Thay Lời Kết

25/05/20185:26 SA(Xem: 3745)
Thay Lời Kết
Thích Trung Hữu
SỰ PHỤC HƯNG PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ & 
VAI TRÒ CỦA  TIẾN SĨ AMBEDKAR
Nhà Xuất Bản Phương Đông

THAY LỜI KẾT

 

Trong kinh Kim Cang, Đức Phật dạy rằng:

Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyển bào ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán.

Vô thường, vô ngãquy luật của cuộc sống, có sanh thì có diệt, có đến thì có đi, có thịnh thì có suy. Nhìn vào Phật giáoẤn Độ ta có thể cảm nhận được điều này. Đạo Phật khởi nguồn từ Đức Phật, từ cái khoảnh khắc giác ngộ tuyệt vời của Ngài bên cội bồ đề, dưới ánh sao mai chiếu rạng buổi hừng đông. Hừng đông của đất trời mà cũng là hừng đông của một chân lý vĩ đại sắp được diễn bày. Phật giáo đã phát triển cùng với thời gian, và cũng theo thời giansuy tàn. Suy tàn rồi lại được phục hưng. Nhưng có một điều chúng ta nên nhớ là dù hình thứcsuy tàn nhưng Chân lý, Chánh pháp vẫn luôn luôn tồn tại trên thế gian. Dù hoa mai đã rụng hết nhưng cành mai vẫn còn đó, chờ đợi mùa xuân kế tiếp để lại nở hoa. Trước khi Phật giáo bị tiêu diệtẤn Độ, Chánh pháp của đức Phật đã được truyền sang các nước như Trung Quốc, Tây Tạng, Tích Lan, do đó những lời Phật dạy đã được bảo toàn. Và khi nhân duyên đến thì nó lại trở về nơi mà nó đã từng được sinh ra.

Tuy nói là quy luật của tự nhiên, của cuộc sống, nhưng không có nghĩa là con người không có vai trò gì. Thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều đã khẳng định “Có trời mà cũng có ta” hay “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.” Nhìn vào lịch sử Phật giáo Ấn Độ, ta cũng thấy rằng sự suy tàn của nó không chỉ do nguyên nhân khách quan mà còn do nguyên nhân từ bên trong của Phật giáo, như lối sống xa hoa, sự thiếu phẩm hạnh, cũng như tình trạng thất học của chư tăng… Và đối với sự phục hưng của nó cũng vậy, nếu không có tâm huyết và sự nỗ lực của những người nặng lòng với Chánh pháp như ngài Anagārika Dharmapāla, Ambedkar… thì Phật giáo Ấn Độ cũng không thể được hồi sinh và phát triển như ngày hôm nay.

Là những người con Phật, chúng ta đều muốn duy trìhoằng dương Chánh pháp. Nhưng điều này không chỉ vì chúng taPhật tử, mà do chúng ta nhận thức được rằng Phật pháp thật sự là phương thuốc trị bệnh phiền não của chúng sanh, và mang lại lợi lạc cho xã hội nói chung. Phật giáo không phải là tôn giáo “duy nhất tốt” trên thế giới, nhưng rõ ràng Phật giáo có đóng góp không nhỏ cho văn minh nhân loại và và đem lại an lạc cho từng cá nhân nếu họ thực hành đúng Chánh pháp. Phật giáo không phải là tôn giáo “duy nhất tốt” trên thế giới, nhưng người phật tử có quyền tự hào lịch sử trong sạch của tôn giáo mình, một tôn giáo “quân tử” không truyền giáo bằng bạo lực hay mưu chước. Đó là bởi vì Phật giáo không chủ trương mở rộng “nước Phật” để thống trị thế giới. Còn khi người Phật tử muốn truyền bá Chánh pháp thì đó cũng là vì lợi ích cho chúng sanh mà thôi. Không phải không có lý do mà Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ là Jawaharlal Nehru, cũng như đương kim thủ tướng Narendra Damodardas Modi đều rất có cảm tìnhủng hộ Phật giáo. Không phải không có lý do mà ngày sinh của Đức Phật 15 tháng 4 được Liên hiệp quốc chọn làm ngày hòa bình thế giới. Đó là bởi vì họ thấy rằng Phật giáo thật sự là một tôn giáo của hòa bình vậy.

Tín đồ Phật giáo chưa bao giờ kỳ thị và giết hại những người khác tín ngưỡng với mình, dù bất cứ lý do gì. Nhưng cũng chính vì điều này mà Phật giáo phải chịu nhiều thiệt thòi. Căn cứ vào lịch sử cũng như những di tích hiện nay, như tháp Borobudur[1] ở Indonesia chẳng hạn, ta thấy rằng một số nước Hồi giáo hiện nay như I Răn, Idonesia… đều là những nước Phật giáo trước đây. Các phật tử đã bị tín đồ của các tôn giáo khác đàn ápsát hại trên con đường truyền bá niềm tin của họ. Thế nhưng, các phật tử vẫn nhẫn nhục, và trên hết là hiểu và tin vào chân lýĐức Phật đã dạy: “Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có, từ bi diệt hận thù, là định luật ngàn thu” (Kinh Pháp Cú).

Tôn giáo là biểu hiện của cả chân, thiện và mỹ. Chúng ta không thể nhân danh cái đẹp này mà tiêu diệt cái đẹp khác. Nếu làm như vậy là chúng ta đã tự mâu thuẩn với chính lý tưởng của mình rồi. Dù biết rằng nhẫn nhục là bị thiệt thòi, nhưng thà nhận thiệt thòi về bản thân mình chứ không thể làm hại ai. Sự truyền bá tôn giáo, suy cho cùng, là để đem lại ánh sáng, hạnh phúcan lạc cho người khác. Nhưng hạnh phúc đâu chưa thấy, chỉ thấy có hận thù và khổ đau, thì có nên chăng? Nếu là người có niềm tin chân chính, dù là tin Phật hay Chúa, cần phải suy nghĩ về điều này vậy.

Rõ ràng, về phương diện “tổ chức”, Phật giáo không bằng các tôn giáo khác. Vậy thế mạnh của Phật giáo là gì? Đó chính là giáo lý tuyệt vời của đức Phật. Giáo lý ấy bao gồm cả từ bitrí huệ, và cũng phù hợp với khoa học. Thật hiếm có một tôn giáo nào cổ như đạo Phật mà cũng phù hợp với khoa học, không sợ khoa học như đạo Phật. Tuy nhiên chúng ta không nên coi Phật pháp chỉ là một kho tàng tri thức. Cái làm nên sự khác biệt giữa đạo Phật và những tôn giáo, triết thuyết khác không phải ở phương diện tri thức thuần túy mà là khả năng giác ngộ. Những tôn giáo khác chỉ dạy người ta những phạm trù đạo đức thông thường, chỉ có Phật giáo mới đào sâu vào tâm lý con người và dạy họ diệt trừ phiền não tham sân si. Chính đức Phật, khi nói về sự khác biệt giữa giáo lý của Ngài với ngoại đạo, Ngài không nói về tri thức, mà nói về quả vị. Tức là sự thực hànhgiác ngộ, mà được thể hiện qua Bát chánh đạotứ quả sa môn, như được ghi trong kinh Trường A Hàm:

“Nếu trong giáo pháp nào không có pháp Bát Chánh Đạo thì không có quả Sa môn thứ thất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư. Này Tu Bạt, vì trong giáo phápBát Chánh Đạo nên có 4 quả Sa môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư. Này Tu Bạt, nay trong giáo pháp Ta có Bát Chánh Đạo, có Sa môn quả thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư. Trái lại, trong giáo pháp của ngoại đạo không có quả vị Sa môn”.      

Có thể chúng ta không thể giác ngộchứng quả trong đời này, nhưng chúng ta không được quên điều đó, cũng như đừng cho rằng Phật học chỉ là triết học hay khoa học. Lạc quan mà nói thì Phật giáo ngày này thật là phát triển, cả trên thế giới lẫn ở Việt Nam. Chừng một trăm năm trước, người Âu -Mỹ hình như chưa biết gì về Phật giáo, và Việt Nam mấy mươi năm trước, chư TăngPhật tử đâu có điều kiện để được tu học như bây giờ. Nhưng đó có phải là phát triển một cách đúng nghĩa theo tinh thần đạo Phật hay không thì phải coi tăng nitín đồ học pháp, hành phápđắc pháp như thế nào. Nếu không thì chỉ là bề nổi mà thôi. Niết bàn chỉ đạt được khi người ta diệt được tham sân si, còn quảng học đa văn có khi lại là nguyên nhân của phiền não. Đâu chúng ta không thấy vẫn còn những hiện tượng như tranh đua địa vịchạy theo danh lợi. Đâu đó vẫn còn những hành giả chưa tìm được sự an lạc trong cuộc sống tu hành… Những hiện tượng này tuy không nhiều nhưng không phải là không nói lên điều gì. Bởi vì nguyên tắc tự nhiên là mình biết bơi mới dạy người khác bơi, mình an lạc thì mới có thể đem lại an lạc cho người khác. Nếu những người sống trong biển Phật pháp mà không thể nếm được vị ngọt Phật pháp thì làm sao có đủ tự tin để chia sẻ với người khác. Chúng ta không thể dạy người khác một điều mà bản thân mình không thể áp dụng. Nếu có chăng cũng chỉ là những lời dạy khô khan thiếu sức sống mà thôi.

 Khi nghiên cứu về sự suy tànphục hưng của Phật giáo Ấn Độ, chúng ta không thể không nghĩ về Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Việt Nam có được cái may mắn hơn Phật Ấn Độ là đồng hành cùng dân tộc. Và dù có lúc thịnh lúc suy, nhưng chưa khi nào bị suy tàn, như câu đối sau đây: “Đất nước bốn ngàn năm văn hiến, khi thịnh khi suy, vẫn tiếp bước tiền nhân. Phật pháp hai ngàn năm lịch sử, khi thăng khi trầm, vẫn soi đường hậu thế.” Chính vì vậychúng ta, một mặt tự hào về truyền thống Phật giáo dân tộc, đồng thời phải cố gắng phát huy truyền thống để cho Phật pháp ngày càng phát triển, hầu đem lại lợi lạc cho cộng đồng và tất cả chúng sanh. Lịch sử như một dòng chảy, có khi đục, có khi trong, nhưng chúng ta vẫn muốn có được những dòng nước trong lành để đem lại sức khỏe và niềm vui cho mọi người. Và với tư cách là những người con Phật, những người sống theo hạnh từ bitrí huệ của Đức Phật, chúng ta có thể đóng góp để xây dựng cuộc đời ngày càng tươi đẹp.

Tôi xin được kết thúc quyển sách này bằng một đoạn trong Kinh Thừa Tự Pháp, như là cách nhắc nhở nhau để nhớ và làm theo lời Phật dạy:

Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Ngươi và Ta nghĩ: Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật? Và này các Tỷ-kheo, nếu các Ngươi là những người thừa tự tài vật của Ta, không phải là những người thừa tự Pháp, thì không những các Ngươi trở thành những người mà người ta nói: Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự Pháp, mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự Pháp.

Và này các Tỷ-kheo, nếu các Ngươi là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật, thời không những các Ngươi trở thành những người mà người ta nói: Cả Thầy và trò là những người thừa tự Pháp, không phải là những người thừa tự tài vật, mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: Cả Thầy và trò đều là những người thừa tự Pháp, không phải là những người thừa tự tài vật. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là những người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Ngươi và Ta nghĩ: Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật?   

banh xe phap luan                  



[1] Borobudur là một ngôi đền tháp Phật lớn nổi tiếng tọa lạctrung tâm tỉnh Java, Indonesia. Tên Borobudur có gốc từ Boro và Budur; tiếng Phạn, có nghĩa là "đền thờ Phật trên ngọn núi". Ngôi đền tháp này được xây dựng dưới vương triều Sailendra vào thể kỷ VIII đến IX. Sau khi vương triều Phật giáo Sailendra sụp đổ, ngôi đền đã bị lãng quên trong suốt 10 thế kỷ. Theo thời gian, ngôi đền đã bị đổ nát và hư hỏng trầm trọng. Vào ngày 23/2/1983, dưới sự giúp đỡ của UNESCO, chính phủ Inđonesia đã tiến hành trùng tu thành công lại ngôi đền. Ngày nay, Borobudur không còn nguyên vẹn như trước kia nhưng bằng sự nỗ lực của Nhà nước và Chính phủ Indonesia với việc bảo tồn và lưu giữ. Đền tháp Borobudur trở thành trung tâm khu du lịch của tỉnh Java; xứng đáng là một kỳ quan nổi tiếng của Phật giáo nói riêng và thế giới nói chung (Nguồn: Internet).

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/07/2014(Xem: 8146)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.