Houn Jiyu Kennett, Một Nữ Tu Người Anh

26/02/20173:27 SA(Xem: 5238)
Houn Jiyu Kennett, Một Nữ Tu Người Anh
HOUN JIYU KENNETT,  MỘT NỮ TU NGƯỜI ANH
Thích Nguyên Tạng dịch

Reverend Master Jiyu-KennettNi sư Houn Jiyu Kennett, người khai sơn và làm Ni trưởng ni viện Shasta ở bang California, Hoa Kỳ, là một trong những nữ tu theo PG đầu tiên ở phương Tây. Trong 30 năm hoằng pháp tại Hoa Kỳ, bà đã đem lại lợi lạc cho người dân ở xứ sở này qua việc thuyết giảng, viết sách báo... Các tác phẩm đáng chú ý nhất của bà là "Con ngỗng trắng hoang dã" (The wild white Goose), xuất bản năm 1977 và tái bản năm 1978 ; và "Dòng sông bán nước" (Selling water by the river) in năm 1972, đến năm 1978, quyển sách này được tái bản với tựa đề mới là "Thiền là đời sống vĩnh hằng" (Zen is Eternal life). Đây là những cuốn sách rất được các thiền sinh phương Tây ưa chuộng. Tuy nhiên, trong thời gian hoằng pháp tại các nước phương Tây, bà đã tự mình tách khỏi các tông phái thiền khác ở Mỹ và cả ở Nhật Bản.

Ni sư chào đời vào ngày 24 tháng Giêng năm 1924 tại thị trấn Pegg Kennett, Anh quốc, con gái của một người thợ may. Khi còn trẻ, bà phục vụ trong quân đội Hải quân Hoàng gia Anh. Sau Thế chiến thứ hai (1939-1945), bà theo học khoa Âm nhạc thời Trung cổ ở Đại học Durham thuộc miền Bắc nước Anh; trong thời gian này, bà chơi đàn organ cho một nhà thờ và bắt đầu nghiên cứu kinh điển theo truyền thống Phật giáo Theravada. Tiếp đó, ba đã đọc được các sách thiền của tiến sĩ D. T. Suzuki và liền xin gia nhập Hội Phật giáo Anh quốc.

Tại tổ chức này, vào năm 1960, bà gặp Thiền sư Keido Chisan từ Yokohama (Nhật) đến thuyết pháp tại Anh và trở thành đệ tử của Ngài. Một năm sau, bà du lịch sang Mã Lai, rồi đến Nhật xin xuất gia tu học với Thiền sư Keido Chisan ở chùa Tổng Trì (Soji-ji) ; đây là một trong hai ngôi chùa lớn nhất thuộc tông phái thiền Tào Động. Năm 1963, bà được phép thọ đại giới và được trao quyền truyền giáo.

Ni sư Jiyu Kennett tiếp tục nghiên cứutu học tại Nhật Bản cho đến khi thầy bổn sư Keido viên tịch vào năm 1968. Năm 1969, bà lên đường đi hoằng đạo, bà đến thẳng bang San Francisco (Mỹ) và thành lập Hội Truyền bá Thiền học (Zen Mission Society). Năm 1971, Hội đã mua một vùng đất ở gần núi Shasta, nằm ở phía Bắc bang California và xây dựng ni viện Shasta, một thiền viện dựa trên mô hình của Phật giáo Nhật mà Ni sư đã được truyền thọ. Tuy nhiên, trên góc độ sáng tạo, mọi sinh hoạt trong ni viện đều được kế thừa từ di sản văn hóa phương Tây cộng với pháp môn tu tậptinh thần độc lập của riêng Ni sư.

Theo cái nhìn của Ni sư Kennett thì việc truyền bá Thiền học Phật giáo tại Hoa Kỳ không khó khăn như Ni sư đã từng lo lắng. Rõ ràng thiền sinh Hoa Kỳ đã nhanh chóng tiếp thu pháp môn này một cách dễ dàng, thông qua sự dẫn dắt của Ni sư.

Ni sư Kennett đã hướng dẫn đệ tử Mỹ tụng kinh theo nhịp điệu của trường phái âm nhạc Gregorian thời trung cổ, một kiểu mẫu vẫn thường thấy trong các nhà thờ ở Anh quốc. Ni sư cũng dùng các loại trà cao cấp của Anh để thay thế cho trà của Nhật Bản khi hướng dẫn thiền sinh trong các buổi trà đạo. Ni sư vẫn được xem là một dịch giả có công rất lớn trong việc chuyển ngữ kinh sách của phái Tao Động sang Anh ngữ.

Trong cuộc đời hành đạo của Ni sư tại Mỹ, Ni sư luôn nhắc nhở các đệ tử phải nghiêm trì giới luật và phải tiếp xúc cho kỳ được những giáo lý nguyên thủy mà Phật đã dạy. Mặt khác, Ni sư cũng rất nghiêm khắc với mọi đệ tử. Ni sư đã truyền giới cho hơn 150 đệ tử xuất gia và rất đông đệ tử tại gia. Một trong những đệ tử lớn tuổi của Ni sư nhớ lại lời nhắc nhở của Người : "Công việc của tôi không phải là làm nhẹ đi các món nợ của người đệ tử, mà phải chất nặng để khiến cho họ tự đặt nó xuống".

Ni sư Jiyu Kennett đã cống hiến hết sức mình cho công cuộc bảo tồn và hoằng truyền chánh pháp cho đến ngày qua đời. Ni sư đã viên tịch vào ngày mùng 6 tháng Mười năm 1996, hưởng thọ 72 tuổi. Sự nghiệp của Ni sư hiện tại được các đệ tử kế thừa và phát triển ở tại Hoa Kỳ cũng như các chi nhánh ở tại quê nhà của Ni sư.

Theo Tricycle, the Buddhist Review, Spring 1997

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/07/2014(Xem: 8230)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.