người ngắn dài không quan trọng, miễn sao có ích cho đời, cho người mới là đáng trân quí. Quả là bài thơ của một nhà giáo có khác!

.

Và sau cùng, ông anh lớn trong gia đình vừa mới sang định cư tại Hoa Kỳ được vài năm cũng góp thêm một bài thơ nữa:

.

Xuân đến trăm hoa nở đầy sân,

Xuân đi hoa rụng biết bao lần.

Đêm qua quỳnh nở tươi như mới,

Sáng dậy hoa tàn hết sắc xuân.

Một đêm thoáng chốc như năm vậy,

Vạn sự vụt qua chẳng định thần.

Bao giờ cho đến ngày xưa ấy,

Để ta về lại nhớ mùa Xuân.

 .

Quỳnh đi quỳnh đến xa rồi,

Ta ngồi đợi mãi việc đời bể dâu.

Giật mình chợt nghĩ lo âu,

Trăm năm một thoáng bạc đầu quỳnh ơi!...

.

Bài thơ rõ ràng được gợi hứng từ bài thơ thiền bất hủ Cáo Tật Thị Chúng của thiền sư Mãn Giác. Tôi bắt đầu nhận ra rằng Phật Pháp đã thấm nhuầnảnh hưởng đến suy nghĩ, nếp sống của các thành viên trong gia đình một cách nhẹ nhàng, thầm lặng. Trong thời đại bùng nổ thông tin internet, người Việt dù ở đâu không nhất thiết phải đến chùa mới gần được chánh pháp. Ở Việt Nam bây giờ, nhiều ngôi chùa to, tượng Phật lớn nhưng chỉ là nơi viếng cảnh du lịch, buôn thần bán thánh. Ngày nay, việc nghe pháp từ các vị tu hành thực sự am tường Đạo Pháp ở khắp nơi trên thế giới, hay đọc các bài viết sâu sắc về Phật Giáo của các nhà nghiên cứu trên mạng internet thật dễ dàng. Phật tửViệt Nam vẫn có thể xem trên Youtube các bài pháp thoại của các vị tăng ni sống ở Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Úc Đại Lợi… Với một niềm tin Tam Bảo sẵn có, có lẽ anh chị em tôi đã tự tìm hiểu thêm về Phật Pháp bằng nhiều phương tiện khác nhau, rồi tự áp dụng vào trong đời sống hằng ngày. Hình như ít nhiều giáo lý nhà Phật đã giúp chúng tôi buông bỏ bớt một số lo âu, vốn đã theo đuổi chúng tôi trong suốt thời thơ ấu khó khăn. Tu có khi đơn giản chỉ là thay đổi cách nhìn về đời sống cho đúng với thực chất. Nhận rachấp nhận vô thường trong cuộc sống đã là một bước tiến dài trên đường tu. Trong bài thơ đầu tiên, bà chị cả thấy hoa nở rồi tàn, nghĩ về sinh lão bệnh tử của đời người là đã bắt đầu thấy đạo. Bắt đầu buông bỏ những nỗi lo âu của đời sống là đang thực hành tâm xả ly. Trong bài thơ thứ nhì, bà chị ở VIệt Nam hướng mục tiêu của cuộc sống đến những việc làm tốt đẹp cho người, cho đời là đang tập sống với hạnh từ bi của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.

.

Riêng bài thơ thứ ba của ông anh tôi, dù bắt đầu với ý tưởng của Thiền Sư Mãn Giác, nhưng hình như vẫn chứa đựng nỗi ưu tư về những đổi thay quá nhanh trong cuộc sống. Tôi hoàn toàn thông cảm với tâm trạng của anh, hiện đang phải thích ứng với đời sống mới như chạy đua, đầy căng thẳng ở Mỹ, trong khi năng lượng tuổi trẻ đã qua đi. Những người lớn tuổi đã có cuộc sống ổn định ở Việt Nam, khi sang Mỹ thường bị sốc với sự thay đổi này. Tôi cũng đã trải qua cùng tâm trạng hồi mới qua đây từ hơn chục năm trước. Rời quê hương ra đi chỉ vì nghĩ đến tương lai của con cái, chứ phải làm lại cuộc đời từ đầu khi tóc đã điểm sương thực sự là một áp lực lớn, không phải ai cũng vượt qua được. Tôi có nhiều người thân quyết định quay trở về Việt Nam sau một thời gian ở Mỹ, vì không thể hội nhập, đáp ứng với cuộc sống ở đây.

.

Nhưng thật may mắn, sang đến Mỹ ở ngay tại Little Saigon Quận Cam, tôi lại có duyên đọc và nghe Phật Pháp nhiều hơn. Dường như những nỗi lo âu trong cuộc sống mới thôi thúc tôi đi tìm sự bình an qua việc đi nghe các buổi giảng pháp được tổ chức bởi các nhóm đạo tràng ở vùng Nam Cali, hay nghe băng đĩa thâu lại các buổi pháp thoại. Ít có người nhận ra rằng ở Mỹ ngày nay, sự lựa chọn để tìm ra một vị thầy phù hợp với căn cơ hiểu đạo của từng Phật tử còn phong phú hơn nhiều so với trong nước Việt Nam. Tôi bắt đầu dần dần nhận ra sự chuyển hóa bắt đầu đến từ việc chuyển hướng cái nhìn vào bên trong chứ không phải ra bên ngoài. Tâm thức đóng vai quan trọng về khổ đau hay hạnh phúc trong đời người. Một minh họa rất hay cho vấn đề này là có người đang khát được tặng cho nửa ly nước. Vẫn với một sự thật trước mắt là nửa ly nước, nhưng có người buồn bã bảo rằng “tôi chỉ có nửa ly nước thôi, ít quá!”, trong khi có người lại hân hoan “tôi có đến nửa ly nước lận, nhiều quá!”. Không có ai đúng, ai sai trong hai cách nhìn, nhưng chắc chắn người thứ nhì sẽ có nhiều hạnh phúc hơn.

.

Chỉ cần đổi thái độ của mình đối với cùng một thực tế, ta đã có thể tạo ra sự an lạc trong tâm thay cho lo âu, bất mãn. Chỉ vì thay đổi nhận thức, tôi bắt đầu nhận ra những niềm vui, hạnh phúc có trong cuộc sống ở Mỹ chứ không phải chỉ là lo toan. Có những niềm vui đơn giản, không mất tiền mua mà ở Việt Nam có tiền tỉ cũng khó được hưởng: quyền tự do, môi trường trong lành, thực phẩm an toàn, thiên nhiên sạch đẹp, con người đối xử văn minh với nhau…Nhớ khi còn ở Việt Nam, có quá nhiều nỗi lo khiến cho con người dễ trở nên bất an. Sống ở cái xứ sở giàu cótự do nhất thế giới, hạnh phúc có khi ngay ở trước mắt, ngay trong giây phút hiện tại mà mình không chịu thấy. Chỉ cần “tri túc”- nhận biết mình đã đầy đủ- để dừng lại là sẽ có được sự an nhiên tự tại. Và khi mình thấy đủ, tự nhiên lòng mình sẽ rộng mở, hào phóng hơn để sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác. Làm sao ta có thể sẵn lòng cho đi của cải, vật chất của mình khi mà chúng ta cảm thấy bản thângia đình vẫn còn thiếu thốn?

.

Tôi còn nhận ra xa hơn rằng sự cho đi không chỉ bao gồm của cải vật chất, mà còn có cả yếu tố tinh thần nữa. Tôi đã từng nghe một vị thầy nào đó giảng rằng vô úy thí - giúp người khác vượt qua nỗi sợ hãi- còn tạo công đức nhiều hơn là bố thí của cải. Muốn làm được điều này, chính bản thân mình phải có được sự bình an. Làm sao chúng ta có thể cho đi cái mà mình không có? Chỉ khi tâm mình an lạc, mình mới có thể chia sẻ được sự bình an cho những người thân chung quanh.

.

Nói thì dễ, thực hành mới khó. Nhưng nếu có quyết tâm ta vẫn có thể dần dần thay đổi chính mình. Thầy tôi dạy rằng tu là việc của riêng từng người, tùy theo hoàn cảnh của từng người, và chỉ có cá nhân người đó mới tự quyết định được con đường mình đi. Không có ông thầy nào, đạo tràng nào có thể tu thay cho mình cả. Ý thức được điều này, tôi cũng đã bắt đầu có gắng thực tập, vì ý thức rằng thời gian của cuộc đời không còn nhiều. Chỉ cần trong những năm tháng còn lại, làm sao mỗi ngày tôi có được nhiều hạt giống an lạc hơn là khổ đau, như vậy là tốt lắm rồi.

.

Tôi nhớ lại ước mơ của mình ngày xưa, làm sao giúp cho mẹ thoát khỏi những nỗi lo âu trong cuộc sống. Mẹ tôi nay đã mất rồi, cho nên tôi không còn cơ hội để thực hiện hoài bảo của mình. Trong một ngày giỗ mẹ, có lần tôi đã đứng trước bàn thờ và thầm khấn, như đang nhắc lại với mẹ lời dạy của thầy tôi: “Mẹ ơi, quẳng đi những gánh lo âu là việc thay đổi cái tâm của mình. Những bất trắc trong cuộc đời là điều không thể tránh khỏi. Nhưng điều mẹ có thể làm được, đó là không để những suy nghĩ lo âu ngự trị mãi trong tâm thức của mình. Có khi những điều bất an đã qua đi rồi, nhưng chính mình lại tự giữ nó trong tâm mà không hay. Mẹ có thể nhận diện và không để cho những nỗi lo làm chủ cuộc đời mình, mẹ nhé!”. Không biết mẹ tôi ở một cõi nào đó trong kiếp tái sinh có giao cảm với thông điệp của tôi hay không. Nhưng chính bản thân tôi cảm thấy nhẹ nhõm, bình an hơn rất nhiều.

.

Qua câu chuyện ngắm hoa quỳnh và làm thơ, tôi tin rằng gia đình mình đang thực hành Phật Pháp qua những việc làm giản dị. Tôi tin là với niềm tin vào Chánh Pháp, ông anh tôi sẽ mau chóng tìm lại sự an lạc cho cuộc sống trên đất Mỹ. Nếu mình thay đổi cách nhìn, cuộc đời luôn có những điều để hân hưởng. Tôi xin phép được viết tiếp một vài câu trong bài thơ của anh mình, kết hợp lại thành một bài thơ mới như sau:

.

Xuân đến trăm hoa nở đầy sân,

Xuân đi hoa rụng biết bao lần.

Đêm qua quỳnh nở tươi như mới,

Sáng dậy hoa tàn hết sắc xuân.

Một đêm thoáng chốc như năm vậy,

Vạn sự vụt qua chẳng định thần.

Bao giờ cho đến ngày xưa ấy,

Để ta về lại nhớ mùa Xuân.

Quỳnh đi quỳnh đến xa rồi,

Ta ngồi đợi mãi việc đời bể dâu.

Giật mình chợt nghĩ lo âu,

Trăm năm một thoáng bạc đầu quỳnh ơi!

.

Sáng ra thấy ở sau nhà

Đào hoa mới nở đậm đà sắc xuân

Xuân đi xuân đến bao lần

Hồn xuân ở mãi tự tâm mỗi người

Chỉ cần nhìn lại chút thôi

Thấy xuân miên viễn rạng ngời cõi tâm…

 

Tâm Nhuận Phúc

(Anaheim, California)

.

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/p43a38540/giai-huong-phap-6-da-quynh-tam-nhuan-phuc

.

…. o ….

 

 

 

 

  

 

 

 

 

..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tạo bài viết
15/11/2016(Xem: 23707)
04/10/2017(Xem: 9972)
05/12/2010(Xem: 33381)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…