BẮC KINH VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Saturday, March 12, 2011
Nguyễn Xuân Nghĩa
Vì sao khi đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố từ bỏ quyền lãnh đạo chính trị, Bắc Kinh lại nổi điên?
Ngày
20 tháng Ba này,
cộng đồng Tây Tạng trên
thế giới sẽ bầu cử để chọn người lên làm
Thủ tướng của Chính phủ
Lưu vong Tây Tạng, có trụ sở tại thành phố Dharamsala miền cực Bắc
Ấn Độ.
Đương
kim
Thủ tướng Lobsang Tenzin Samdhong Rinpoche - một vị
cao tăng sinh năm 1939 mà cũng là một
học giả có
uy tín - sẽ nhường chức
Kalon Tripa
Chủ tịch Nội các cho một trong ba ứng cử viên: 1) Lobsang Sagay, một
học giả tại
Đại học Harvard; 2) Tenzin Namgyal "Tethong", một
học giả trong Viện
Nghiên cứu Tây Tạng của
Đại học Stanford; 3) người thứ ba là Tashi Wangdi, Bộ trưởng trong Chính phủ đương nghiệm và cũng là
đại diện
của đức
Đạt Lai Lạt Ma tại thủ đô của
Liên hiệp Âu châu, thành phố Bruxelles.
Cuộc
bầu cử rất đáng chú ý vì hôm 11 tháng Ba vừa qua, đức
Đạt Lai Lạt Ma nhắc lại
quyết định của ngài, là sẽ tự
chấm dứt nhiệm vụ lãnh đạo chính trị. Ngài sẽ không làm Quốc trưởng
Tây Tạng nữa. Và như vậy, Chính phủ
Lưu vong cùng với Quốc hội
Tây Tạng, do dân chúng bầu lên, sẽ là cơ chế
lãnh đạo cộng đồng Tây Tạng ở trong và ngoài lãnh thổ
Tây Tạng.
Trong
khi đương kim
Thủ tướng Samdhong Rinpoche còn khẩn nài đức
Đạt Lai Lạt Ma xét lại
quyết định này thì Bắc Kinh cũng đã có
phản ứng gay gắt, với
ngôn từ vô lễ như mọi khi: "đức
Đạt Lai Lạt Ma là "con sói đội lốt thầy tu" có ý đồ
đánh lừa dư luận thế giới", v.v..."
Vì sao lại như vậy?
Chúng ta rất nên
theo dõi việc này.... (và
xem lại loạt bài về
Tây Tạng đã yết trên Dainamax Magazine).
***
Theo
truyền thống đã có từ hơn sáu trăm năm,
Phật tử Tây Tạng tin rằng đức
Đạt Lai Lạt Ma là một
hóa thân của
Quán Tự tại Bồ tát mà
chúng ta vẫn gọi là
Quán Thế âm.
Vị
Đạt Lai Lạt Ma Tenzin Gyastso ngày nay là
hóa thân thứ 14 của một chuỗi
dài các
Đạt Lai Lạt Ma trong lịch sử Tây Tạng. Trong số này, cũng có người sinh ra tại
Mông Cổ. Dân
Tây Tạng nói chung coi đức
Đạt Lai Lạt Ma
là vị
lãnh đạo Phật giáo đồng thời cũng là vị Quốc trưởng
lãnh đạo quốc
gia.
Sau
khi
chiếm đóng một phần miền Đông của lãnh thổ
Tây Tạng từ năm 1950,
Trung Quốc đã tấn công phần đất còn lại vào năm 1959. Đợt tấn công đó dẫn đến cuộc tổng nổi dậy của dân
Tây Tạng tại Thủ đô Lhasa vào ngày 10 Tháng Ba năm 1959. Một
tuần sau, đức
Đạt Lai Lạt Ma phải trốn khỏi Lhasa
ngày 17 và sống
lưu vong tại
Ấn Độ từ đó
cho đến nay, trong khi
Tây Tạng trở thành một đặc khu
hành chánh, "khu tự trị Tây Tạng" của
Trung Quốc và những phần đất bị
chiếm đóng trước đó thì bị sát nhập vào các tỉnh Thanh Hải hay
Cam Túc. Dân
Tây Tạng ở tại chỗ, chỉ còn sáu triệu, bị
đồng hóa dần trong
cộng đồng người Hán được
di chuyển vào khu vực này
ngày một đông hơn.
Ở
bên ngoài, Đức
Đạt Lai Lạt Ma vẫn là
lãnh đạo tôn giáo và chính trị,
đồng thời là vị
cao tăng đã
quảng bá Phật pháp ra toàn
thế giới, với
ảnh
hưởng mở rộng chưa từng thấy
trong lịch sử Phật giáo nhờ nhân cách và
trí tuệ đặc biệt của ngài.
Năm
1963, đức
Đạt Lai Lạt Ma cho
ban hành một bản
hiến pháp mới để tổ chức bầu cử ra một Quốc hội và Nội các
đại diện cho
cộng đồng Tây Tạng lưu vong. Với tư thế Quốc trưởng và
lãnh đạo tôn giáo, ngài vẫn được coi là người
lãnh đạo toàn dân
Tây Tạng ở trong và ngoài nước. Từ năm 1969, ngài còn nói đến
ý nguyện là tự
chấm dứt vai trò chính trị để dân
Tây Tạng đề cử
lãnh đạo theo nguyên tắc
dân chủ như các
quốc gia tân tiến khác: ngài muốn
hiện đại hoá
Tây Tạng như
hiện đại hóa Phật giáo.
Thế
rồi, hơn hai chục năm trước, năm 1988, đức
Đạt Lai Lạt Ma đưa ra chủ trương là
yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền tự trị của dân
Tây Tạng và kêu gọi
thế giới hãy cứu lấy
tôn giáo và văn hoá
Tây Tạng. Nghĩa là một nhượng bộ rất lớn khi
chấp nhận Tây Tạng là một phần của lãnh thổ
Trung Quốc. Ngài chỉ xin quyền tự trị và kêu gọi đấu tranh
bất bạo động cho quyền tự trị ấy để tránh một vụ
diệt chủng văn hoá và
tôn giáo Tây Tạng.
Gần đây, qua nhiều lần khác nhau, ngài còn
tuyên bố bốn
ý nguyện khác.
Thứ
nhất sẽ
từ bỏ vai trò lãnh đạo chính trị, chuyển quyền cho Quốc hội và Nội các
Tây Tạng do dân chúng bầu lên. Thứ hai, còn
từ bỏ vai trò lãnh đạo tôn giáo để chỉ còn là một
nhà sư, như ngài thường nói và viết trong
các
thông điệp của mình. Thứ ba, trước khi
viên tịch, ngài sẽ
yêu cầu nhân dân Tây Tạng ở trong và ngoài nước cùng
cho biết ý kiến về
thủ tục xác định người sẽ
lãnh đạo Phật giáo. Tức là dù đức
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 còn
tại thế, một vị
cao tăng khác sẽ thay thế ngài. Thứ tư, khi
viên tịch, ngài sẽ
đầu thai ở bên ngoài lãnh thổ
Tây Tạng để
tiếp tục hoằng pháp trên
thế giới.
Sinh vào tháng Sáu năm 1935, đức
Đạt Lai Lạt Ma nay đã gần 76 tuổi và với
thể lực hiện nay, nhiều người, kể cả các
bác sĩ, tin là ngài sẽ
sống
thọ hơn 90 tuổi. Tuần qua, trong
lễ kỷ niệm ngày khởi nghĩa của dân
Tây Tạng tại Lhasa năm 1959, đức
Đạt Lai Lạt Ma đọc bài
diễn văn hôm 11 tháng Ba nhắc lại
quyết định của mình là
từ bỏ nhiệm vụ lãnh đạo chính trị khiến Bắc Kinh nổi điên!
Mà vì sao Bắc Kinh lại nổi điên?
***
Câu
chuyện này
ly kỳ ở cả hai khía cạnh
tôn giáo và chính trị và ta chỉ có thể hiểu ra khi nhớ lại những
ước nguyện của đức
Đạt Lai Lạt Ma vừa được
nhắc lại ở trên.
Nói
về bối cảnh,
chúng ta đều có thể thấy
vai trò và
ảnh hưởng của đức
Đạt Lai Lạt Ma hiện nay.
Vai trò đó
chi phối đối sách của Bắc Kinh với hồ sơ
Tây Tạng - trước sự
chứng kiến của
cộng đồng thế giới.
Lãnh đạo Bắc Kinh cho rằng sự
hiện hữu của đức
Đạt Lai Lạt Ma là một trở ngại vì
ảnh hưởng quá lớn của ngài đối với dân
Tây Tạng và
cộng đồng thế giới.
Với
tư cách một
nhà sư đức độ và
trí tuệ - chưa nói gì đến Giải Nobel Hoà Bình năm 1989 - ngài có thể
diện kiến lãnh đạo của nhiều
quốc gia và gây
phiền nhiễu không ít cho Bắc Kinh. Nhiều Tổng thống hay
Thủ tướng của
thế giới rất khó từ chối gặp đức
Đạt Lai Lạt Ma dù có bị
áp lực về ngoại
giao hay kinh tế của Bắc Kinh.
Một
khi đức
Đạt Lai Lạt Ma viên tịch thì
Trung Quốc có thể
hoàn tất việc thôn tính
Tây Tạng mà chẳng còn ai nhắc tới. Cái khó là sự ngưỡng mộ mà dân
Tây Tạng trong lãnh thổ
Trung Quốc dành cho đức
Đạt Lai Lạt Ma thì Bắc Kinh sẽ
giải quyết lấy, nhờ
chánh sách đàn áp và
đồng hóa của mình.
Bây giờ, đức
Đạt Lai Lạt Ma lại chậm rãi trao
ấn tín Quốc trưởng cho một cơ chế chính trị do dân
Tây Tạng lưu vong bầu lên!
Việc
ấy có hàm
ý định chế hóa một
hệ thống quyền lực nằm bên ngoài khả năng
kiểm soát của Bắc Kinh. Với đức
Đạt Lai Lạt Ma còn
tại thế, chính quyền mới sẽ có
thời gian và
điều kiện xây dựng ảnh hưởng. Và tránh được một khoảng trống về
quyền lực mà Bắc Kinh có thể khai thác,
thí dụ như gây phân hoá giữa các
xu hướng ôn hoà hay
cực đoan trong
cộng đồng Tây Tạng.
Hãy
nhìn vào ba ứng cử viên có thể là
Thủ tướng Tây Tạng lưu vong: họ là
học giả uyên bác ở tuổi bốn chục tại hai
đại học lớn của Hoa Kỳ, hoặc là
người có quan hệ
mở rộng với
thế giới bên ngoài, nên có thể là những khuôn mặt
đại diện có
uy tín cho
cộng đồng Tây Tạng.
Trong
cộng đồng này,
một thế hệ trẻ đã
xuất hiện. Dù rất
kính trọng đức
Đạt Lai Lạt Ma, nhiều người thầm nghĩ rằng
con đường "trung đạo" của ngài - là không đòi
độc lập mà chỉ xin tự trị - có khi không dẫn đến
thành công. Cuộc
tranh luận sẽ xảy ra ngay trong Quốc hội khi đức
Đạt Lai Lạt Ma vẫn còn đó và còn có khả năng hoà giải trước khi Bắc Kinh có thể nhúng tay
lũng đoạn.
Vì thế Bắc Kinh mới
nổi điên và
chửi rủa om xòm!
Chuyện
ly kỳ khác là ai sẽ thay thế đức
Đạt Lai Lạt Ma để
lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng?
***
Năm 2008, sau khi đức
Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố sẽ
tu chính thủ tục đề cử vị
lãnh đạo tinh thần và
bản thân mình thì sẽ
hóa thân bên ngoài lãnh thổ
Tây Tạng, Bắc Kinh đã ra
quyết định vào tháng Chín là
Tây Tạng phải
tôn trọng truyền thống...
Phật giáo trong cách đề cử
lãnh đạo tôn giáo. Và Bắc Kinh mới có quyền xác định ai là đức
Đạt Lai Lạt Ma.
Diễn
giải cho rõ, một chế độ
vô thần đòi
Phật giáo Tây Tạng phải
tôn trọng truyền thống Phật giáo! Nghĩa là không
cho phép dân
Tây Tạng hay đức
Đạt
Lai Lạt Ma sửa đổi quy cách đề cử nằm ngoài khả năng
kiểm soát của chế độ. Và riêng
bản thân đức
Đạt Lai Lạt Ma không có quyền... đổi hộ khẩu từ kiếp này qua kiếp khác, sang một nơi chốn mà Bắc Kinh vươn không tới!
Chuyện đấu trí giữa
Phật pháp và Bắc Kinh có thể được thấy trước đó.
Năm
1989, đức
Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 10 tên là Lobsang Trinley Lhundrub Chokyi Gyaltsen - nhân vật số hai của
Tây Tạng -
viên tịch tại
Tây Tạng trong lãnh thổ
Trung Quốc. Dưới sự
lãnh đạo và xác định của đức
Đạt Lai Lạt Ma,
chư tăng Tây Tạng tìm ra hóa thân của đức Ban Thiền là Gedhun Choekyi Nyima, một cậu bé sinh năm 1989 tại
Tây Tạng. Năm 1995, Bắc Kinh
bắt cóc cậu bé này - và ngày nay còn giấu ở đâu hay đã
thủ tiêu thì không ai biết - rồi
chỉ định một cậu bé khác, sinh năm 1990, là đức Ban Thiền đời thứ 11. Nay là một
đại biểu trong
Hội nghị Hiệp thương Chính trị, cơ chế bình phong của Trung Quốc!
Đã nắm trong tay nhân vật số hai Bắc Kinh chờ đợi là sẽ khống chế luôn nhân vật số một.
Khi
đức
Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố tu chính lại thể thức tuyển chọn người
lãnh
đạo Phật giáo Tây Tạng thì cái lưới của Bắc Kinh sẽ là lưới rách.
Người
lãnh đạo
ấy có thể là một trong các vị
cao tăng trong
hệ thống Phật giáo Tây Tạng ở bên ngoài Bắc Kinh và bên cạnh đức
Đạt Lai Lạt Ma. Xin đừng tò mò
tìm hiểu là ai vì Bắc Kinh cũng muốn
biết điều ấy. Và có thể dùng
độc kế hãm hại, như đã từng làm năm 1997 khi
ám sát một vị
cao tăng uyên bác
của
Tây Tạng ngay tại Dharamsala là Lobsang Gyatso, Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Biện chứng Phật giáo.
Thứ
nữa, khi đức
Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố là mình sẽ
đầu thai ra ngoài lãnh thổ
Tây Tạng, Bắc Kinh cũng mất luôn cơ hội
tái diễn thủ đoạn Ban Thiền giả. Hãy nghĩ đến ngày
xuất hiện vị
Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 15 sau này - bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc! Ngày ấy,
phản ứng đón nhận đầy
tôn kính của
cộng đồng Phật giáo trên toàn
thế giới sẽ khiến Bắc Kinh lúng túng!
Quyết
định hồi tháng Chín năm 2008
cho phép Bắc Kinh xác định những ai mới được là
mục sư,
linh mục hay
cao tăng Tây Tạng tại
Trung Quốc. Đó là đòn
phép
hành chánh và chính trị của Thiên triều
Trung Quốc. Nhưng làm sao
Bắc Kinh có thể chọn... Đức Giáo hoàng của
Giáo hội Công giáo
Hoàn vũ, và từ nay không thể chọn ai là
Đạt Lai Lạt Ma của
Phật giáo Tây Tạng!
Vì
vậy, ta càng hiểu ra vì sao Bắc Kinh
nổi điên và chửi đức
Đạt Lai Lạt Ma là "con sói đội lốt nhà tu", một thậm từ... thiếu
sáng tạo vì học từ Âu Châu thời Trung cổ!
Chúng ta nhìn ra trận đấu pháp giữa
Ma vương và
Bồ Tát....
Giờ đây chuyện sẽ ra sao?
***
Trong
thành phần trí thức của
Trung Quốc đã thấy
xuất hiện một tầng lớp mới, có chủ trương ôn hoà và
thực tiễn hơn về
tôn giáo và chính trị đối với
Tây Tạng:
sự thật bên dưới là ngày càng có nhiều người
Trung Quốc tìm đến và tin vào
Phật giáo.
Trong
tầng lớp này, một số
học giả Trung Quốc đã bày
tỏ ý kiến là Bắc Kinh nên trực tiếp nói chuyện với đức
Đạt Lai Lạt Ma khi ngài còn
tại thế để
tìm giải pháp ổn thỏa và hòa bình. Là một
quy chế tự trị đích thực cho
Tây Tạng, nơi mà đức
Đạt Lai Lạt Ma có thể
trở về như một
nhà sư.
Nhưng nhiều người lại cho rằng nhượng bộ như vậy càng khiến dân
Tây Tạng đòi tiếp quyền
độc lập đã bị tước đoạt từ năm 1959.
Giới
lãnh đạo Trung Quốc biết rằng
xưa kia Tây Tạng - hay
Việt Nam, Cao Ly -
đều là các
quốc gia độc lập, và
quy chế gọi là "chư hầu" hay
thủ tục tấn phong do
Trung Quốc chấp nhận cho các
Quốc vương hay
Hoàng đế chư hầu chỉ là
hình thức.
Trung Quốc có thể lừa được Âu Châu và
thế giới sau
này về chủ
quyền giả tạo của mình trên các nước chư hầu đó, chứ
tình thực thì không phải như vậy.
Huống hồ
thế giới ngày nay đã đổi khác.
Khi
Bắc Kinh
chấp nhận cho
Tây Tạng được tự trị, bên trong có thể là
rủi ro
tạo cơ hội cho
phong trào độc lập của dân
Tây Tạng và của nhiều sắc tộc
khác ngay trong lãnh thổ
Trung Quốc, từ Tân Cương lên tới Nội Mông. Sáu
triệu người
Tây Tạng là
thiểu số thứ 10 trong số 55 sắc dân
thiểu số khác, nhưng có
ảnh hưởng mạnh hơn dân số vì
uy tín quá lớn của đức
Đạt Lai Lạt Ma.
Kế tiếp, sắc tộc Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) tại Tân Cương còn có hậu thuẫn của cả
cộng đồng Hồi giáo tại Trung Á và nhiều
nơi khác. Mà bên kia Nội Mông là Ngoại Mông, là Cộng hoà
Mông Cổ thì nay đã là một
quốc gia dân chủ, nơi mà người
Mông Cổ đã thấy cuộc sống được
cải thiện trong
thực tế so với thời Xô viết làm dân
Mông Cổ tại
Trung Quốc thấy
thèm thuồng. Ngần ấy vùng trái độn quân sự của
Trung Quốc truyền thống đều có thể lung lay rung chuyển nên Bắc Kinh rất sợ.
Bên ngoài, Bắc Kinh còn
lúng túng hơn với các nước khi
thế giới thấy rõ khả năng trực trị rất kém và rất
tồi tệ của
Trung Quốc.
Mà nói về ngoại giao, Chính phủ
Lưu vong Tây Tạng lại nằm tại
Ấn Độ, một
quốc gia đang xem
Trung Quốc là mối nguy cần
đối phó và trong
mục tiêu đó đang
liên kết với Nhật Bản và Hoa Kỳ. Ngoài
Ấn Độ, Hoa Kỳ cũng đang canh chừng
Trung Quốc, và
xưa kia đã từng
yểm trợ các lực lương kháng chiến
Tây Tạng. Ngày nay, ứng cử viên cử nhiều
hy vọng trở thành Thủ tướng Tây
Tạng lưu vong lại là một
học giả của
Đại học Harvard ở bên Mỹ! Bảo ông ta là con sói hay đặc công
khủng bố thì mấy ai tin?
Đâm
ra, nhìn từ
quan điểm bảo thủ và sợ sệt của Bắc Kinh,
giải pháp ôn hoà của đức
Đạt Lai Lạt Ma - mà nhiều người bên trong cũng
đồng ý - vẫn là
giải pháp có quá nhiều rủi ro!
Mà
chối từ giải pháp này thì có khi lại gặp một
rủi ro còn lớn hơn: quá phẫn uất, dân
Tây Tạng sẽ
từ bỏ chủ trương đấu tranh bất bạo động!
Xưa kia, dân tộc
Tây Tạng rất thiện chiến và xứ
Tây Tạng đã từng là một đế quốc quân sự nhiều lần tấn công thẳng vảo kinh đô
Trường An của nhà Đại Đường....
Bây
giờ hoặc sau này mà có
vu cáo những người đấu tranh
Tây Tạng là quân
khủng bố thì cũng chẳng
giải quyết được nhiều bất ổn bên trong, khi
lãnh
đạo Trung Quốc đang phải
chuyển hướng kinh tế vào một khúc quanh có quá
nhiều
rủi ro. Chưa nói gì đến hiệu ứng của "Mạt Lợi
Hoa Cách Mạng" từ Trung Đông dội vào!
Trong
khi chờ đợi, cứ vào tháng Ba
mùa Xuân là Bắc Kinh lại sợ dân
Tây Tạng kỷ niệm vụ khởi nghĩa năm 1959 bằng những cuộc xuống đường
biểu tình. Lần nóng nhất là vào năm 2008, khi
Trung Quốc chuẩn bị Thế vận hội Bắc Kinh khiến cây đuốc thế vận bị rượt đuổi khắp nơi trên
thế giới.
Biết
đâu chừng, các
Ma vương lãnh đạo Thiên triều đang thầm mong là đức
Đạt Lai Lạt Ma sẽ sống rất thọ, trong khi họ
tìm ra một
giải pháp an toàn hơn!
Posted by
Nguyễn Xuân Nghĩa
at
10:52 AM http://www.dainamax.org/2011/03/bac-kinh-va-uc-at-lai-lat-ma.html