Úc Châu và Phật Giáo

25/12/20164:00 SA(Xem: 11080)
Úc Châu và Phật Giáo

ÚC CHÂU VÀ PHẬT GIÁO
Nguyên Giác

 

học sinh Úc Châu
Khoảng 150 em học sinh trường Byron Bay Public
School ghi danh học về  Phật giáo
(ảnh: ABC North Coast: Samantha Turnbull)

Đạo Phật đang phát triển nhanh chóng tại Úc Châu, nơi các Hội đồng Phật giáo không kịp đào tạo các giáo viên thiện nguyện cho các trường công để đáp ứng làn sóng học sinh muốn tìm học về tôn giáo hòa bình này. Nhiều trường công lập Úc châu có tiết học dài 30 phút về tôn giáo, trên nguyên tắc không phải là truyền giáo nhưng là giúp tìm hiểu về tín ngưỡng của nhân loại, và học sinh có quyền lựa chọn để học một hay nhiều tôn giáo, hoặc chỉ học thuần túy về đạo đức học. Do vậy, giáo viên về Phật giáo tại nhiều trường công ở Úc châu không phải là giảng sư của các giáo hội.

Sau đây là bản Việt dịch, dựa vào bài viết của phóng viên Samantha Turnbull trong bản tin Anh văn “Buddhism scripture teachers struggling to keep up with demand from state schools” (Không tìm đủ các giáo viên Phật giáo để đáp ứng nhu cầu của các trường công lập) trên thông tấn nhà nước Úc Châu ABC North Coast ngày 14/12/2016.

oOo

Các trường công lập tại bang New South Wales không đáp ứng đủ nhu cầu tìm các giáo viên Phật giáo.

Brian White, Chủ tịch Buddhist Council of New South Wales (Hội Đồng Phật Giáo ở New South Wales), nói rằng có hơn 3,000 học sinh trường công trong tiểu bang này đang học về Đạo Phật, và con số này đang tăng nhanh chóng.

Ông White nói, “Làn sóng tìm học Phật giáo được thúc đẩy bởi một số tình hình – trong xã hội ngày càng nhiều người biết về thiền tập và biết về lợi ích thiền tập, và đã nhận ra rằng ngay cả các em mới 6 tuổi và 7 tuổi cũng có thể tập thiền trong vài phút đồng hồ, và hưởng được lợi ích từ đó.”

“Nhưng tự thân Phật giáo cũng có một hình ảnh khá tốt đẹp trong xã hội vì là một nếp sống hòa bình và thực dụng.”

Ông White nói rằng hội đồng BCNSW, nơi đào tạo các giáo viên dạy về kinh điển Phật giáo, đã có 70 giáo viên đang tình nguyện trong các trường công ở New South Wales, nhưng đang cần thêm ít nhất 60 giáo viên nữa.

Ông nói, “Chúng tôi có một danh sách các trường khắp trong tiểu bang đang chờ có giáo viên, và chúng tôi đang được nhiều trường khác liên tục thông báo rằng họ cần các giáo viên Phật giáo cho các lớp của họ.”

Một trong các trường đang có nhu cầu cao cho các lớp dạy về Phật giáo là trường Byron Bay Public ở phía bắc New South Wales.

Hơn 150 học sinh ghi danh học về Phật giáo ở trường này, như thế là hơn ¼ tổng số học sinh.

Emily Coleling, người điều hợp chương trình, đã đăng lời kêu gọi trong các thư gửi phụ huynh để tìm thêm các giáo viên thiện nguyện để đáp ứng nhu cầu học Phật.

Bà nói, “Tôi nghĩ rằng có lẽ chúng ta đang ở trong một khu vực có đầu óc cởi mở, vùng Northern Rivers, và Phật giáo là một tôn giáo lan rộng nhanh chóng.”

“Tôi nghĩ rằng nhiều người bất như ý đang rời bỏ Thiên Chúa Giáolý do nào đó, và Phật giáo như dường cung cấp những gì đó cho họ.

“Thực tế, nhiều trẻ em đã học luân chuyển về các tôn giáo khác nhau, do vậy Phật giáo là một trong các tôn giáo các em học, rồi các em có thể học về đạo Ba'hai hay về Thiên Chúa Giáo hay về đạo đức học, và rồi các em có thể tự lựa chọn – như thế đã cho thấy chính các phụ huynh trong khu vực này cũng có đầu óc cởi mở.”

Anna Halafoff, giáo sư về xã hội học về tôn giáo tại đại học Deakin University, nói rằng những con số từ thống kê năm 2011 cho thấy Phật giáotôn giáo lớn thứ nhì tại Úc châu, chỉ sau Thiên Chúa Giáo.

Tiến sĩ Halafoff nói, “Có nhiều người đã xin quy y vào Phật giáo, hay là những người thực tập điều mà một số học giả gọi là ‘Đạo Phật kệ sách’, tức là bạn có thể không nói rằng bạn là Phật tử nhưng bạn có thể ưa thích thiền tập, hay bạn có thể ưa thích đọc sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma.”

“Tôi nghĩ rằng Phật giáo được ưa thích nhiều tại Úc châu, và tôi nghĩ một phần là do hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma được nhìn tích cực tại Úc châu.”

Tiến sĩ Halafoff cũng nói rằng nỗi thất vọng với tôn giáo dòng chính Tây Phương đã làm nhiều người ưa thích Phật giáo.

Bà nói, “Chúng ta biết rằng tôn giáo dòng chính đang bị chỉ trích bởi các cá nhân và cả các tổ chức – chúng ta đã có những chuyện xảy ra như Royal Commission [ám chỉ cuộc điều tra của ủy ban này về lạm dụng  trẻ em].”

“Chúng ta biết rằng người ta bây giờ được thu hút tới theo cách riêng của họ về tôn giáo, người ta ưa thích lựa ra và chọn lấy và kết hợp những yếu tố khác nhau.

“Có nhiều yếu tố giải thích về lý do tại sao người ta có thể rời Thiên Chúa Giáo dòng chính, và cũng có thể được thu hút tới các tôn giáo khác, nhưng cũng có thể sẽ không theo tôn giáo nào cả.”

Quy định về giảng dạy tôn giáo trong các trường công khác nhau tùy các tiểu bang ở Úc châu, như trường hợp Victoria đã gỡ bỏ tiết học về tôn giáo ra khỏi học trình đầu năm nay.

Tuy nhiên, Cecilia Mitra, Chủ tịch Federation of Australian Buddhist Councils (Liên đoàn Các Hội đồng Phật giáo Úc châu), nói rằng nhu cầu giáo viên tại New South Wales có thể sẽ thấy tương tự khắp Úc châu nếu Phật giáo được dạy ở tất cả các trường công.

Bà Mitra nói, “Có nhiều sự ưa thích tìm học về Phật giáo, tuy nhiên môn học Special Religious Education, chỉ có 30 phút mỗi tuần và còn tùy quyết định của Hiệu trưởng, như tại Tây Úc chẳng hạn, không có bao nhiêu tiết học Phật giáo trong các trường.”

“Các hiệu trưởng không liên lạc tới các trung tâm Phật giáo, và đối với tôi, học các tôn giáo khác nhau sẽ rất là quan trọng trong các trường học.”

Tiến sĩ Halafoff nói rằng nhu cầu học Phật giáo có thể thực sự dẫn tới lý luận nghịch lại việc giữ các tiết học tôn giáo trong trường.

Bà nói, “Trong một hệ thống lý tưởng, với chương trình học về các tôn giáo, bạn có thể muốn cung cấp 8 hay 9 lựa chọn cho tất cả các trường ở Úc châu để người ta thực sự có thể lựa chọn. Nhưng lại không thể làm như thế ở mọi nơi. Vấn đề chính là, và chúng ta đang thấy nơi đây rằng, đối với các tổ chức tôn giáo thiểu số, họ không đủ lực đào tạo nhân sự cho nhiều chương trình này.”

“Thế là bạn gặp một lý luận vòng tròn, dẫn tới điểm ban đầu là, có thể sẽ tốt hơn cho tất cả học sinh Úc châu  có một cơ hội để học về tất cả các tín ngưỡng đa dạng và các quan điểm không-tôn-giáo.

“Trong một ý nghĩa, nơi đó phải là việc giáo dục các em về các tín ngưỡng, chớ không phải là dẫn dắt truyền giáo – và ý nghĩa này thực sự gắn vào học trình các trường và được dạy bởi các giáo viên có năng lực.”

Bản tin gốc ở đây:

http://www.abc.net.au/news/2016-12-15/buddhism-scripture-teachers-struggling-to-keep-up-with-demand/8122980

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/07/2014(Xem: 8146)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.