Chế độ Tăng quan và quản lý Tăng tịchTrung Quốc cổ đại

15/07/20183:39 CH(Xem: 9059)
Chế độ Tăng quan và quản lý Tăng tịch ở Trung Quốc cổ đại
CHẾ ĐỘ TĂNG QUAN VÀ QUẢN LÝ TĂNG TỊCH
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
Thích Trung Nghĩa dịch

tang quan trung quocChế độ Tăng quan và Tăng tịch là chế độ căn bản của Phật giáo vào vương triều phong kiến Trung Quốc cổ đại nhằm quản lý và khống chế Tăng đoàn, bảo vệ ổn định đất nước.

Hai chế độ này một mạch hoạt dụng trong xã hội phong kiến hơn 1000 năm, căn cứ vào động thái khác nhau của thời đại và chế độ xã hội mà phương thức quản lý cũng khác. Nhưng trên tổng thể thì có tính kế thừa sự nghiệp người đi trước. Hai chế độ này đều mang lại tác dụng tăng mạnh tích cực hợp pháp quản lý tư sản và bảo hộ tăng đoàn Phật giáo vào vương triều phong kiến. Nay chia hai loại chế độ này rồi phân tích dưới đây:  

1.Chế độ Tăng quan

Chế độ Tăng quan là chỉ cho trong xã hội phong kiến, cũng là thực hành quản lý hành chánh trong Tăng đoàn của quốc gia, nắm bắt chính xác mục tiêu hoạt động Tăng đoàn, rồi dẫn tới điều chỉnh việc pháp chế vụ việc tăng ni cả nước, mục đích nhậm mệnh chính quyền để thực hành quản lý tăng ni nhằm củng cố đất  nước. Được nhậm mệnh là người quản lý vụ việc Phật giáo nên gọi là Tăng quan. Chế độ Tăng quan được bắt đầu từ thời Diêu Tần, một mạch nối tiếp đến thời Minh và thời Thanh.

Trung Quốc thiết lập chế độ Tăng quan, truy nguồn thì từ rất sớm vào thời Diêu Tần Thập lục quốc và Đông Tấn ở phương bắc, sau đó trải qua nhiều thời hoạt dụng chế độ Tăng quan. Nam triều lập ra chức vụ như Tăng chính (僧正), Tăng chủ (僧主); Bắc triều lập Sa-môn thống (沙门统) sau đó đổi thành gọi là Chiêu huyền thống (昭玄统), thời Đường sau đó lập Ngự tăng lục (街僧录), đều do tăng sĩ đảm nhiệm. Thời Tống lập chức Tăng quan như Ngự tăng lục tập (街僧录习), tỉnh thì lập Tăng kỷ tập (僧纪习), huyện thì lập Tăng hội ti (僧会司). Thời Minh và thời Thanh tuy vẫn tồn tại Tăng quan, nhưng phần nhiều chỉ lưu thông hình thức, tự thân cũng không mang lại nhiều tác dụng.

Chế độ Tăng quan bắt đầu từ thời Diêu Tần do Diêu Hưng thống trị. Diêu Hưng củng cố thống trị, chủ ý là phát triển nông nghiệp, ra sức đề xướng Phật học và Nho học, đón rước ngài Cưu-ma-la-thập dịch kinh Phật, lập hội thiết trai, xây chùa độ Tăng, trong 10 nhà thì có 4, 5 nhà bỏ nhà tu Phật, Phật giáo rực rỡ ở thành Trường An một thời.

Thế là Tăng đoàn ngày càng rất nhiều, tăng ni phức tạp, đôi lúc phát sinh việc trái ngược giới luật, dẫn tới ảnh hưởng đến an định xã hội và phát triển kinh tế. Diêu Hưng thấy được tình hình này, ý thức được tính nghiêm trọng vấn đề, thế là quyết định nhiều lần tổ chức hội nghị Tăng sĩ để giải quyết những mâu thuẫn, rồi lần kiến lập chế độ Tăng quan.

Diêu Hưng hạ chiếu ghi: “Pháp truyền phương Đông, đến nay thịnh hành, tăng ni đã nhiều, cần phải khuôn phép, tuyên truyền quy định, để tránh suy thoái”. Diêu Hưng sắc mệnh Tăng Lược (僧略) làm Tăng chủ cả nước, Thích Tăng Thiên (僧迁) làm Duyệt chúng, Thích Pháp Khâm (法钦) và Thích Huệ Vũ (慧斌) là cùng làm Tăng lục. Tăng chủ còn gọi là Tăng chánh (僧正), là Tăng quan chủ yếu; Duyệt chúng là chức phó, Tăng lục là chức vị sau phó nữa.

Diêu Hưng đặc biệt lệnh việc điều phối xe ngựa, vệ sĩ, người hầu cạnh cho những Tăng quan dùng trong hằng ngày. Rồi đem các cấp Tăng quan nạp vào cấp khác biệt trong quốc gia, trích một ít tiền trong ngân khố mà ban bỗng lộc, còn truyền chiếu chỉ đến những vị Tăng này phối hợp với nhau. Thích Tăng Lược, Thích Tăng Thiên, Thích Pháp Khâm, Thích Huệ Vũ cũng được hưởng quyền lợi nồng hậu. Nhiệm vụ Tăng quan sau đó thiết lập việc thuần tùy giám sát, xử lý thỏa đáng chánh trực công bằng về vấn đề Tăng đoàn, dẫn đến nề nếp Tăng đoàn, cũng không có việc tăng tệ hại và hiện tượng vi phạm pháp lệnh, khiến cho quan dân trên dười đều rất hài lòng

Niên hiệu Hoằng Thỉ thứ 7 (năm 405) thời Diêu Hưng, do từ thành tích biểu hiện của Thích Tăng Lược quản lý mực thước hành chánh tăng ni, vua hạ chiếu chỉ tăng thêm người bảo vệ, lần tăng gồm có 30 người. Đó là chế độ Tăng quan khá hoàn chỉnh được xuất hiện đầu tiên trên sử Phật giáo Trung Quốc.

Biểu hiện viên quan quản lý Tăng đoàn thay chính phủ, thì Tăng chánh (僧正) trong lúc dùng quyền chức để hành xử quản lý Tăng đoàn cũng mang lại tác dụng 2 đức tính: 1, Tính điều hòa: Chức trách Tăng chánh là thay mặt chính phủ quản lý vụ việc tăng ni, nên cần chiếm lĩnh quyền lực của chính phủ để hành xử theo chức quyền. Nhưng Tăng quan cũng là tăng sĩ, nên tiền đề hạ chiếu thư của họ vẫn cần làm việc lợi ích tăng ni mà không ảnh hưởng chính phủ.

Đôi lúc, giữa chính phủ và tăng đoàn phát sinh mâu thuẫn, thì Tăng quan cũng cần chiếu cố đến lợi ích hai bên, có quyền hành phân bua được mất phải trái. 2, Tính quyền uy của Tăng quan: Yêu cầu tuyển chọn rất cao bản thân Tăng quan để làm nhiệm vụ Tăng quan. Tiêu chuẩn trước hết là phải xem trọng đại đức cao tăng có học vấn thâm sâu, tức là yêu cầu chức Tăng chánh phải biểu hiện tự thân đúng đắn, lời nóiviệc làm phải biểu hiện là bậc thầy mô phạm cho tăng sĩ, kế nữa bản thân Tăng quan phải là đức cao trọng vọng, thông suốt giáo nghĩanghĩa lý, thì quyền lực của mình có thể khiến cho tăng sĩ phạm giới sửa sai trở về đúng. Cũng từ đó mà có tên gọi Tăng chánh

Vào thời kì Nam Bắc triều, Nam triều có khá ít tăng sĩ, hơn một nữa tập trung thành phố lớn, tăng sĩ chỉ lưa thưa nên trước chỉ thiết lập Tăng quan ở thành phố, sau mới thiết lập Tăng quan mang tính trong cả nước. Nam triều lập ra Tăng quan, theo ghi lại thì sớm thấy vào cuối thời Tấn có Tăng chánh ở Thục quận. Nếu ghi đúng thực thì bắt đầu từ giữa năm Đại Minh (457-464) thời Lưu Tống,  đến đầu năm Thái Thỉ (465) thời Lưu Tống mới mời Thích Tăng Cẩn (僧瑾) làm Tăng chánh thiên hạ. Năm Thái Thỉ thứ 2 (466) đã từng một lần lập: Đô ấp ni Tăng chánh và  Ni đô duy-na, nhưng không lâu sau thì phế bỏ. Lúc đó chức Tăng chánh cũng chỉ bù nhìn.

Chế độ Tăng quan thời Nam triều, Tăng quan cao nhất là Tăng chánh hay gọi là tăng chủ (僧主). Bởi vì thân ở kinh thành, nên cũng gọi là Đô ấp Tăng chánh hay Kinh ấp đại Tăng chánh, còn Đô duy-na (tức là Duyệt chúng, còn gọi là Đại tăng đô) là Phó quan. Bỗng lộc của Tăng chủ ngang với chức tể tướng. Ngoài ra, ở các kinh đô, châu, quận hay khu vực đặc định cũng lập Tăng chánh.

Sử ghi lại rất nhiều về Tăng quan bốn thời: Tống, Tề, Lương, Trần thuộc Nam triều. Như Tăng quan trung ương thời Tống Hiếu Võ đế có Thích Huyền Nhạc, Thích Trí Bân trước sau làm tăng chánh. Tống Minh đế sắc mệnh Thích Tăng Cẩn ở chùa Trị Thành làm “Tăng chủ thiên hạ”, ban một bộ pháp kỹ, 20 người hộ vệ, 3 vạn lượng vàng, xe ngựa, tiểu quan văn thư, ngang với bỗng lộc tể tướng. Cuối triều Nam Tống, sắc lệnh Thích Huyền Độ ở chùa Thân An và đến triều Tề ban Thích Đạo Thạnh ở chùa Thiên Bảo kế thừa Thích Tăng Cẩn làm Tăng chủ cả nước.

Đầu thời lương, Thích Tuệ Siêu ở chùa Nam Giản nhận làm Tăng chánh, “Vua truyền chiếu, ban xe dê để đi lại và cúng dường y phục để đắp”. Năm Phổ Thông thứ 6 (525), sắc lệnh Thích Pháp Vân ở chùa Quang Trạch làm đại Tăng chánh, đối đãi cao cấp như chức tể tướng. Thời Tùy sắp diệt, Hán Tuyên đế sắc Đại sư Luật học Huyền Ái làm “Tăng chánh cả nước”. Huyền Ái hiểu rõ tình thế lúc này, nên từ chối không nhận. 

Tăng quan thời Nam triều, rất quan trọng ở: kinh đô, Kinh châu, Ngô quận. Lúc đó ở kinh đô có nhiều Tăng quan. Thời Lưu Tống có Thích Đạo Ôn làm Tăng chủ ở kinh đô. Thích Pháp Dĩnh ở chùa Tân Đình có “Học vấn cao sâu, được ban lệnh làm Tăng chánh ở kinh đô”. Giữa năm Vĩnh Minh (483-493) thời Tề, Thích Pháp Hiến ở chùa Định Lâm và Thích Huyền Sướng ở chùa Trường Can cùng làm Tăng chủ, chia ra quản lý hai miền nam bắc. Thời Lương Võ đế, Thích Pháp Siêu ở chùa Thiên Trúc làm Tăng chánh ở kinh đô.

Hình thức chế độ Tăng quan Nam triều, chức vụ Tăng chánhTăng quan thuộc trung ương cũng khá có quyền lực. Nói tương đối thì Tăng chánh thuộc trung ương, trên hình thức chỉ là danh nghĩa có sứ mệnh giám sát Tăng đoàn cả nước, nhưng thực không thể là Tăng quan địa có thực quyền để giải quyết vụ việc trong phạm vi tăng đoàn.

Bắc triều có rất nhiều tăng sĩ, dị tộc thống trị nên phải tăng cường khống chế, cho nên từ trung ương đến địa phương đều phổ biến lập Tăng quan. Chế độ tăng quan Bắc triều, trước là chính quyền Bắc Ngụy lập Giám phước tào (监福曹), sau đổi thành Chiêu huyền tào (昭玄曹), phối hợp với 3 chức vị: Đại thống, Thống, Đô duy na. Đại thống và Thống, còn gọi là Sa-môn thống hay Chiêu huyền thống. Tăng quan đầu tiên thời Bắc Ngụy là Thích Pháp Quả. Đạo võ đế triệu lệnh Thích Pháp Quả nhận chức Đạo nhân thống để quản lý tăng tín đồ. Thời Minh Nguyên đế vẫn mời Pháp Quả làm Đạo nhân thống.

Kế thừa Thích Pháp QuảThích Sư Hiền, sau Thích Sư Hiền là Thích Huyền Diệu. Lúc đó đổi tên gọi là Sa-môn thống (沙门统). Thời Bắc Tề, chế độ Tăng quan thời Bắc Chu tương đồng với Bắc Ngụy. Thời Bắc Tề đã lập ra 10 vị Sa-môn thống, sau đó Văn Tuyên vương căn cứ kiến nghị của đại thần, mời Thích Pháp Thượng làm đại Sa-môn thống. 

Thời Bắc Chu, Thích Đàm Diên làm Quốc thống hay gọi là Đô duy na.Thời Đông Ngụy, Tăng quan Chiêu huyền tào phần nhiều kết giao với quyền quý hoàng thất, rõ ràng có chiều hướng quý tộc hóa. Sa-môn thống thời Đông Ngụy là do đại tướng quân Cao Trừng Tiềm tiến cử. Đô duy na Tuệ Thuận là em của tể tướng nổi tiếng Thôi Quang (崔光), nên được Tạ Tổ Hiếu trưng tiến cử làm Tăng quan. Tố chất lãnh tụ Chiêu huyền tào lúc đó rõ ràng cao hơn thời trước kia. Điều này cũng phản ánh phát triển luật học thời Ngụy Tề, cũng phản ánh xem trọng Tăng quan có học vấn cao mới được chọn làm Tăng quan.

Tăng quan là do cao tăng nhận lãnh. Đến các thời khác thì vụ việc Phật giáo dần dần lợt nhạt việc quốc gia, chuyển hướng là vụ việc nội bộ Phật giáo. Vương quyền khống chế và quản lý chặt chẽ Phật giáo, nên vị thủ lĩnh Phật giáo được cho là người của triều đình. Địa vị Tăng quan thời Đường cũng có nhiều ý nghĩa đặc trưng. Xã hội cuối thời Tùy loạn lạc, “Đầu năm Võ Đức, lập thập đại đức, chế định pháp lệnh, thống nhiếp tăng ni”. Đại đức (大德) vốn là tôn xưng vị tăng sĩ đức cao trọng vọng. Thời Đường dựa việc “Được mọi người tôn xưng là đạo đức cao diệu” để chọn làm tiêu chuẩn đại đức. Trình tự chọn lựa do Tăng đoàn suy cử, triều định tuyển cử, cũng có đại đức do triều đình trực tiếp tuyển cử.

‘Thập đại đức’ (十大德) là ngoài Trí Tạng, Pháp Khản ra, còn có những ngài như: Tuệ Nhân, Cát Tạng. Thập đại đức vào đầu thời Đường lấy chùa Đại Thiền Định và chùa Đại Hưng Thiện làm trung tâm. Do từ những bậc cao tăng có học vấn và đạo hạnh ưu tú, nên tổ thành chủ đạo giáo quyền. Những ngài này nhận lệnh triều đình, chế định kĩ cương, chỉnh đốn pháp lệnh, có chức trách truyền dạy Phật điển, từ đó mà thích ứng với việc chỉnh đốn Phật giáo, yêu cầu an định xã hội đầu thời Đường.

Giữa năm Trinh Quán, chính quyền trung ương và địa phương kiến thiết hoàn thành căn bản, vụ việc Phật giáo và quan chức các châu huyện phần nhiều tập trung về chùa Hồng Lư.

Xuất hiện Tăng quan ‘thập đại đức’ là yếu tố đặc định lịch sửhoàn thành sứ mạng lịch sử của nó. Tên gọi ‘thập đại đức’ xuất hiện vào thời Đường Trung tông, chẳng qua họ chỉ là một thứ tôn xưng. Họ chủ trì thảo luận, tụng kinh, quá lắm thì hỏi việc triều chính. Thời Đường Đại tông lập “Giám đàn thập đại đức” (临坛十大德), đã diễn biến thành danh hiệu vinh dự để chủ trì giới đàn ở thành đô, căn bản trở  thành ngự dụng Tăng (御用僧) của vua.

Thời Đường Đức tông sau đó lập 2 ngự Tăng lục, giúp quan xử lý pháp lệnh. Ban đầu Tăng lục (僧录) chỉ là một chức Tăng trong đạo tràng, sau đó trở thành một thực chức. Thời Đường Hiến tông, hai chức này chính thức trở thành Tăng quan. Cuối thời Đường, Tăng quan xuất hiện ở các nơi. Tình thế xã hội cuối thời Đường bất an, nên mỗi nơi đều lập ra Tăng quan, cũng là chính phủ khống chế Phật giáo, cũng là nhu cầu vỗ về người dân.

Thời Nguyên có dị tộc thống trị đất Hán, nên lợi dụng Phật giáo để bảo hộ việc thống trị. Trong chính sự lấy Phật sự làm đầu, lập Viện Tuyên chánh (宣政院), hưởng bỗng lộc ngang với nhất phẩm, quản lý Phật giáo và khống chế vùng Thổ Phồn (Tây Tạng). Vùng Giang Chiết (vốn là khu vực thời Nam Tống) đặc thiết tổng quản Phật giáo. Thời Minh lập Tăng lục ti (僧录司), Đạo lục ti (道录司) để quản lý tăng sĩ cả nước. Các phủ, châu, huyện đều lập chức: Tăng cang, Tăng chánh, Tăng hội. Mỗi châu đều lập một người Tăng chánh ti, trong mỗi huyện lập ra một Tăng hội ti;[1]những quan này đều là Tăng quan. Chế độ này hoạt dụng từ thời Thanh đến thời Minh. Sau thời Minh diệt vong, những chức quan này cũng đều phế bỏ, việc quản lý chùa đổi qua do Bộ nội vụ quản lý.

Tuy nhiên lịch sử tên gọi khác về Tăng quan, phạm vi quản lý vụ việc có khác, nhưng đều bảo hộ lợi ích Tăng đoànthúc đẩy ổn định đất nước nên mang lại đóng góp quan trọng.

2. Chế độ tăng tịch

Chế độ Tăng tịch cũng là chế độ căn bản phương hướng hoạt động quản lý tăng Đoàn trong chính phủ thời cổ đại. Chế độ Tăng tịch làm chuẩn mực và thuần khiết cho hàng ngũ Tăng đoàn, nên mang lại tác dụng quan trọng trong việc thay chính phủ quản lý vụ việc Tăng đoàn. Từ đó, chế độ Tăng tịch có lai lịch hơn 1000 năm trong xã hội phong kiến, được chính phủ đón nhận và thành viên Tăng chức hoan nghênh phổ cập.

Trong xã hội phong kiến, Tăng tịch chủ yếu do các Tăng quan như Tăng chánh, Tăng thống hoặc Tăng lục quản lý. Tăng tịch cũng là đăng ký tên tuổi tăng sĩ và được độ xuất gia, thuộc danh sách trong chùa. Sa-môn đăng ký Tăng tịch rất được bắt đầu từ thời Đông Tấn. Quảng hoằng Minh tập quyển 12 ghi trong “Chi Đạo Lâm pháp sư dữ hoàn huyền luận châu phù cầu sa-môn tịch sự” viếtlúc đó các sa-môn từng phản đối việc này. Đến Nam Bắc triều đến thời Diêu Tần thì thiết lập Tăng quan, và cũng đã lập Tăng tịch.

Đến thời Đường, thì 3 năm phải làm lại Tăng tịch. Những ai là tăng sĩ Triều TiênNhật Bản đến đất Hán học tập 9 năm mà chưa trở về thì đều phải làm Tăng tịch. Các châu, huyện đến 3 năm phải làm lại Tăng tịch, một bản lưu ở huyện, một bản lưu ở châu, một bản gửi Tư bộ ti.[2]Căn cứ Phật tổ thống ký, quyển 49 ghi, năm Khai Nguyên thứ 17 (729) thời Đường Huyền tông chế định tăng ni trong cả nước đến 3 năm thì phải làm lại Tăng tịch.

Từ thời Tống về sau, thẳng tới giữa năm Càn Long thời Thanh, Tăng tịch đại khái do Tăng lục quản lý. Sau khi vua Càn Long phế bỏ độ điệp, thì chính phủ không quản lý Tăng tịch, nên không nắm đúng số lượng tăng ni

Chính phủ đã quản lý danh sách tăng ni, tất nhiên phải đưa cho tăng ni đã đăng ký một mảnh giấy để làm chứng, đó là giấy tùy thân, cũng là ‘độ điệp’ (度牒). Chế độ độ điệp có từ thời nào? Hiện nay rất khó xác định niên đại. Thời Bắc Ngụy, tăng sĩ đến dạo chơi các nơi, phải có văn kiện chứng minh của chính quyền các nơi đó. Tên gọi văn di (文移), ấn điệp (印牒) đều là văn kiện chứng minh tăng lữ du hành tạm thời. Năm Thần Long thứ 2 (706) thời Đường, quy định tăng sĩ và người vị thành niên trong cả nước phải thi nghĩa kinh, không mắc ú ớ, mới được độ làm Tăng.

Lúc đó chủ yếu là thi Kinh Pháp Hoa. Nhưng người có quyền thế, nạp 3 vạn quan tiền để chạy lót, cũng được làm tăng ni.[3] Từ năm Túc Tông đến năm Chí Đức (756) thời Đường, tể tướng Chương Phủ ra chính sách thu lệ phí, chính phủ chỉ định Đại đức truyền giới tỉ-khưu thì tất cả phải nạp vật phẩm 100 quan tiền và thế phát độ điệp. Đó là mở đầu cho việc thu phí độ điệp. Thời Đường rất xem trọng về độ điệp. Đầu năm Càn Nguyên (758) thời Đường Túc tông, còn quy định chế độ thi cử. Những ai là cư sĩ mà thông 5 bộ kinh đều được xuất gia làm Tăng, và nạp 100 quan tiền mới có độ điệp.[4]

Thời Tống hạn chế việc đi tu và thể lệ độ Tăng, trong 100 tăng sĩ ở các nơi thì mỗi năm chỉ độ được 1 người đi tu, cũng do người dân lâm cảnh nghèo khó, nên ít ủng hộ chùa. Năm Thiên Hỷ thứ 2 (1018) thời Tống Chân tông, lần đầu tiên đã độ tăng gồm 23 vạn người, điệp do Tư bộ ti cấp. Độ điệp thời Tống làm bằng tờ giấy, nên làm giả rất nhiều độ điệp. Chế độ độ điệp đến ba thời: Nguyên, Minh, Thanh vẫn hoạt dụng chưa đổi. Đến năm Càn Long (39) thời Thanh thì bỏ độ điệp. Sau đó các chùa xem xét và cấp giới điệp (戒牒) mà không cần dựa vào độ điệp.

Chế độ Tăng quan và Tăng tịch là sản phẩm đặc định của thời kì lịch sử, tuy khác về phát huy tác dụng và khác chức quyền hành xử trong mỗi thời, nhưng nó thúc đẩy ổn định xã hội vương triều phong kiến, thúc đẩy câu thông giữa tăng đoàn và chính phủ, còn chỉnh đốn kỉ cương tăng sĩ, thúc đẩy đoàn kết tăng đoàn, nên đều phát huy tác dụng quan trọng.

Viễn Trần

Dịch từ: học báo “Học viện Hành chánh quốc gia”, kì 2, 2007

[1] Minh sử-Chức quan chí

[2] Tân Đường thư-Bách quan chí  

[3] Tư trị thông giám, q.209

[4] Thích thị thông giám, q.9

Thư Viện Hoa Sen

Bài đọc thêm:
Luận về vấn đề Tăng quan (Chúc Phú)







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 33388)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.